Phần Một

05/10/201112:00 SA(Xem: 8942)
Phần Một

KRISHNAMURTI
CUỘC ĐỜI TRƯỚC MẶT
Lời dịch: ÔNG KHÔNG
[www.thuvienhoasen.org]
– Tháng 7– 2011 –

PHẦN MỘT

I

 

 

B

ạn có khi nào suy nghĩ tại sao bạn đang được giáo dục, tại sao bạn đang học lịch sử, toán, địa lý, hay những môn học khác? Bạn có khi nào suy nghĩ tại sao bạn đi đến trường học và đại học? Liệu không quan trọng phải tìm ra tại sao bạn đang được nhồi nhét bởi thông tin, bởi hiểu biết? Tất cả mọi việc mà tạm gọi là giáo dục này là gì? Những phụ huynh của các bạn đã gửi các bạn đến đây, có lẽ bởi vì chính họ đã vượt qua những kỳ thi nào đó và đã có được nhiều bằng cấp. Bạn có khi nào đã tự hỏi tại sao bạn ở đây, và có những giáo viên nào đã từng hỏi tại sao bạn ở đây? Những giáo viên biết được tại sao họ ở đây? Liệu bạn không nên cố gắng tìm ra tất cả sự đấu tranh này là gì – đấu tranh này để học hành, để vượt qua những kỳ thi, để sống trong một nơi nào đó xa nhà và không sợ hãi, chơi đùa vui vẻ và vân vân? Những giáo viên của bạn không nên giúp đỡ bạn tìm hiểu tất cả điều này và không chỉ chuẩn bị cho bạn để vượt qua những kỳ thi, hay sao?

 Những cậu trai vượt qua những kỳ thi bởi vì họ biết họ sẽ phải có một việc làm, họ sẽ phải kiếm sống. Tại sao những cô gái vượt qua những kỳ thi? Được giáo dục với mục đích để tìm được những người chồng tốt hơn? Đừng cười; chỉ suy nghĩ về điều này. Những phụ huynh của các bạn gửi các bạn đến trường này bởi vì bạn là một người gây phiền toái ở nhà? Bằng cách vượt qua những kỳ thi liệu bạn sẽ hiểu rõ toàn ý nghĩa của sống? Vài người rất khôn khéo vượt qua những kỳ thi, nhưng điều này không nhất thiết có nghĩa rằng họ thông minh. Những người khác mà không biết làm thế nào để vượt qua những kỳ thi có thể còn thông minh nhiều hơn; họ có lẽ có khả năng nhiều hơn bằng hai bàn tay của họ và có lẽ suy nghĩ những sự việc còn sâu sắc hơn cái người mà chỉ nhồi nhét với mục đích vượt qua những kỳ thi.

 Nhiều cậu trai học hành chỉ để có một việc làm, và đó là nguyên mục đích của cuộc đời họ. Nhưng sau khi có một việc làm, điều gì xảy ra? Họ lập gia đình, họ có con cái – và suốt cuộc đời còn lại của họ, họ bị cột chặt vào bộ máy, đúng chứ? Họ trở thành những thư ký hay những luật sư hay những cảnh sát; họ có một đấu tranh không ngớt với những người vợ của họ, con cái của họ; sống của họ là một đấu tranh liên tục cho đến khi họ chết.

 Và điều gì xảy ra cho các bạn, những cô gái? Bạn lập gia đình, đó là mục đích của bạn, cũng như đó là sự quan tâm của cha mẹ bạn phải thúc đẩy bạn lập gia đình – và sau đó bạn có con cái. Nếu bạn có chút ít tiền bạc, bạn quan tâm về quần áo của bạn và bạn trông ra sao; bạn lo lắng về những cãi cọ với người chồng của bạn và về điều gì những người khác bàn tán.

 Bạn thấy tất cả việc này? Liệu bạn nhận biết được việc đó trong gia đình của bạn, trong những người hàng xóm của bạn? Bạn nhận thấy nó luôn luôn tiếp tục như thế nào? Liệu bạn không phải tìm ra ý nghĩa của giáo dục là gì, tại sao bạn muốn được giáo dục, tại sao cha mẹ của bạn muốn bạn được giáo dục, tại sao họ trau chuốt những diễn văn về sự giáo dục được cho là đang làm nên điều gì trong thế giới? Có lẽ bạn có thể đọc những vở kịch của Bernard Shaw, bạn có thể trích dẫn Shakespeare hay Voltaire hay người triết lý mới nào đó; nhưng nếu bạn, trong chính bạn không có sự thông minh, nếu bạn không sáng tạo, sự ích lợi của giáo dục này là gì?

 Vì vậy, liệu những giáo viên cũng như những học sinh không cần thiết phải tìm ra sống thông minh có nghĩa gì, hay sao? Giáo dục không chỉ nhằm mục đích có thể đọc hay vượt qua những kỳ thi; bất kỳ con người khôn khéo nào cũng có thể làm việc đó. Giáo dục hướng về mục đích vun quén sự thông minh, đúng chứ? Qua từ ngữ thông minh tôi không có ý khéo léo, hay cố gắng được lanh lợi với mục đích giỏi giang hơn người nào đó. Chắc chắn, thông minh là điều gì đó hoàn toàn khác hẳn. Có thông minh khi bạn không sợ hãi. Và khi nào bạn sợ hãi? Sợ hãi hiện diện khi bạn suy nghĩ về điều gì người khác có lẽ nói về bạn, hay điều gì cha mẹ của bạn có lẽ nói; bạn sợ hãi bị phê bình, bị trừng phạt, hay không vượt qua một kỳ thi. Khi giáo viên của bạn khiển trách bạn, hay khi bạn không được nhiều người ưa thích trong lớp học của bạn, trong trường học của bạn, trong vùng chung quanh của bạn, sự sợ hãi dần dần len lỏi vào.

 Rõ ràng, sợ hãi là một trong những cản trở của thông minh, đúng chứ? Và chắc chắn chính là bản thể của sự giáo dục phải giúp đỡ học sinh – bạn và tôi – nhận biếthiểu rõ những nguyên nhân của sợ hãi, để cho từ niên thiếu trở đi em ấy có thể sống tự do khỏi sợ hãi.

 Liệu bạn nhận biết được rằng bạn sợ hãi? Bạn có sợ hãi, đúng chứ? Hay bạn được tự do khỏi sợ hãi? Bạn không sợ hãi cha mẹ của bạn, giáo viên của bạn, điều gì những người khác có lẽ suy nghĩ về bạn, hay sao? Giả sử bạn đã làm việc gì đó mà cha mẹxã hội của bạn không chấp nhận. Bạn sẽ không sợ hãi, hay sao? Giả sử bạn muốn kết hôn với một người không thuộc giai cấp hay tầng lớp riêng của bạn; bạn sẽ không sợ hãi điều gì những người khác có lẽ nói, hay sao? Nếu người chồng tương lai của bạn không kiếm được đủ tiền đáp ứng cho bạn, hay nếu anh ấy không có địa vị hay thanh danh, bạn sẽ không cảm thấy xấu hổ hay sao? Bạn sẽ không sợ hãi rằng những người bạn của bạn có lẽ không suy nghĩ tốt về bạn hay sao? Và bạn không sợ hãi bệnh tật, chết à?

 Hầu hết chúng ta đều sợ hãi. Đừng nói ‘không’ quá vội vã. Có lẽ chúng ta đã không suy nghĩ về nó; nhưng nếu chúng tasuy nghĩ về nó chúng ta sẽ nhận thấy rằng hầu hết mọi người trong thế giới, những người trưởng thành cũng như những em bé, đều có loại sợ hãi nào đó đang gặm nhấm quả tim. Và liệu nó không là chức năng của giáo dục khi phải giúp đỡ mỗi cá thể được tự do khỏi sợ hãi, để cho anh ấy có thể thông minh, hay sao? Đó là điều gì chúng ta nhắm đến trong một ngôi trường – mà có nghĩa rằng chính những giáo viên phải thực sự được tự do khỏi sợ hãi. Có tốt lành gì cho những giáo viên khi đang nói về không-sợ hãi nếu chính họ lại sợ hãi điều gì những người hàng xóm có lẽ nói, sợ hãi người vợ của họ, hay người chồng của họ?

 Nếu người ta có sợ hãi, không thể có sáng kiến trong ý nghĩa sáng tạo của từ ngữ. Có sáng kiến trong ý nghĩa này là làm việc gì đó đầu tiên, khởi nguồn – làm nó một cách tự phát, một cách tự nhiên, mà không bị hướng dẫn, bị ép buộc, bị kiểm soát. Nó có nghĩa làm việc gì đó mà bạn thương yêu khi làm. Có lẽ bạn thường thấy một cục đá nằm giữa đường, và một chiếc xe chạy ngang qua cán lên nó. Bạn có khi nào nhặt lên hòn đá đó và vất đi? Hay khi đang dạo bộ, bạn có khi nào đã quan sát những người nghèo khổ, những người nhà quê, những dân làng, và đã làm việc gì đó tử tế – làm nó một cách tự phát, tự nhiên, xuất phát từ quả tim riêng của bạn, mà không chờ đợi được chỉ bảo phải làm gì?

 Bạn thấy, nếu bạn có sợ hãi, vậy thì tất cả việc này đã bị loại trừ khỏi sống của bạn, bạn trở thành vô cảm và không quan sát việc gì đang xảy ra chung quanh bạn. Nếu bạn có sợ hãi, bạn bị trói buộc bởi truyền thống, bạn theo sau người lãnh đạo hay vị đạo sư nào đó. Khi bạn bị trói buộc bởi truyền thống, khi bạn sợ hãi người chồng của bạn hay người vợ của bạn, bạn mất đi sự cao quý của bạn như một con người cá thể.

 Vì vậy, liệu không là chức năng của giáo dục phải giúp đỡ bạn được tự do khỏi sợ hãi, và không chỉ chuẩn bị cho bạn vượt qua những kỳ thi nào đó, dù việc này có lẽ cần thiết đến chừng nào? Tại cốt lõi, sâu thẳm, đó phải là mục đích tối thượng của giáo dục và của mọi giáo viên: giúp đỡ bạn từ niên thiếu hoàn toàn được tự do khỏi sợ hãi để cho khi bạn ra ngoài vào trong thế giới bạn là một con người thông minh, dư thừa sáng kiến thực sự. Sáng kiến bị hủy hoại khi bạn chỉ đang sao chép, khi bạn bị trói buộc bởi truyền thống, đang tuân theo một người lãnh đạo chính trị hay một người thầy tôn giáo nào đó. Tuân theo bất kỳ người nào chắc chắn đều hủy hoại thông minh. Chính qui trình của tuân theo tạo ra một ý thức của sợ hãi; và sợ hãi ngăn cản sự hiểu rõ về sống cùng tất cả những phức tạp lạ lùng của nó, cùng những đấu tranh của nó, cùng những đau khổ của nó, nghèo khó của nó, giàu có và vẻ đẹp của nó – vẻ đẹp của chim chóc, và của mặt trời hoàng hôn trên dòng nước. Khi bạn sợ hãi, bạn không còn nhạy cảm đối với tất cả những việc này.

 Liệu tôi được phép đề nghị bạn yêu cầu những giáo viên giải thích cho bạn điều gì chúng ta đang bàn luận. Bạn sẽ thực hiện việc đó? Hãy tìm ra cho chính bạn liệu những giáo viên đã hiểu rõ những điều này – việc đó sẽ trợ giúp họ để giúp đỡ bạn thông minh nhiều hơn, không phải sợ hãi. Trong những vấn đề thuộc loại này chúng ta cần những giáo viên mà rất thông minhthông minh trong ý nghĩa đúng đắn, không phải trong ý nghĩa của đã vượt qua những kỳ thi cử nhân hay cao học. Nếu bạn quan tâm, hãy xem thử liệu bạn có thể sắp xếp một thời gian trong ngày để bàn luận và nói chuyện về tất cả điều này cùng những giáo viên của bạn. Bởi vì bạn sẽ trưởng thành, bạn sẽ có chồng, có vợ, con cái, và bạn sẽ phải biết sống là gì – sống cùng đấu tranh của nó để kiếm tiền, cùng những đau khổ của nó, cùng vẻ đẹp lạ thường của nó. Bạn sẽ phải biết và hiểu rõ tất cả những điều này; và trường học là nơi để học hành tất cả những điều này. Nếu những giáo viên chỉ dạy bạn môn toán và địa lý, lịch sử và khoa học, chắc chắn từng đó không đầy đủ. Điều quan trọng cho bạn là phải tỉnh táo, chất vấn, tìm ra, để cho khả năng sáng kiến của bạn có lẽ được thức dậy.

 

 

II

 

C

húng ta đã bàn luận vấn đề của sợ hãi. Chúng ta đã thấy rằng hầu hết chúng ta đều sợ hãi, và sợ hãi đó ngăn cản sáng tạo bởi vì nó khiến cho chúng ta bám vào con người và vào những sự việc như một dây leo bám vào một cái cây. Chúng ta bám vào cha mẹ của chúng ta, người chồng của chúng ta, con trai của chúng ta, con gái của chúng ta, người vợ của chúng ta, và những sở hữu của chúng ta. Đó là hình thức bên ngoài của sợ hãi. Bởi vì sợ hãi bên trong, chúng ta sợ hãi đứng một mình. Chúng ta có lẽ có nhiều quần áo, nữ trang hay những tài sản khác; nhưng phía bên trong, thuộc tâm lý, chúng ta rất nghèo khó. Phía bên trong chúng ta càng nghèo khó bao nhiêu, phía bên ngoài chúng ta càng muốn làm phong phú cho chúng ta nhiều bấy nhiêu bằng cách bám vào những người khác, địa vị, tài sản.

 Khi chúng ta sợ hãi, chúng ta không những bám vào những sự vật phía bên ngoài, nhưng còn bám vào những sự việc phía bên trong như truyền thống. Đối với hầu hết những người già, và đối với những người mà nghèo khó và trống rỗng phía bên trong, truyền thống quan trọng vô cùng. Bạn có khi nào nhận thấy điều này nơi bạn bè, cha mẹ, và những giáo viên của bạn? Bạn có khi nào nhận thấy nó trong chính bạn? Khoảnh khắc có sợ hãi, sợ hãi phía bên trong, bạn cố gắng che đậy nó bằng sự kính trọng, bằng cách tuân theo một truyền thống; và thế là bạn không còn khả năng sáng tạo. Bởi vì bạn không có khả năng sáng tạo và chỉ đang tuân theo, truyền thống trở thành rất quan trọng – truyền thống của điều gì những người khác nói, truyền thống đã được chuyển sang từ quá khứ, truyền thống mà chết rồi, không có sự đam mê trong sống bởi vì nó đơn thuần chỉ là một lặp lại mà không có ý nghĩa gì cả.

 Khi người ta sợ hãi, luôn luôn có một khuynh hướng phải bắt chước. Bạn nhận thấy điều đó? Những người sợ hãi bắt chước những người khác; họ bám vào truyền thống, cha mẹ của họ, người vợ của họ, người anh của họ, người chồng của họ. Và sự bắt chước hủy hoại khả năng sáng tạo. Bạn biết, khi bạn phác họa hay vẽ một cái cây, bạn không bắt chước cái cây, bạn không sao chép nó chính xác như nó là, mà sẽ chỉ là một bức ảnh. Muốn được tự do để vẽ một cái cây, hay một bông hoa, hay một hoàng hôn, bạn phải cảm thấy nó chuyển tải sang bạn cái gì, sự quan trọng, ý nghĩa của nó. Điều này rất quan trọng – cố gắng chuyển tải ý nghĩa của cái gì bạn thấy và không chỉ sao chép nó, bởi vì thế là bạn bắt đầu thức dậy sự tiến hành sáng tạo. Nhưng hãy quan sát sống riêng của bạn và những sống quanh bạn, chúng bị bóp nghẹt bởi truyền thống, bởi bắt chước làm sao đâu!

 Bạn phải bắt chước trong những hình thức nào đó; như trong quần áo bạn mặc, trong những quyển sách bạn đọc, trong ngôn ngữ bạn nói. Đây là tất cả những hình thức của bắt chước. Nhưng rất cần thiết phải vượt khỏi những mức độ này, và cảm thấy được tự do để hiểu rõ những sự việc cho chính bạn để cho bạn không chấp nhận một cách không suy nghĩ điều gì người nào đó nói, không đặt thành vấn đề người đó là ai – một giáo viên trong trường học, một người cha hay người mẹ, hay một trong những người thầy tôn giáo vĩ đại. Hiểu rõ những sự việc cho chính bạn, và không theo sau, là điều rất quan trọng; bởi vì theo sau thể hiện sự sợ hãi, đúng chứ? Khoảnh khắc người nào đó trao tặng cho bạn điều gì bạn ao ướcthiên đàng, hạnh phúc, hay một việc làm tốt – có sợ hãi của không được nó; thế là bạn bắt đầu chấp nhận, theo sau. Chừng nào bạn còn muốn cái gì đó, phải có sợ hãi; và sợ hãi làm què quặt cái trí đến độ bạn không thể được tự do.

 Bạn có biết một cái trí tự do là gì? Bạn có khi nào đã quan sát cái trí riêng của bạn? Nó không được tự do, đúng chứ? Bạn luôn luôn đang theo dõi để thấy điều gì những người bạn bàn tán về bạn. Cái trí của bạn giống như một ngôi nhà được bao bọc bởi một hàng rào hay bởi dây kẽm gai. Trong trạng thái đó không gì mới mẻ có thể xảy ra. Một sự việc mới mẻ có thể xảy ra chỉ khi nào không có sợ hãi. Và cực kỳ khó khăn cho cái trí được tự do khỏi sợ hãi, bởi vì điều đó hàm ý được tự do thực sự khỏi sự ham muốn để bắt chước, theo sau, được tự do khỏi ham muốncủa cải chồng chất hay để tuân phục vào một truyền thống – mà không có nghĩa rằng bạn làm việc gì đó gây kinh hoàng.

 Tự do của cái trí hiện diện khi không có sợ hãi, khi cái trí không có sự ham muốn để khoe khoang và không bị kích động vì địa vị hay thanh danh. Vậy thì nó không có ý thức của bắt chước. Và rất quan trọng phải có một cái trí như thế – một cái trí thực sự được tự do khỏi truyền thống, mà là hệ thống máy móc hình thành-thói quen của cái trí.

 Liệu tất cả việc này quá khó khăn? Tôi không nghĩ nó khó khăn như môn toán hay địa lý của bạn. Nó dễ dàng lắm, chỉ bởi vì bạn chưa bao giờ suy nghĩ về nó. Có lẽ bạn trải qua mười hay mười lăm năm thuộc sống của bạn trong trường học để thâu lượm thông tin, tuy nhiên bạn không bao giờ dành ra thời gian – không một tuần lễ, thậm chí không một ngày – để suy nghĩ kỹ càng, trọn vẹn về bất kỳ một trong những điều này. Đó là lý do tại sao tất cả nó dường như quá khó khăn; nhưng thật ra không khó khăn gì cả. Ngược lại, nếu bạn dành thời gian cho nó bạn có thể tự thấy cho chính bạn cái trí làm việc như thế nào, nó vận hành, phản ứng như thế nào. Và bắt đầu hiểu rõ cái trí riêng của bạn trong khi bạn còn nhỏ là điều rất quan trọng, ngược lại bạn sẽ lớn lên và tuân theo những truyền thống nào đó mà chẳng quan trọng chút nào cả; bạn sẽ bắt chước, mà có nghĩa là tiếp tục vun quén sợ hãi, và thế là bạn sẽ không bao giờ được tự do.

 Ở Ấn độ này bạn có nhận thấy rằng bạn bị trói buộc trong truyền thống biết chừng nào? Bạn phải kết hôn trong một cách nào đó, cha mẹ của bạn chọn lựa người chồng hay người vợ. Bạn phải thực hiện những nghi thức nào đó; chúng có lẽ không có ý nghĩa gì cả, nhưng bạn phải thực hiện chúng. Bạn có những người lãnh đạo mà bạn phải theo sau. Mọi thứ quanh bạn, nếu bạn đã quan sát nó, phản ảnh một cách sống trong đó uy quyền đã được thiết lập vững chắc. Có uy quyền của vị đạo sư, uy quyền của nhóm chính trị, uy quyền của cha mẹ, và uy quyền của quan điểm quần chúng. Nền văn minh càng cổ lỗ bao nhiêu, trọng lượng của truyền thống cùng hàng loạt những bắt chước của nó càng nặng nề bấy nhiêu; và bởi vì bị chất nặng bởi trọng lượng này, cái trí của bạn không bao giờ được tự do. Bạn có lẽ nói về chính trị hay bất kỳ loại tự do nào, nhưng bạn như một cá thể không bao giờ thực sự được tự do để tìm ra cho chính bạn; luôn luôn bạn đang tuân theotuân theo một lý tưởng, tuân theo vị đạo sư hay người thầy nào đó, hay một mê tín vô lý nào đó.

 Thế là, toàn sống của bạn bị vây bủa, bị giới hạn, bị kiềm hãm trong những ý tưởng nào đó; và sâu thẳm bên trong bạn có sợ hãi. Làm thế nào bạn có thể suy nghĩ một cách tự do nếu có sợ hãi? Đó là lý do tại sao nhận biết được tất cả những việc này là điều rất quan trọng. Nếu bạn thấy một con rắn và biết nó nguy hiểm bạn sẽ nhảy tránh, bạn không đến gần nó. Nhưng bạn không biết rằng bạn bị trói buộc trong một chuỗi của những bắt chước mà ngăn cản sự sáng tạo; bạn bị trói buộc trong chúng một cách không nhận biết được. Nhưng nếu bạn nhận biết được chúng, và nhận biết được chúng kiềm chế bạn như thế nào; nếu bạn nhận biết được sự kiện rằng bạn muốn bắt chước bởi vì bạn sợ hãi điều gì con người có lẽ nói, sợ hãi cha mẹ của bạn hay giáo viên của bạn, vậy thì bạn có thể quan sát những bắt chước này mà trong đó bạn bị trói buộc, bạn có thể thâm nhập chúng, bạn có thể học hành chúng như bạn học hành môn toán hay bất kỳ môn học nào khác.

 Liệu bạn nhận biết được, ví dụ, tại sao bạn đối xử với phụ nữ khác biệt với đàn ông? Tại sao bạn đối xử với phụ nữ một cách khinh miệt? Ít ra con người thường làm như thế. Tại sao bạn đi đến một ngôi đền, tại sao bạn thực hiện những nghi thức thờ cúng, tại sao bạn theo sau một đạo sư?

 Bạn biết, đầu tiên bạn phải nhận biết được tất cả những việc này, và sau đó bạn có thể thâm nhập chúng, bạn có thể dò dẫm, học hành chúng; nhưng nếu bạn chấp nhận mọi thứ một cách mù quáng bởi vì suốt ba mươi thế kỷ vừa qua nó đã là như thế, vậy thì nó không có ý nghĩa, đúng chứ? Chắc chắn, trong thế giới điều gì chúng ta cần không phải là nhiều người bắt chước hơn, không phải là nhiều người lãnh đạo hơn và nhiều người theo sau hơn. Lúc này, điều gì chúng ta cần là những cá thể giống như bạn và tôi mà đang bắt đầu thâm nhập tất cả những vấn đề này, không phải một cách hời hợt hay ngẫu nhiên, nhưng thâm nhập sâu thẳm hơn và sâu thẳm hơn để cho cái trí được tự do để sáng tạo, được tự do để suy nghĩ, được tự do để thương yêu.

 Giáo dục là một cách để khám phá sự liên hệ thực sự của chúng ta với những con người khác, và với thiên nhiên. Nhưng cái trí tạo ra những ý tưởng, và những ý tưởng này trở thành quá mạnh mẽ, quá chi phối, đến độ chúng ngăn cản chúng ta không nhìn vượt khỏi. Chừng nào còn có sợ hãi, vẫn còn có sự tuân theo truyền thống; chừng nào còn có sợ hãi, vẫn còn có bắt chước. Một cái trí chỉ bắt chước là máy móc, đúng chứ? Nó giống như một cái máy trong sự vận hành của nó; nó không là sáng tạo, nó không hiểu rõ những vấn đề. Nó có lẽ tạo ra những hành động nào đó, sản sinh những kết quả nào đó, nhưng nó không là sáng tạo.

 Lúc này, điều gì tất cả chúng ta nên làm – bạn và tôi cũng như những giáo viên, những hiệu trưởng, những người uy quyền – là cùng nhau thâm nhập vào tất cả những vấn đề này, để cho khi các bạn rời đây các bạn sẽ là những cá thể chín chắn, có thể hiểu rõ những vấn đề cho chính các bạn, và sẽ không phụ thuộc vào sự dốt nát thuộc truyền thống nào đó. Vậy là bạn sẽ có sự cao quý của một con người thực sự tự do. Đó là toàn ý định của giáo dục – không chỉ chuẩn bị cho bạn để vượt qua những kỳ thi nào đó và sau đó chuyển hướng hết phần còn lại thuộc sống của bạn vào cái gì đó mà bạn không thương yêu làm, giống như trở thành một luật sư, hay một thư ký, hay một người nội trợ, hay một cái máy sinh sản. Bạn nên kiên định trong loại giáo dục mà khuyến khích bạn suy nghĩ một cách tự do không sợ hãi, mà giúp đỡ bạn thâm nhập, hiểu rõ; bạn nên đòi hỏi nó từ những giáo viên của bạn. Ngược lại, sống là một lãng phí, đúng chứ? Bạn được ‘giáo dục’, bạn vượt qua những kỳ thi cử nhân hay cao học, bạn có một việc làm mà bạn không ưa thích nhưng bởi vì bạn phải kiếm tiền; bạn lập gia đình và có con cái – và bạn đó kìa, bị kẹt cứng suốt phần còn lại thuộc sống của bạn. Bạn bị đau khổ, không hạnh phúc, cãi cọ; bạn không còn gì để mong ngóng ngoại trừ nhiều con cái hơn, nhiều nghèo khó hơn, nhiều đau khổ hơn. Bạn gọi điều này là giáo dục? Chắc chắn, giáo dục phải giúp đỡ bạn thật thông minh để cho bạn có thể làm việc gì bạn ưa thích làm, và không bị kẹt cứng trong cái gì đó xuẩn ngốc mà khiến cho bạn bị đau khổ suốt phần còn lại thuộc sống của bạn.

