Đi chùa online

07/10/20184:04 SA(Xem: 8414)
Đi chùa online

ĐI CHÙA ONLINE
Nguyễn Mạnh Hùng

 

Buddha Museum 2Tôi có mặt tại Đức để tham gia Hội Sách lớn nhất thế giới Frankfurt Book fair tổ chức thường niên. Tranh thủ chưa khai mạc, được vợ chồng anh John chị Lan mời về nhà chơi mấy ngày.

Một hôm, anh chị John Lan bảo tôi rằng có vợ chồng người Việt sống gần đây rất muốn gặp tôi. Hẹn khi nào tôi sang Đức nhờ chở đến thăm. Thế là chúng tôi lái xe đến.

Thì ra anh chồng tên Đương, kém tôi 2 tuổi, quê Sài Gòn, rời Việt Nam hơn 30 năm rồi. Chị vợ tuổi con gà, tên Thi, quê miền tây. Anh chị mở nhà hàng đồ ăn châu Á mà chủ yếu là các món ăn Việt nam và Thái Lan.

Nhà hàng khá đông khách. Người mua đồ ăn mang về cũng nhiều mà người ăn tại chỗ cũng không ít. Anh chị luôn chân luôn tay.

Anh chị vừa làm vừa tiếp chuyện với chúng tôi. Anh chị bảo ở đây không có chùa và hầu như rất ít đi chùa. Chùa gần nhất là ở Frankfurt nhưng rất ít khi đi.

Nhưng rồi anh chị lại bảo ngày nào cũng đi chùa. Đi chùa mỗi ngày. Tôi tưởng mình nghe nhầm. Nhưng không. Anh chị đi chùa online. Thì ra vậy. Khái niệm lần đầu tiên tôi nghe.

Thì ra anh chị mở youtube lên nghe giảng. Thì ra anh chị mở băng ra nghe Pháp. Anh chị nghe nhiều nhất là thầy Nhật Từ, thầy Nhất Hạnh và tôi. Tôi giật mình và quá bất ngờ khi mình được nhắc tên là trong short list.

Bản chất đi chùa cũng chỉ để làm 1 việc duy nhất là nghe giảng và thực hành. Vì chùa xa nên vừa làm việc anh chị vừa nghe giảng và thực hành luôn. Anh chị khen tôi giảng hay và dễ ứng dụng nữa chứ. Chà!

Anh chị cũng đi chùa bằng cách đọc sách. Rỗi là mang sách ra đọc. Có những cuốn như Tâm từ tâm, Tay thầy trong tay con, Đạo Phật cho tuổi trẻ, Chiến thắng con quỷ trong bạn, Ba người thầy,… là rất thích.

Rồi rảnh thì đi chùa online bằng facebook. Nhất là anh Đương thì mê món này. Hiệu quả tức thì và nóng hổi nhé.

Anh chị hỏi thăm về chùa của tôi. Tôi giật mình. Hay họ nhầm tôi với ai đó. Không vẫn đúng họ và tên của tôi. Thì ra họ bảo Thái Hà Books là ngôi chùa. Rằng họ biết các bạn đồng nghiệp ở công ty sách Thái Hà tu tập tốt và thực hành lời Phật dạy hàng ngày, y hệt làm việc trong chùa, phụng sự cho chúng sinh. Thì ra vậy. Họ cho rằng xuất bản kinh sách là cách phụng sự rất tuyệt vời và các bạn THB của tôi tu trong công việc.

Hai vợ chồng Đương Thi rất vui tính. Thích thật. Anh chồng rất dí dỏm. Chị vợ thì nhẹ nhàng.  Chúng tôi sinh hoạt như 1 tăng thân, 1 đạo tràng mấy người với nhau. Rất nhẹ nhàng và thú vị.

Anh chị kể rằng sáng dậy sớm tập một chút rồi cho các con đi học. Rồi lo chuyện nhà hàng. Ngày trước họ nghỉ thứ 4 nhưng chị Lan anh John khuyên nên nghỉ thứ 7 để chơi với con. Thế là họ đổi. Từ đó họ có thứ 7 tu với con nên gia đình tuyệt vời lắm.

Tôi mới biết đến và hay nhắc mình tu trong công việc. Nay lại thấy vợ chồng này đi chùa online nữa. Hay thật. Rõ ràng là tu rất tốt nên họ mới vui vẻ, nhẹ nhàng và hạnh phúc thế chứ. Tất cả chỉ nhờ online. Bây giờ tôi càng giật mình cám ơn internet. Rồi đây kết quả của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 còn lớn đến thế nào!

Chúng tôi gọi món ăn tối luôn. Lúc trả tiền anh chị quyết định không lấy. Anh John bạn tôi, người Đức, nhưng rất khen món ăn ở đây và hầu như trưa chủ nhật nào cũng đến ăn. Anh Jhon rất yêu quý 2 vợ chồng này.

Đến thăm anh chị tôi cũng chia sẻ vài kinh nghiệm tu tập của tôi. Anh chị vui lắm. Anh chị cứ muốn đến tận nhà anh John chị Lan nấu món gì đó ngon đãi tôi. Chị Thi bảo được nấu ăn cho tôi là hạnh phúc lắm. Anh John cười bảo, thế hóa ra tôi là cục vàng rồi. Anh đùa rằng đi đâu cũng muốn mang tôi theo để ăn không phải trả tiền mà lại còn được muốn đến nhà nấu ăn cho nữa.

Đi chùa online hay thật.

Nghe đến đây tôi quá mừng cho Phật tử trong nước. Chùa rất nhiều. Khóa tu liên tục. Được nghe giảng pháp trực tiếp liên tục. May thật. Nghe đến đây tôi thương các Phật tử đang sống ở nước ngoài.

Nhưng tôi cũng thấy tuyệt vời. Từ này đã có đi chùa online. Vậy nên có lẽ chính tôi sẽ ưu tiên viết bài, ưu tiên chia sẻ ở chùa nào có ghi hình, ưu tiên chia sẻ Phật Pháp ngay trên facebook.

Mà giật mình. Facebook của tôi, ngoài 5.000 người bạn, đến nay có 34.015 người theo dõi. Có những tin cả ngàn người đọc. Có những clip cả ngàn người xem. Đi chùa online tuyệt vời thật.

Thôi tặng bạn hình ảnh mấy cuốn sách mà anh chị Đương Thi thích. Ảnh chụp tại Budha Museum tại Đức, nơi có đến 2 ngàn tượng Phật nhé. Nơi đó cũng hơn cả 1 ngôi chùa!

Nguyễn Mạnh Hùng

 

 Buddha Museum 5

 Thư Viện Hoa Sen

Tạo bài viết
04/01/2017(Xem: 14947)
02/11/2023(Xem: 2347)
18/07/2015(Xem: 8606)
27/07/2016(Xem: 7466)
03/09/2016(Xem: 6727)
11/03/2015(Xem: 10769)
21/07/2022(Xem: 3076)
22/01/2019(Xem: 17333)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…