Đêm nay tôi tìm đọc bút ký có tựa đề lạ lùng của nữ luật sưJenny Đỗ tại San Jose. Tôi hết sức xúc động. Xin viết đôi lời về tác giả.
Tháng 2 năm 1984 chuyến bay Air France từ Phi qua San Francisco chở nhóm gia đình con lai đầu tiên đến Hoa Kỳ. Cô gái lai Đặng Thị Phương Khanh đi cùng bà mẹ và em trai. Ngày hôm đó là ngày sinh nhật của Phương Khanh. 18 tuổi. Cô sinh ra tại Vũng Tàu. Lúc đó người cha Hoa Kỳ chưa hề biết mặt đã ra đi từ mấy tháng trước. Thế giới của cô là bên ngoại. Mẹ và ông bà ngoại. Quê ngoại ở ngoài Bắc xa xôi thuộc miền Nam Định. Họ Đặng cùng với Trường Chinh, một lãnh tụ cộng sản nhưng riêng gia đình cô lại có nhiều người bị "cách mạng" giết. Sau 9 năm sống với Việt nam Cộng Hoà cô bé Phương Khanh khá vất vả vì hoàn cảnh con lai. Sau 75 lại còn cay đắng hơn trong 9 năm vì thuộc thành phần con lai không có hộ khẩu. Cuộc sống hết sứcđau thương từ kinh tế mới Túc Trưng cho đến Sài Gòn thời bao cấp. Năm 1984 đi Mỹ là cơ hội cho cô gái lai 18 tuổi chắp cánh bay cao. Hành trang là kinh nghiệm cuộc sống dưới 2 chế độ. Với cộng hòa cô bé học được căn bản đạo đức gia đình và văn hóa miền Nam. Với cộng sản cô trải nghiệm giai đoạn đau thương phải phấn đấu để sinh tồn.Thân phận con lai trở thànhtấm vé cho cả gia đình bỏ quê ngoại trở về đất nước của người cha chẳng bao giờ gặp lại. 18 tuổi với 9 năm thuộc nền giáo dục của xã hội chủ nghĩa qua chế độ tem phiếu, khi đến Hoa Kỳ, Phuơng Khanh không có vốn Anh ngữ nên đã phải bắt đầu hoàn toàn từ số không. Cô đi làm, đi học, tốt nghiệp luật sưvà đặc biệt thành lập cơ quan bất vụ lợi, tổ chức bạn của Huế ra đời. Phương Khanh trở thành luật sưJenny Đỗ và là chủ tịch hội đồng quản trị Friends of Hue. Những chi tiết về tổ chức này được gián tiếpgiới thiệu trong bút ký cô viết về chuyến thăm viếng năm 2009. Nhưng định mệnh khắt khe đã rung hồi chuông báo tử.
Khi khám định kỳ Jenny phát giác ra bệnh ung thư vú. Sau
thời gian hóa trị có kết quả tại San Jose,
hy vọng bình phục, Jenny
lạc quan tiếp tục đi công tác vào năm 2009.
Bút ký Đường Khuynh Diệp ghi lại chuyến đi 6 năm trước. Niềm vui lớn lao là ngày nay tổ chức đã
xây dựng hoàn tất một
trung tâm cộng đồng tại Huế. Biết bao nhiêu kỷ niệm đấu tranh với công an
Thừa Thiên khi từ chối treo hình Hồ
chí Minh và cờ đỏ trong
trung tâm. Friends of Hue nuôi các trẻ em ăn học để
trở thành một lớp công dân hữu dụng tương lai. Tất cả các em đều có phía sau cả một
câu chuyện đau thương bi đát.
Trở lại San Jose, Jenny năm nay 49 tuổi
quyết định ra tranh cử tại khu 4 với một
ước vọng chính là
xây dựng cho người Việt San Jose một
trung tâm sinh hoạt cộng đồng. Nhiều bạn bè hứa hẹn
yểm trợ,
tinh thần rất mạnh mẽ và phấn khởi hướng về cuộc tranh cử năm 2016. Nhưng niềm vui đã nằm trong
thiên tai. Tuần trước đi khám định kỳ, bà
bác sĩ tuyên án bất ngờ. Bệnh ung thư tái phát
cấp thời mạnh mẽ và thời giancòn lại của Jenny chỉ đếm được hàng tháng. Hai hay 3 tháng.