 Vì vậy, trong khi bạn còn trẻ bạn nên thức dậy bên trong chính bạn ngọn lửa của bất mãn; bạn nên ở trong một trạng thái của cách mạng. Đây là thời gian để thâm nhập, để khám phá, để phát triển; vì vậy hãy đòi hỏi cha mẹ và những giáo viên của bạn giáo dục bạn một cách đúng đắn. Đừng thỏa mãn khi chỉ ngồi trong một lớp học ngấu nghiến thông tin về vị vua này hay chiến tranh kia. Hãy bất mãn, gặp gỡ những giáo viên của bạn và thâm nhập, tìm ra. Nếu họ không thông minh, bằng cách thâm nhập bạn sẽ giúp đỡ họ thông minh; và khi bạn rời ngôi trường này bạn sẽ lớn lên trong sự chín chắn, trong tự do thực sự. Vậy là bạn sẽ tiếp tục học hành suốt sống còn lại của bạn cho đến khi bạn chết, và bạn sẽ là một con người thông minh, hạnh phúc.

 

Người hỏi: Làm thế nào chúng tôi có được thói quen của không sợ hãi?

Krishnamurti: Hãy quan sát những từ ngữ bạn đã sử dụng. ‘Thói quen’ hàm ý một chuyển động được lặp đi và lặp lại. Nếu bạn làm việc gì đó lặp đi và lặp lại, liệu điều đó đảm bảo bất kỳ điều gì khác ngoại trừ sự đơn điệu? Liệu không-sợ hãi là một thói quen? Chắc chắn, không-sợ hãi chỉ hiện diện khi bạn gặp gỡ những biến cố của sống và hiểu rõ chúng, khi bạn có thể thấy chúng và thâm nhập chúng, nhưng không phải bằng một cái trí kiệt sức mà bị trói buộc trong thói quen.

 Nếu bạn làm việc gì đó đều đặn, nếu bạn sống trong những thói quen, vậy thì bạn chỉ là một cái máy lặp lại. Thói quen là sự lặp lại, một cách không suy nghĩ đang làm cùng sự việc lặp đi và lặp lại, mà là một qui trình của dựng lên một bức tường quanh chính bạn. Nếu bạn đã dựng lên một bức tường quanh chính bạn qua thói quen nào đó, bạn không được tự do khỏi sợ hãi, và do bởi sống bên trong bức tường mới khiến cho bạn sợ hãi. Khi bạn có thông minh để nhìn ngắm mọi thứ xảy ra trong sống, mà có nghĩa thâm nhập mọi vấn đề, mọi biến cố, mọi suy nghĩcảm xúc, mọi phản ứng – chỉ lúc đó mới có tự do khỏi sự sợ hãi.

 

 

III

 

C

húng ta đã nói về sợ hãi và làm thế nào loại bỏ nó, và chúng ta đã thấy làm thế nào sợ hãi biến dạng cái trí đến độ nó không tự do, không sáng tạo, và vì vậy không có chất lượng quan trọng vô cùng của sáng kiến.

 Tôi nghĩ chúng ta cũng nên hiểu rõ nghi vấn của uy quyền. Bạn biết uy quyền là gì; nhưng liệu bạn biết uy quyền hiện diện bằng cách nào? Chính phủ có uy quyền, đúng chứ? Có uy quyền của Chính thể, của luật pháp, của người cảnh sát và người lính. Cha mẹ của bạn và những giáo viên của bạn có một uy quyền nào đó đối với bạn, họ bắt buộc bạn làm việc gì đó mà họ nghĩ bạn nên làm – đi ngủ tại một giờ nào đó, ăn loại thực phẩm thích hợp, gặp gỡ loại người đúng đắn. Họ kỷ luật bạn, đúng chứ? Tại sao? Họ nói việc đó tốt cho riêng bạn. Thế sao? Chúng ta sẽ thâm nhập điều đó. Nhưng trước hết chúng ta phải hiểu rõ uy quyền nảy sinh như thế nào – uy quyền là sự ép buộc, sự cưỡng bách, quyền hành của một người với một người khác, của một ít người với nhiều người hay nhiều người với một ít người.

 Bởi vì bạn tình cờ là người cha hay người mẹ của tôi, bạn có một quyền hành với tôi? Quyền hành nào mà bất kỳ người nào có để đối xử với một người khác như rác rưởi? Bạn nghĩ cái gì tạo ra uy quyền?

 Trước hết, chắc chắn, có một ham muốn về phần mỗi người chúng ta để tìm được một cách an toàn của cư xử; chúng ta muốn được chỉ bảo phải làm gì. Bởi vì bị hoang mang, lo lắng, và không biết phải làm gì, chúng ta đi đến một giáo sĩ, đến một giáo viên, đến một người cha hay người mẹ, hay người nào đó, tìm kiếm một cách thoát khỏi sự hoang mang của chúng ta. Bởi vì chúng ta nghĩ ông ấy biết nhiều hơn chúng ta, chúng ta đi đến vị đạo sư, hay đến một người học rộng nào đó và chúng ta nhờ vả ông ấy chỉ bảo cho chúng ta phải làm gì. Thế là, do bởi sự ham muốn của chúng ta để tìm ra một phương cách đặc biệt của sống, một phương cách của cư xử mới tạo ra uy quyền, đúng chứ?

 Ví dụ, tôi đi đến một đạo sư. Tôi đi đến ông ấy bởi vì tôi nghĩ ông ấy là một người vĩ đại mà biết sự thật, mà biết Thượng đế, và vì vậy có thể trao tặng cho tôi sự an bình. Chính tôi không biết gì cả về tất cả điều này, thế là tôi đi đến ông ấy, tôi phủ phục mình, dâng tặng những bông hoa cho ông ấy, tôi hy sinh cho ông ấy. Tôi có sự ham muốn được thanh thản, được chỉ bảo phải làm gì, thế là tôi tạo ra uy quyền. Thật ra uy quyền đó không tồn tại phía bên ngoài của tôi.

 Trong khi bạn còn trẻ tuổi, người giáo viên có lẽ nói rằng bạn không biết. Nhưng nếu anh ấy có thông minh anh ấy sẽ giúp đỡ bạn cũng có thông minh; anh ấy sẽ giúp đỡ bạn hiểu rõ sự hoang mang của bạn để cho bạn không tìm kiếm uy quyền, uy quyền riêng của anh ấy hay của bất kỳ người nào khác.

 Có uy quyền phía bên ngoài của Chính thể, của luật pháp, của cảnh sát. Phía bên ngoài chúng ta tạo ra uy quyền này bởi vì chúng tatài sảnchúng ta muốn bảo vệ. Tài sản thuộc về chúng tachúng ta không muốn bất kỳ người nào khác có nó, thế là chúng ta tạo ra một chính phủ mà bảo vệ cái gì chúng ta sở hữu. Chính phủ trở thành uy quyền của chúng ta; nó là sự sáng chế của chúng ta, để bảo vệ lối sống của chúng ta, hệ thống suy nghĩ của chúng ta. Dần dần, qua hàng thế kỷ, chúng ta thiết lập một hệ thống của luật pháp, của uy quyền – Chính thể, chính phủ, quân đội – để bảo vệ ‘tôi’ và ‘cái của tôi’.

 Cũng có uy quyền của lý tưởng, mà không ở phía bên ngoài nhưng ở phía bên trong. Khi chúng ta nói, ‘Tôi phải tốt lành, tôi không được ganh tỵ, tôi phải cảm thấy thân thiện với mọi người,’ chúng ta tạo ra trong những cái trí của chúng ta uy quyền của lý tưởng, đúng chứ? Giả sử tôi mưu mô, độc ác, dốt nát, tôi muốn mọi thứ cho chỉ riêng tôi, tôi muốn quyền hành. Đó là sự kiện, đó là điều gì tôi thực sự là. Nhưng tôi nghĩ tôi phải thân thiện bởi vì những người tôn giáo đã nói như thế, và cũng bởi vì nó thuận tiện, nó có lợi lộc khi nói như thế; thế là tôi sáng chế tình huynh đệ như một lý tưởng. Tôi không thân thiện, nhưng vì nhiều lý luận khác nhau tôi muốn thân thiện, thế là lý tưởng trở thành uy quyền của tôi.

