Dòng sông qua đi...

24/03/20186:00 CH(Xem: 7661)
Dòng sông qua đi...

DÒNG SÔNG QUA ĐI... 
Vĩnh Hảo

  

 “You could not step twice into the same river

— Heraclitus 

 

song-huongKhi dòng sông phút trước không còn là dòng sông phút sau, thì đời người phút trước cũng không giống đời ngườiphút sau.

Theo dòng thời gian, mọi thứ trôi qua còn nhanh hơn thế nữa.

Nhưng thời gian có không, trong sự dịch chuyển của đơn vị vật chất nhỏ nhất (neutron, proton, quantum, photon...)? Một phần triệu giây, hoặc ngắn hơn! Có đơn vị thời gian nhỏ nhất hay không? Có tên gọi cho một khoảnh thời gianquá nhỏ nhiệm như thế không? Thời gian, đối với lý thuyết vật lý hiện đại, chỉ còn là một khái niệm, dường như có, dường như không, hoặc không hề tồn tại, hoặc tồn tại như một ảo tưởngảo giác từ tâm thức, hoặc như là một mộng ảo từ sự sinh diệt của một lượng tử, một hạt ‘ánh sáng’ hay ‘sóng’ mơ hồ tức-hữu tức-vô. Long Thọ (1) từ thế kỷ thứ hai chẳng đã từng nói là không làm gì có thời gian hay sao! (2) Vì thời gian do nơi vật thể mà có; mà vật thể nhưphoton (hạt căn bản—elementary particle) còn không thể nói là có hiện hữu như là một “vật” thì thời gian làm gì hiện hữu? (3)

Dù sao, trong cuộc sống hàng ngày, trong hiện tượng dịch chuyển của vật chất hay tinh thần, của con người và mọi sự mọi vật, người ta không thể phủ nhận có một dòng chảy, một dòng biến thiên, thay đổi, tương tục, trong từng khoảnh khắc vi tế nhất (mà đạo Phật gọi là sát-na sinh-diệt).

Và người ta không thể phủ nhận có dòng sông trôi qua những xóm làng; với những bờ lau, bãi cỏ, những hàng cây rũ bóng trên mặt nước phù sa.

Đời người cũng trôi qua như một dòng sông.

Ngày đón mặt trời, đêm hứng trăng sao, tranh vân cẩu trải dài năm tháng.

Nước xuống, nước lên, cuốn theo vô số những bùn đục hỉ, nộ, ái, ố...

Bên lở, bên bồi, đẩy đưa thuyền bến nọ, bờ kia.

Nào người giặt giũ, tắm mát; nào người phóng uế, xả rác... sông vẫn lặng lờ, kham nhẫncưu mang và chuyên chở tất cả.

Và cũng có khi gió lặng, sóng yên, nước trong veo ảnh hiện một vầng trăng vằng vặc, ngời sáng.

Sông như thế, đời người cũng thế, vẫn một dòng trôi xuôi về biển lớn.

 

Hãy sống như một dòng sông. Đừng ngăn bít, đắp bờ, dựng cọc, che chắn đường ra đại dương. Đừng tự biến con sông thành vũng, thành hồ, rồi vui thích, đắm mình trong nước đọng ao tù.

Dòng sông, hãy trôi, và hãy qua đi...

 

California, ngày 24 tháng 3 năm 2018

Vĩnh Hảo

(www.vinhhao.info)

 

_____________

 

(1) Long Thọ - Nāgārjunavị luận sư lỗi lạc của Phật giáo, sinh và mất tại Nam Ấn khoảng từ năm 150 đến 250 A.D. (sau công nguyên); tác giả của những bộ luận nổi tiếngảnh hưởng sâu rộng trong nền tư tưởngtriết học Phật giáonhư Trung LuậnThập Nhị Môn LuậnĐại Trí Độ LuậnHồi Tránh Luận...

(2) Trung Luận, phẩm Quán Thời thứ 19, bài kệ thứ 5, bản dịch của HT. Thích Thiện Siêu, trang 213: “Thời đứng yênkhông thể có được, thời đi qua cũng không thể có, nếu thời không thể có được, thời làm sao nói tướng thời.” (Nói cho rõ hơn: thời gian đứng yên không thể có, thời gian trôi đi cũng không thể có; nếu thời gian không thể có thì làm gì có tướng trạng của thời gian!)

“Thời trụ bất khả đắc / Thời khứ diệc phả đắc,

Thời nhược bất khả đắc / Vân hà thuyết thời tướng!”

時住不可得 時去亦叵得

時若不可得 云何說時相

 (2) Sđd., bài kệ thứ 6, trang 214: “Nhân nơi vật thể nên có thời gian, lìa vật thể thì đâu có thời; nhưng vật thể còn không có, huống gì có thời.”

“Nhân vật cố hữu thời / Ly vật hà hữu thời

Vật thượng vô sở hữu / Hà huống đương hữu thời.”

因物故有時 離物何有時

物尚無所有 何況當有時

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/10/2014(Xem: 9144)
21/08/2014(Xem: 9940)
04/01/2017(Xem: 12830)
02/11/2023(Xem: 1254)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.