Thư Viện Hoa Sen

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Changma Khenchen Thubten Chophel (1886–1956)

26/03/202112:04 SA(Xem: 3619)
Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Changma Khenchen Thubten Chophel (1886–1956)
TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC CHANGMA KHENCHEN THUBTEN CHOPHEL (1886–1956)
Nyoshul Khen Rinpoche[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank 

Khenchen Thubten Chophel từ Changma là một học trò của Khenchen Yonten Gyatso[2]. Ngài đã sinh ra trong dòng dõi trực tiếp của tộc Mukpo ở Getse. Nơi sinh của Ngài là một cộng đồng du mục trong vùng Batur của thung lũng sông Dalung về phía Bắc của miền Đông Tây Tạng. Từ thuở nhỏ, Ngài Thubten Chophel đã tự nhiên hiển bày các đặc tính của một vị tôn quý, chẳng hạn niềm tin, sự xả ly, chẳng thích thú các vấn đề thế tụclòng bi mẫn. Lên bảy, Ngài gia nhập cộng đồng tu sĩ Phuntsok Norling và bắt đầu bằng việc đọc và viết, rèn luyện trong mọi lĩnh vực kiến thức thông thường. Ngài xuất gia dưới sự chứng minh của Khenchen Yonten Gyatso. Hai mươi tư tuổi, Ngài Thubten Chophel thỉnh cầu các giới tiếp theotrở thành một vị Tỳ Kheo. Khenchen Yonten Gyatso khi ấy đang sống tại ẩn thất Lhundrup Dechen Ling, nơi Ngài dạy cho Thubten Chophel ngữ pháp và các lĩnh vực kiến thức thế tục khác, chiêm tinh Ấn ĐộTrung Quốc, ngữ pháp Phạn ngữ, thi ca, Trung Đạo, Bát Nhã, Luật Tạng, Luận Tạng và các bộ Mật điển quý báu của cách tiếp cận Chân ngôn bí mật của Kim Cương thừa. Với nhiều vị giáo thọ khác (bao gồm những vị mà Ngài nhắc đến là “ba Khenpo vĩ đại mà lòng từ dành cho tôi thật chẳng gì sánh bằng”), Ngài Thubten Chophel đã nghiên cứu vô số bản văn gốc và chỉ dẫn cốt tủy của trường phái Cựu Dịch, chẳng hạn những giáo lý về Hợp Nhất Ý Định Kinh, Diệu Huyễn Võng và các giáo lý tâm.

Đặc biệt, từ Khenchen Yonten Gyatso, vị đạophi phàm của gia đình Phật của Ngài, Ngài Thubten Chophel đã thọ nhận các pho trước và sau của giáo lý Nyingtik bí mật trong cách tiếp cận Dzogchen, cũng như những giáo lý về Mật điển oai hùng nhất – Tinh Túy Bí Mật và nhiều pho khác, thọ nhận chúng như sự trao truyền kinh nghiệm dựa trên các chỉ dẫn truyền miệng của Pháp chủ Patrul Rinpoche[3]. Ngài đã đưa những giáo lý này vào thực hành và trải nghiệm ý định giác ngộ, tức truyền thừa rốt ráo.

Theo những chỉ dẫn của đạo sư, Ngài Thubten Chophel dấn thân vào thực hành tâm linh, tập trung vào tinh túy đích thực. Ngài đã thành lập một trung tâm gọi là Samten Dargye Ling tại ẩn thất Changma, nơi Pháp chủ Patrul Rinpoche từng dành thời gian dài dấn thân vào thực hành tâm linh. Ở đó, Ngài chuyển Pháp luân, thu hút vô số học trò từ miền Đông, trung tâm và miền Nam Tây Tạng và hơn thế nữa. Ngài đã giải thoát tâm của vô số học trò, trình bày mọi thứ theo cách thức tỉ mỉ và kinh nghiệm, sử dụng các chỉ dẫn cốt tủy khi Ngài giải thích giáo lý, từ các nguyên tắc Luật Tạng căn bản nhất đến Mật điển oai hùng nhất – Tinh Túy Bí Mật và cách tiếp cận tâm linh đỉnh cao của tâm yếu tịnh quang (bằng những bản văn như cuốn giáo khoa Dzogchen Giác Tính Bất Tận Là Nguyên Tắc Dẫn Dắt [Yeshe Lama]).

Ngài Thubten Chophel đảm bảo rằng truyền thống tu sĩ sẽ phát triển; Tu viện của Ngài tuân thủ triệt để toàn bộ hệ thống giới luật trong Luật Tạng và những vị cư ngụ chẳng bị vấy bẩn bởi bất kỳ lỗi lầm hay vi phạm giới luật nào. Ngài cũng truyền cảm hứng cho những cư sĩ bình phàm bằng cách dạy họ thực hành vãng sinh Cực Lạc và các Chân ngôn Om Mani Padme Hum và Om Ah Hum Vajra Guru Padma Siddhi Hum. Ngài khuyến khích họ từ bỏ săn bắn và trộm cướp, chấp nhận những cách thức thiện lành hơn. Như thế, Ngài có ảnh hưởng tích cực với toàn bộ vùng đất.

