1. Ông Đạo Chuối ngồi xuống ghế, cẩn thận phủi hai bàn chưn vô nhau trước khi đứng dậy bước vô chiếu, xếp bằng. Ông từ tốn đốt ba cây nhang, xá tả hữu và chính diện mỗi phía ba xá rồi cắm vô lư hương nhỏ trước mặt. Tay trái ông giơ lên ngực làm dấu bắt ấn, tay mặt nhè nhẹ gõ ba tiếng chuông, trầm tư theo dõiâm thanh chuông vang vọng, lơ đảng ngó ngọn khói lững lờ tỏa lên không trung. Chừng nhang tàn một phần thì ông nhắm mắt lại, định trí cho tâm vắng không. Những câu kinh hay lời di huấn của sư phụ cũng không có mặt lúc nầy. Thế giớithực tại đã biến khỏi tâm ông. Tiếng ồn ào tụi nít nhỏ trửng giởn trước sân am, tiếng lũ thanh niên hư hỏng lớn họng bàn tán về cái tên Đạo Chuối để rồi cười cợt đều không vô trong trí. Ông nhập định mỗi ngày tàn hết hai tuần nhang cho buổi Ngọ thời và lúc xế chiều sau khi thỉnh chuông thu không. Xong buổi tọa thiền ông mới làm những công việc khác, mỗi ngày như vậy không bao giờ thay đổi. Con chó vện luôn luôn nằm ngoài chiếu lim dim ngủ nhưng hỉnh mũi dõi từng động tỉnh của chủ.
Trưa nay sau buổi tọa thiền, ông bước ra khỏi chiếu, xếp lại cái gối cũ dùng làm bồ đoàn để vô góc dưới chưn bàn thờ Phật, bước ratiếp khách.
Khách là một người phụ nữ trạc chừng ba mươi, mặt mày thanh tú, nét buồn và sự lam lũ để lại trên dung nhan đó những lằn cằn cỗi ở đuôi mắt không che lấp được một nhan sắcngày xưa. Đứa bé gái chừng mười tuổi, con gái của khách, áo quần tuy tươm tất nhưng đã cũ, cái áo hơi chật và cái quần ngắn lòi mắt cá, lẩn quẩn nắm vạt áo mẹ không rời mà mắt ngó chăm chăm vô nải chuối sứ mập tròn Ông đạo chưng cúng ở một cái bàn nhỏ thấp chỗ ông tham thiền. Ông vói tay lấy đưa nguyên nải cho đứa nhỏ. Nó e ấp nhận bằng hết hai tay, ôm vô sát trong lòng như sợ người cho đổi ý. Người mẹ có vẽ như không bằng lòng cử chỉ của con nhưng không rầy, chỉ cám ơn nho nhỏ giùm con.
Đứa nhỏ vui mừng ra mặt rồi ngước mắt lên ngó mẹ, trong khi một tay vuốt vuốt những trái chuối tròn mập, bóng loáng:
‘Má, má! Hết nải chuối nầy là của con hả má?’
Ông đạo vuốt đầu đứa nhỏ, nói:
‘Phải, đó là của con. Khi con về, sư hiến cho con thêm mấy nải nửa, chỉ sợ con xách đi không nổi thôi! Hôm nay mười tư rồi. Mai là ngày vọng, ông thay chuối khác.’
Người mẹ nói nhỏ, giọng nhẹ nhàng như lúc cám ơn hồi nảy:
‘Xin sư phụ đừng nuông chìu bé quá, chúng đệ tử không dám tham lam lộc Phật đâu.’ Vừa nói người đàn bà vừa ngó xuống đất trước mặt. Ông Đạo cảm thấy người đối diệnquan sát bàn chưn trần của mình liền giải thích:
‘Sư quan niệm rằng nhân sinh sống ở giửa Trời và Đất, nối kết Đất với Trời nên phải để thân mình tiếp xúc trực tiếp với Đất Trời. Chưn Người không nên mang giày dép, đầu Người không cần đội nón. Do đó khi làm lễ Phật cũng như lúc đọc kinh cầu siêu… sư đều không mang hài, cũng chẳng đội mão tì lư… Những thứ đó người đời mới bày đặt ra sau nầy thôi.’
