Đàn bò và đồng cỏ

23/09/20173:57 SA(Xem: 12883)
Đàn bò và đồng cỏ
BÚT KÝ:
ĐÀN BÒ VÀ ĐỒNG CỎ
Nguyễn Xuân Chiến
 

dan bo va dong coCƠN BÃO TÂM THỨC 

Tôi sinh ra tại một vùng quê không xa thành phố Huế, có con sông nhỏ chảy trước làng và sau lưng là cánh đồng bạt ngàn, rộng lớn chạy lên thấu dãy Trường Sơn. Buổi chiều đi học về, tôi và chú Hiền nắm tay nhau cùng lên ruộng lúa, thả hồn theo những con cò hay chim mỏ giác đang nhởn nhơ giữa bầu trời lồng lộng trên lưng trâu cày.

Vì vậy, mỗi lần nhìn thấy đàn bò và những người chăn dắt, tôi không khỏi cảm mến và yêu thương  tận tình, như rằng, mình vốn sinh ra ở thảo nguyên, sống, đùa vui, rong chơi và có thể qua đời trên những cánh đồng cỏ óng mượt, thân ái. Dù thế nào đi nữa, tôi vẫn ước ao suốt đời mình sẽ lang thang, quanh quẩn trên một cánh đồng cỏ  nào đó. Thế là đủ.

Những năm tháng thủa học trò, nhu cầu giải trí chỉ có xem chiếu bóng, tức màn ảnh rộng (xem xi-nê), thỉnh thoảng rạp chiếu các phim cao-bồi. Hình ảnh diễn viên chăn bò bắn súng liền tay và phi ngựa nhanh như chớp trên đồng cỏ khiến chúng tôi không mấy thích thú. Thảo nguyên kiểu Mỹ chỉ là hình ảnh bạo lực, dữ dội, và đẫm máu, không còn đẹp và thơ mộng như ngày xưa mình còn bé.

Thành thử, đàn bò gắn liền với đồng cỏ, đã trở thành hình ảnh sống độngvĩnh cửu ở trong chúng tôi. Một hình ảnh diễm lệ, thanh tú, thơ mộng và vô cùng gần gũi. Cho đến một hôm trời trở gió, ui chao – trời nổi cơn bão Harvey làm lật tung mọi tư tưởngcảm giác bình yên của con người: Thảo nguyên bình yên không còn là thảo nguyên nữa và hỡi ôi, đàn bò không phải là đàn bò mủm mỉm, ngây thơ nữa!

Không phải “trời nổi cơn bão Harvey” mà đúng ra, con người làm nên cơn bão của khoa học kỹ thuật hiện đại, khiến thảo nguyên và đàn bò biến thành bi kịch không có đoạn kết.

Thật ra, nhân loại từ lâu đã biết bi kịch ấy, nhưng ai nấy đều giả vờ không biết để tự trấn áp lương tâm, tức là “bịt tai để ăn cắp lục lạc” thế thôi. Còn tôi, thì sao?

2.- CHUYỆN TA CHUYỆN MÌNH

Có lần tôi cùng người bạn tuổi tác cùng trang lứa, anh Nguyện,  gặp nhau tại một quán cóc ở góc xó thành phố Huế, chúng tôi gọi hai ly cà phê đen. Bà chủ nghe nhầm hay sao mà bưng ra hai ly cà phê sữa. Vốn dễ tính, nên tôi chấp nhận. Còn anh bạn thì nhất quyết đổi lại ly khác. Nghĩ rằng anh khó tính, tôi cười:

- Thôi! Cà phê nào cũng là cà phê!

Anh từ tốn bảo:

- Xin lỗi! Từ nhỏ đến giờ, tôi không hề dùng sữa bò!

- Ủa! Sao vậy?

- Thứ nhất: Sữa bò là một thứ chất độc. Thứ hai: Quy trình sản xuất sữa bò thật vô cùng tàn ác, phi nhân. Anh chưa biết hay sao?

Thế là buổi gặp nhau hôm ấy thay vì nói chuyện văn nghệ văn gừng, thì chúng tôi lại bàn về đề tài Sữa Bò, bởi vì một người hành trì một pháp của đức Phật thì phải cẩn thận trong việc ăn uống. Khi sử dụng một thực phẩm nào, phải biết nguồn gốc, xuất xứ và cả quy trình chế biến. Có nhiều thứ mình ngỡ là chay tịnh, nhưng chịu khó nghiên cứu  thêm một chút, thì ra nó là thực phẩm vừa là không sạch, vừa là vi phạmtổn thương lòng từ bi.

Nói chuyện một hồi, tôi mới vỡ lẽ ra điều thú vị: Té ra vợ chồng anh Nguyện là người ăn trường trai mấy mươi năm ni, từ khi mới biết đạo Phậtniệm Phật.

Anh Nguyện nói:

- Ngài Ohsawa tiên sinh dạy rằng: Tất cả các sinh vật đều thèm ăn khát uống. Nhưng ăn uống sao cho đúng luật quân bình âm dương để thể hiện trí tuệtình thương – thì chỉ có con người mới làm được!

Tôi hết sức kinh ngạc:

- Ồ, anh cũng biết câu nói lừng danh của ngài Ohsawa ấy à?

- Vâng. Tôi có đọc một số sách của Ohsawa tiên sinh!

Đến đây, tôi lại thích thú lần nữa: Anh Nguyện ngoài việc niệm Phật, ăn chay trường, và học Phật - anh còn là một nhà nghiên cứu dinh dưỡng, thực phẩm, ngoài nghề “tay phải” là văn chương, viết lách…

Trước khi từ biệt, anh bảo:

- Theo tôi nghĩ, người ăn chay như bọn mình, thì nên dứt trừ Sữa Bò và các thực phẩm chế tạo từ sữa bò!

Tôi gật đầu:

- O.K. Tôi sẽ nghe lời anh, anh Nguyện à!

Rồi tôi về nhà. Anh Nguyện đi theo công việc. Từ đó, chúng tôi thỉnh thoảng gặp nhauđạo tràng niệm Phật nên ít nói chuyện thâm tình, chỉ trao đổi vài câu lịch sự cho phải phép. Thế thôi. Chuyện sữa bò bị xem như là đống rác quá khứ mà mình lỡ quên!

Rứa mà sáng hôm qua cùng mấy người bạn cũ ở Saigon ra Huế thăm, các bạn dẫn đi long rong khắp nơi, xong ghé Phố Đi Bộ nằm sau lưng trung tâm Liễu Quán, tình cờ tôi lại gặp anh Nguyện. Anh chận tôi lại, hỏi:

- Anh đọc bài viết này chưa? Hay lắm!

- Chào anh Nguyện! Bài gì vậy anh?

- À, bài “Sống để mang thai - sinh ra để chết: Mặt trái của ngành chăn nuôi bò sữa công nghiệp”. Biết anh bận rộn đi chơi với bạn cố tri, nên tôi đã in ra giấy. Anh khỏi mất công lên mạng làm chi. Đây, bản in của bài viết ấy. Anh nhớ về nhà đọc nghen!

Tôi cầm mấy tờ giấy A4, và nói:   

- Cảm ơn anh. Chúng ta sẽ gặp lại sau!

Như vậy, tiếp mấy ông bạn cao tuổi xong, hẹn hò bữa khác gặp lại. Tôi về nhà nghỉ ngơi, rồi lấy mấy tờ giấy in ra. Và đọc ngấu nghiến.

3.- CHUYỆN ĐỜI CỦA BÒ VÀ BÒ MẸ

“Sống để mang thai - sinh ra để chết: Mặt trái của ngành chăn nuôi bò sữa công nghiệp”.

Chúng ta thường nghĩ rằng những con bò sữa sống một cuộc đời khá hạnh phúc, khi được chăn thả trong những bãi cỏ xanh và tận hưởng nguồn thức ăn dồi dào. Nhưng chăn nuôi công nghiệp thực tế không đơn giản như bạn nghĩ… Tất nhiên ở đây, chúng ta không phản đối việc tiêu thụ sữa, cũng không nói bạn phải dừng uống sữa, nhưng chăn nuôi để lấy sữa như thế nào, và quý trọng nguồn sữa ra sao lại là một câu hỏi rất cần lời giải đáp.

Đầu tiên, để có được lượng sữa dồi dào thì một con bò bắt buộc phải liên tục mang thai, có nghĩa là nó sẽ phải trải qua quá trình thụ tinh nhân tạo không hề dễ chịu. Bò sữa sẽ luôn bị ép phải ở trong trạng thái này trong suốt cuộc đời của mình. Nếu bạn là một bà mẹ đã từng trải qua quá trình mang nặng đẻ đau thì chắc bạn có thể phần nào tưởng tượng ra việc các con bò trở thành những “cái máy sữa”.

Số phận của những con bò non (tức là con bê), chào đời trong quá trình này cũng không hề được đảm bảo. Trong một đoạn video vạch trần tình trạng chăn nuôi công nghiệp nghiệt ngã tại New Zealand, chúng ta có thể thấy được việc những con bê bị tách khỏi mẹ ngay lập tức khi còn chưa… đứng vững. Mẹ của chúng liên tục chạy theo xe chuyên chở cho đến khi kiệt sức hay bị chặn lại.

Tất nhiên để có thể thu hoạch sữa bò thì việc tách rời bê non ra khỏi mẹ là không thể tránh được. Tuy nhiên trong chăn nuôi công nghiệp, để có thể thu lợi tối đa, bê non sẽ không bao giờ được gặp mẹ nữa, vì thế người ta phải tách rời nó càng sớm càng tốt. Những cặp mẹ con bị tách muộn có thể dẫn đến những ảnh hưởng tới tâm lý còn lớn hơn nhiều.

Những con bê con bị tách ra sau đó sẽ bị để mặc đến chết vì giá rét, bị tập trung vào những lồng giam ngột ngạt, bị bỏ đói, và bị “tra tấn” bởi các công nhân trước khi giết thịt. Thảm cảnh này khiến người ta nhớ tới cơn ác mộng mà người Do Thái từng gặp trong những trại tập trung của phát xít Đức… Thịt của những con bê này tất nhiên sẽ không bị lãng phí, và được bán cho các dây chuyền sản xuất thức ăn công nghiệp.

Số phận của những con bò mẹ cũng không khá hơn. Ngoài việc phải liên tục sinh nở đến khủng hoảng, và áp lực từ việc bị cướp mất bê con, chúng còn phải đối mặt với những căn bệnh nhiễm trùng đầu vú do phải liên tục cho sữa. Các đầu vú của chúng sẽ bị cứng dần lại, và sữa cho ra sẽ vón cục và nhiều nước. Thông thường bò có thể sống được tới 25 năm, nhưng những con bò sữa trong chăn nuôi công nghiệp sẽ bị giết thịt trong vòng 5 đến 7 năm, sau khi không còn khả năng đáp ứng lượng sữa.

Cải thiện dinh dưỡng cho cơ thể, và đáp ứng nhu cầu của con ngườicần thiết, nhưng ngành chăn nuôi bò sữa công nghiệp cũng có nhiều nghịch lý. Những nhà chăn nuôi sẵn sàng đổ bỏ sữa vì các nguyên nhân về giá thành hoặc đòi quyền lợi. Chỉ riêng tại Ontario, Canada, trong 5 tháng đầu năm 2015, đã có tới gần 1 triệu lít sữa bò bị vứt bỏ. Rất nhiều sản phẩm sữa bò chứa thuốc kháng sinh, hormone, và nhiều hóa chất độc hại khác sản sinh trong quá trình chăn nuôi công nghiệp. Chính vì thế, nếu bạn có người thân nhạy cảm, thì hẳn bạn sẽ biết rằng, rất nhiều người bị dị ứng sữa. Một số trường hợp dị ứng nặng đến mức chỉ một ngụm sữa cũng khiến người đó đi ngoài ra máu. Ngoài ra, lượng canxi hàng ngày mà bạn cần từ sữa hoàn toàn có thể được bổ sung từ nhiều loại thực phẩm khác như rau, đậu, hoa quả…

Cuối cùng, tác giả bài viết (ký tên là Quang Minh) thành thật nói cùng chúng ta như thế này:

Bài viết này không có ý bảo rằng chúng ta đừng uống sữa nữa, nhưng người xưa vẫn thường nói rằng “biết đủ là hạnh phúc”. Thật sự nhu cầu con người cần là bao nhiêu, như thế nào là đủ? Chỉ thấy rằng, không chỉ riêng ngành chăn nuôi mà các ngành sản xuất khác cũng vậy, thế giới đang đối diện với cơn khủng hoảng thừa hàng hóa. Có những nơi hàng hóa nhiều đến mức không biết đổ đi đâu. Và thực tế cho thấy gì? Đó là môi trường sống và sức khỏe con người đang bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Nhiều chưa hẳn đã là điều tốt, số lượng tỷ lệ nghịch với chất lượng. Giá mà tất cả chúng ta biết rằng mọi việc nên có một điểm dừng, giá mà chúng ta làm gì cũng biết nghĩ đến những ảnh hưởng lâu dài về sau, giá mà chúng ta hiểu được như thế nào là đủ…

