Những vần thơ giữa mùa lũ lụt

18/10/20206:02 SA(Xem: 1890)
Những vần thơ giữa mùa lũ lụt


blank

KHẨN CẦU

Lắng nghe
Cứu khổ
Động lòng
Thiên tai mưa bão
Lũ chồng nỗi đau
Tiếng người khóc suốt đêm thâu
Lệ tuôn theo nước đỏ ngầu bi ai
Tiếng kêu khan giọng mệt nhoài
Rét run đói lả, co vai rúm người...
Lắng nghe
Cứu khổ
Biển đời
Ai đang vô cảm nói cười vô duyên
Lòng nào đóng cửa cài then
Để cho bi mẫn ngủ quên đêm ngày?
Họa hung nghiệp dữ hiển bày
Lụt dâng tang tóc
Lũ lầy tang thương
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Áo lành thiện nguyện lên đường sẻ chia
Chén cơm ly nước hùn về
Lòng vàng nghĩa đẹp chở che khó nghèo
Thuyền ghe chung một mái chèo
Chở mang từ ái
Chất nhiều từ bi
Lắng nghe
Cứu khổ giải nguy
Nguyện tiêu tam chướng
Chung tay
Khẩn cầu!


Hình ảnh có thể có: văn bản

ĐÀN BÊN HIÊN CHIỀU MƯA

Chiều tà bên hiên vắng
Ôm đàn nghe mưa rơi
Ngu ngơ tìm tia nắng
Nốt trầm gọi tiếng ơi...

Khúc rung run tiễn biệt
Ngón gầy luyến láy đau
Gửi người đi biền biệt
Giữa con nước bi sầu

Huyền cầm nơi hiên ướt
Ngón già vuốt cung thương
Gửi người lầm lũi bước
Giữa giá lạnh thê lương

Khúc quân hành lỗi nhịp
Mong khói bếp tỏa bay
Gọi bước về cho kịp
Cơm nhà ấm cay cay

Đàn chùng dây mệt mỏi
Tựa cửa đợi thơ qua
Tiếng lòng rơi thăm hỏi
Buồn đất mẹ quê cha...

Đàn tựa bên thềm vắng
Chào vầng sáng bình minh
Mong khóc sầu im ắng
Dòng nước chảy lặng thinh

Khúc mặc niệm vô thanh

Gửi hương linh quá vãng

Chuông hồi vọng lời kinh

Mong người đi thanh thản…

Khúc tân thanh cầu nguyện
Ngân vút tận cao xanh
Xin chữ An chữ Thiện
Cho muôn chốn yên bình!

Hình ảnh có thể có: 1 người

"Thượng Toạ Thích Thanh Phong- Phó trưởng ban Từ thiện Trung ương GHPGVN vác từng bao gạo cùng với chư Tăng & Phật tử Tổ Đình Vĩnh Nghiêm chuẩn bị những phần cứu trợ để hướng đến đồng bào lũ lụt miền Trung, là hình ảnh đẹp của Tu Sĩ Phật giáo, những vị sứ giả của Như Lai."



PHỤNG SỰ CHÚNG SINH

Xuất gia nào phải lánh đời
Then cài nhập thất
Buông rời tha nhân
Phải đâu chỉ biết bản thân
Tịnh trai
Chuông mõ
Lâm râm nguyện cầu
Xuất gia vuông áo tròn đầu
Phải đâu trốn chạy dãi dầu nắng mưa
Nằm ngồi tụng tối niệm trưa
Chuyện người bỏ mặc
Ở chùa cho yên?
Xuất gia nương tựa cửa thiền
Học tu chánh pháp giữa điên đảo đời
Vành kinh ngọc kệ vạn lời
Truyền lưu ứng dụng
Vun bồi thân tâm
Đường dài thúc liễm hành thâm
Từ Bi trải khắp cõi trần gian lao
Xuất ly, nhập thế ra vào
Thiên tai lũ lụt
Đồng bào lâm nguy
Xuất trần nào phải viễn ly
Phát tâm phụng sự sá gì hiểm hung
Gạo lành cứu đói miền Trung
Lên đường gấp rút lừng khừng được sao?
Tình thương rộng lớn dạt dào
Sức già vai yếu chẳng nao núng lòng
Gạo lành nhẹ tựa như bông
Vác khiêng chuyển chất, xốc bồng đẩy lên
Mệt vui với nụ cười hiền
Mong xe lăn bánh xuyên đêm kịp ngày...
Ngoài kia bể khổ tràn đầy
Tình thương ấm áp nơi này mênh mang..



Hình ảnh có thể có: văn bản

BI AI LỚN NHẤT ĐỜI NGƯỜI

Bi ai nào lớn nhất
Của người thật thảm thương?
đố kỵ ganh ghét
Ruột lòng mãi mắc xương...

Người gieo nhân tốt đẹp
Làm thiện nguyện lợi tha
Mình không làm được việc
Thì cũng chớ gièm pha

Hãy vỗ tay tán thán
Trân trọng cổ vũ thêm
Đừng tâm địa u ám
Đàm tiếu chỉ thêm hèn!

Đứng ngược gió ném bụi
Mong trúng phải mặt người
Ô kìa... trông thật tội
Mắt mình phủ bụi rồi!

Bi ai nào lớn nhất
Tội nghiệp cho ai kia
Không ngủ được ngon giấc
Cả đời chắc thức khuya?

Hãy trải lòng bi mẫn
Buông bỏ những nhỏ nhen
Cho nhịp tim đồng cảm
Cùng nhân thế lạ quen...

Bi ai này lớn nhất:
Hiềm tị ghét ganh người
Hãy vét nạo quăng vất
Sẽ sáng tươi nụ cười!

Tâm Không – Vĩnh Hữu

 

Hình ảnh có thể có: văn bản


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/01/2022(Xem: 3161)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.