Lên Non Học Đạo Chân Thường

21/12/20163:55 SA(Xem: 6738)
Lên Non Học Đạo Chân Thường
LÊN NON HỌC ĐẠO CHÂN THƯỜNG
Thích Giác Tâm

 

tu họcLạ quá ! Là một thán từ để chỉ cho trường hợp hình thành tăng thân Làng Mai, ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ngày còn trẻ Thiền Sư Nhất Hạnh không nghĩ cũng như không có ước muốn mình nuôi dạy nhiều đệ tử, Thiền Sư nghĩ mình làm văn hóa, thuyết giảng và đi dạy học là đủ rồi. Nhưng cơ duyên đến, cơ duyên chín muồi Thiền Sư thành lập Làng Mai - Pháp Quốc, chuyên tu tập thiền định, giảng giải về Phật học, thiền học, an cư kiết hạ hằng năm, viết sách Phật.... Từ danh tiếng có sẵn qua lãnh vực viết sách, đấu tranh cho hòa bình, làm từ thiện.... và hiệu quả của pháp môn.

Bốn phương người người kéo đến Làng Mai ở tỉnh Bordeaux thuộc miền tây nam nước Pháp tu học, không phân biệt văn hóa, chủng tộc, tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, số thiền sinh đến Làng Mai tu học có hơn 40 quốc tịch khác nhau. Làng Mai trở thành một trung tâm tu học lớn trên thế giới.

Pháp môn mới được dựng lập trên nền tảng cũ của Đức Phật Tổ Thích Ca, dung hòa, tương nhiếp của hai bộ phái Thượng tọa bộ, và Đại chúng bộ. Pháp môn thiền hành, hiện pháp lạc trú, mỉm cười thiền, hơi thở chánh niệm... đã xoa dịu, trị liệu niềm đau nỗi khổ của con người thời đại một cách khế cơ, khế lý, mang lại hiệu quả thiết thực. Nhất là những người trẻ, đã thấy đạo Phật được trẻ hóa, là nhu yếu trị liệu cho cuộc đời, không phải đạo Phật chỉ đáp ứng cho nhu cầu tang ma chết chóc.

Đạo Phật của Thiền Sư thuyết giảng tu tậpđạo Phật hiện sinh, đạo Phật giải quyết các vấn nạn bức thiết, khổ đau trong đời sống xã hội đương đại. Từ thao thức kiếm tìm cho mình một hướng đi nhân bản đích thực, giới trẻ đã gặp sách của Thiền Sư viết với chất văn trong sáng dễ hiểu, nghe được băng giảng với ý nghĩa thâm sâu của triết lý đạo Phật nhưng qua cách giảng của Thiền Sư lại dễ hiểu vô cùng. Giới trẻ đã đến với đạo Phật.
Thiền Sư có nhiều tác phẩm viết cho tuổi trẻ, nhưng có ba tác phẩm tiêu biểu: (Xem tại đây)

- Nói với tuổi hai mươi.
- Tuổi trẻ, tình yêu, lý tưởng.
- Nói với người xuất gia trẻ tuổi.

Con số những người trẻ tuổi phát tâm xuất gia theo Thiền Sư học đạo có hơn số ngàn với nhiều quốc tịch khác nhau. Mới đây ngày 15 tháng 12 năm 2016 tại Làng Mai - Thái Lan có 30 thanh niên nam nữ Phật tử đã xuất gia với sự chứng minh của Thiền Sưchư tôn đức từ Việt Nam qua hộ niệm.

Bài thơ "Lên non học đạo Chân Thường" là để tặng cho các vị Tăng Ni trẻ đã xả thân xuất gia theo Phật, theo Thầy, giữ gìn kế thừa đạo pháp.

________________________

Lên non học đạo Chân Thường.
*
Cứ thế theo Thầy học đạo.
Cho dù nghìn dặm cách xa.
Quên đi cõi đời áo não.
Hôm nay bình bát ngàn nhà.
*
Mái tóc một thời hoang dại.
Nay đã hóa thành trầm thơm
Đường xưa đau thương tê tái.
Nẻo về hoa trái kết đơm.
*
Cất bước phương trời cao rộng.
Hình dung khác hẳn thế nhân.
Đã thấy đời là huyễn mộng .
Chí cao nguyện cả xuất trần.
*
Hiểu thương từ nay kết nối.
Huynh đệ lạc loài nhìn nhau.
Trần gian như sương như khói.
Theo Thầy vượt thoát khổ đau.
*
Tóc mây sáng nay cạo sạch.
Con theo mây trắng lên đường.
Núi Thứu nước khe róc rách.
Lên non học đạo Chân Thường.

Gia Lai, ngày 21.12.2016.
Thích Giác Tâm.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/07/2015(Xem: 7563)
27/07/2016(Xem: 6520)
03/09/2016(Xem: 5930)
11/03/2015(Xem: 10004)
21/07/2022(Xem: 2146)
22/01/2019(Xem: 16216)
27/10/2021(Xem: 2297)
30/07/2014(Xem: 11967)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.