Thư Viện Hoa Sen

Đời Sống Tăng Đoàn Ở Nalanda (Ấn Độ) Vào Thế Kỉ 7 | Nguyễn Cung Thông

06/01/20254:10 CH(Xem: 290)
Đời Sống Tăng Đoàn Ở Nalanda (Ấn Độ) Vào Thế Kỉ 7 | Nguyễn Cung Thông

ĐỜI SỐNG TĂNG ĐOÀN
Ở NALANDA (ẤN ĐỘ) VÀO THẾ KỈ 7:
cây xỉa/chà răng theo ghi chép của pháp sư Nghĩa Tịnh”

Nguyễn Cung Thông[1]
PDF icon (4)
Cây xỉa răng và đời sống tăng già ở Nalanda vào thế kỉ 7
theo ghi chép của pháp sư Nghĩa Tịnh


cây chà răngKhoa học hiện đại đã cho thấy là tình trạng sạch sẽ của răng và miệng (oral hygiene - tiếng Anh) có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ con người. Ca dao tục ngữ tiếng Việt cũng đề cao tính chất của hàm răng như ‘răng long đầu bạc; thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng; cái răng cái tóc là góc con người …’, qua đó ta có thể thấy được phần nào vẻ đẹp (ngoại hình) và sức khoẻ toàn diện con người. Trong truyền thống người Việt, chăm sóc răng không đòi hỏi gì nhiều: từ nhỏ thì dùng tăm, khi lớn thì dùng cau khô ...v.v... Các tài liệu cổ của Phật giáo cũng kêu gọi tăng ni cần để ý chăm nom sức khoẻ mình, đặc biệt là miệng và răng. Bài viết này chú trọng đến điều thứ 8 (hay chương 8) của cuốn Nam Hải Kí Quy Nội Pháp Truyện do pháp sư Nghĩa Tịnh soạn vào khoảng đầu thập niên 690, điều 8 có tựa đề là Triêu tước xỉ mộc 朝嚼齒木 (sáng sớm phải nhai/chà răng - tạm dịch/NCT). Một số Hán và Phạn tự được ghi lại để tránh trường hợp tối nghĩa và tiện cho người đọc tra cứu thêm khi cần. Các hoạt động giúp sức khoẻ tăng lữ còn được pháp sư Nghĩa Tịnh ghi chép cẩn thận từ việc đi vệ sinh cá nhân (điều 18) cho đến việc rửa tay vào buổi ăn (điều 5), dùng nước sạch (điều 6 và 7), tắm rửa thân thể cho sạch (điều 20), tập thể dục/đi bộ (điều 23), phương cách trị bệnh tật (điều 27), phân biệt thức ăn sạch hay dơ, không dùng lại đồ ăn thừa (điều 4) ...v.v... Sau khi biên soạn tác phẩm trên và gởi về nước (Trung Hoa), ngài trở lại Lạc Dương vào năm 695 và chính Võ Tắc Thiên (bấy giờ đã là hoàng đế Trung Hoa) đích thân ra nghênh tiếp. Các chữ viết tắt trong bài là NCT (Nguyễn Cung Thông), PG (Phật Giáo, sđd (sách đã dẫn), HV (Hán Việt), NHKQNPT (Nam Hải Kí Quy Nội Pháp Truyện). Tuy là người sau cùng trong ba nhà du hành nổi tiếng Trung Hoa (cũng là tăng sĩ/dịch giả) đã qua xứ Phật vào thời trung cổ, nhưng ngài ở đây ít nhất là 12 năm trong 25 năm lưu lạc ở 'nước ngoài' lo học đạo, so với 10 năm của nhà sư Pháp Hiển và 16 năm của nhà sư Huyền Trang. Do đó các nhận xét và ghi chép của ngài rất sâu sắc và đáng chú ý.  (Đọc tiếp bản PDF với nhiều hình ảnh minh họa)


[1] Nghiên cứu tiếng Việt độc lập (Melbourne, Australia) - địa chỉ email [email protected]

Xem thêm sách:
nam hai ky quy noi phap truyenNam Hải Ký Quy Nội Pháp Truyện







Tạo bài viết
27/10/2021(Xem: 3189)
30/07/2014(Xem: 13082)
12/03/2023(Xem: 2640)
01/09/2014(Xem: 18386)
27/02/2018(Xem: 15086)
26/10/2021(Xem: 4942)
20/01/2013(Xem: 18430)
28/06/2017(Xem: 9066)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: