Mồng 3 tết thầy bằng tình thầy trò

08/02/20191:00 SA(Xem: 7468)
Mồng 3 tết thầy bằng tình thầy trò

MỒNG 3 TẾT THẦY BẰNG TÌNH THẦY TRÒ
TS Nguyễn Mạnh Hùng

 

Thầy Nhất Hạnh tết Kỷ Hợi 2019Mồng 1 tết cha, mồng 2 tết mẹ, mồng 3 tết thầy. Bao đời nay điều này đã thành truyền thống. Sáng mồng 3 tết tôi dậy từ 4 giờ sáng và nằm trên giường ít phút nhớ đến công ơn những người thầy của mình, trong đó có người thầy đầu tiên là chính bố mẹ mình. Thật an lạc và sảng khoái.

Thời thiền sáng đầy bình an. Rồi tôi tôi ngồi viết thư cho thầy Nhất Hạnh và quý thầy, quý sư cô yêu kính của tôi. Tất cả chỉ để muốn tết thầy. Tết thầy bằng chính lòng biết ơn và sự kính trọng của mình. Tết thầy bằng tình cảm của trò.

Cũng sớm nay, khi trời chưa sáng đã có tiếng gõ cửa. Thì ra vợ chồng 2 bạn Ngọc và Hoa lái xe từ Hải Dương về Hà Nội để chúc tết tôi. Sao mà quý hóa đến vậy. Thế là mang trà sen bách diệp Hồ Tây ra chiêu đãi. Thế là lỳ xì 2 cuốn sách “Happy Book – Hạnh phúc bây giờ và ở đây” và “Năm mới ta cũng mới” cho 2 bạn.

Sáng nay khai mạc Phố Sách Xuân Thủ đô Hà Nội. Thật thú vị khi Hà Nội chọn ngày mồng 3 tết hàng năm để khai mạc Tết Sách - lễ hội lớn và ý nghĩa này. Bởi sách là một người thầy vĩ đại, trung thành. Bởi thầy sách dạy chúng ta cả ngày lẫn đêm không mệt mỏi, dạy cả đời, dạy mãi mãi. Bởi thầy sách dạy tôi và bạn 24/7, không nghỉ ngơi. Còn gì ý nghĩa hơn khi tổ chức Tết Thầy Trò vào đúng ngày mồng 3 tết thầy này.

Chúng tôi tổ chức Tết Thầy Trò thật ấm cúng và giản đơn. Tôi mừng tuổi sách. Mừng tuổi rất nhiều sách. Nhiều nhất có thể.

17 giờ chiều, ngay tại sân khấu chính của phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm tôi đã giao lưu với người dân Thủ đô về chủ đề “Tết sách - Tôn vinh sách” với mong muốn đơn giản: tôn vinh người thầy tuyệt vời của tất cả chúng ta – sách. Chúng tôi đã hát, đã chia sẻ, đã giao lưu, đã đón tết thấm đãm tình thầy trò.

Đến đây không chỉ có người dân Thủ đô Hà Nội mà còn nhiều bạn đọc từ phương trời xa. Có anh Hà, người đứng đầu huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Có anh Thuật từ rừng quốc gia Nam Cát Tiên. Có cả anh Yogi đến từ Niu Đê Li, Ấn Độ,… Tôi tha hồ lỳ xì sách trong hạnh phúcbình an. Một ngày thật thong dong trong nắng đẹp và gió mát. Đúng là Tết Thầy Trò chan chứa hạnh phúc và tình người.

Tôi về nhà trời đã đêm. Đêm Tết Thầy Trò mồng 3 tết, tôi nhớ về người thầy lớn của tôi và của rất nhiều người Việt NamThiền sư Thích Nhất Hạnh. Những vần thơ của Thầy hiện nay trong tâm tôi.

“Ta vẫn còn, đến đi thong dong
Có không, còn mất, chẳng băn khoăn
Bước chân con, hãy về thanh thản
Không tròn, không khuyết, một vầng trăng

Gió vẫn còn bay con biết không


Khi mưa xa tiếp áng mây gần
Hạt nắng từ cao rơi xuống thấp
Cho lòng đất thấy bầu trời trong”.

