Kễ Tiểu Tường Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Như Ý - Tam Tự Viện Chủ.

19/11/20209:35 CH(Xem: 7317)
Kễ Tiểu Tường Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Như Ý - Tam Tự Viện Chủ.


blank
blank
Lễ Tiểu Tường 

Cố Trưởng lão Hòa thượng thượng Trừng hạ Huệ, tự Như Ý, Viện Chủ Tổ Đình Linh Sơn Pháp Bảo


         Trong 02 ngày liên tiếp, mổng 4 và 5 tháng 10 năm Canh Tý (nhằm 18 và 19/11/2020),  môn đồ pháp quyến Tổ Đình Linh Sơn Pháp Bảo (xã Vĩnh Ngọc – TP. Nha Trang) đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tiểu Tường Cố Hòa thượng Viện Chủ với lòng thành kính tri ân và nỗi niềm thương nhớ bậc ân sư thầy tổ đã khuất bóng tròn một năm.

         Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Như Ý là bậc cao tăng phẩm hạnh, đóng góp rất lớn vào công cuộc hoằng dương đạo pháp, phổ độ chúng sinh. Ngài nguyên là Uỷ Viên HĐTSTƯ GHPG Việt Nam, Phó BTS- Uỷ viên TT Ban Tăng Sự PG Khánh Hoà, Thành viên HĐCMTƯ, Chứng minh BTSPG Khánh Hoà. Ngài là vị khai sơn lập tự 3 ngôi già lam thánh chúng: Linh Sơn Pháp Bảo, Linh Sơn Pháp Ấn (xã Suối Hiệp, huyện Cam Lâm) và Linh Sơn Phước Điền (xã Phước Đồng, Nha Trang), đó là chưa kể đến các ngôi chùa ở Nha Trang đã được Ngài đảm nhận việc trùng tu là chùa Sắc Tứ Kim Sơn (xã Vĩnh Ngọc), chùa An Dưỡng (xã Vĩnh Thái), chùa Phổ Tế (Lư Cấm) trong quãng thời gian từ năm 1962 đến 1970…

        Sau bao năm phụng sự cho đạo pháp, tiếp độ tăng chúng và hoằng truyền chánh pháp, tháng 8 năm 2019, Ngài lâm thọ bệnh. Mặc dù đã được hàng đệ tử thân cận và các y bác sĩ tận tình chăm sóc, chữa trị, nhưng vì tuổi cao sức yếu, Hoà thượng đã an tường xả báo thân, thâu thần viên tịch lúc 19h00ph ngày mồng 5 tháng 10 năm Kỷ Hợi (nhằm ngày 01/11/2019), trụ thế 86 năm, 59 hạ lạp.
blank
blank
blank
blank

       Vào ngày mồng 4, chư Tăng Ni cùng Phật tử tri ân và tưởng niệm ân sư qua các thời kinh Phẩm Phổ Hiền (Diệu Pháp Liên Hoa), kinh Di Giáo, kinh Di Đà và thắp hoa đăng nhiễu tháp...

       Đến sáng ngày mồng 5, quang lâm dự lễ và chứng minhHòa thượng Thích Quảng Thiện – Chứng minh BTS PG Khánh Hòa, và chư tôn hòa thượng giáo phẩm BTS, Trụ trì các tự viện trong tỉnh, cùng với rất đông Tăng Ni, Phật tử gần xa vân tập dâng hương hoa thành kính tưởng niệm. Lễ Tiểu Tường được hoàn mãn vào lúc 17h cùng ngày, sau khi thiết trai đàn cúng thí thực cầu siêu.

blankblank
blankblankblank
blank
blank
blank
blankblank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blankblank
blank
blank
blank
blankblank
blank
blank
blank
blankblank
blank
blank

blankblank
blank
blank
blank
blank




blank
blank
blank
blankblank
blankblank
blankblank

blank
blank

Tâm Không – Vĩnh Hữu

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/01/2022(Xem: 4009)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :