Tiếng vỗ đôi cánh bướm

30/11/20173:34 CH(Xem: 6928)
Tiếng vỗ đôi cánh bướm
TIẾNG VỖ ĐÔI CÁNH BƯỚM
Chân Trời Đại Nguyện

canh buomĐêm nay, bầu trời rực rỡ với hàng ngàn ánh sáng lung linh của các vì sao. Những ánh sao cứ lấp lánh lấp lánh như đang được một bàn tay mầu nhiệm nào đó hóa phép như trong những câu chuyện cổ tích. Tôi ngồi trước phòng trà, đốt một nén trầm và pha một tách trà thật thơm để hưởng thức vẻ đẹp của màn đêm.

Rồi từ xa xa, tôi nghe có những làn gió mát đang thổi tới với tốc độ thật nhanh, thật mạnh. Đúng rồi, là chị gió! Chị gió đang đến và chị còn mời thêm bác mây đến chung vui, mà dường như bác mây đang có cảm xúc hay sao ấy? Có lẽ bác đang ganh tị với vẻ đẹp lấp lánh của những vì sao. Bác đã dang hết đôi tay của mình và che mất tất cả những vì sao. Nhưng làm gì có sự phân biệt và ganh tị ở đây đâu, chị gió và bác mây chỉ đang giúp cho sự biểu hiện của những vì sao đêm nay thêm đẹp và ý nghĩa thêm mà thôi. Chú mưa cũng tham dự vào buổi tiệc hôm nay, chú đang cho rơi những giọt mưa thật nặng, thật mát xuống lòng đất, và nuôi dưỡng biết bao nhiêu sự sống trên đất mẹ. Tiếng gió vù vù, tiếng mưa rơi lách tách cứ đều đều như nhịp thở vậy đấy. Nghe giống như một bản nhạc không lời đang diễn ra trong tâm thức của tôi.

Tôi ngồi đó, ngồi có mặt cho chị gió, bác mây, chú mưa và cả những bạn sao trời đang nằm khuất sau những cụm mây kia. Có mặt thật sâu, tôi nhận thấy được sự vô thường của vạn vật, của thời tiết, của muôn loài. Vừa mới đây thôi, bầu trời vẫn còn lung linh, rực rỡ biết nhường nào thì chỉ vừa cạn một ly trà nhỏ nó đã bỗng chốc trở thành cơn mưa nặng hạt. Vậy đấy, chỉ có một ly trà thôi, một thời gian ngắn ngủi, một động tác nho nhỏ mà đã có biết bao nhiêu hiện tượng đổi thay.

Những suy nghĩ này làm tôi chợt nhớ đến nhà Khí tượng học nổi tiếng người Mỹ Edward Norton Lorenz, chắc hẳn có rất nhiều người biết đến ông và đặt biệt là trong giới khoa học gia. Ông đã nổi tiếng với những nghiên cứu của mình cùng với những thuyết khá mới và quan trọng trong lĩnh vực khoa học, nó đã làm nền tảng cho những đổi mới trong nghiên cứu, khảo sát khoa học và là một bước đệm làm rung chuyển cả học thuyết của Newton. Ông từng phát biểu: “Liệu một cái vỗ cánh của một con bướm ở Brazil có thể làm thành một cơn lốc xoáy ở bang Texas Hoa Kỳ hay không?”. Ông gọi đây là Hiệu Ứng Cánh Bướm. Thuyết này xuất hiện khi ông có những thắc mắc cực lớn từ trong công việc nghiên cứu của mình. Khi nghiên cứu về khí tượng học, ông đã nhận thấy rằng: những công thức, phương trình mà ông viết ra dù rất chính xác để dự đoán, ước tính về những thay đổi của thời tiết nhưng cũng không thể nào biết được hoàn toàn chính xác những gì sẽ có thể xảy ra. Ông thấy rằng chỉ cần một sai số dù rất nhỏ cũng có thể dẫn đến một thay đổi thật to lớn không thể nào dự đoán trước được.

Ta tạm ngưng ở vấn đề khoa học và trở về xem xét lại phát biểu của ông trong phạm vi tôn giáo và đặt biệt là Phật giáo. Nếu xét về Hiệu Ứng Cánh Bướm thì ta thấy rằng nó mang một triết lí rất gần với những tuệ giác mà Bụt đã chỉ dạy cho chúng ta cách đây hơn 2500 năm. Những giáo lí vô thường, vô ngã, duyên sinhtương tứcchúng ta đã được học thì nay đã được giới khoa học nhìn nhận và tiếp thu để áp dụng vào nghiên cứu. Bụt đã từng cho những ví dụ thật gần gũi mà đầy ý nghĩa giống như Hiệu Ứng Cánh Bướm của Edward Norton Lorenz:“Đừng khinh thường một đóm lửa nhỏ vì nó có thể đốt cháy cả một khu rừng, đừng khinh thường một con rắn nhỏ vì nó có thể làm ta mất mạng,…” –  Đại ý là mọi thứ đều có thể thay đổi không ngừng, chỉ cần hội đủ điều kiện dù chỉ là một điều kiện rất nhỏ cũng có thể làm biểu hiện, làm phát sinh ra một hệ quả rất to lớn.

Nghĩ đến đây tôi lại chợt nhớ đến Thầy Thủ Tọa, tôi nghĩ về Thầy và thật sự biết ơn và trân quý Thầy. Thầy là một vị Hòa Thượng xứng đáng để chúng ta nối bước, noi gương và học hỏi. Những hành động và lời dạy của thầy tuy rất đơn giản nhưng có ai biết được đó là cả một tuệ giác lớn, một sự thực tập mang đậm nội dung từ, bi, hỷ và xả.

Mọi huynh đệ chúng ta đều biết Thầy Thủ Tọa là người Thầy có ý thức bảo vệ môi trường rất cao.Và như tôi đã được nghe nhiều câu chuyện về Thầy, thì khi còn ở chùa Từ Đức, cứ vào mỗi năm Thầy thường hướng dẫn quý thầy và bà con Phật tử của chùa dành trọn một ngày để đi nhặt rác tại những nơi mà người dân thường hay vứt bừa bãi. Thầy hướng dẫn Phật tử và cùng làm với họ với tâm rất hoan hỷtừ bi.

Hoặc có khi tôi được nghe trực tiếp từ những vị thị giả của Thầy kể lại rằng: thỉnh thoảng nếu trong phòng của Thầy có muỗi, thì Thầy sẽ tự tay hoặc nhờ các sư chú thị giả giúp cho chú muỗi lạc đường kia có thể ra khỏi phòng mà không làm cho chú bị thương. Điều này khi mới nghe qua chắc chúng ta sẽ rất buồn cười, vì dù mình có lòng từ bi nhiều lắm đi nữa thì làm sao tránh được tai nạn khi giải cứu cho một chú muỗi nhỏ nhoi mà lại hay quậy phá như thế kia. Vậy mà Thầy vẫn có cách để đưa chú muỗi ra ngoài mà tránh gây ra sự tổn thương. Thầy dạy là khi ta thấy hoặc nghe chú muỗi nào đang vi vu trong phòng, thì ta chỉ cần lấy một cái ly hoặc một cái hộp, đợi khi chú ta đậu ở một nơi nào đó trên tường hoặc trên da chúng ta, rồi ta nhè nhẹ di chuyển cái ly đến và úp lại giữ chú muỗi trong cái ly. Sau đó ta lấy tờ giấy di chuyển từ từ vào để đậy miệng ly lại, thế là xong. Ta chỉ còn một việc là mang cái ly đi ra bên ngoài phòng và thả cho chú tự do như trước đây chú đã từng sống.

Cũng có lần tôi và một sư anh đã từng trực tiếp giúp Thầy làm một cái hộp nhựa trong để bao phủ bóng đèn trước sân. Xung quanh cốc của Thầy có những bóng đèn dùng để soi đường đi vào ban đêm. Thầy biết là vào mùa mưa các loài côn trùng có cánh thường tìm cách lao về phía ánh sáng và đặc biệt là những cái bóng đèn này. Chúng lao vào bởi sự cuốn hút của ánh sáng rực rỡ, nhưng rồi chính sức nóng của cái ánh sáng chói lóa kia lại là thứ lấy đi cuộc đời của các chú – một kiếp sống phù du. Thầy dạy chúng tôi là phải làm một cái hộp nhựa trong và bao phủ đèn, sao cho vừa có ánh sáng để soi đường và cũng vừa bảo vệ để không cho những con côn trùng này bay vào.

Thầy còn nhờ huynh đệ thiết kế những đường hào nhỏ nằm bọc xung quanh bên ngoài những chân cột trụ nơi cốc của Thầy. Mục đích là để hạn chế nhỏ nhất những chú kiến tham ăn đột nhập vào trong nhà, vì nếu chúng vào nhà quá nhiều thì những vị thị giả có thể vô tình giẫm lên chúng.