 Lúc này, với mục đích sống phù hợp vào lý tưởng đó, tôi tự-kỷ luật chính mình. Tôi cảm thấy rất ganh tỵ với bạn bởi vì bạn có một cái áo khoác đắt tiền hơn, hay một bộ quần áo xinh xắn hơn, hay nhiều tước vị hơn; vì vậy tôi nói, ‘Tôi không được có những cảm giác ganh tỵ, tôi phải sống thân thiện.’ Lý tưởng đã trở thành uy quyền của tôi, và tôi cố gắng sống theo uy quyền đó. Thế là, việc gì xảy ra? Sống của tôi trở thành một trận chiến liên tục giữa tôi gì và tôi nên là gì. Tôi tự-kỷ luật chính mình – và Chính thể cũng kỷ luật tôi. Dù nó là cộng sản, tư bản hay xã hội, Chính thể có những ý tưởng về vấn đề tôi nên cư xử ra sao. Có những người mà nói Chính thể là quan trọng nhất. Nếu tôi sống trong một Chính thể như thế và làm bất kỳ việc gì trái ngược với học thuyết chính thức, tôi bị cưỡng bách bởi Chính thể – đó là bởi một ít người mà kiểm soát Chính thể.

 Có hai phần của chúng ta, phần nhận biết được và phần không-nhận biết được. Bạn hiểu rõ điều đó có nghĩa gì. Giả sử bạn đang dạo bộ trên con đường, đang nói chuyện cùng một người bạn. Cái trí nhận biết được của bạn bị bận rộn bởi nói chuyện của bạn, nhưng có một phần khác của bạn đang thâu nhận vô số những ấn tượng một cách không nhận biết được – những cái cây, những chiếc lá, những con chim, ánh mặt trời trên dòng nước. Ấn tượng này vào cái trí không-nhận biết được từ phía bên ngoài luôn luôn đang xảy ra, mặc dù cái trí nhận biết được của bạn bận rộn; và điều gì cái trí không-nhận biết được thâu nhận còn quan trọng nhiều hơn điều gì cái trí nhận biết được thâu nhận. Cái trí nhận biết được có thể thâu nhận tương đối một chút ít. Ví dụ, cái trí nhận biết được thâu nhận điều gì được giáo dục trong trường học và việc đó thực sự không nhiều lắm. Nhưng cái trí không-nhận biết được đang liên tục thâu nhận những phản ứng qua lại giữa bạn và giáo viên, giữa bạn và những người bạn của bạn; tất cả điều này đang xảy ra ngấm ngầm, và việc này quan trọng nhiều hơn sự thâu nhận đơn thuần của những sự kiện trên bề mặt. Tương tự, suốt những nói chuyện buổi sáng này cái trí không-nhận biết được luôn luôn đang thâu nhận điều gì đang được nói, và sau đó, suốt ngày hay tuần, bỗng nhiên bạn nhớ lại nó. Việc đó sẽ có ảnh hưởng lớn lao vào bạn hơn là điều gì bạn lắng nghe một cách nhận biết được.

 Quay lại vấn đề trước: chúng ta tạo ra uy quyềnuy quyền của Chính thể, của cảnh sát, uy quyền của lý tưởng, uy quyền của truyền thống. Bạn muốn làm việc gì đó, nhưng người cha của bạn nói, ‘Đừng làm nó.’ Bạn phải vâng lời ông ấy, nếu không ông ấy sẽ tức giận, và bạn phụ thuộc vào ông ấy cho lương thực của bạn. Ông ấy kiểm soát bạn qua sự sợ hãi của bạn, đúng chứ? Thế là ông ấy trở thành uy quyền của bạn. Tương tự, bạn bị kiểm soát bởi truyền thống – bạn phải làm việc này và không làm việc kia, bạn phải mặc quần áo của bạn trong một cách nào đó, bạn không được nhìn ngắm các cậu trai hay các cô gái. Truyền thống yêu cầu bạn phải làm gì; và rốt cuộc, truyền thốnghiểu biết, đúng chứ? Có những quyển sách bảo bạn phải làm gì, Chính thể bảo bạn phải làm gì, cha mẹ của bạn bảo bạn phải làm gì, xã hộitôn giáo bảo bạn phải làm gì. Và điều gì xảy ra cho bạn? Bạn bị nghiền nát, bạn bị suy sụp. Bạn không bao giờ suy nghĩ, hành động, sống một cách sinh động, bởi vì bạn sợ hãi tất cả những việc này. Bạn nói rằng bạn phải vâng lời, ngược lại bạn sẽ không được trợ giúp. Mà có nghĩa gì? Rằng bạn tạo ra uy quyền bởi vì bạn đang tìm kiếm một cách an toàn của cư xử, một cách an toàn của sống. Chính sự theo đuổi của an toàn tạo ra uy quyền, và đó là lý do tại sao bạn trở thành một nô lệ thuần túy, một răng cưa trong một cái máy, sống mà không có bất kỳ khả năng nào để suy nghĩ, sáng tạo.

 Tôi không biết liệu bạn có vẽ tranh. Nếu bạn có, thông thường giáo viên bảo bạn vẽ như thế nào. Bạn thấy một cái cây và bạn sao chép nó. Nhưng vẽ là thấy cái cây và diễn tả trên khung vải hay trên giấy điều gì bạn cảm thấy về cái cây, nó biểu thị điều gì – chuyển động của những chiếc lá cùng tiếng thì thầm của gió lẫn trong chúng. Để làm việc đó, để bắt được chuyển động của ánh sáng và những sắc thái khác nhau của màu sắc, bạn phải rất nhạy cảm. Và làm thế nào bạn có thể nhạy cảm đến bất kỳ thứ gì nếu bạn sợ hãi và luôn luôn đang nói, ‘Tôi phải làm việc này, tôi phải làm việc kia, ngược lại những người khác sẽ nghĩ như thế nào?’ Bất kỳ nhạy cảm nào đến cái đẹp đẽ dần dần bị hủy diệt bởi uy quyền.

 Vì vậy, vấn đề nảy sinh là liệu trường học thuộc loại này có nên kỷ luật bạn. Hãy thấy những khó khăn với những giáo viên, nếu họ là những giáo viên đúng đắn, phải đối diện. Bạn là một cô gái hay cậu trai hư hỏng; nếu tôi là một giáo viên, liệu tôi nên kỷ luật bạn? Nếu tôi kỷ luật bạn, việc gì xảy ra? Bởi vì to lớn hơn bạn, có nhiều uy quyền hơn và mọi chuyện như thế, và bởi vì tôi được trả tiền để làm những việc nào đó, tôi ép buộc bạn phải vâng lời. Trong đang làm như thế, liệu tôi không đang làm tê liệt cái trí của bạn, hay sao? Nếu tôi ép buộc bạn phải làm một việc bởi vì tôi nghĩ nó là đúng đắn, liệu tôi không đang khiến cho bạn dốt nát, hay sao? Và bạn ưa thích được kỷ luật, được ép buộc để làm mọi việc, mặc dù phía bên ngoài bạn có lẽ phản đối. Nó trao tặng bạn một ý thức của an toàn. Nếu bạn không được ép buộc, bạn nghĩ rằng bạn sẽ rất xấu xa, bạn sẽ làm những việc không đúng đắn; thế là bạn nói, ‘Làm ơn, hãy kỷ luật tôi, hãy giúp đỡ tôi cư xử một cách đúng đắn.’

 Bây giờ, liệu tôi nên kỷ luật bạn, hay ngược lại giúp đỡ bạn hiểu rõ tại sao bạn hư hỏng, tại sao bạn làm việc này hay việc kia? Chắc chắn, điều đó có nghĩa rằng như một giáo viên hay một phụ huynh tôi phải không có ý thức của uy quyền. Tôi phải thực sự muốn giúp đỡ bạn hiểu rõ những khó khăn của bạn, tại sao bạn hư hỏng, tại sao bạn trốn học; tôi phải muốn bạn hiểu rõ về chính bạn. Nếu tôi ép buộc bạn, tôi không giúp đỡ bạn. Nếu như một giáo viên, tôi thực sự muốn giúp đỡ bạn hiểu rõ về chính bạn, nó có nghĩa rằng tôi chỉ có thể chăm sóc một vài cậu trai hay cô gái. Tôi không thể có năm mươi em học sinh trong lớp học của tôi. Tôi phải có chỉ một vài em, để cho tôi có thể chú ý đến mỗi em. Vậy thì tôi sẽ không tạo ra uy quyềnép buộc bạn phải làm việc gì đó mà bạn sẽ có thể tự làm lấy, ngay khi bạn hiểu rõ về chính bạn.

