Tình Người Trong Cơn Đại Dịch

02/08/20204:10 SA(Xem: 2720)
Tình Người Trong Cơn Đại Dịch
VÒNG XOÁY CUỘC ĐỜI
TUYỂN TẬP VĂN
THÍCH NHUẬN HÙNG
Thư Viện Hoa Sen
Nhà Xuất Bản Ananda Viet Foundation

 

TÌNH NGƯỜI TRONG CƠN

“ĐẠI DỊCH” (Covid-19)

 

  

“…Sá chi cuộc đời dâu bể hôm nay

Uống nữa đi dù là rượu độc

Ta sắp cạn bầu cho tiệc hôm nay

Tiệc của người, tiệc của trần ai

Ai mặc kệ, ta buồn người xa xứ

Đừng hỏi ta, những ngày xưa

Qua hết rồi thuở gối đất nằm sương

Ta hận ta làm người buổi nhiễu nhương

Ta hận đời hận khắp muôn phương

Bởi sông, núi là mồ hoang mả lạnh

Có phiền ta đưa bạn đi quanh

Để bạn biết cuộc trần dâu bể

Chỗ này là mồ chôn quá khứ

Nơi kia là thành quách điêu tàn
Bạn đang ngồi chỗ của vạn người quen

Đã chết trận mà mộ bia không còn nữa

Bên kia núi là mặt trời rực đỏ

Cháy một màu, màu máu tháng Tư

         (Nguyễn Thanh Khiết)

 

Thật vậy, chúng ta là những người Việt tỵ nạn Cộng Sản, mãi mãi vẫn mang căn cước tỵ nạn. Một thoáng qua 45 năm rồi! Mau thế nhỉ! Trong thời gian qua chúng ta đã làm gì? Đạt được những gì và có ai đó đã thất bại hay chưa…? Thương trường bây giờ cũng là chiến trường “nội bất xuất, ngoại bất nhập” cho dù không tan tác, không đổ máu, cũng không sao tránh khỏi cảnh ngăn sông cấm chợ! Chẳng khác nào “bế quan tỏa cảng” Chỉ là “án binh bất động” hay là “Stay home” (ở nhà) mà thôi, nhà ai nấy ở không tự tiện qua lại tụ họp đông đảo. Tránh dịch bệnh lan nhiễm, đâu đâu cũng như thế!

 

Thời gian qua con cái của quý vị cũng đã thành đạt và sẽ thành đạt trên bước đường học vấn, cuộc sống cũng đã an ổn lắm rồi, nhưng cũng có những lúc khắc khoảng trong lòng...không thể nào diễn đạt được. Ai cũng thế chỉ muốn chôn vùi “chúng” vào tâm khảm mà thôi. Dù vận mệnh thăng trầm quốc gia đi nữa, chúng ta cũng chỉ là hạt bụi trong xa mạc mà thôi…!

 

Đứng trên bình diện nhân sinh, trình bày về tình người trong cơn “đại dịch” là người Việt xa quê hương, hiện đang tạm dung trên vùng trời Âu  “Mỹ Quốc” là đất nước cưu mang chúng ta từ bao năm qua...! Tục ngữ có câu: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây.” Cổ nhân dạy rằng: “Giúp người trong cơn hoạn nạn” hay là “Trong hoạn nạn mới biết tấm chân tình.”

 

Ngược dòng thời gian, ai ai cũng nhớ chiến tranh miền Nam Việt Nam rất khốc liệt, sau năm 1975 là việc gì đã xảy ra? Quý vị có còn nhớ hay không? Tiếp tục những năm sau đó việc gì tiếp tục xảy ra? Ký ức xưa gợi lại tôi chỉ nhắc một góc cạnh nho nhỏ “vết thương lòng...” mà có không biết bao nhiêu người “ngậm ngùi” mang theo…về bên kia thế giới. Nhưng hôm nay, tôi cũng như quý vị không đào sâu, nỗi đau thương “ấy” mà cả hằng triệu dân miền Nam Việt Nam cũng từ chiến tranh mà ra: (nào là vượt biên, vượt biển, bắt giam, tù tội, giam cầm, cướp nhà, cướp đất, bao nhiêu cảnh chết chóc, mất mác, người thân, nhà tan cửa nát, bệnh tật, cướp biển, làm mồi cho cá, hãm hiếp v.v....) Tất cả những dự kiện đó, luôn luôn là cơn ác mộng mà những ai đã từng trải qua...! Không thể xóa mờ trong tâm khảm được, mỗi khi có biến động “chúng” sẽ khởi lên tâm trí của quý vị. Đó là hiện tượng “tầm ẩn” trong “A lại da thức” chôn kín trong dĩ vãng, nếu ai đó, có học giáo lý Phật đà thì sẽ hiểu ngay. Tôi chỉ là kẻ viết lên và nhắc lại dự kiện lịch sử miền Nam Việt Nam sau tháng 4/1975.

 

Đúng vậy, 45 năm cũng đã gần nửa thế kỷ rồi. Nhưng nhìn lại, chúng ta cũng thấy chưa “an ổn” cho được. Dù hiện đang sống trên đất nước “mệnh danh” là văn minh tiến bộ, từ y học, kỹ thuật tối tân nhất cho tới các ngành nghề đều đứng đầu thế giới cả, là một nơi chưa bao giờ “bất an” như ngày hôm nay. Chỉ một thời gian ngắn ngủi, kể từ cuối tháng 12 /2019 đến nay là tháng 4/2020. Có không biết bao nhiêu con người đã mất mạng tại nhiều Tiểu Bang trong nước Mỹ....! Nạn dịch “corona virus – covid -19” này do đâu mà ra? Câu hỏi thì dễ nhưng giải đáp thì chưa “ổn” nếu có “ổn” thì thuốc “giải” cứu nạn đại dịch vẫn chưa có nhiều, để cho dân chúng “an tâm” mà tiếp tục sống trong những tháng ngày sắp tới.

 

Hễ mỗi khi nhắc đến “Tháng Tư ” là không ai - không thể quên được, người Việt hải ngoại không sao quên được “Tháng Tư Đen.” Bởi vì “đen đủi” ngày “tang tóc” trên quê hương yêu dấu, nên hằng năm ai ai, cũng phải nhớ hoài và nhớ mãi...vận mệnh đất nước chúng ta là “thế đó...!” chẳng còn “nỗi buồn” nào hơn...! Nhưng hôm nay thì khác chúng ta đang ở trên vùng đất Mỹ tạm dung còn gọi là “quê hương thứ hai” đang lâm cơn “Đại nạn dịch bệnh” “corona virus – covid -19) mà chúng ta không thể, không chia sẽ cùng người dân bản xứ này chăng? Chẳng lẽ, chúng ta thấy người hoạn nạn mà làm lơ được không nhỉ ??? Có ai còn nhớ lại những ngày đầu tiên chúng ta là người “tỵ nạn” ngơ ngáo, đứng trên vùng đất trời Âu - Mỹ này không? Nay đất nước họ gặp nạn, quý vị cũng có chút trách nhiệm xin hãy mở “lòng nhân ái” ra mà đóng góp chút gì gọi là “tình nghĩa” chia sẽ “tình người trong cơn hoạn nạn” có như thế mới xứng đáng là“Việt Tộc”  mang dòng máu Lạc Hồng. Còn không thể hiện được cũng chẳng có sao!  Khả năng trong tầm tay chúng ta đóng góp một chút gì, nếu được hãy cùng nhau nhắc nhở và nỗ lực lên với tấm lòng hảo tâm chẳng hạn như: (may khẩu trang, hay gom góp những bao tay, y tế nếu ai có dư giả...) gởi đến tặng các bệnh viện gần nhà mình ở, hoặc có thể làm việc gì mà mình làm được giúp cơn đại dịch đều là việc tốt cả.

 

Chúng ta, ai cũng biết bao nhiêu y tá, bác sĩ, và những người có liên quan khác đã quên mình xả thân vì người khác, không ngần ngại gian nan khó nhọc, chỉ mong có thể mang lại sự sống, sức khỏe, và bình an cho mọi người. Có không biết bao nhiêu người, đã không quản ngại sức khỏe, dành nhiều thời gian quý báu để tiến về phía trước, hòa mình vào tuyến đầu, xung phong ra trận chiến tay không tấc sắt, không áo giáp quyết chống chọi lại với cơn dịch bệnh “corona virus - covid – 19 ” “Vi trùng Vũ Hán” Trung Quốc đang dã tâm hoành hành thế cả giới.

 

Thiết nghĩ, rút ra từ bài học “tâm bình thế giới bình” còn “tâm không bình” thì thế giới ra sao? Hiện tại chúng ta hằng ngày cũng ghi nhận tin tức trên màn ảnh tivi, tất cả các nơi trên thế giới, toàn là cảnh “cửa đóng - then gài” thành quách nguy nga tráng lệ, mà chẳng có bóng dáng ai cả, ngay cả lượng xe đông đảo tấp nập hằng ngày trên đường phố. Bỗng chốc trở nên vắng vẻ, để lại sau lưng một thành phố quá ư “tẻ nhạt”. Có buồn hay không hỡi các bạn trẻ! Nơi mà náo nhiệt vui đùa như “phố xá” nhộn nhịp như “chợ búa” hội tụ đông đảo học sinh như “trường học” còn nhiều nơi khác nữa nay cũng “đìu hiu.” Thật là có điều gì đó không hay sắp xảy ra, nên chẳng muốn đề cập đến nữa! Nhận xét này chỉ để quý vị định đoạt mà thôi???