Còn nhiều và nhiều những câu chuyện của Thầy mà tôi không thể kể ra hết được, nhưng chỉ với bấy nhiêu cũng đã khiến tôi đủ để chiêm nghiệm lại và học hỏi những đức tính từ bi của Thầy. Có vị hỏi Thầy tại sao mình lại phải làm như thế, trong khi bình thường mình cũng có thể vô tình phải đạp lên những con côn trùng đó rồi. Thầy chỉ cười và trả lời một cách từ bi: “Sư chú có biết là nếu mình có đầy đủ chánh niệm thì mình có thể không giẫm lên chúng, nhưng chánh niệm của mình đôi lúc chưa tròn đầy nên mình cần tìm phương tiện để giúp cho sự thực tập của mình và để tránh làm tổn thương tâm từ bi của mình đối với những loài ấy”.

Vâng thưa Thầy, những hành động nho nhỏ của Thầy tuy thật đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm được, phải đòi hỏi một sự thực tập chánh niệm liên tục, một tình thương thật rộng lớn và một sự hành trì giới luật không ngừng nghỉ, mang đầy đủ nội dung mới có thể làm được như Thầy. Ngay cả bản thân chúng con, những người trẻ, luôn nghĩ rằng mình có đủ sức khỏe và quá tự tin vào khả năng làm việc, học hỏi của bản thân cũng khó có thể làm được như Thầy. Vì những cái chúng con làm và suy nghĩ đôi khi vẫn còn tính cách bồng bột, năng động nhất thời của người trẻ. Còn với Thầy, thì đó là cả một sự thực tập chánh niệm, định lựctuệ giác.

Những cử chỉ, lời nóisuy nghĩ trong Thầy đã mang chứa đựng trọn vẹn sự thực tập trong đó. Mỗi nụ cười, mỗi lời dạy bảo của Thầy chứa đựng đầy tình thươnglòng từ bi không kì thị. Thầy không hề dạy chúng tôi phải làm cái này hay cái kia cho thật to, thật hoành tráng, không cần phải là thầy này hay thượng tọa kia. Thầy dạy chúng tôi phải sống thật là một người tu, phải nắm lấy tuệ giác của Bụt đã chỉ dạy mà hành trì. Nhưng hành trì ở đâu? Không phải ở trên bục giảng, không phải trong những buổi phỏng vấn trên truyền hình hay trước hàng trăm hàng ngàn người. Vâng, đương nhiên vẫn phải có sự thực tập trong những trường hợp đó. Nhưng gần nhất là lúc chúng ta đi, đứng, nằm, ngồi, ăn cơm, giặt áo, rửa mặt,…

Pháp thân của Thầy thật mầu nhiệm và tỏa sáng, chỉ cần nhìn Thầy trong cách đi, đứng, hay viết lách, đọc sách, nói chuyện với quý huynh đệ thì chúng tôi đã cảm nhận và học hỏi được rất nhiều từ Thầy rồi. Những hành động nhỏ của Thầy chứa đựng biết bao nhiêu tuệ giác lớn nằm sâu trong đó. Nhưng có khi nào Thầy cho đó là lớn lao đâu! Thầy vẫn đi, đứng, nằm, ngồi, viết lách, đọc sách … như bao nhiêu người. Cũng giống như hiệu ứng cánh bướm, có thể một cái vỗ cánh của con bươm bướm ở Brazil làm thành một cơn lốc xoáy ở Texas, điều đó chúng ta có thể kiểm chứng thực hư sau. Nhưng với tôi những hành động nhỏ của Thầy đã đánh động đến niềm tin, sự học hỏi, lòng biết ơn của tôi với Thầy, với Bụt Tổ rất nhiều. Những tuệ giác tỏa ra trong từng cử chỉ, hành động và lời nói của Thầy cũng đang ảnh hưởng sâu sắc đến chúng tôi cũng giống như cánh bướm nhỏ có thể tạo ra cơn lốc xoáy ở bên kia bán cầu vậy.

Nhớ về Thầy, đêm biểu hiện của những nhiệm mầu!

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
13/11/2015(Xem: 8285)
26/07/2016(Xem: 12404)
27/10/2023(Xem: 820)
21/11/2015(Xem: 7492)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.