Chúng tôi hỏi thăm tin dữ và tối thứ ba vừa qua
luật sư Đỗ Quý Dân và Jenny Đỗ ghé đến nhà
chúng tôi để kể chuyện về công
tác thiện nguyện tại
quê nhà và
dự án trung tâm cộng đồng như một giấc mơ mới hình thành tại San Jose. Cô sẽ không còn
sức khỏe để ra tranh cử và cũng không có ngày giờ để bàn chuyện
lâu dài. Sẽ chuẩn bị
công bố về
hoàn cảnh cá nhân và trình bày cho bằng hữu về
giấc mộng sau cùng. Jenny
bình tĩnh ngồi tâm sự suốt 4 giờ đồng hồ.
Thể hiện một
ý chí vô cũng mạnh mẽ, sẽ
tiếp tục đấu tranh với Ung Thư trong hoàn cảnhtuyệt vọng. Cô
cho biết tâm sự và
văn chương qua
bút ký công tác xin bác tìm đọc Đuờng Khuynh Diệp. Vào lúc 2 giờ sáng qua tôi
tìm thấy bài văn lạ lùng này trên
thế giới ảo.Trong số các bài văn thuộc loại thăm dân
cho biết sự tình, tôi nghĩ rằng
tác phẩm này có thể được coi là xuất sắc nhất. Tấm lòng của
tác giả giãi bày trên từng trang giấy. Nhưng trong chuyện buồn cũng còn có lúc
hết sức vui. Chuyện buồn là những đứa bé gái Việt lên 10 chưa có ngực phải làm điếm bên Cam Bốt. Người
phụ nữ Việt ngày đêm bị nhốt trần truồng trong phòng kín. Những con chim
tội nghiệp bán ở cửa đền khi
phóng sinh bay không được
chết chìm dưới nước. Cô gái bán tôm trên bãi cát, bóc từng con cho khách ăn để rồi nhìn ra
biển tâm sự rằng lo cho chồng một ngày ra khơi đánh cá sẽ không
trở về. Phương Khanh mang thân phậncon lai, 18 tuổi
trở về quê cha Hoa Kỳ gọi là Coming Home, nhưng
một đời sống trong cửa chùa còn nhớ mãi mùi khuynh diệp
quê nhà. Hơn 20 năm sau, cô
luật sư Jenny
trở về tìm mùi hương
quá khứ. Không thấy khuynh diệp kỷ niệm bên Cam Bốt. Không có ở Hà Nội, ở Huế chỉ có chuyện nước lụt và đàn con chịu rét. Không có ở bãi biển Hàm Tân. Sau cùng cô
tìm thấy múi hương
quá khứ ngay bên đường. Cây khuynh diệp còn gọi là
bạch đàn mang hương vị thuốc, y khoa gọi là Eucalyptus. Nhưng khuynh diệp trong tâm tư cô gái lai tìm về cội nguồn không phải là tìm vị thuốc, cô chỉ tìm lại mùi hương trong nhang khói kỷ niệm nơi
cửa Phật. Khuynh diệp của cô chính là lá Diêu Bông của Phạm Duy...
Hàng triệu người Việt đã ra đi và hàng triệu chuyến trở về của du khách trên quê hương cũ. Tôi đã nghe kể lại chuyện khốn cùng thời kỳ 80. Chuyện đổi mới thời 90 và người về khoe khoang những hình ảnhrực rỡ của quê nhà khi bước vào thế kỷ 21. Không một ai đem lại cho chúng ta mùi hương của Đường Khuynh Diệp. Rồi mai đây, những đứa con của sông Huơng trưởng thành trong tình thương của người bạn Huế. Giấc mơ cuả Jenny về một trung tâm Việt Nam ở San Jose có thành hay không, Đường Khuynh Diệp sẽ còn mãi trong lòng độc giả để ghi dấu tấm lòng tác giả với quê hương.
Người
phụ nữ can trường 49 tuổi đang chiến đấu những ngày tháng
cuối cùng với
định mệnh. Ba người
phụ nữ tại Mỹ gặp ung thư thì 1 người chết. Jenny biết rằng cô chính là người đó. Cô nói trong tiếng cười rằng việc riêng đã
thu xếp xong. Việc chung cần thêm chút
thời gian.
Ung thư ơi, Chào mi. Ta cất đầu thật cao. Không một lời than thở...
Xin các bạn cùng tôi theo chân Jenny đi tìm mùi hương khuynh diệp.
(https://vietbao.com/a244193/jenny-do-duong-khuynh-diep)