Quang Minh

4. - THỰC PHẨM DÀNH CHO BÒ CON

Đọc xong một lần, rồi đọc lần hai, lần ba. Ngó lên tấm lịch treo tường, cuối tháng chín trời đã vào thu. Mát mẻ. Dễ chịu. Nhưng sao cả người tôi toát mồ hôi dầm dề như đang tắm. Những giọt nước từ đầu tóc và đỉnh trán cứ trào tuôn, chảy liên hồi xuống mặt. Mình đang khóc phải không?

Tự hỏi mình rằng:

“Sao lâu ni mình ngu dốt như vậy hè? Vừa ngu dốt vừa thiếu kém tâm từ bi”.

Người khác, bạn có thể dễ dàng tha thứ bởi vì họ vô minh, họ chỉ biết sống nghĩa là tồn tại và làm ăn, kiếm tiền để rồi chiều đi nhậu.

Còn tôi, một người niệm Phật và nguyện dâng hiến cuộc đời lên Tam bảo - sao còn dửng dưng trước sự quằn quại, căm hờn của một con vật, chao ơi là dễ thương biết mấy? Để yên tâm lấy sữa của nó bồi bổ cho tấm thân tứ đại này, trong khi ngũ cốc, rau củ, hạt trái… đã vừa đủ nuôi sống và nâng cao sức khoẻ của mọi người?”

Buổi trưa, tôi thừ người trước mâm cơm thanh đạm như thường ngày, do đứa gái út dọn ra. Tôi chỉ dùng qua loa cho xong bữa.

Chiều ấy, tôi đi xe ôm qua phía nam sông Hương, đến nhà Thầy Quán Hạnh thăm chơi. Sau mấy tuần trà Ô Long, tôi mới trao cho Thầy bài “Sống để mang thai - sinh ra để chết: Mặt trái của ngành chăn nuôi bò sữa công nghiệp”. Thầy xem xong, bảo:

- Những tài liệu như thế này, mình đã đọc từ lâu lắm trong các tạp chí khoa học bằng Anh ngữ. Chúng ta thấy đó, tụi Tây luôn luôn duy lý và ích kỷ, cho nên cái nền khoa học của bọn chúng luôn luôn tàn bạo và phi nhân. Định phổ biến cho anh em tài liệu quý báu này, nhưng mình không biết xài vi tính vả lại công việc bận rộn nên quên.

Ngài Ohsawa tiên sinh đã nói tại một quán ăn cơm gạo lứt ởParis từ những năm 1950, một câu rất đơn giản, như sau: Sữa bò là thực phẩm dành cho bò con. Con người thì chỉ dùng sữa mẹ. Khi con người biết tự ăn uống được thì sữa mẹ cũng không nên dùng nữa!

Thầy (năm nay gần tám chục) nhắp cốc trà, chậm chậm nói một cách rất nghiêm túc cho đứa học trò khoảng bảy mươi:

- Sữa bò là kết quả của lòng tham con người, tham tiền, tham danh tiếng, tham chỗ đứng trong xã hội – cọng thêm lòng sân hận của bò mẹ khi bị bắt con đi ngay lúc vừa sanh xong. Mất con, dĩ nhiên bò mẹ vô cùng uất ức, giận dữ. Rồi, bò mẹ bị giam giữ trong chuồng để bị cưỡng bức sản xuất mỗi ngày tới 60 lít sữa. Rồi bị cưỡng bức sanh con. Sanh xong, con người mang con đi. Rồi lại bị cưỡng bức có bầu, sanh con và bị người ta mang con đi. Quy trình ấy cứ kéo dài mãi. Như rứa, bò mẹ bị sống trong trạng thái si mê thù hận dằng dặc không biết lúc nào thoát khỏi.

Một sản phẩm của nền văn minh Âu Mỹ mà có đủ ba yếu tố THAM, SÂN, SI như vậy – thì thử hỏi chúng ta có nên dùng sản phẩm ấy hàng ngày không?