Câu nói đưa đến vấn đềtế nhị nên không khí ngưng động một lúc khá lâu.
Con chó chùa đứng dậy hực hực. Một vài đứa nhỏ thập thò trước cửa am. Tiếng một đứa mét tấn ơn:
‘Ông Đạo Chuối ơi, thằng Thìn nó nhảy vô bốn cái lu mái chứa nước mưa của ông đạo nó tắm, nó kỳ cọ trong đó. Ông ra gõ óc nó đi. Nó không sợ tụi con!’
Ông Đạo Chuối từ tốn khoát tay cho mấy đứa nhỏ tản ra, rồi quay lại phân trần với khách:
‘Chuyện các cháu nhỏ phá phách là một trong những thử thách cho người tu hành. Cần chế ngự sự giận dữ. Mưa năm nay hơi thiểu, trận mưa nào sư cũng lấy máng xối hứng mà có bấy nhiêu. Đứa nhỏ tắm trong đó thì coi như nó muốn tắm nước Trời, nước Phật, sau nầy thì sư cũng dùng nước đó mà ăn uống thôi. Không nên quan trọng chuyện nhỏ mọn. Không cần phải giận, phải la. Tu hành cần nhứt là chế ngự con Quỷ Tam Bành!’
Người đàn bà rụt rè:
‘Đệ tử tới đây thú thiệt không phải để viếng am mà tới để thú tội, nhờ sư phụ giải tội và cho đệ tửquy y.’
Ông Đạo ngó thẳng vô mắt khách:
‘Đạo hữu ngồi xuống ghế kia. Câu chuyện bộ còn dài ha!’ Tiếng ha ông xuống giọng vừa có vẽ quê mùa đặc biệt của vùng Thất Sơn vừa có vẽ thân mật với người đối diện.
Người đàn bà lấy nải chuối đứa bé đương ôm để xuống ghế, bẻ hai trái đưa cho con, kêu nó bước ra trước cửa ăn chuối để má nói chuyện. Chị ta chưa biết nhập đề chuyện riêng của mình như thế nào nên mở đầu bằng câu vô thưởng vô phạt:
‘Chuối xứ của sư phụ trồng được đất quá, coi ngon ớn. Đó chắc là thứ chuối danh tiếng của xứ nầy nên người ta mới kêu là chuối xứ, xứ Thất Sơn vùng mình.’
Ông Đạo Chuối mỉn cười thân thiện, nhẹ nhàng:
‘Ờ.. ờ… thì cây trái bông huê thơm ngon mới được quí chuộng. Xưa những thổ sản quí người Xiêm La đem cống sứ cho vua Đại Nam Quốc nên chúng ta ngày nay mới có chuối sứ, bông sứ. Nhiều khi người ta kêu rõ ràng hơn bằng chữ xiêm như chuối xiêm, dừa xiêm, mảng cầu xiêm, vịt xiêm, tre xiêm…… Nói chung, những thứ sứ, thứ xiêm mới có ở xứ ta chừng một trăm năm nay thôi. Hồi trước bà nội của sư nói những thứ đó rất quí, đã ít có mà lại ngon. Mà nói về chuối thì mé sau vườn sư trồng ối thôi đủ thứ: nào là chuối cao, chuối cơm, chuối lá trắng, chuối lá đen, chuối hột, chuối ngà, chuối và tiên, chuối mật, chuối và lùn, chuối sen, chuối nanh heo.. chỉ có chuối nước là sư chưa kiếm được giống. Vùng Thất Sơn mình núi non, đá nhiều, ít sông rạch nên chuối nước rất hiếm.’
