Thư Viện Hoa Sen

Cư sĩ Chánh Hiền: CÓ MỘT SỰ SỐNG

01/05/202410:46 CH(Xem: 1571)
Cư sĩ Chánh Hiền: CÓ MỘT SỰ SỐNG
CÓ MỘT SỰ SỐNG
Cư sĩ CHÁNH HIỀN (Phạm Chân Như)

Ta có một cuộc sống không tử, không sinh, bình yên thanh tịnh, cuộc sống ấy không phải của ta, bao đời rồi như thế, không có ai sinh tử gì trong đó cả, lá rụng không phải tử, chồi non không phải sinh, đủ duyên gió thổi, lá rụng, chẳng có tại… vì…

Cổ đức có dạy: "Ngày ngày làm muôn việc, đêm về kho lạp không".

Sự hiện hữu của ta có cùng thời với gió mưa, bốn mùa từ muôn thuở, thấy biết như vậy. Không có người thấy biết. Vô ngã.

Bốn mùa mưa gió đổi thay tâm ta vẫn bình yên như vậy, thì sự đổi thay của thân này nào khác bốn mùa, sao ta lại sợ hãi lo âu?

Cái gì đang lo âu? Tìm xem, tìm cũng không thấy. Đã không thấy thì ai khổ? Không ảo tưởng của cái Tôi này chứ là gì?

Chỉ thấy ra thôi, nào có pháp môn, phương pháp tu tập khổ luyện công phu gì...

Do cái Tôi ảo tưởng bất bình đẳng này, tạo thành nhân, thành quả, chi phối khắp nhân sinh, sinh ra muôn ngàn thống khổ, đau thương.

Rồi cũng từ cái Tôi ảo tưởng này hình thành lên muôn ngàn giáo lý, pháp môn, để tu tập, để thành, để được. Bày ra muôn ngàn kiến thức, hiểu biết các pháp môn, rồi lại bị chính các pháp môn, phương pháp ấy trói buộc, thành khung, thành luật, thực hành để được giải thoát. Ai trói buộc ta, mà Ai thoát? Thoát là thoát đi đâu? Thoát từ cõi này, để đến cõi kia, sao gọi là thoát? Có bao giờ ta tự hỏi...

Ai đang lễ lạy cầu xin ấy cũng không biết, đã không biết là ai, sao biết ai lên đâu? Xuống đâu?

Gần hết một đời như vậy không ngớ ngẩn chứ là gì?

Người xưa nhìn ánh sao mai mà thấy ra vạn pháp vô thường, vô ngã, không có chỗ thành, chỗ được, mà để lại cho đời sau một pháp, vốn không pháp. “Bốn mươi chín năm Ta chưa nói một lời”, sao bây giờ lại có pháp môn. Để Thành gì, được gì? Mà ai thành..?

Vì pháp ấy đã thuyết từ ngàn xưa như sóng vỗ ngàn đời, như mưa rơi từ muôn thuở, là âm thanh vang lên trong muôn loài vạn vật cỏ cây.

Có ai hiểu gì cơn gió thoảng. Cơn mưa ngang qua, rõ ràng như vậy, từng tiếng sương đêm. Không có sự hiểu biết tư duy nào ở đây trên mọi nhân duyên, ấy gọi là Giải thoát tri kiến.

Sự thấy biết rõ ràng trong muôn ngàn thân trong vạn loài đều thường thấy-nghe nhưng không có cái tôi nghe. Không có Tôi nên không có phân tích đúng sai, thiện ác gì. Tự thể viên dung tròn đầy thanh tịnh. Chỉ thế thôi...

Ở ngay nơi thân phận hình hài của sóng mà thấy ra mình là biển. Thì sinh tử của sóng có ngại gì.

Ngay nơi thân này thấy ra vạn pháp vô thường vô ngã. Thì sự tử sinh của thân này cũng vô ngại.

Thật ra, chúng ta học giáo pháp để thấy ra sự thật của vạn phápkhông pháp.

Sao gọi là không pháp? Vì sự thấy biết của loài người nói riêng và muôn loài đồng một thể, chẳng có pháp môn nào hành trì luyện tập để thấy, để nghe cả, nên gọi là không pháp.

Ai hỏi trăng vàng hỏi từ đâu
Ai treo trăng ấy thuở ban đầu
Trăng cười lặng lẽ soi bóng nước
Hỏi bến sông trăng tự thuở nào...

Lê Từ Hiển – Có một bến Tầm Dương trong thi ca
Có Một Sự Sống...

 


Tạo bài viết
04/01/2017(Xem: 15226)
02/11/2023(Xem: 2452)
18/07/2015(Xem: 8686)
27/07/2016(Xem: 7525)
03/09/2016(Xem: 6770)
11/03/2015(Xem: 10823)
21/07/2022(Xem: 3156)
22/01/2019(Xem: 17449)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: