Hoa trái trên đường đi

19/08/20172:25 SA(Xem: 4434)
Hoa trái trên đường đi

BÚT KÝ…

HOA TRÁI TRÊN ĐƯỜNG ĐI 
Nguyễn Xuân Chiến

 

 1.- Cư sĩ ghé thăm chùa:

 

Tờ mờ sáng. Một chiếc xe gắn máy dừng ngay cổng chùa.

        Chùa im lìm, vài ba chú điệu đang lặng lẽ quét lá khô. Người khách lạ tắt máy, mỉm nụ cười tươi tắn trước cảnh quan vắng vẻ và thanh thoát của một chốn tôn nghiêm như chưa hề vướng nhiễm chút bụi trần. Rồi khách cúi xuống phía sau xe, lúi húi bưng những túi xách lớn, bước nhanh lên các bậc đá rêu phong.

Khách xồng xộc lướt nhẹ nhàng qua các ngõ ngách như một người quen thân từng đến đây nhiều bận, mặc các chú điệu nhỏ ngỡ ngàng buông cán chổi. Ngang qua vườn cây kiểng với trăm nghìn đóa lan đủ loại đủ màu đang nũng nịu khoe khoang cái nhan sắc kiều mị, đài các dưới ánh bình minh, khách khẽ tặc lưỡi.

        Cửa phòng sư trụ trì vẫn còn khép kín.

Từ đầu xóm, loa phóng thanh vang tiếng nhạc hùng tráng cùng lời giới thiệu chương trình buổi sáng của đài phát thanh. Tần ngần đứng bên hiên, khách nhíu cặp chân mày phơ phất vài sợi bạc, khẽ tặc lưỡi lần nữa.          

        Một lúc lâu. Dường như không còn nhẫn nại hơn được nữa, khách sịu mặt gom hết can đảm, gồng mình lên tiếng:

- A Di Đà Phật!

Một lát, nghe tiếng nho nhỏ từ phía trong:

- A Di Đà… Phật! Ai làm gián đoạn buổi tọa thiền của Sư đó?

Nói vậy, rồi cửa vẫn mở. Sư trụ trì xuất hiện, ra vẻ mừng rỡ thiệt tình:

- Ủa, bác Xèo! Quý hóa quá, bác ở Sài Gòn mới ra phải không?

Giờ này, bác Xèo lễ mễ bưng những túi xách lỉnh kỉnh rụt rè đi vào:

- Chà, lâu quá Thầy hỉ? Chùa mình đổi thay nhiều quá hén?

Một chú điệu bước vào, kính cẩn pha trà.

Khách bất giác nhìn quanh phòng, chỗ trú ngụ của một nhà sư. Chiếc tủ lạnh Toshiba đời mới nằm rất đúng chỗ. Những bức tranh lập thể, rất chi là nghệ thuật treo trên vách, chen lẫn những tấm thư pháp chữ Nho ngoằng ngoèo, đó đây là những món chai lọ bát đĩa bằng gốm sành do Cảnh Đức Trấn sản xuất từ đời Minh Thanh, hoặc đồ sứ men lam của Huế xưa. Chiếc xe gắn máy tay ga hiệu Furious đời mới đang nằm cuối gian phòng bao la. Khách không thể không ngạc nhiên về nếp sống vương giả, đầy tiện nghi của những nhà sư dưới một thời đại mà mọi cánh cửa giới luật đều mở toang hoác.

        Sư nói:

- E cũng ba bốn năm rồi, bác Xèo mới ghé lại chùa mình. Phải không?

Bác Xèo gật đầu, cười:

- Dạ. Mới đó mà đã hơn năm năm. Ở Sài Gòn tui cũng hay đi chùa lắm. Mình là con nhà Phật, đâu có chùa thì mình đến lễ bài, dâng hương…

Sư rót trà mời khách, vui vẻ:

- Đúng vậy. Ở đâu cũng có Phật cả…

- Vâng. Thưa Thầy, tui đi mô… cũng thấy giai cấp Thầy Chùa dạo ni khá lắm. Nghĩa là Tivi xịn, tủ lạnh, bia lon, xe gắn máy tay ga đời mới, điện thoại di động siêu mỏng, tài khoản ngân hàng, bảo hiểm nhân thọ… Ui chu chà, hưởng thụ tối đa như rứa ắt là khó tu quá!

Sư chiêu ngụm trà. Nghĩ ngợi chốc lát, rồi từ tốn:

- Bác Xèo à, bác nên có cái nhìn rộng lớn hơn. Vấn đề không phải ở nơi sự hưởng thụ vật chất nhiều hay ít, mà do nơi mình có "thật tu" hay không. Do mình hành trì như thế nào? Không phải sống nghèo khổ như chư Tổ ngày xưa mới là kẻ chân tu? Có nhiều người sống giả vờ khổ hạnh, ép xác lếu láo, vì chỉ tu trên hình thức, thiếu chất liệu chân thật của chánh pháp thì cũng bị vướng víu như thường...

Bác Xèo lắc đầu quầy quậy, cười nhạt:

- Hừm. Thầy nói cao siêu quá, tui chẳng hiểu chi hết. Như tui đây, mặc dầucư sĩ tại gia, nhưng nếu cứ bo bo đồng tiền của cải, và sống sung sướng, đã đời quá thì… cầm xâu chuỗi cũng không nổi. Huống hồ… Nếu thực sự hiến mình cho chân lý cao thượng của Như Thực Đạo thì người ta cần chi phải lê lết một nếp sống quá ư thừa thãi vật chất?

trú trì vẫn giữ tư cách và phong thái của “bậc bề trên”, một người tu lâu, vẫn chiêu từng ngụm trà vừa nói:

- Thuở trước, đất nước chậm tiến, hoàn cảnh khó khăn, như là điểm chung của toàn thể xã hội. Mọi người đều sống dưới mức nghèo khổ. Do đó người xuất gia phải thích ứng hoàn cảnh, cũng phải sống thiếu trước hụt sau. Chẳng có ai phàn nàn.

Nay thì xã hội đã đi lên, người xuất gia cũng phải thích ứng với mặt bằng sinh hoạt mới. Nghĩa là, nhà sư có quyền sử dụng xe gắn máy, vi tính điện tử, internet tốc độ cao, máy lạnh, thực phẩm công nghệ… Vấn đề không ở chỗ hưởng thụ nhu cầu vật chất, mà là thái độ của ta đối với chúng, cung cách tu hành của ta có chuyển hoá bản thân để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại hay không…

Bác Xèo lầm lì, vừa ậm à vừa liên tục cầm trên tay chén trà đã cạn tự hồi nào.

Sư nói chậm rãi, dường như cố gắng tìm cho ra câu chữ:

- Tôi sẽ kể bác nghe câu chuyện này. Nghe cho vui thôi. Rồi bác sẽ nhận ra rằng, khi mình thực sự hành trì chắc thật theo một pháp nào đó của nhà Phật, thì mình sẽ tự tại giữa những nhu cầu và khoái lạc vật chất, dù chúng hấp dẫn đến mấy đi nữa…

Bác Xèo gắng gượng ngồi yên trong nể nang, chỏng tai lắng nghe:

- Vâng, xin thầy cứ dạy…

- À, chuyện bắt đầu như thế này:

 

2. Chuyện kể của Sư trụ trì:

Ngày xưa, có một đạo sĩ tu khổ hạnh trong rừng sâu, quyết chí vượt thắng mọi cám dỗ phù hoa, nên từ khước mọi thứ tiện nghi vật chất, chỉ giữ cho mình hai bộ y bằng vải thô mà thôi.

Người ta đua nhau cúng dường những đồ dùng và những thứ vải vóc quý giá, như gấm, nhiễu láng mịn nhưng sư vẫn nhận và đem biếu tặng lại những người khác. Tự nguyện sống “thiểu dục, tri túc” không phải vì lời khen, hoặc lòng cảm phục của người đời mà vì lý tưởng mà mình phải sống như vậy.

Rồi mọi chuyện xảy ra đúng như quy luật khách quan: mùi hương giới đức luôn luôn bay ngược chiều gió, chẳng thể nào khác được. Đức độ của đạo sỹ đã lan tỏa, thấm nhuần khắp tận hang cùng ngõ hẹp. Danh thơm đồn vang khắp kinh đô, nhà vua vô cùng cảm mến, thân hành băng rừng vượt suối, cung thỉnh đạo sỹ về thuyết phápcúng dường ngay tại hoàng thành.

Đương nhiên sư từ chối thẳng thừng, vì bản thân đã cắt đứt với phố phường hoa lệ, huyên náo bên ngoài. Vả lại, sư thực tập quen với hạnh "sống một mình" và lấy làm thú vị khi tham thiền quán tưởng tại những nơi trầm mặc yên ắng như thế này rồi.

Nhưng, nhà vua ra lệnh cho các quan cận thần, nếu đạo sĩ không thể rời xa rừng núi, thì hãy khẩn trương xây dựng một căn biệt điện gần cạnh thiền thất, để nhà vua thuận tiện nghe pháp và tỏ lòng cung kính rất mực.

Rốt cuộc, sư phải tạm thời dời gót, xuống hoàng thành để hoằng pháp lợi sanh.

Từ giã chốn sơn lâm yên tĩnh để hóa đạo tại chốn phồn vinh hoa lệ, mặc dù được nhà vua trọng đãi, cung phụng đủ thứ gấm vóc, cao lương mỹ vị, nhưng  đạo sỹ vẫn dửng dưng trước mọi món cúng dường trân quý, những quà tặng đắt tiền. Đạo sĩ vẫn ngủ qua đêm tại gốc cây cạnh biệt điện lộng lẫy của nhà vua, vẫn ngọ thực  bằng nắm cơm khô hoặc chút ít trái cây mà thôi. Bao giờ cũng che thân bằng hai chiếc y vàng bằng vải thô mỏng manh, nhưng khí lực vẫn thâm hậu, lời thuyết pháp vẫn hùng hồn, cường liệt, sắc mặt vẫn hòa nhã, tràn đầy phẩm chất giải thoáttrí tuệ.

Hôm nọ, trong khi cất cao giọng sang sảng giảng kinh tại triều đình, mà thính chúng là nhà vua, hoàng hậu cùng toàn thểquan văn võ, thì biệt điện của nhà vua bất ngờ bốc cháy dữ dội.

Ngọn lửa của đám cháy  dần dần lan xa và phun lên cao thấu ngọn cây, nhưng thính chúng vẫn điềm nhiên chăm chú lắng nghe bài giảng cao siêu thâm thúy của giáo lý xuất thế. Riêng nhà vua vẫn thản nhiên, hân hoan uống cạn từng lời pháp hi hữu, như chẳng hề có chuyện gì xảy ra cả.

Trái lại, ngài đạo sĩ của chúng ta thì cứ nhấp nha nhấp nhỏm, như đang ngồi trên đống lửa than. Còn khuôn mặt của ngài chợt trắng bệch ra như thể chưa hề có chút định lực nào! Tại làm sao vậy?

Té ra sáng nay, ngài lỡ phơi chiếc y vàng của mình bên hàng rào cạnh biệt điện.

3. Quan điểm của nhà Sư:

Kể chuyện xong, Sư ngừng lại chiêu một ngụm trà, nói tiếp:

- Đó, bác thấy chưa? Nhà vua nọ, tuy hưởng dụng tràn trề đủ thứ tiện nghi vật chất của một vị đế vương giàu sang bốn biển, nhưng ông ta chẳng vướng mắc gì ráo… Còn ông đạo sỹ ra vẻ nghèo hèn thì tuy chỉ có hai chiếc y rách rưới, còn chấp nơi sự nghèo hèn của mình, nên vẫn còn bị chi phối bởi những ràng buộc của vật chất, dù là vẻn vẹn hai chiếc y cũ mèm. Bác hiểu chứ?

Dăm phút trôi qua.