Ngừng một lúc để lấy hơi, ông Đạo chuối tiếp:
‘Thất Sơn hòn dọc dãi ngang, sư chọn chỗ nầy của núi Két để lập am là vì có hòn đá tảng làm thế ỷ dốc với lại có một khu đất rộng tiện lợi cho việc trồng chuối. Núi Sam đắc địa hơn nhưng không thuộc về Bảy Núi lại quá ồn ào, hỗn tạp…’
Người đàn bà hờ hững nghe cho có lễ phép, trí chị ta nghĩ về nguyên nhơn của danh từ Đạo Chuối. Ông đạo đã rành về chuối lại thích ăn chuối thì thiên hạ kêu bằng Đạo Chuối là phải. Nghĩ tới đây chị bắt tức cười mà cố nhín.
Đợi ông đạo ngừng hơi để thở, chị rụt rè:
‘… Thưa về chuyện của đệ tử… Chuyện xảy ra cũng hơn mười năm nay rồi. Làm khổ lòng đệ tử từ đó tới giờ.’
Hơi cụt hứng một chút, nhưng ông Đạo vẫn bình tỉnh trong việc chuyển đề tài:
‘Đạo hữu cứ kể những gì có thể kể được, không cần đi vô chi tiết. Tội lỗi của ai thì người đó mang trên vai suốt đời dầu thiên hạ biết hay không. Sức nặng đó tạo thành lòng dằn vật u buồn, bằng những quyết địnhdại dột hay những xui khiến không may…’
‘Vâng, sư phụ nói rất đúng, nhiều khi con muốn nhảy liều xuống giếng, xuống sông, nhưng nghĩ bỏ lại con thơ dại trên đời thì tạo thêm nghiệp nặng khác nên nuốt nước mắt mà sống qua ngày. Thêm nữa, đời con luôn gặp điều bất hạnh.’
Ông Đạo Chuối rót đầy một tách nước, đẩy ra trước mặt người đàn bà đương rươm rướm mắt.
‘Nước trà sư dùng mỗi ngày là nước đậu nành rang. Có công dụng tan đờm, giải nhiệt và tạm thời giải luôn những muộn phiền.’
‘Đệ tử cám ơn sư phụ,’ tiếng cám ơn phát ra trong nghẹn ngào dầu người nói cố gắng mỉn cười. ‘Lỗi bằng trời nầy do lúc đó đệ tử còn quá non dại, nghe những tiếng ngọt ngào và mấy cử chỉsăn sócthương yêu nên ngỡ là tình thiệt, mình được người chiều chuộng cũng lấy làm vui và có chút hãnh diện… Rồi chuyện phải tới đã tới. Lửa gần rơm!’
Người phụ nữ thúc thít khóc, đưa ống tay áo lên chậm nhè nhẹ nước mắt:
‘Đệ tử mắc tội ‘Khoai lang nấu trộn khoai mì’, chắc sư phụ biết rồi!’
Người đàn bà ngừng nói hơi lâu, giương cặp mắt đau khổ nhìn ông đạo. Ông tránh mắt của người đối thoại, quay mặt ngó ra ngoài trước cửa am. Vẫn còn những đứa nhỏ trang lứa với bé gái con của người đàn bà đứng ngó nó như ngó một sinh vật lạ mới gặp lần đầu.
‘Thôi đạo hữu không cần nói câu tiếp, sư hiểu rồi. Về sau người đó đối xử với đạo hữu thế nào?’
‘Thì cũng thói ăn vụng muốn chùi mép nên kiếm cách xua đẩy đệ tử đi, mặc cho số phận của oan khiên đương tạo hình trong thân đệ tử. Bây giờ ông ta làm Hương Quản làng nầy, giàu có lớn, có xe hơi, quyền lực chỉ thua Quan lớn người Pháp chủ quận Tri Tôn mà thôi.’
‘Hèn gì!’ Trông mặt bé, sư ngờ ngợ vì thấy quen quen!’