Rất tiếc rằng tết này tôi bận lo cho 2 Tết Sách tại Sài Gòn và Hà Nội nên chưa thể về Huế thăm và chúc sức khỏe thầy Nhất Hạnh được. Nhưng các bạn hữu của tôi từ chùa Từ Hiếu cập nhật liên tục những thông tin và hình ảnh của Thầy. Thật tuyệt vời vô cùng.

Ngay sáng mồng 1 tết, rất nhiều bạn bè của tôi đã được bên cạnh Thầy Nhất Hạnh. Cả mấy ngày tết này, bao nhiêu học trò đang bên Thầy. Tôi biết tất cả đã và đang bước những bước rất thảnh thơi bên Thầy, đã và đang cùng Thầy dưới bầu trời trong xanh mát, đang thảnh thơi trên đất mẹ tràn ngập yêu thương.

 Sau 50 năm, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã trở về quê nhà. Sau 50 năm Thầy được đón xuân trên mảnh đất quê hương yêu quý của mình cùng các phật tử Việt Nam. Thầy đã về Việt Nam sum họp một nhà với dân tộc Việt Nam của Thầy thật rồi. Còn gì tuyệt vời hơn đâu. Đúng là “Một nhà sum họp; Khắp chốn yên vui”.

Nhân ngày mồng 3 tết thầy, tôi ngồi ngắm lại những bức ảnh Thầy Thích Nhất Hạnh gặp Phật tử đi lễ chùa đầu năm. Tôi như đang hòa mình vào không khí những ngày đầu năm mới tại Huế. Tôi cảm nhận như thật cảnh sau những phút hiện các nghi thức, mọi học trò đứng, ngồi xung quanh Thầy Nhất Hạnh và hát thiền ca. Hạnh phúc vô cùng.

Bạn có biết không, để chào mừng Thiền sư Thích Nhất Hạnh sum họp cùng các học trò tại Việt Nam, quý thầy chùa Từ Hiếu đã chuẩn bị một cây dâng nguyện ước tại sân trước khu vực chánh điện để người dân và Phật tử treo những điều mong ước cho năm mới. Mọi người dùng thanh tre để treo lời ước nguyện lên cây. Chiều tối, những nguyện ước này được quý thầy đưa vào chánh điện làm lễ, cầu nguyện rồi hóa. Thật cảm độnglinh thiêng. Tất cả đều cùng nguyện cầu cho khắp chốn yên vui, cho quốc thái dân an, cho sơn hà cẩm tú.

Bạn thấy có vui không khi sau 50 năm Thầy Nhất Hạnh được ở Việt Namđi chùa Việt Nam ngày đầu xuân năm mới. Bạn cảm nhận hạnh phúc thế nào nếu chứng kiến cảnh ngay sau khi nhận lời chúc mừng năm mới của các tăng ni và người dân đi lễ chùa, thiền sư Thích Nhất Hạnh mừng tuổi cho tất cả mọi người. Thật quá tuyệt vời, đúng không nào.

Đêm đã khuya, tôi đang hạnh phúc trong những giây phút cuối cùng của ngày mồng 3 Tết Thầy Trò đặc biệt này. Xin thành tâm biết ơn những người thầy tuyệt vời. Xin với tâm thành biết ơn các học trò tuyệt vời cả tôi.

Xin được tết thầy bằng tình trò. Xin được tết các trò bằng tình thầy. Xin gửi tình thầy trò đến tất cả tất cả mọi người.
TS Nguyễn Mạnh Hùng

Thầy Nhất Hạnh tết Kỷ Hợi 2019Thầy Nhất Hạnh tết Kỷ Hợi 2019 5Thầy Nhất Hạnh tết Kỷ Hợi 2019 4Thầy Nhất Hạnh tết Kỷ Hợi 2019 3Thầy Nhất Hạnh tết Kỷ Hợi 2019 2


 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
13/11/2015(Xem: 8222)
26/07/2016(Xem: 12266)
27/10/2023(Xem: 749)
21/11/2015(Xem: 7425)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.