Bác Xèo mỉm cười nhẹ nhàng:

- Chuyện láo! Tui không hiểu chi hết! Ai đời một vị đạotu hành thâm hậu, nội lực cao cường, ở một mình trong rừng lâu năm, mà lại vì hai chiếc y cũ nát đến nỗi mất tinh thần, trắng bệch khuôn mặt ra. Không thể như vậy được.

Còn vô căn cứ nữa, chuyện không có chi gọi là hữu lý nên không thể cảm hóa tui được. Trường hợp bị ngọn lửa đốt cháy hai chiếc y ấy, thì nhà vua sẽ dâng một ngàn bộ y khác. Bộ ông đạo sĩ ngu ngốc lắm hay sao mà không hiểu thấu đạo lý này?

Giữa lúc bác Xèo đang bùi ngùi, ân hận vì những hiểu biết thiếu sót của câu chuyện kể vừa rồi, thì một chú điệu chạy vào, thưa:

- Bẩm, mấy chậu lan Hồng Trảo đã bị… kẻ trộm… trộm mất tự hồi khuya… rồi!

Vừa nghe qua, Sư cười điềm nhiên như không có gì xảy ra:

- Mất thì thôi. Tụi bây đỡ phải chăm sóc…

Quay sang bác Xèo, sư trụ trì nói trong vẻ thân tình:

- Còn chuyện này nữa, tui thường kể cho đệ tử nghe vào những lúc uống trà buổi sớm. Nay xin kể lại bác nghe cho vui.

4.- Mẫu chuyện đạo của hoà thượng Thiền Tâm:

Trước 1975, tôi có dịp đi Đà Lạt, sau khi giải quyết công việc nhà chùa, tôi ghé Hương Nghiêm tịnh viện để bái kiến hoà thượng Thiền Tâm, một bậc tôn túc tiền bối mà tôi vô cùng mến phục. Qua những cuộc đàm đạo, hoà thượng đã kể chúng tôi nghe câu chuyện đạo như sau.

Vào thời Phật tại thế, hôm nọ có một người con trai nhà cự phú muốn xin xuất gia. Đức Phật thấy nơi y, thời cơ đã chín muồi, bèn vui vẻ chấp nhận. Nhưng, y thỉnh cầu rằng y không thể tu theo lối khổ hạnh như các người xuất gia khác. Phải thật sung sướng thì y mới tu được. Nghĩa là, phải nằm trên nệm gấm, không chịu ôm bình bát đi khất thực, phải ăn những thứ cao lương mỹ vị, phải có người hầu hạ phục dịch đủ thứ, vân vân… thì y mới chịu.

Các ngài A-nan và Xá-lợi-phất đều rất bất bình về trường hợp xuất gia mà đòi hỏi điều kiện kỳ lạ như thế này.

Nhưng Đức Phật biết rằng, y đã 500 kiếp làm chúa tể của Cõi Trời nên hưởng thụ cao cấp đã quen, nên ngài đồng ý và đặc cách gởi y ở tại biệt điện một đệ tử nhà giàu gần tịnh xá. Sau đó, dĩ nhiên y được hầu hạ đúng mức, ăn uốngthọ dụng chẳng thiếu một thứ gì.

Trong cảnh hưởng thụ ngũ dục tối đa như vậy, nhưng y vẫn hành thiền, tu tuệ, giữ cấm giới không khác các vị xuất gia theo Phật. Và điều đáng ngạc nhiên: chưa đầy ba tháng sau y đã đắc quả A-la-hán.

Đức Phật lấy tay xoa đầu:

- Lành thay! Lành thay!

Tất cả đại chúng đều khen ngợi.

Đó, bác Xèo thấy không? Vị đệ tử của Phật, tuy sống trong cảnh giàu có, nhung lụa, thừa thãi vật chất, nhưng ông ta vẫn duy trì Giới Định Tuệ như người xuất gia chân chính, và cuối cùng ông ta vẫn đắc quả A-la-hán. 