 Vì vậy, tôi hy vọng bạn thấy uy quyền hủy hoại thông minh đến chừng nào. Rốt cuộc, thông minh chỉ có thể hiện diện khi có tự dotự do để suy nghĩ, để cảm thấy, để quan sát, để nghi ngờ. Nhưng nếu tôi ép buộc bạn, tôi cũng khiến cho bạn dốt nát như tôi; và việc này thông thường đều xảy ra trong một ngôi trường. Người giáo viên nghĩ rằng anh ấy biết và bạn không biết. Nhưng người giáo viên biết cái gì? Một chút xíu về môn toán hay địa lý. Anh ấy đã không giải quyết được bất kỳ những vấn đề sống còn nào, anh ấy đã không thâm nhập những vấn đề trọng tâm của sống, và anh ấy la hét ầm ĩ giống như thần Jupiter, hay giống như một thượng sĩ!

 Vì vậy, trong trường học thuộc loại này, thay vì chỉ đang kỷ luật phải làm việc gì bạn được chỉ bảo, bạn phải được giúp đỡ để hiểu rõ, để thông minh và không sợ hãi, là điều rất quan trọng, bởi vì như thế bạn sẽ có thể gặp gỡ tất cả những khó khăn mà không sợ hãi. Điều này yêu cầu một giáo viên giỏi giang, một giáo viên mà thực sự quan tâm đến bạn, mà không lo âu về tiền bạc, về người vợ và con cái của anh ấy; và chính là trách nhiệm của những học sinh cũng như những giáo viên phải sáng tạo một tình trạng làm việc như thế này. Đừng chỉ vâng lời, nhưng hãy tìm ra làm thế nào để tự-hiểu rõ một vấn đề cho chính bạn. Đừng nói, ‘Tôi đang làm việc này bởi vì người cha của tôi muốn tôi làm’, nhưng hãy tìm ra tại sao ông ấy muốn bạn làm nó, tại sao ông ấy suy nghĩ một việc là tốt lành và một việc khác là xấu xa. Hãy chất vấn ông ấy, để cho bạn không những thức dậy thông minh riêng của bạn, nhưng bạn cũng giúp đỡ ông ấy thông minh.

 Nhưng thông thường điều gì xảy ra khi bạn bắt đầu chất vấn người cha của bạn? Ông ấy thi hành kỷ luật với bạn, đúng chứ? Ông ấy bận tâm bởi công việc của ông ấy và ông ấy không có sự kiên nhẫn, ông ấy không thương yêu để ngồi xuống và nói chuyện cùng bạn về những khó khăn cực kỳ của sự tồn tại, của kiếm sống, của có một người vợ hay một người chồng. Ông ấy không muốn dành ra thời gian để thâm nhập tất cả những việc này; thế là ông ấy xua đuổi bạn đi, hay gửi bạn đến trường học. Và trong vấn đề này giáo viên của bạn cũng giống hệt như người cha của bạn, anh ấy cũng giống hệt như những người khác. Nhưng đó là trách nhiệm của những giáo viên, của những cha mẹ, và của tất cả những học sinh, phải giúp đỡ để sáng tạo thông minh.

 

Người hỏi: Làm thế nào người ta sẽ có thông minh?

Krishnamurti: Điều gì được hàm ý trong câu hỏi này? Bạn muốn một phương pháp mà nhờ nó có được thông minh – mà hàm ý bạn biết thông minh là gì. Khi bạn muốn đi nơi nào đó, bạn biết điểm đến của bạn rồi và bạn chỉ cần hỏi phương cách. Tương tự, bạn nghĩ bạn biết thông minh là gì, và bạn muốn một phương pháp mà nhờ nó bạn có thể thông minh. Thông minh là chính sự chất vấn về phương pháp. Sợ hãi hủy diệt thông minh, đúng chứ? Sợ hãi ngăn cản bạn không tìm hiểu, chất vấn, thâm nhập; nó ngăn cản bạn không tìm ra điều gì là sự thật. Có thể bạn sẽ thông minh khi không có sợ hãi. Vì vậy bạn phải thâm nhập vào toàn nghi vấn của sợ hãi, và được tự do khỏi sợ hãi; và sau đó bạn có thể thông minh. Nhưng nếu bạn nói, ‘Làm thế nào tôi sẽ có thông minh?’ Bạn chỉ đang vun quén một phương pháp, và thế là bạn trở thành dốt nát.

Người hỏi: Mọi người đều biết tất cả chúng ta sẽ chết. Tại sao chúng ta sợ hãi chết?

Krishnamurti: Tại sao bạn sợ hãi chết? Có lẽ bởi vì bạn không biết sống là gì? Nếu bạn biết làm thế nào sống trọn vẹn, liệu bạn sẽ sợ hãi chết? Nếu bạn thương yêu những cái cây, mặt trời hoàng hôn, những con chim, chiếc lá rơi; nếu bạn nhận biết được những người đàn ông và phụ nữ đang rơi nước mắt, những người nghèo khổ, và thực sự cảm thấy tình yêu trong quả tim của bạn, liệu bạn sẽ sợ hãi chết? Liệu bạn sẽ? Đừng bị thuyết phục bởi tôi? Chúng ta hãy cùng nhau thâm nhập nó. Bạn không sống cùng hân hoan, bạn không hạnh phúc, bạn không nhạy cảm đến những sự vật-sự việc; và liệu đó là lý do tại sao bạn hỏi việc gì sẽ xảy ra khi bạn chết? Đối với bạn sống là đau khổ, và thế là bạn quan tâm đến chết. Bạn cảm thấy rằng có lẽ sẽ có hạnh phúc sau khi chết. Nhưng đó là một vấn đề phức tạp, và tôi không hiểu liệu bạn muốn thâm nhập nó. Rốt cuộc, sợ hãi hiện diện tại đáy của tất cả những vấn đề này – sợ hãi của chết, sợ hãi của sống, sợ hãi của đau khổ. Nếu bạn không thể hiểu rõ điều gì gây ra sợ hãi và được tự do khỏi nó, vậy thì nó chẳng đặt thành vấn đề liệu bạn đang sống hay chết.

 

Người hỏi: Làm thế nào chúng ta có thể sống hạnh phúc?

Krishnamurti: Liệu bạn biết khi nào bạn đang sống hạnh phúc? Bạn biết khi bạn đang đau khổ, khi bạn có đau đớn thân thể. Khi người nào đó đánh bạn hay tức giận bạn, bạn biết đau khổ. Nhưng liệu bạn biết khi bạn hạnh phúc? Liệu bạn nhận biết được thân thể của bạn khi bạn khoẻ mạnh? Chắc chắn, hạnh phúc là một trạng thái mà bạn không nhận biết được, mà bạn không ý thức được. Khoảnh khắc bạn nhận biết rằng bạn hạnh phúc, bạn không còn hạnh phúc, đúng chứ? Nhưng hầu hết các bạn đều đau khổ; và bởi vì nhận biết được đau khổ đó, bạn muốn tẩu thoát khỏi đau khổ đó vào điều gì bạn gọi là hạnh phúc. Bạn muốn hạnh phúc một cách nhận biết được, và khoảnh khắc bạn nhận biết được hạnh phúc, hạnh phúc đã trôi qua rồi. Liệu có khi nào bạn có thể nói bạn hân hoan? Chỉ sau khi đó, một khoảnh khắc hay một tuần lễ sau thì bạn mới nói, ‘Tôi đã hạnh phúc làm sao đâu, tôi đã hân hoan làm sao đâu’. Trong khoảnh khắc thực tế, bạn không nhận biết được hạnh phúc, và đó là vẻ đẹp của nó.

 

 

IV

 

T

hật ra, vấn đề của kỷ luật rất phức tạp, bởi vì hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng qua hình thức kỷ luật nào đó, cuối cùng chúng ta sẽ có tự do. Kỷ luật là vun quén sự kháng cự, đúng chứ? Bằng kháng cự, bằng dựng lên một chướng ngại bên trong chính chúng ta để chống lại điều gì đó mà chúng ta nghĩ là xấu xa, chúng ta nghĩ chúng ta có thể hiểu rõ và được tự do để sống trọn vẹn; nhưng đó không là một sự kiện, đúng chứ? Bạn càng kháng cự hay đấu tranh chống lại điều gì đó nhiều bao nhiêu, bạn càng ít hiểu rõ nó bấy nhiêu. Chắc chắn, chỉ khi nào có tự do, tự do thực sự để suy nghĩ, để khám phá – bạn mới có thể tìm ra bất kỳ điều gì.

 Nhưng chắc chắn, tự do không thể tồn tại trong một cái khung, trong một thế giới bị bao bọc bởi những ý tưởng, đúng chứ? Ví dụ, bạn được dạy bảo bởi cha mẹ của bạn và những giáo viên của bạn điều gì là đúng đắn và điều gì là sai trái, điều gì là xấu xa và điều gì là tốt lành. Bạn biết điều gì người ta nói, điều gì người giáo sĩ nói, điều gì truyền thống nói, và điều gì bạn đã học hành trong trường học. Tất cả những hình thức này tạo ra một loại bao bọc mà trong nó bạn sống; và đang sống trong sự bao bọc đó, bạn nói bạn được tự do. Đúng chứ? Liệu một con người có khi nào được tự do nếu anh ấy sống trong một nhà tù?

 Vì vậy, người ta phải phá vỡ những bức tường ngục tù của truyền thống, và tìm ra cho chính người ta điều gì là thực sự, điều gì là đúng thật. Người ta phải tự-thử nghiệm và tự-khám phá cho chính người ta, và không chỉ theo sau người nào đó, dù tốt lành, dù cao quý và dù thông minh bao nhiêu, và dù người ta có thể cảm thấy hạnh phúc bao nhiêu trong sự hiện diện của người đó. Điều gì có ý nghĩa là: có thể thâm nhập và không chỉ chấp nhận tất cả những giá trị bị tạo ra bởi truyền thống, tất cả những sự việc mà con người đã nói là tốt lành, xứng đáng, ích lợi. Khoảnh khắc bạn chấp nhận, bạn bắt đầu tuân phục, bắt chước; và tuân phục, bắt chước, theo sau, không bao giờ có thể khiến cho người ta tự dohạnh phúc.

 Những người lớn tuổi của chúng ta nói rằng bạn phải được kỷ luật. Kỷ luật được áp đặt vào bạn bởi chính bạn, và bởi những người khác từ bên ngoài. Nhưng điều gì quan trọng là được tự do để suy nghĩ, để thâm nhập, để cho bạn bắt đầu tìm ra cho chính bạn. Bất hạnh thay, hầu hết mọi người đều không muốn suy nghĩ, không muốn tìm ra; họ đã khóa chặt cái trí của họ. Rất khó khăn để suy nghĩ sâu thẳm, để thâm nhập vào những sự việc và khám phá cho chính người ta điều gì là đúng thật; nó đòi hỏi sự nhận biết cảnh giác, sự thâm nhập liên tục, và hầu hết mọi người đều không có khuynh hướng cũng như năng lượng cho việc đó. Họ nói, ‘Ông biết nhiều hơn tôi; ông là đạo sư của tôi, người thầy của tôi, và tôi sẽ theo sau ông.’

 Vì vậy, rất quan trọng, từ cái tuổi mỏng manh nhất bạn phải được tự do để tìm ra, và không phải bị bao bọc bởi một bức tường của những làmnhững không làm; bởi vì nếu bạn liên tục được chỉ bảo phải làm gì và không làm gì, điều gì sẽ xảy ra cho thông minh của bạn? Bạn chỉ là một thực thể không suy nghĩ mà chỉ tham gia vào nghề nghiệp nào đó, mà được chỉ bảo bởi cha mẹ của bạn phải kết hôn với ai và không kết hôn với ai; và chắc chắn đó không là hành động thông minh. Bạn có lẽ vượt qua những kỳ thi và thành đạt, bạn có lẽ có những bộ quần áo sang trọng và nhiều nữ trang, bạn có lẽ có bạn bè và thanh danh; nhưng chừng nào bạn còn bị trói buộc bởi truyền thống, không thể có thông minh.

 Chắc chắn, thông minh hiện diện chỉ khi nào bạn được tự do để thâm nhập, được tự do để hiểu rõkhám phá, để cho cái trí của bạn trở nên rất năng động, rất cảnh giácminh bạch. Vậy thì bạn là một cá thể hòa hợp trọn vẹn – không là một thực thể sợ hãi mà, không biết phải làm gì, phía bên trong cảm thấy một sự việc và phía bên ngoài tuân theo một sự việc khác hẳn.

 Thông minh đòi hỏi rằng bạn phải phá vỡ truyền thống và phải sống một mình; nhưng bạn bị bao bọc bởi những ý tưởng của cha mẹ bạn về việc gì bạn nên làm và việc gì bạn không nên làm, và bởi những truyền thống của xã hội. Vậy là có một xung đột đang diễn ra phía bên trong, đúng chứ? Tất cả các bạn đều còn rất trẻ, nhưng tôi không nghĩ các bạn quá trẻ đến độ không nhận biết được điều này. Bạn muốn làm việc gì đó, nhưng cha mẹ và những giáo viên của bạn nói, ‘Đừng làm.’ Vậy là có một đấu tranh phía bên trong đang diễn ra; và chừng nào bạn còn không giải quyết được đấu tranh đó, bạn sẽ tiếp tục bị trói buộc trong xung đột, trong đau khổ, trong phiền muộn, luôn luôn mong muốn làm việc gì đó và bị ngăn cản không được làm nó.

 Nếu bạn thâm nhập vào nó rất sâu thẳm bạn sẽ thấy rằng kỷ luật và tự domâu thuẫn nhau, và trong đang tìm kiếm sự tự do thực sự sẽ hình thành một tiến hành hoàn toàn khác hẳn mà sáng tạo sự rõ ràng riêng của nó để cho bạn không làm những sự việc nào đó.

 Trong khi bạn còn trẻ, rất quan trọng cho bạn phải được tự do để tìm ra, và được giúp đỡ để tìm ra, việc gì bạn thực sự muốn làm trong sống của bạn. Nếu bạn không tìm được trong khi bạn còn trẻ, bạn sẽ không bao giờ tìm được, bạn sẽ không bao giờ là những cá thể tự do, hạnh phúc. Hạt giống phải được gieo ngay lúc này, để cho ngay lúc này bạn bắt đầu sử dụng sự sáng tạo.

 Trên con đường bạn thường đi qua những người dân làng đang vác những gánh nặng, đúng chứ? Cảm thấy của bạn về họ là gì? Những người đàn bà nghèo nàn cùng những bộ quần áo dơ bẩn rách nát đó, bữa cơm không đầy đủ, quần quật từ ngày này sang ngày khác để kiếm được những đồng tiền thù lao rẻ mạt – liệu bạn có bất kỳ cảm thấy nào cho họ? Hay bạn quá sợ hãi, quá quan tâm về chính bạn, về những kỳ thi của bạn, về hình dáng của bạn, về quần áo của bạn, đến độ bạn không bao giờ chú ý đến họ? Liệu bạn cảm thấy rằng bạn cao quý nhiều hơn họ, bạn thuộc một giai cấp cao hơn và vì vậy không thèm quan tâm đến họ? Khi bạn thấy họ đi ngang qua, bạn cảm thấy thế nào? Bạn không muốn giúp đỡ họ, hay sao? Không à? Điều đó thể hiện bạn đang suy nghĩ như thế nào. Liệu bạn quá bị dốt nát bởi hàng thế kỷ của truyền thống, bởi điều gì những người cha và người mẹ của bạn dạy bảo, quá ý thức được bạn phụ thuộc vào một giai cấp nào đó, đến độ thậm chí bạn chẳng thèm nhìn những người dân làng? Liệu bạn thực sự quá mù lòa đến độ bạn không biết việc gì đang xảy ra chung quanh bạn?

 Do bởi sợ hãisợ hãi điều gì cha mẹ của bạn sẽ nói, điều gì những giáo viên sẽ nói, sợ hãi truyền thống, sợ hãi sống – đến độ dần dần bạn hủy diệt tánh nhạy cảm, đúng chứ? Bạn biết nhạy cảm là gì? Nhạy cảmcảm thấy, thâu nhận những ấn tượng, có đồng cảm cho những người đang đau khổ, có thương yêu, nhận biết được những sự việc đang xảy ra chung quanh bạn. Khi chuông chùa đang rung, bạn nhận biết được nó? Bạn lắng nghe âm thanh? Có khi nào bạn thấy ánh sáng mặt trời trên dòng nước? Bạn nhận biết được những người nghèo khổ, những dân làng mà bị sai khiến, bị chà đạp suốt hàng thế kỷ bởi những người bóc lột? Khi bạn thấy một người giúp việc đang mang miếng thảm nặng, liệu bạn giúp anh ấy?

 Tất cả việc này hàm ý nhạy cảm. Nhưng, bạn thấy, nhạy cảm bị hủy diệt khi người ta bị kỷ luật, khi nguời ta bị sợ hãi hay quan tâm về chính người ta. Quan tâm về hình dáng của người ta, về quần áo của người ta, luôn luôn suy nghĩ về mình – mà hầu hết chúng ta đều làm trong hình thức này hay hình thức khác – là không nhạy cảm, bởi vì lúc đó cái trí và quả tim bị bao bọc và người ta mất đi tất cả sự trân trọng của vẻ đẹp.

 Được thực sự tự do hàm ý nhạy cảm vô cùng. Không có sự tự do nếu bạn bị vây bủa bởi tánh tư lợi hay bởi nhiều bức tường của kỷ luật. Chừng nào sống của bạn còn là một qui trình của bắt chước, không thể có nhạy cảm, không thể có tự do. Trong khi bạn ở đây, rất quan trọng phải gieo hạt giống của tự do, mà là thức dậy thông minh; bởi vì cùng thông minh đó bạn có thể giải quyết được tất cả những vấn đề của sống.

 

Người hỏi: Liệu trong thực tế con người có thể làm tự do chính anh ấy khỏi tất cả ý thức của sợ hãicùng lúc vẫn ở cùng xã hội?

Krishnamurti: Xã hội là gì? Một bộ của những giá trị, một bộ của những luật lệ, những quy tắc và những truyền thống, đúng chứ? Bạn thấy những quy định này từ phía bên ngoài và bạn hỏi, ‘Liệu tôi có thể có một liên hệ thực tế cùng tất cả điều đó?’ Tại sao không? Rốt cuộc, nếu bạn chỉ phù hợp vào cái khung của những giá trị đó, liệu bạn được tự do? Và bạn có ý gì qua từ ngữ ‘thực tế’? Bạn có ý kiếm tiền? Có nhiều việc bạn có thể làm để kiếm tiền; và nếu bạn được tự do, liệu bạn không thể chọn lựa việc gì bạn muốn làm? Đó không là thực tế, hay sao? Hay liệu bạn sẽ nghĩ rằng đó là thực tế để quên bẵng sự tự do của bạn và chỉ phù hợp vào cái khung, trở thành một luật sư, một người làm ngân hàng, một người buôn bán, hay một người quét rác? Chắc chắn, nếu bạn được tự do và đã vun quén thông minh của bạn, bạn sẽ tìm ra việc làm nào là tốt nhất cho bạn. Bạn sẽ gạt đi tất cả những truyền thống và làm việc gì đó mà bạn ưa thích, không cần quan tâm liệu cha mẹ của bạn hay xã hội ưng thuận hay không ưng thuận. Bởi vì bạn được tự do, có thông minh, và bạn sẽ làm việc gì đó mà hoàn toàn theo ưa thích riêng của bạn, bạn sẽ hành động như một con người hòa hợp.

 

Người hỏi: Thượng đế là gì?

Krishnamurti: Làm thế nào bạn sẽ tìm ra? Liệu bạn sẽ chấp nhận thông tin của người nào đó? Hay liệu bạn sẽ cố gắng khám phá cho chính bạn Thượng đế là gì? Đặt ra những câu hỏi rất dễ dàng, nhưng muốn trải nghiệm sự thật đòi hỏi nhiều thông minh, nhiều tìm hiểuthâm nhập.

 Vì vậy, câu hỏi đầu tiên là, liệu bạn sẽ chấp nhận điều gì người khác nói về Thượng đế? Không đặt thành vấn đề người đó là ai, Krishna, Buddha, hay Christ, bởi vì tất cả họ có lẽ sai lầm – và vì vậy vị đạo sư riêng của bạn có lẽ sai lầm. Chắc chắn, để tìm ra điều gì là đúng thật, cái trí của bạn phải được tự do để thâm nhập, mà có nghĩa rằng nó không thể chỉ chấp nhận hay tin tưởng. Tôi có thể đưa cho bạn một diễn tả về sự thật, nhưng nó sẽ không là cùng sự việc như bạn trải nghiệm về sự thật cho chính bạn. Tất cả những quyển sách thiêng liêng đều diễn tả Thượng đế là gì, nhưng sự diễn tả đó không là Thượng đế. Từ ngữ ‘Thượng đế’ không là Thượng đế, đúng chứ?

 Muốn tìm ra điều gì là đúng thật bạn phải không bao giờ chấp nhận, bạn phải không bao giờ bị ảnh hưởng bởi điều gì những quyển sách, những người thầy hay bất kỳ người nào khác có lẽ nói. Nếu bạn bị ảnh hưởng bởi họ, bạn sẽ tìm được chỉ điều gì họ muốn bạn tìm được. Và bạn phải biết rằng cái trí riêng của bạn có thể sáng chế hình ảnh của điều gì nó ao ước; nó có thể tưởng tượng Thượng đế có bộ râu quai nón, hay có một mắt; nó có thể biến ông ấy thành màu xanh hay màu tím. Vì vậy, bạn phải nhận biết được những ham muốn riêng của bạn và không bị lừa gạt bởi những chiếu rọi của những khao khát và những ao ước riêng của bạn. Nếu bạn khao khát thấy Thượng đế trong một hình dạng nào đó, hình ảnh bạn thấy sẽ phụ thuộc vào những khao khát của bạn; và hình ảnh đó sẽ không là Thượng đế, đúng chứ? Nếu bạn đang đau khổ và muốn được thanh thản, hay nếu bạn cảm thấy có tình cảm và lãng mạn trong những khát vọng thuộc tôn giáo của bạn, cuối cùng bạn sẽ sáng chế Thượng đế mà sẽ đáp ứng điều gì bạn thèm khát; nhưng vẫn vậy nó sẽ không là Thượng đế.

 Vì vậy, cái trí của bạn phải tuyệt đối được tự do, và chỉ như thế bạn mới có thể tìm ra điều gì là đúng thật – không phải do bởi sự chấp nhận của mê tín nào đó, cũng không phải do bởi đọc những quyển sách tạm gọi là thiêng liêng, cũng không phải do bởi theo sau vị đạo sư nào đó. Chỉ khi nào bạn có sự tự do này, sự tự do thực sự này khỏi những ảnh hưởng phía bên ngoài cũng như khỏi những ham muốn và những khao khát riêng của bạn để cho cái trí của bạn rất rõ ràng – chỉ đến lúc đó mới có thể tìm được Thượng đế là gì. Nhưng nếu bạn chỉ ngồi xuống và phỏng đoán, vậy thì những phỏng đoán của bạn cũng giống hệt như những phỏng đoán của vị đạo sư của bạn, và đều có ảo tưởng như nhau.

 

Người hỏi: Liệu chúng ta có thể nhận biết được những ham muốn không-nhận biết được của chúng ta?

Krishnamurti: Đầu tiên, liệu bạn nhận biết được những ham muốn bên ngoài của bạn? Bạn biết ham muốn là gì? Liệu bạn nhận biết được rằng thường thường bạn không lắng nghe bất kỳ người nào đang nói điều gì đó trái ngược điều gì bạn tin tưởng? Ham muốn của bạn ngăn cản bạn không lắng nghe. Nếu bạn ham muốn Thượng đế, và người nào đó chỉ ra rằng Thượng đế mà bạn ham muốn là kết quả của những thất vọng và những sợ hãi của bạn, liệu bạn sẽ lắng nghe anh ấy? Dĩ nhiên không. Bạn muốn một việc, và sự thật là điều gì đó hoàn toàn khác hẳn. Bạn tự giới hạn mình trong những ham muốn riêng của bạn. Bạn chỉ hơi hơi nhận biết được những ham muốn bên ngoài của bạn? Và khó khăn nhiều lắm để nhận biết được những ham muốn giấu giếm sâu thẳm. Muốn tìm ra điều gì được giấu giếm, muốn khám phá những động cơ riêng của nó là gì, cái trí mà đang tìm kiếm phải rất rõ ràngtự do. Vì vậy trước hết hãy nhận biết được trọn vẹn những ham muốn bên ngoài của bạn; sau đó, bởi vì bạn đã nhận biết được nhiều điều trên bề mặt, bạn có thể thâm nhập sâu thẳm hơn và sâu thẳm hơn.

 

Người hỏi: Tại sao những người nào đó được sinh ra trong những hoàn cảnh nghèo khổ, trong khi những người khác lại giàu có và hạnh phúc?

Krishnamurti: Bạn suy nghĩ thế nào? Thay vì hỏi tôi và chờ đợi đáp án của tôi, tại sao bạn không tìm ra bạn cảm thấy gì về nó? Bạn nghĩ nó là qui trình huyền bí nào đó mà bạn gọi là nghiệp lực? Trong cuộc đời trước, bạn sống cao quý và thế là bây giờ bạn đang được tưởng thưởng bởi của cải và địa vị! Liệu đó là nó? Hay, bởi vì đã hành động rất xấu xa trong một đời trước, bạn đang phải trả nó trong sống này!

 Bạn thấy, đây thực sự là một vấn đề rất phức tạp. Nghèo khổsai lầm của xã hội – một xã hội mà những người tham lam và những người ranh mãnh trục lợi và leo lên đỉnh. Chúng ta cũng muốn cùng sự việc, chúng ta cũng muốn leo lên những nấc thang và leo lên đỉnh. Và khi tất cả chúng ta đều muốn leo lên đỉnh, điều gì xảy ra? