Kiếp dã tràng

08/03/20179:09 SA(Xem: 8946)
Kiếp dã tràng
KIẾP DÃ TRÀNG
Toại Khanh

da trangMột thiền sư trứ danh người Thái Lan là ngài Achahn Chah từng nói rằng hành giả đừng quá tin tưởng vào cảm giác bản thân. Những gì mình thấy thích thú hay ghét sợ nhiều khi chỉ là một sự hiểu lầm. Có điều là xưa giờ thiên hạ thường khi không chịu suy lý bằng trí tuệ, mà chỉ đánh giá vấn đề theo tình cảm thương ghét của mình. Do được huân tập nhiều đời, thói quen đó có một sức mạnh khó cưỡng. Người ta sẵn sàng bỏ ra cả đời để vun xới các cảm giác buồn vui mong manh như một con dã tràng mòn đời bên bờ biển với những giấc mơ cát trắng bẽ bàng. Ngồi yên ngắm nghía những buồn vui thương ghét trong lòng mình rồi bình tĩnh xem phản ứng của mình là do thứ nào tác động. Tôi nghĩ đó là một công phu quan trọng. Dĩ nhiên đây không phải chuyện đầu hôm sớm mai mà làm được, Tôi chợt muốn dùng một cụm từ, mà có lẽ nhiều người không đồng ý, để gọi tên một phép tu dưỡng là Tự Kỷ Ám Thị. Buổi đầu chuyện gì cũng khó, nhưng nếu nghiến răng tập luyện lâu ngày thì tôn tin chắc chắn rằng có thể thành công. Đó là một tâm niệm có vẻ máy móc-rằng đã biết cái gì cũng phù du sao mình ngu thế!

Buổi đầu, nó có vẻ là một sự dối lòng hoặc là có chút ngây ngô. Nhưng qua nhiều ngày, tôi tin nó sẽ trở thành một thói quen. Bởi rõ ràng mọi phiền não chỉ là thói quen. Và thói quen này chỉ được chấm dứt bằng một thói quen khác. Ở đây tôi tuyệt không muốn sử dụng bất cứ thuật ngữ chuyên môn nào trong kinh điển. Tôi không muốn có kẻ nói tôi tiếp tục rao giảng lải nhải hoặc xấu hay làm tốt. Chỉ cần một phần mười độc giả chấp nhận bài viết này thì tôi vui rồi. Mọi nhận xét khác… xin gửi gió cho mây ngàn bay!

Mỗi ngày hay tối thiểu mỗi tuần một lần hãy thử làm ngược lại ý muốn nào đó của mình xem sao. Chẳng hạn một buổi sáng ngồi trước máy Computer để làm việc, khi liếc mắt vào một đống email hay tin nhắn mà mình nghĩ là không giúp ích cho công việc hay cho đời sống của mình. Cả điện thoại cũng vậy. Nếu thực tập được, hãy ráng lạnh lùng không bắt máy khi đọc thấy những số điện thoại mà mình đoan chắc rằng không ích lợi. Cái phiền trong cuộc sống thường nhật thường xảy đến từ những thứ rác rưởi như vậy. Hãy can đảm làm ngơ với chúng để tránh hoang phí những phút giây vàng ngọc của đời sống ngắn ngủi. Đời sống có nhiều thứ đáng mất thời gian hơn những phiền phức không cần thiết ấy. Từ chối càng nhiều những thứ vớ vẩn thì tự nhiên đời sống có ngay những giá trị khó ngờ. Một cái tủ cất chứa quá nhiều những thứ rẻ tiền thì không còn chỗ cho những thứ đáng giá nữa. Muốn bên trong cái tủ thêm giá trị thì phải biết bỏ đi những gì không xứng đáng. Đó hình như lại cũng là một nguyên tắc.

Cứ thử chơi trò Tự Kỷ Ám Thị đó trong một thời gian. Có thể đó cũng là một trò chơi phù du như dã tràng xe cát thôi, nhưng một ngày nào đó gặp chuyện, ta sẽ thấy ra cái diệu dụng của trò chơi thú vị mà cũng cực kỳ gian lao này. Mời anh, mời chị, mời cả những người tôi có thể gọi là em. Sân chơi là cõi lòng mỗi người. Hãy tập chơi một mình với riêng mình. Ô hay, ngoài kia là một bãi cát vắng người, ta ngồi xuống với ta như một cõi đi về…!

 

TOẠI KHANH

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/07/2015(Xem: 7564)
27/07/2016(Xem: 6520)
03/09/2016(Xem: 5932)
11/03/2015(Xem: 10006)
21/07/2022(Xem: 2146)
22/01/2019(Xem: 16216)
27/10/2021(Xem: 2297)
30/07/2014(Xem: 11968)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.