Bác Xèo lắc đầu tỏ vẻ quyết liệt:

- Đây là mẫu chuyện đạo trích dẫn từ các kinh Nguyên Thủy, nói lên đức từ bi bao dungtrí tuệ vô hạn của đức Phật, đã sử dụng vô lượng phương tiện để hóa độ chúng sanh, dù là kẻ khó độ mà Ngài vẫn độ được. Ý nghĩa chân thật của nó thì không ăn nhập gì với vấn đềchúng ta đang thảo luận cả.

 

5.- Lời dạy của Hoà Thượng Thích Trí Thủ: "Khi nào mà Pháp không hoằng, sanh không lợi, thì…

 

Bác Xèo nghỉ một lát, nhắp chút trà rồi nói:

- Tôi hiểu và chấp nhận điều này: Dù là bậc xuất gia hay cư sĩ, vấn đề không phải chỗ chúng ta hưởng thụ như thế nào, mà vấn đềchúng ta hành trìhoằng pháp lợi sanh như thế nào? Trong đó, việc thực hiện lý tưởng của người xuất gia như thế nào?

            Chúng ta có thể sống thanh bần, đơn giản, ít tiêu xài, khổ hạnh… nhưng chúng ta chẳng hành trì gì ráo hoặc hành trì qua loa, và thường bỏ quên chí nguyện mà ta đã thề trước mười phương Tam Bảo – thì lối sống của chúng ta chỉ lòe bịp được những người thiếu trình độ hiểu biết, kém căn cơ và… lười tư duy.


trụ trì dằng hắng rồi nói tiếp:

- Tóm lại, người xuất gia tùy theo hoàn cảnh mà sống, hoàn cảnh nào cũng được, miễn rằng phải thực sự tu hànhchuyển hóa bản thân theo chiều hướng Phật đạo, nghĩa là, làm cho chánh pháp tồn tại lâu dài, làm cho tất cả chúng sanh đều an vui và thừa hưởng pháp lạc.

Và rồi hoa trái sẽ hiển hiện trên con đường chúng ta đang đi... 

À, còn nếu người xuất gia có đủ điều kiện để sống mức cao hơn hẳn đại chúng, lúc nào cũng có thể thong thả, thoải mái - mà bản thân tự nguyện từ chối tất cả để sống nghèo, chấp nhận “an bần lạc đạo”, luôn luôn lấy chí nguyện hoằng pháp lợi sanh làm kim chỉ nam, thì lại càng đáng kính phục, xứng đáng nêu gương cho lớp hậu sinh và làm mô phạm cho hàng tu sĩ đang đánh mất phương hướng giữa cái hiểm hoạ “mạt pháp” đang ẩn hiện đó đây…

Qua buổi nói chuyện hôm nay, chính bản thân tôi là người xuất gia cũng cảm thấy xấu hổ bởi vì cung cách sống quá loè loẹt và phô trương quá mức so với mặt bằng tu sĩ trong xã hội. Bác Xèo à, bữa sau mà nếu bác có đến thăm, bác sẽ không còn thấy những thứ đỏm dáng, kiêu kỳ như bây giờ. Nội ngay bây chừ, tôi sẽ dọn dẹp tất cả bằng cách đem bán gấp những thứ linh tinh, và sẽ dùng tiền bạc vào việc phục vụ lý tưởng hoằng pháp, hoặc giúp đỡ đại chúngđiều kiện tu tập, cuối cùng là từ thiện… v…v…

Tôi không bao giờ quên lời nhắc nhở xương máu của Hoà Thượng Thích Trí Thủ:

"Khi nào mà Pháp không hoằng, sanh không lợi, thì người Tăng sĩ chúng ta không có lý do gì để biện minh cho sự có mặt của mình!".

Chỉ có vậy thôi!

 

Bác Xèo xoa tay, lộ vẻ sung sướng trên mặt:

- Cảm ơn Thầy… Không ngờ trong một bữa ghé thăm chùa cũ, mà tôi lại học được nhiều bài học thâm sâu uyên áo như ri… Cảm ơn vô cùng… Nam mô A di đà Phật...

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
13/11/2015(Xem: 8285)
26/07/2016(Xem: 12391)
27/10/2023(Xem: 819)
21/11/2015(Xem: 7485)
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?