Ông Đạo bưng tách nước của mình lên bằng cái dĩa, uống từng ngụm nhỏ như muốn xài chút thời giansuy nghĩ câu gì đó phải nói. Người đàn bà chờ đợi một lời rầy rà sau khi cố gắngthú tội. Không gian trầm lắng, tiếng tụi trẻ la hét tuốt ngoài sân nghe rõ từng âm thanh.
Người đàn bà sửa lại thế ngồi:
‘Thưa sư phụ, đời đệ tử trầm trệ chắc là vì có cái mụt ruồi viên hắc lệ dưới mi mắt mặt. Đệ tử đã lấy vôi ăn trầu phá nó lâu rồi mà xui cũng hoàn xui, chuyện nầy nối tiếp chuyện kia khiến nước mắt đêm đêm cứ tuông….’
‘Thiên hạ thường nói xàm như vậy! Đừng ngớ ngẩn tin mấy chuyện nút ruồi hên xui. Người xưa đặt điều thôi. May rủihên xui là do hành vi của ta làm, do tâm ta hướng dẫn cái nghiệp của mình. Đừng tin bói toán, phong thủy, chỉ toàn là chuyện dối thế.’
Để tách nước xuống, ông Đạo chậm rãi:
‘Cũng đừng tin luôn chuyện cầu an, cầu siêu nữa! Thế gian còn lậm quá nhiều dị đoan cần bỏ!’
Ngưng một lúc ông tiếp:
‘Chuyện quy y thì để sư chọn ngày. Trong thời gian đó đạo hữusuy nghĩ lại về quyết định của mình.’
‘Dạ!’
‘Quy y không phải là thủ tục nhận pháp danh và nhận phái. Quy y là thời khắcđặc biệt mà một tín hữu trở thànhPhật nhi bằng lời hứa với chính mình là giữ cái tâm trong sáng, làm thuần tánh để đến được Chơn Như. Lời hứa đó quan trọng vì có sự chứng giám của đấng thiêng liêng.’
‘Dạ!”
‘Phật nhi là con cái Phật, người quy y chánh thức làm con cái Phật do cái tâm tịnh của mình. Người Phật tử là người hiểu đạo nhưng đứng mé bên bờ đạo làm tín đồ, làm cư sĩ…’
‘Dạ!’
Con chó chùa nảy giờ nằm dưới chưn sư bỗng chồm dậy khừ khừ về phía trước cửa am. Ông nạt nhẹ: ‘Tuệ! Im đi con!’ Con chó nằm xuống im lặng quẩy đuôi nhưng mắt vẫn ngó ra trước sân.
Hai ba đứa con trai ở trần, ướt mem bước tớingạch cửa mét vọng vô:
‘Ông Đạo Chuối ơi, anh em Thằng Tỵ với thằng Thìn chặt cái quài chuối trổ buồng bữa hổm bẻ mấy trái chuối đóng vóc nói là đem về luộc để ông Đạo Chuối khỏi ăn chuối nữa kìa!’
Những tiếng cười khúc khích và những trận đuổi bắt bùng vỡ tiếp ngay theo câu nói trên.
Người đàn bà nhịn không được, đứng lên tính nói gì đó, ông Đạo khoát tay ra hiệu biểu ngồi xuống, cười cười nhân hậu:
‘Sư nói rồi, phải chế ngự quỷ Tam Bành. Phải biết nhịn. Đó là bước đầu của người đi tu. Tụi nhỏ thèm thì cứ việc bẻ, thiếu cứ việc chặt đem về. Sư còn mấy nải trong liêu cũng đủ ăn cả tháng, tiếc là không có chuối tươi để cúng Phật thôi.’
‘Dạ!”