 

Từ những nhận thức trên, chúng ta hiểu về sự thật cuộc sống hiện nay là thế đó, mọi việc đều đình trệ, ngưng lại từ mọi mặt: Chính trị, xã hội, y tế, thương mãi, hãnh xưởng v.v... Đôi khi, những việc làm nho nhỏ “nó” chỉ đơn giản là một lời động viên khi mình đang thất vọng, chỉ cần một ly nước khi đang khát, hay trận mưa lớn trong cơn nắng hạn. Như người ta thường nói “hạnh phúc” là khi “khổ đau” vắng mặt. Giả dụ hạnh phúc của học sinh hôm nay là được yên tâm đến trường, nếu hàng chục ngàn người lâm cơn “đại dịch” vừa thoát khỏi “cái chết” đó cũng là “hạnh phúc.” Chúng ta, cũng không quên cầu nguyện hằng ngày, tùy theo tôn giáo mình tín ngưỡng, thành tâm quy hướng ơn trên trời Phật gia hộ cho các nhà y học trên thế giới họ sớm tìm ra được phương thuốc chữa bệnh “corona virus” để mọi người trên cõi đời này có cuộc sống an lành.

 

Cũng như trong giáo lý Phật đà có câu:

 

“Vui thay chúng ta sống không bệnh tật giữa ốm đau

Giữa những người bệnh hoạn ta sống không ốm đau.” 

 (Pháp cú 198)

 

Chánh niệm giúp ta tiếp xúc được với những điều kiện khổ đau của thế giới và nhận diện  những gì chúng ta đang có, đừng quá “khủng hoảng” về dịch bệnh, trận chiến này vẫn còn kéo dài chưa chấm dứt được. Tuy chúng không đổ máu như trên trận mạc mà còn độc hại hơn thế nữa, chúng ta cần phải “an tâm” tuân thủ mọi luật lệ chính quyền sở tại đưa ra. Khoảng cách, rửa tay, vệ sinh, bản thân nhắc nhở người thân, nhất nhất tuân thủ. Có như thế việc lây lan bệnh dịch ngày càng giảm đi. Chúng ta, lúc nào cũng mong  “an toàn - hạnh phúc” để có đủ sức mạnh thay đổi tình trạng dịch bệnh xảy ra xung quanh ta…!

 

Nói theo giáo lý Phật đàchúng ta cầu nguyện Đức Mẹ Hiền Bồ-tát Quán Thế Âm, luôn luôn rưới nước cam lồ thanh lương đến những nơi có nhiều khổ đau và tuyệt vọngHạnh phúc chẳng phải là số phận mà là sự lựa chọn. Đúng thế, chúng ta mạnh mẽ và bình tĩnh ứng phó với khủng hoảng. Hãy vững vàng với tâm kiên cố, vô quái ngại. Là ngọn đuốc soi sáng trong đường hầm vô minh tăm tối.

 

“Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”

An tâm- tĩnh trí sẽ vượt qua tất cả chướng ngại dịch bệnh.

 

Tóm lại, “tình người trong cơn đại dịch” ai ai cũng hiểu nhưng việc làm dù có khác chăng. Bản thân tôi cảm nhận “có hoạn nạn” mới biết “chân tình” vậy “ai là bạn” “ai là thù.” Dù thù hay bạn trong cơn hoạn nạn của đất trời, chúng ta không thể, không tâm phân biệt được, “ tôi hơn anh” hay “anh hơn tôi.”

 

Nhưng thử nghĩ, lại đi “đại dịch” này chúng có chừa ai đâu? Đừng cho “mình” là “anh hùng tái thế” một khi “corona virus – covid -19” đến rờ đầu bạn “hỏi” bản lãnh có “to” như thế nào? Dù là lãnh đạo tối cao hay là người dân bình thường hoặc kẻ không nhà chúng cũng chẳng tha cho ai cả “thần chết” là thế đó. Vũ khí có thể trừ khử được “vi trùng đại dịch” này độc hại hơn bạn tưởng? Vì “chúng” (vi trùng bệnh) là kẻ sống trong không gian, trong không khí, trong hư không, chúng đã có mặt khắp nơi nơi…! Các bạn! Làm sao truy bắt chúng được?

 

Trong mùa đại dịch, cần phải có tấm lòng “yêu thương chân thật” đối đãi với nhau bằng “tình người với tình người” hãy khoan dungrộng lượng, mở rộng tấm lòng ra mà sống. Quý vị nên cẩn thận “nạn dịch...” rất nguy hiểm chúng không chừa một ai cả. Sống ngày nay chưa biết ngày mai sẽ ra sao? Hãy bình tâm thì tốt hơn...! Đại dịch là thế đó!

 

Xã hội ngày nay đang trong vòng luẩn quẩn, “bệnh dịch” chúng ta hãy cố gắng - đoàn kết lại quyết đánh đuổi “vi trùng đại dịch” để có cuộc sống yên lành trở lại. Mong lắm thay!!!

 

Đại dịch thế giới “corona virus – covid-19”

 

FL, ngày 16/4/ 2020

 

Nhuận Hùng

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/07/2015(Xem: 7679)
27/07/2016(Xem: 6614)
03/09/2016(Xem: 6024)
11/03/2015(Xem: 10097)
21/07/2022(Xem: 2278)
22/01/2019(Xem: 16346)
27/10/2021(Xem: 2407)
30/07/2014(Xem: 12095)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.