Cũng may là chúng ta sinh ra và lớn lên ở nông thôn -  những tên nhà quê chính hiệu - cho nên sữa bò không phải là món ăn bình thường của mình. Cha mẹ nghèo, chỉ lo cho con hai bữa cơm từng ngày là hết sức rồi. Sữa bò là một thứ xa xỉ phẩm cho thế hệ bọn tui.

Tôi góp lời:

- Em cũng vậy. Hồi nhỏ, chỉ khi nào bị bệnh, cảm cúm, sốt ban, quai bị… thì mẹ mua thêm một hai lon sữa Con Chim về uống… cho mau lành bệnh!

Gần đây, em bị tai biến mạch máu não, và nhờ Ơn Tam Bảo em vượt qua được, tuy nhiên vẫn bị vài di chứng như liệt hẳn một tay, một chân. Gia đình, các bạn và các anh em mua tặng mấy hộp sữa bò, uống riết thành quen. Như thế đã mấy năm.  Nhưng bắt đầu từ hôm nay, sau khi đọc bài viết ấy – em dứt khoát bỏ hẳn thói quen uống sữa bò.

5.- TỰ THÂN PHẢN TỈNH

Thưa các bạn, tôi làm sao có thể cầm cốc sữa bò mà nhâm nhi thoải mái, trong khi các con bò đang quằn quại giữa bi thương, xót xa dường như đang dẫy chết – mà không thể chết đi được - bởi nó còn phải lây lất, lóp ngóp sống trong khốn khổ, để mang lại tiện ích và cả đồng tiền cho con người.

con người là những ai?

Là tôi, là bạn, là những người thân yêu ngồi đây, đứng đó, ngoài kia, đang ngậm miệng thin thít để anh dũng uống từng giọt sữa bò - ủa quên – từng giọt máu đắng cay, uất ức trong tủi hờn, trong sự áp chế cùng cực của sự vô cảm, dửng dưng. Mà chưa kể đến những kẻ đang hô hào tranh đấu cho một cái gọi là “lương tâm nhân loại”, đang cắm đầu cắm cổ dương cao biểu ngữ “tự do, bình đẳng” cho nhân dân, đang ngẩng mặt réo gọi tung hô vang lừng về những điều cao thượng, cụ thể nhất, mà họ làm ngơ: thảo nguyên không còn xanh tươi và đàn bò đang run rẫy đợi chờ cái chết đến trong vô vọng.

Đàn bò và đồng cỏ. Tôi biết kêu gọi ai bây giờ? Trong khi các bạn bè, anh em đã gần như điếc đặc?

Đàn bò và đồng cỏ. Tôi biết nhờ cậy tiếng nói của ai cất lên ở đây và hiện giờ, để đồng cỏ mãi mãi vẫn màu xanh và các chúng sanh đang gào thét trong âm u của bóng đêm không bao giờ lịm tắt, sẽ trở thành những sinh vật có hơi thởmong manh, đang nỗ lực vươn tới hy vọng của sự sống còn dưới bầu trời đầy ánh sao?

Có ai nghe không?

Em không nghe. Chị không có nghe. Các bác không bao giờ thấy gì hết, nghe chi cả. Các ông đang bận rộn vui chơi, các thanh niên thiếu nữ đang mắc bận selfie, các phụ nữ đang bận trang điểm, làm dáng – nên không bao giờ nghe!

Không ai ngừng lại chỉ một giây phút để lắng nghe những chúng sanh đang vật vờ, rên rỉ quanh các hàng rào kẽm gai, rồi  bị đánh đập, chịu giá rét, đang bị bỏ đói đến chết dưới những ánh mắt làm ngơ vô ý, tảng lờ cố tình?

Đàn bò và đồng cỏ, có còn đó không?

* * *

6. - XE PLASTIC NỔ TẠI ĐÂY!

Mới đánh máy ngang đây, tôi bỗng giật mình vì có ai bất ngờ đứng phía sau. Tôi quay lại. Té ra đứa con gái út đang rình xem cha nó viết cái gì. Thì ra nó đã đọc hết cả bài viết này. Ốt dột quá, tôi đỏ mặt (có lẽ vậy!) hỏi:

- Con đã đọc những gì ba viết?

- Vâng. Tình cờ thấy ba viết cái gì có vẻ chăm chú và cảm xúc đến như vậy – cho nên con tò mò đọc lén một chút.

Để cho những rung động kịp ngưng lại, tôi hỏi:

- Răng rứa? Con đã đọc xong rồi và thấy bài ba viết như ri con xem có được chăng?

Nó bĩu môi:

- Ba hoài công viết để làm gì? Ai mà đọc? Đọc để làm chi?

Tôi đang chờ đợi lời khen của nó, té không ngờ nhận một thùng nước lạnh tạt vào mặt.

Run run, tôi không biết nói năng chi, bây giờ. Tại sao nó không biết phung phí lời khen một chút để cho cha nó vui lòng? Một lời nói, có đáng gì đâu?

Tức thì, nó khinh khỉnh phán một tràng dài:

 - Ba dẹp đi. Đừng viết nữa. Vô ích. Để thì giờ mà đi chơi với mấy ông bạn tra. Cà phê cà pháo. Ăn mì quảng, ăn bún riêu chay, ăn phở chay. Rong chơi. Lang bang khắp Huế. Ra bờ sông hóng gió rồi về. Ưa mần chi thì mần cho sướng cái thân tra. Đừng viết nữa. Hao tổn sức lực. Nghe lời con, đi ba!        

Như chiếc xe plastic nổ giữa phố đông người, tôi tái mặt, ù tai, lóa mắt, mạch máu ngưng lại. Răng mà mình chưa chết đi?

Nghe lời răn đe khủng khiếp của nó, hay của tiếng gầm rú của oanh tạc cơ đang đẩy toàn thể nạn nhân tiến về phía trước? Tôi sợ. Tôi hãi hùng. Tôi lên cơn sốt 42 độ. Tôi rùng mình.

Tôi bỗng hoá thành kẻ khù khờ, ngây dại. Tôi niệm Phật, nam mô a di đà phật… và bất giác đưa tay tắt máy cái bụp. Ôm đầu và gục lên mặt bàn vi tính.

Hình như đứa con gái đã xuống nhà bếp lo bữa cơm chiều, tôi vẫn ngồi như rứa. Im lìm. Không cục cựa. Lầm lì. Tự nhiên, trong tiếng niệm Phật,  tôi thấy mọi cánh đồng cỏ bị thiêu cháy dữ dội, mùi cỏ tươi gặp lửa buông mùi khét lẹt. Những con bò mẹ bò con đua nhau chạy lung tung. Dường như tất cả con bò vừa kêu khóc vừa chạy tứ tán.

Tôi làm chi bây giờ?

Tra đầu mà như con nít. Hay là, mình niệm Phật lâu ngày bỗng hoá ra kẻ “đồng chơn” rồi chăng?

Tôi đang làm chi đây? Tôi muốn hét to lên một tiếng, nhiều tiếng. Tam Bảo ơi! Phật A di đà ơi! Xin hãy cứu con! Cứu với, cứu với!

Có ai nghe không? Có ai đứng đó để nghe tiếng kêu cứu của tôi không?

* * *

7. - AI ĐANG NGHE VÀ AI ĐIẾC ĐẶC?

Ồ, có đây. Xuân Minh, đứa cháu ruột gọi tôi bằng bác rất thâm tình, hiện ở Đà Nẵng. Bản chất cang cường, chính trực, nhưng vô cùng dễ mến và có sẵn lòng thương đối với loài vật nhất là loài bò. Xuân Minh có hai thằng trai đứa bảy tuổi, đứa bốn tuổi nhưng vẫn uống sữa bò cao cấp hàng ngày. Tôi gởi cho Xuân Minh bài viết này. Khoảng nửa giờ sau, nó nhắn tin trên facebook rằng:

- Cháu đã đọc xong. Thấy sự thật tàn nhẫn & đau lòng thiệt... Thương cho các con bò. Từ nay sẽ đổi sữa ngũ cốc cho con uống. Nam mô A di đà Phật…

Tiếp theo, tôi liền gởi bài này cho chị Thân Anh, và chị Quỳnh Lê, với hy vọng “phụ nữ rất dễ xúc cảm lắm”. Giờ này ởCalifornia chắc là ban sáng. Các chị sẽ thức dậy và sẽ đọc cho mà coi. Qủa đúng như thế thật. Đọc xong, chị gởi tin nhắn:

“Bài ni tôi đọc đi đọc lại khi sáng sớm, nước mắt lại tuông rơi. 

Lúc xưa chưa biết sống sao cho phù hợp đạo lý, tôi đã sống quá hời hợt. Nên rất ăn năn sám hối những hành động kém hiểu biết của mình mà xin hồi hướng những công đức lành niệm Phật, hành thiền, tụng kinh, phước thiện đến cho muôn vàn chúng sinh đang hấp hối trong vòng tròn nghiệt ngã của luân hồi nghiệp lực được thoát kiếp gian nan, mong Phật đạo sớm mau thành tựu

Bài viết này đã được bọn tôi phổ biến qua Pháp và nhiều bạn ở khắp nơi trên nước Mỹ. Nam mô A Di Đà Phật”. Cảm ơn anh Chiến!

* * *

 Như rứa, thế giới này hiện có cả thảy ba người đang kêu khóc, ứa nước mắt vì đàn bò và đồng cỏ. Rồi sẽ có mười người, một trăm người sẵn lòng đứng về phía đàn bò và cánh đồng cỏ. Nay mai, sẽ có hàng ngàn người, hàng vạn người… tay nối cánh tay, cùng réo gọi, cùng thổn thức, cùng kêu gào trước cảnh cạn kiệt, xơ xác của thảo nguyên trong khi những con bò còn may mà sống sót thì đang bơ vơ, tuyệt vọng.

8. - PHẢI LÀM CÁI CHI ĐÓ?

          Các bạn sẽ nói: Phải làm một cái chi đó, chứ không lẽ quý vị cứ nắm tay nhau mà khóc lóc, rên rỉ, kêu gào như thế mãi?

          Vâng. Nhưng chúng tôi sẽ làm theo cách của chúng tôi. Không phải là bằng bạo lực, súng đạn. Không phải bằng quyền lực chính trị, bằng cấm vận kinh tế, bằng thách thức ngoại giao.

          Chúng tôi là những con người tâm linh, chỉ sống theo đức Phậtđạo Phật - cho nên phương tiện của chúng tôi chỉ là Niệm Phậtcầu nguyện theo phong cách Phật giáo.

       Thật ra, trong Phật giáo không có một hình thức gọi là cầu nguyện. Nhưng, để các bạn dễ cảm thông, chúng tôi nói thêm là: cầu nguyện theo phong cách Phật giáo. Nghĩa là không phải là cầu xin Thượng đế hay xin xỏ Ơn Trên ban cho một cái gì, mà là “Vì thương yêu, mà phát đại nguyện cứu độ tất cả chúng sanh”. Làm cho tâm lượng chúng ta trở nên lớn rộng hơn, bao la như pháp giới, chứ không còn bó hẹp trong cái Ngã hẹp hòi, nhỏ nhoi này nữa.

       Phát đại nguyện cứu vớt mọi chúng sanh trong đó có những con bò sữa, bò con và tất cả những sinh linh đang bị cưỡng bức cho sữa, đánh đập, hành hạ, bỏ đói và giá rét – sẽ làm cho tâm hồn chúng ta trở nên rộng lớn hơn, đầy từ bi hơn. Chúng ta sẽ đoạn tuyệt tâm thái ích kỷ, ti tiện, chỉ nghĩ đến bản thânvợ con. Theo chúng tôi, đây chính là điểm sáng giá nhất, cao thượng nhất của Phật giáo!        

Đây là lời cầu nguyện của chúng tôi.

Đệ tử hôm nay đối trước mười phương Chư PhậtChư Tôn Pháp, Chư Hiền Thánh Tăng, xin đem tâm đại từ bi mà chứng giám:

Từ nay trở đi cho đến ngày giác ngộ, chúng con nguyện sẽ nâng đỡ, đùm bọc, che chở hết thảy vô lượng vô biên chúng sanh; chúng con mở lòng thương xót, yêu mến, gần gũi, chia xẻ đối với tất cả loài bò cùng tất cả các loài khác. Nếu có chúng sanh nào bị các ách nạn, cưỡng bức, giam giữ, bỏ đói, bỏ khát, áp chế - chúng con thề đem thân ra cứu vớt, chăm sóc, ấp ủ, làm cho các chúng sanh ấy được an ổn, hân hoan.

Nguyện xin mười phương cùng tận hư không giới, hết thảy Tam Bảo chứng minh cho chúng con.