Trong suốt cuộc đời, Ngài Thubten Chophel tập trung vào tâm yếu của thực hành tâm linh. Ngài chưa từng bận tâm đến những của cải vật chất hay chấp nhận đồ cúng dường để làm lợi lạc người đang sống hay vị đã khuất, mà noi gương cuộc đời của Pháp chủ Patrul Rinpoche. Ngài sống như một vị tôn quý chân chính – giống như bảo châu như ý – khiến Ngài trở nên nổi tiếngKhenga Yizhin Norbu trong tiếng địa phương[4].

Như thế, đóng vai trò là đấng bảo hộ vinh quang của giáo lýchúng sinh, Ngài Thubten Chophel đã sống bảy mươi mốt năm. Cuối cùng, Ngài nằm trong thế sư tử ngủ[5] và sự hiển bày thân hóa hiện của Ngài tan hòa trở về Pháp giới căn bản. Khi các học trò cử hành lễ trà tỳ, sọ của Ngài bay lên không trung, các vòm ánh sáng cầu vồng xuất hiện và những giọt mưa dịu nhẹ trông như hoa nở rơi xuống khắp cả vùng. Vô số xá lợi được tìm thấy trong tro cốt và nhiều dấu hiệu lạ kỳ khác cũng hiển bày không giới hạn. Theo những cách này, Changma Khenchen Thubten Chophel khiến tầm nhìn của những giáo lý quý báu của Đấng Chiến Thắng lan tỏa khắp mười phương.

Trong các học trò của Ngài, xuất sắc nhất là Khenchen Trinle Gyatso từ Tromtar, Jigme Lungtok Gyatso, Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche[6] và Khenchen Jigme Phuntsok[7] từ Sertar.

 

Nguồn Anh ngữ: Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje, A Marvelous Garland of Rare Gems – Biographies of Masters of Awareness in the Dzogchen Lineage [tạm dịch: Tràng Ngọc Báu Hiếm Có Tuyệt Diệu – Tiểu Sử Chư Đạo Sư Giác Tính Trong Truyền Thừa Dzogchen], Padma Publishing.

Richard Barron (Lama Chokyi Nyima) chuyển dịch Tạng-Anh.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[2] Theo Rigpawiki, Khenpo Yonga, tức Khechen Yonten Gyatso (thế kỷ 19-20) là một đệ tử thân cận của Patrul Rinpoche và Ngài Orgyen Tenzin Norbu. Ngài thuộc về Tu viện Gemang, một nhánh của Tu viện Dzogchen và đã nghiên cứu tại Tu viện Dzogchen và Shechen. Ngài biên soạn luận giải hai phần rất nổi tiếng về Kho Tàng Phẩm Tính Quý Báu của Tổ Rigdzin Jigme Lingpa với tựa đề Nguyệt Đăng và Nhật Quang. Trong các đệ tử của Ngài có Changma Khenchen Thubten Chophel (đạo sư của Dilgo Khyentse Rinpoche và Khenpo Jigme Phuntsok) và Khenchen Tsewang Rigdzin từ Washul Mewa (vị đã thành tựu thân cầu vồng).

[4] “Khenpo thân mến của chúng ta, Đấng Như Ý Bảo Châu”.

[5] Tư thế của Phật Thích Ca Mâu Ni khi nhập Niết Bàn, nằm về bên phải, đầu để trên bàn tay phải.

Tạo bài viết
Kính thưa chư Tôn thiền đức, quý Phật tử và quý độc giả, Như chúng tôi đã bố cáo trên Facebook vào thời điểm một nhà sư Việt Nam sửa soạn bộ hành khất thực từ Gia Lai đi Ấn Độ, website Thư Viện Hoa Sen đã bị một thế lực đen tối dấu mặt đánh sập liên tiếp nhiều lần. Tất cả các cuộc tấn công đều theo mô thức DDoS (Distributed Denial of Service) nhắm vào cơ sở hạ tầng mạng làm quá tải và hư hại máy chủ. Sau mỗi lần tấn công, chúng lại dùng trí tuệ nhân tạo AI để tạo ra các cách tấn công mới hơn và thông minh hơn, vượt qua tất cả những biện pháp phòng ngừa truyền thống. Về nguyên nhân chúng tôi đã thưa trong những lần bố cáo trước. Hiện nay hệ thống máy chủ của Thư Viện Hoa Sen đã được sửa chữa và tăng cường thêm nhiều trang thiết bị mới nhằm ngăn ngừa các cuộc tấn công trong tương lai. Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!