Ông Đạo Chuối bước vài bước ra khỏi am, ngoắc vài đứa tới gần, nhẹ nhàng nói:
‘Chuối của sư mới đóng vóc, coi mập ú na ú nần vậy mà chưa chín, ăn không được mà nấu thì xảm xì, chỉ có nước làm chuối chát thôi. Nói với Thìn và Tỵ nải nào lỡ chặt thì thôi, đừng chặt nữa!’ Nói xong ông đi vô, ngại rằng đứng lại tụi nhỏ không được tự nhiên.
Ngồi xuống ghế ông tiếp tục:
‘Đạo hữu thấy đó, tu hành luôn luôn có những thử thách. Phải biết nhịn. Nhịn giận, nhịn thua!’
Nói rồi ông Đạo Chuối nói một hơi thiệt mau:
‘Sư phụ của sư lúc chưa hóa, có mấy câu thiệu này hay lắm dùng để làm châm cho Phật nhi: Ít uống rượu, ăn nhiều cháo, không ăn thịt, ăn nhiều rau, ít mở miệng, nhiều nhắm mắt, năng tắm tửa, ít trau giồi, thiểu chung chạ, đa riêng tư, ít vàng bạc, nhiều sách vở, ít cầu danh, nhiều nhịn nhục, ít ham sang, nhiều làm phước, biết nhịn thua, thương cây cối, không chấp trước…’
Sợ khách không hiểu mấy chữ hơi xưa, ông giải thích: ‘Ít trau dồi’ là đừng quá chú trọng đến làm đẹp, có thể quên đi bóng sắc mình, trau dồi bóng sắc mình là nguồn gốc sanh tội lỗi cho mình và cho người.’
Người đàn bà thở dài như thấm ý nguyên nhơn nỗi khổ của mình.
‘Dạ!’
‘Không chấp trước là không chằn chằn theo một quyển kinh nào mà phải thoáng để học những điều mới. Thương cây cối là quý từng gốc cây ngọn cỏ chung quanh. Đó là một phần của đất nước mình, là hồn thiêng ông bà mình trong đó, không phá hoại chúng vì những lợi lộc của mình.’
‘Dạ!’
Ông Đạo Chuối nói tới đây thì nước mắt rưng rưng, gượng cười nhè nhẹ:
‘Tóm lại, cần nhứt là cái tâm, tâm còn động, còn để buồn vui, tham giận mê hướng dẫn mình là điều nên tránh. Tâm phải tịnh.’ Rồi ông ngâm nga:
Viên thục mã thuần mới thoát trần, Công thành hạnh mãn thấy Chơn Như.’
‘Dạ!
2. Tôi từ giả sư ra về mà trí như mông lung. Nắm tay con tôi thầm nói: Sư giảng dạy nhiều nhưng đệ tửthu nhận không được bao nhiêu vì còn mang nặng nghiệp chướng. ‘Nhìn nhận mình đã làm điều gì sai tráithể hiệnlòng thànhthật không phải ai cũng làm được. Sai trái càng lớn thì sự thành thật càng bao la và giá trịcon người mình càng tăng. Đó là căn bản của đường tu nghĩa là sửa mình, nghĩa là sám hối, chớ không phải tu là tụng kinh, gõ mỏ hay lạy Phậtthường xuyên.’ Lời sư nói như xa gần khuyên tôi nên thú tội với dì mình về chuyện đã phạm hơn mười năm trước. Tôi dắc con đi về phía căn nhà mình sống khi tuổi mới lớn, nơi từng rung động con tim vì những cử chỉ săn đón, chăm sóc của ông ta mà không biết mình đương bị dẫn dụ vô cái bẩy nhớp nhúa làm lở dở cuộc đời. Tôi nhớ lúc mình cảm động và đã mềm lòng cho ông ta vuốt tóc khi ông ngâm nga mấy câu thơ ông ăn cắp ở đâu đó tôi tưởng ông đặt ra riêng tặng cho tôi…
Em ngồi chải tóc đêm sương, Tình ai se ngọn gió luồn nhớ qua. Nhớ cười chúm chím môi hoa, Đừng cười to nhé vỡ òa lòng đêm. (thơ Trầm Vân)
Từ xa tôi thấy dáng dì mình ốm o, già trước tuổi đương khom lưng quét sân. Tôi ứa nước mắt sống nên kéo con đứng lại núp bên hàng cây thốt nốt trên đường. Con bé mở mắtngạc nhiên khi thấy tôi khóc. Nó từng thấy mẹ nó thút thít trong đêm nhưng chưa từng thấy tôi khóc trên đường bao giờ. Tôi nghĩ là mình không nên làm khổ dì mình thêm nữa. Sự thú nhận lúc nầy, với sự có mặt của con bé giống ông ta như đúc sẽ là vết dao trí mạng kéo dì ngã xuống, cái chết chắc chắn sẽ tới không lâu sau đó.
Thôi thì tôi xin phụ lời sư dạy. Tôi phụ luôn lòng thành thật sám hối của tôi. Tôi sẽ mang mặc cảmtội lỗi thêm một thời gian nữa, chờ hoàn cảnhthích hợp hơn. Cũng không thể kiếm ông ta cho con mình biết mặt. Thà con bé sống hồn nhiên tưởng cha mình đã chết còn hơn cho nó biết có một người cha bẩn thỉu. Tôi ngó trước mặt thấy tấm bảng lớn:
‘Mẫu quốc cần sự anh hùng của bạn tòng chinh diệt Phát xít.
Tòng chinh giúp mẫu quốc là yêu nước Việt Nam.
Giúp mẫu quốc là trả nợ sự tốt lành của mẫu quốc với nước Việt Nam.’
Tôi lợm giọng với những tuyên truyền đi diệt Phát xít kiểu nầy. Nhớ lại lời sư nói rằng người kia đã lớn tiếng kêu gào những câu tương tợ như vậy tôi càng chán chê. ‘Ông ta có lần vô am hỏi mượn hai cái lọng thờ Phật mẫu để che lọng cho quan Công sứ tới viếng làng, sư đã từ chối khéo nói rằng lọng nhỏ mà rách rưới đem ra chỉ làm trò cười thôi… Từ chối nhiều lần ông ta mới chịu bỏ ý định.’ Lúc nghe sư nói như vậy tôi ngờ ngợ. Bây giờ nghĩ lại chuyện đó chắc là có thiệt…’
Tiếng con bé khóc làm tôi mở mắt. Thân thể tôi như đã bị dần bằng những khúc củi tạ. Dòm hai tay mình thấy bầm tím và chảy máu nhiều chỗ trên mặt tôi biết mình đã bị bốn năm người lạ đó tấn công vô cớ rồi bỏ tôi nằm đây. Chắc là bọn tay chân của ông ta không muốn cho tôi về nhà gặp dì tôi. Chắc họ cũng đã biết chuyện tôi và con bé ở trong am sư buổi trưa nay…
Đời không dễ sống, muốn chuộc lỗi cũng không được.Thôi thì tạm dùng những trầy trật của đời mình làm phương tiện đưa mình lên khỏi những thấp hèn của cuộc sống, phải phấn đấu để bước qua những khổ đau nầy nọ. Nghĩ như vậy tôi tôi chập choạngđứng dậy, gượng nhắc chưn đi về phía lộ Tẻ đón xe đi Châu Đốc. Từ giả Tri Tôn, Tịnh Biên! Từ giả vùng Tuổi Thơ! Tôi nói với tôi: Ta ơi, chuyện đau lòng người ta làm cho mình thì nên quăng lại phía sau, sự thất vọng về cuộc đời cũng nên bỏ xuống để cho tâm mình thanh thản. Như vậy là quy y đó Ta ơi!…
3. Đêm thanh vắng, núi Két nằm chìm trong bóng đen, mấy vì sao xa xa không đủ chiếu xuống trần, tạo một cảnh mờ mờ ảo ảo muôn đời của vùng Thất Sơn huyền hoặc như cắt giấy dán lên bầu trời. Ông Đạo Chuối đương ngủ bỗng nghe như có tiếng ai kêu biệt hiệu của mình vọng lại từ thăm thẳm xa. Ông cựa mình tỉnh giấc, tiếng kêu còn vang dội trong đầu.
