Chuyện Người Thích Ăn Tôm Hùm - Minh An

21/06/201112:00 SA(Xem: 14256)
Chuyện Người Thích Ăn Tôm Hùm - Minh An

CHUYỆN NGƯỜI THÍCH ĂN TÔM HÙM
Minh An

tomhum2-contentCâu chuyện có thật ở ngay hiện đời do Phật tử Minh An chia sẻ trên trang xã hội Facebook được chúng tôi biên tập và xin giới thiệu lại cùng quí thiện hữu tri thức. Những hiện tượng xãy ra trong câu chuyện không khác gì những hiện tượngkinh điển Phật giáo đã từng miêu tả. Thế mới biết Chu Phật Bồ-tát từ bi đến chừng nào. Quí Ngài luôn luôn không ngừng khai thị chỉ bày cho chúng ta nhưng không ít người trong chúng ta vẫn còn mang tâm hoài nghi, tự phụ khi xem những lời kinh đó, xem đó chỉ là điều viễn vong, hù dọa chúng sinh mà thôi.
Hi vọng, qua câu chuyện này sẽ cho chúng ta thêm nhiều điều tỏ ngộ và càng vững niềm tin hơn trong bước đường tu tập, từ tế lợi tha và nhất là sẽ giảm thiểu nghiệp sát của bản thân mình. Kính mời quí vị cùng nghe nội dung câu chuyện về "
Quả Báo Hiện Tiền" sau đây.

 

Minh An xin phép kể một câu chuyện Hiện tiền trên thế gianChính Minh An và các Phật tử đều biết đến:

Có một vị Phật tử nam đã lớn tuổi, năm đó ông cụ cũng khoảng ngoài 70 tuổi. Ông cụ thường chở vợ đến chùa để làm công quảtu tập (Tụng Kinh), nhưng ông cụ chỉ ngồi ở ngoài sân chùa để trò truyện với các bạn Phật tử (những người bạn Phật tử này cũng là những vị trong hàng ngũ quân đội của chế độ VNCH), nên chuyện của họ nói không bao giờ hết.

Ông cụ thường kể chuyện cho mọi người nghe về một thời vàng son, oanh liệt của mình trên các trận chiến cũng như trong sự ăn chơisinh hoạt cuối tuần của ông cụ. Ông cụ thường kể rằng mình thích ăn tôm hùm, con nào càng mạnh và còn nguyện càng thì ông cụ mới mua. Hàng tuần ông thường mua và mỗi lần mua đều cả chục con để đãi bạn bè. Và thói quen ấy cứ tiếp diễn trong suốt thời gian ông còn trẻ cho đến thời điểm đó.

Một hôm ông cụ bị stroke (tắc nghẽn mạch máu) và té mê man, bất tỉnh nhân sự. Trong lúc mê man ông cụ thấy rất nhiều, có cả hàng trăm con tôm hùm thân hình to lớn gấp hàng trăm lần thân thể ông cụ, rượt đuổi và dùng càng xâu xé thân thể của ông. Ông cụ đau đớn vô cùngcố gắng bỏ chạy, nhưng không thể chạy được. Cứ thế tan xương nát thịt, rồi lại thấy mình sống lại để cứ thế bị đuổi rượt và bị xâu xé thân thể, đau đớn khôn cùng. Có con lấy càng cắt đầu ông cụ, có con cắt tay, vặn chân, bẻ tay giống như lúc ông từng bẻ những càng tôm để ăn không khác. Ông cụ rất đau đớntìm cách chạy trốn, nhưng không thể chạy đi xa được. Cứ chết đi sống lại cả trăm ngàn lần như vậy (thời gian này là thời gian ông cụ đang hôn mê trên giường ở bệnh viện).

Đến lúc ông cụ quá đau đớnsợ hãi, không còn cách nào khác ông vội quỳ xuống tỏ sự hối hận của mình trước mặt những con tôm hùm kia, van xin sám lỗi và hứa nguyện nếu được thân người ông sẽ chuyên cần tụng kinh để hồi hướng cho những con tôm đã chết. Vì ông chỉ có thể nhớ là tụng kinh chứ không thể nhớ ra câu niệm Phật, cũng vừa ngay lúc ông quỳ xuống cầu xin sám hối tha mạng thì chính là lúc đó ông hoàn hồn tỉnh lại trên giờng ở bệnh viện.

Ông kể, lúc đó phân tiểu đã ra đầy cả quần và ướt cả áo. Người vợ thấy ông tỉnh lại thì mừng vui vô hạn, nhưng ông nói đưa điện thoại để ông gọi cho Ni Sư trụ trì chùa ông thường đi. Trong lúc gọi điện thoại, ông rất khẩn thiết xin Ni Sư trụ trì giúp ông truyền trao Tam QuyNgũ giớiphát nguyện ăn chay trường. Lúc đó vào khoảng 2 – 3 giờ sáng, ông cụ và vợ vội vã đến chùa và nhận thọ Tam QuyNgũ giới ngay sau đó.

Ông nức nở khóc lóc và trình bạch mọi sự việc trong lúc ông đang mê man cho Ni Sư Trụ trì nghe (Một người đàn ông oai phong từng với chức vụ Đại tá, hiên ngang oai hùng trong các chiến trận, không hề sợ súng đạn mà bây giờ trước Tam Bảo phải quỳ khóc cầu khẩn, sám hối tội xưa) thì đủ hiểu khi nghiệp lực đến để đòi nợ thì không kể một ai cũng phải nhận chịu, dù lực sĩ hay tướng cướp, can cường, lì lợm, cứng đầu đến đâu cũng phải cúi đầu nhận lãnh nghiệp quả của mình gây ra, những nhân ác nào đã làm thì tự mình phải chịu trả quả.

Từ đó về sau ông cụ trở nên rất chuyên tu niệm Phật cầu sám hối những tội nghiệp đã gây ra từ lúc còn trẻ, ông cũng đã phát nguyện trường chay đến cho đến cuối cuộc đời. Khi đến chùa ông cụ chỉ một lòng niệm Phật, ở nhà cũng không dứt câu niệm Phật, không còn ngồi nói chuyện như xưa nữa. Nhiều bạn ông tưởng rằng sau cơn bệnh ông bị khủng khoảng tinh thần và giống như người bị bệnh Tâm thần, ít ăn , ít nói, lúc nào cũng cầm tràng hạt trong tay niệm Phật. Cho đến một ngày ông cụ dọn qua tiểu bang khác và từ trần ở đó, gia đình cụ cho biết ông ra đi rất thanh thản, trên tay vẫn còn cầm chuỗi trang niệm Phậtvẻ mặt thật tươi lại còn có mùi thơm kỳ diệu phát ra.

Cũng từ câu chuyện này người kể kính mong qúy Liên Hữu hãy xem đó làm gương để cùng nhau tinh tấn dõng mãnh tu tập với TÍN - HẠNH - NGUYỆN bất thoái nhé.

Kính thuật: Phật tử Minh An - USA

(Tu Viện Huệ Quang)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/07/2014(Xem: 11967)
04/05/2015(Xem: 10702)
11/06/2014(Xem: 9583)
08/05/2013(Xem: 6192)
17/06/2013(Xem: 7213)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.