Hãy đi tu khi còn trẻ...

15/06/20184:05 SA(Xem: 4723)
Hãy đi tu khi còn trẻ...
KHỔ RĂNG MÀ KHỔ RỨA
Giác Minh Luật
Nhà xuất bản Hồng Đức 

Hãy đi tu khi còn trẻ...

 

Nghe có vẻ hơi lạ, vì rằng ai trong chúng ta cũng đều nghĩ rằng chuyện đi tu là vấn đề gì đó rất quan trọng mà không phải là một ngày một bữa thì có thể đưa ra quyết định được cho mình dù có là một Phật tử trẻ đi chùa lâu năm và rất yêu quý đạo Phật đi chăng nữa, huống chi là những người trẻ khác khi đang ở tuổi mà còn được xem là đầy nhựa sống, với những dự định lẫn ước mơ đang chờ ở phía trước.

Rồi theo đó là sự nghiệp - là danh vọng - là những việc làm thật vĩ đại ở mai sau.

Cho nên chuyện người trẻ đi tu thì dường như đã trở thành một sự lựa chọn khá hiếm hoi của một xã hội đang từng ngày từng giờ vật lộn để vươn lên, để trở thành người này - người kia giữa trăm bề trách nhiệm với gia đình, với mẹ cha.

Rồi từ đó, người trẻ kia cứ mải miết đi tìm cái gì đó thật vĩ đại - thật lớn lao nhưng cũng thật xa vời với cái điểm tựa mà tự mình đang vẽ ra trong trí tưởng tượng cao siêu mầu nhiệm.

Rồi anh ta/chị ta cũng tự cho rằng cái chuyện mà khép đời mình trong cảnh buồn hỉu buồn hiu của sáng mỏ chiều kinh, ê a tụng niệm thì chẳng phải là sở trường - là cái mà mình sẽ dành trọn tuổi thanh xuân của đời mình cho những chuyện đó.

Vì thế, mà bức tường của quan điểm đã ngăn cản, đã chặn đường của biết bao con người tài năng, nhiệt huyết vốn đang cháy bỏng những lý tưởng phụng sự cuộc đời đang bị bào mòn và bị chôn vùi trong cái chuyện cơm-áo-gạo-tiền-gia đình-tổ ấm-chồng con.

Và người trẻ kia cũng quên rằng, khi mình đã chọn nghề bác sĩ - kỹ sư hay một nhà giáo đi chăng nữa thì cũng phải khổ tâm rèn luyện và dành trọn đời mình với dao kéo, với bút mực và với trăm điều lo toan, áp lực.

Cũng vậy, nếu chọn con đường đi tu thì người trẻ cũng phải chấp nhận bước vào một con đường mới vốn được nuôi dưỡng và ôm ấp bởi tâm linhđạo đức, thêm đó là những khó khăn để tạo tiền đề cho sự phát triển từ những con người, những ý tưởng cá nhân nay trở thành những con người, những trái tim luôn biết dành trọn đời mình cho lý tưởng vì lợi ích của số đông.

Thì khi ấy, người trẻ sẽ có một khái niệm mới hơn về chuyện đi tu: nào phải sáng mỏ - chiều kinh như đã nghĩ trước đó.

Vì thế, nếu ta là một người trẻ mà có đủ khả năng, đủ nguyện lực và đủ sự quyết tâm để đặt cuộc đời mình bước sang một trang mới thì hãy nguyện rằng: “Con xin tập bước đi vào cuộc đời trên hình tướng của một bậc xuất trần thượng sĩ để mang đạo lý giác ngộ đến cho tất cả tha nhân và những con người còn đang còn lặn hụp trong khổ đau và tuyệt vọng”. Nếu được vậy, chuyện đi tu là một việc cần phải làm ngay bây giờ - như ta đang chọn cho mình một tương lai khác hơn người khác vậy.

Khi tôi còn nhỏ, cô giáo hỏi tôi là ước mơ sau này em sẽ làm gì, tôi đã không một chút đắn đosuy nghĩ để trả lời rằng: đi tu. Khi ấy, cô giáo và các bạn đã ngơ ngác nhìn tôi như một người khác lạ. Nhưng rằng, bây giờ khi đi tu rồi, đôi lúc gặp lại nhau, các bạn ai cũng đòi, cũng muốn được như tôi vì họ thấy quá mệt mỏi, quá bận rộn, quá sầu lo với trăm chuyện nhỏ nhặt ở đời mà vốn dĩ những ước mơ khi xưa của họ cũng khá là to lớn và vĩ đại như: bác sĩ, kỹ sư hay nhà du hành vũ trụ chẳng hạn.

Thưa bạn, quan trọng là bạn có nỗ lực, có chuẩn bị, có quyết tâm khi mình đi rồi sẽ tu ra sao và nỗ lực như thế nào thôi. Còn chuyện tương lai thì ai cũng như ai, nếu ta không bao giờ tự nỗ lực và dành trọn lòng mình để thực hiện những ước mơ.

Với tôi, người trẻ đi tu là một sự lựa chọn thông minhsáng suốt cho những ai đang yêu quý đạo Phật và muốn trở thành một con người mới với một hướng đi mới: bước đi một cách thảnh thơi giữa đời - để thong dong trong mọi lúc mọi nơi như cánh chim, như tờ giấy trắng hay một đóa hoa tươi vậy.

Nói ở đây như thể là người đi trước thôi vì rằng tôi cũng chẳng muốn những hạt giống Bồ-đề đang có mà thiếu sự tưới tẩm và dưỡng nuôi, như những ý tưởng còn lập lòe trong mớ mô hồ hỗn độn không người định hướng và sẻ chia. Vậy thì, coi đây như một lời tâm sự của một người tu sĩ trẻ có đôi chút kinh nghiệm máu xương mà khuyên các bạn - những ai đang có lý tưởng xuất trần cao đẹp:

- Hãy đi tu đi ngay khi còn trẻ. Vì ai thì cũng (chỉ) một thời rồi thôi!

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/07/2015(Xem: 7715)
27/07/2016(Xem: 6637)
03/09/2016(Xem: 6046)
11/03/2015(Xem: 10118)
21/07/2022(Xem: 2321)
22/01/2019(Xem: 16387)
27/10/2021(Xem: 2437)
30/07/2014(Xem: 12125)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.