Ông ngồi dậy gõ trán mấy cái cho tỉnh, tính ra sân hít thở chút khí trời buổi sáng thì nghe nóng rát mình như lửa cháy đâu đây. Từ tốn ngồi dậy, ông niệm câu Kinh Cứu Khổ rồi gom góp tập kinh chép lâu nay với mấy quyển do sư phụ truyền lại bỏ vô đãy, bước ra cửa, cũng từ tốn như khi mới biết có lửa cháy am. Lửa đã liếm hết phần sau liêu nơi làm trù phòng, ăn vòng ra gần tới phía trước, đương tạt ngọn vô mấy lu nước bên hè làm bể lu, nước tràn ra cả vũng, sôi bốc hơi hòa cuộn với khói.
Ông Đạo Chuối ngẩn ngơ nhìn nơi tu hành của mình đương từ từ bị bà Hỏa hóa ra tro bụi. Con chó Tuệ sủa sủa như thấy có chuyện gì lạ. Ông ngó về phía đó, một cái xe traction màu đen quen thuộc chạy vút từ phía sau liêu hướng về phía lộ Tẻ thẳng lên Núi Dài, ông thở ra chán chường:
‘Họ không thích mình biết chuyện riêng tư tồi tệ. Họ cũng không muốn mình nói sự thiệt rằng dân chán ngán mẫu quốc tới cần cổ vì sự gian tráđộc ác của chúng.’ Ông ngó lên trời theo dõi muôn ngàn tàn lửa bay bay sáng rực trong đêm.
‘Mọi chuyện của mình rồi cũng qua. Tiếc là lòng sân si của họ quá nhiều, đè bẹp họ trong cái nghiệp thù hận vô lí. Tiếc cái am nhỏ nầy đã tạo được nhiều thiện duyên mà nay lại bị hóa.’
Ông Đạo Chuối ngồi chồm hổm xuống, xoa xoa dầu con Tuệ, dặn nó như dặn mình: ‘Từ nay con phải dùng tuệ trí của con nhiều hơn nữa nhe! Am đã mất rồi, mình vân du làm du tăng! Thầy Tam Tạng đi thỉnh kinh mất mười tư năm hết năm ngàn bốn mươi tám ngày biết bao nhiêu cực nhọc, thoát bao cám dỗ sắc tài… sư với con chịu từng đó mà xá gì!’
4. Từ sau trận cháy am của ông Đạo Chuối, không ai còn thấy ông đâu nữa. Vùng Thất Sơn kỳ bí với núi Két ghi được thêm một chuyện lạ để người trong vùng thỉnh thoảng kể nhau nghe. Hòn đá tảng bự xộn nám đen hơn một nửa ở trên giửa lừng Núi Két vẫn nằm đó trơ gan theo năm tháng như làm chứng tích cho trận cháy am năm nào; toà nhà lớn của ông Hương Quản gây ra nghịch cảnhkhoai lang nấu lộn khoai mì vẫn hiện diện trên đường đi vô Núi Dài, với thêm nhiều nhà cửa khang trang của con cháu như chứng tỏ sự nghịch lý của đời. Nghịch lý người thấp cổ bị bách hại không được sáng soi trong khi kẻ ác độcxu thời, trải đời mình bằng nịnh hót, không dám đứng thẳng gối trước nghịch quyền thì hưởng lợi vô vàn. Buồn.
Nguyễn Văn Sâm
(Victorville, CA Jan. 07, 2016, mười ngày sau lễ Quy y.)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới.
Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát
Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN
Một đồng.. giữa lúc nguy nan
Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình..
Bão giông tan tác quê mình..
Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia....
Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.