Phát đại nguyện xong rồi, chúng con gieo năm vóc xuống sát đất,  xin đảnh lễ Tam Bảo…

Nam mô A di đà Phật

9. - ĐOẠN KẾT

Bài viết gần xong, tôi đang xem lại toàn bài để có thể sửa chữa và gởi đi. Chợt cửa mở, một người bạn cũ tên là Quỳnh, bước vào, thái độ vui vẻ:

       - Chào ông bạn! Đang viết cái chi đó, cho coi đặng không?

       Tôi nhường bàn vi tính cho bạn và mình thì pha trà mời khách. Trong khi anh Quỳnh vừa đọc bài viết. Đọc xong đến hai lần.

       Anh Quỳnh vừa cầm tách trà vừa xoay qua phía tôi:

       - Tôi không đánh giá bài viết của ông. Nhưng tôi phê phán cách giải quyết vấn đề có vẻ tiêu cực, không tưởng và xa rời thực tế quá! Thương yêu những con bò, và để cứu vớt bọn chúng, thì chúng ta phải thực hiện một phương thức nào có vẻ thực tế hơn. Không lẽ chỉ cầu nguyệnniệm Phật là đủ?

       Tôi nhắp nhắp từng chút trà, nói:

       - Vậy anh muốn giải quyết bằng cách nào cho hợp đạo lý?

       - Cách nào thực tếđưa tới kết quả thắng lợi: Người ta sẽ không dùng sữa bò nữa, tất cả đàn bò được phóng thích và rong chơi trên đồng cỏ. Không còn cảnh đàn bò bị áp chế, cưỡng bức hoặc bị giết hại vô cớ…

       Tôi buông tách trà xuống, nói:

       - Được! Tôi sẽ tổ chức các cuộc biểu tình, hô hào dứt trừ dùng sữa bò với biểu ngữ: “Tất cả vì sự sống của đàn bò!”, hoặc “Cấm những hành vi bóc lộtcưỡng bức loài bò”. Và anh sẽ lá cờ đi đầu đoàn biểu tình ấy. Anh chịu không?

       Chưa hết, tôi còn sử dụng bạo lực, thiết lập chính quyền để thực hiện ý đồ cứu vớt loài bò. Cụ thể như là: Ai còn sử dụng sữa bò sẽ bị bắt giam. Kẻ nào cưỡng bức và giết hại loài bò sẽ bị đi lưu đày tận Nam Cực. Tôi sẽ bỏ tù rục xương những tên trùm của các tập đoàn sản xuất Sữa Bò trên khắp thế giới. Tôi sẽ làm cho toàn thể hành tinh này thành những thảo nguyên xanh tươi và chỉ có bầy bò tung tăng nhảy nhót - với cái giá mà nhân loại sẽ trả: Hy sinh khoảng 4 tỷ người!

Anh đồng ý phương sách ấy chăng?

Anh Quỳnh có lẽ không nói gì được. Nhắp trà liên tục.

Tôi lại nói:

- Tất cả phương sách thực tiễn, cụ thể và bạo lực của nhân loại từ lâu đã bị phá sản hoàn toàn! Chúng ta hãy nhìn các nhà cách mạng, các nhà chính trị mà xem: thực tế bạo lực không bao giờ làm nên hạnh phúc, an bình cho nhân loại. Chính vì vậy, ngày xưa thái tử Tất Đạt Đa mới chọn con đường giải thoát, cứu độ chúng sanh bằng trí tuệtình thương. Chấm hết.

       Chúng tôi không phải là những đứa trẻ con để dễ dàng tin vào các điều huyễn hoặc, vô lý. Nhưng, qua một quá trình sống cụ thể, thực tiễn, tích cực, chúng tôi thấy: rốt cuộc những thứ ấy luôn luôn dẫn tới khốn khổ và bế tắc. Và, cuối cùng chúng tôi chọn con đường tâm linh, minh triết giải thoát có tự ngàn xưa, mới giải quyết hoàn toàn cho cuộc sống chúng tôi. Kể cả vấn đề “Đàn bò và cánh đồng cỏ” cũng thế mà thôi. Tất cả đều nằm trong chiều hướng “Niệm Phật và cầu nguyện theo phong cách Phật giáo!”

       Các bạn, các anh em nghĩ sao?

        Nam mô A di đà Phật...

Nam mô A di đà Phật...

Nam mô A di đà Phật...

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/10/2014(Xem: 9144)
21/08/2014(Xem: 9940)
04/01/2017(Xem: 12828)
02/11/2023(Xem: 1253)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.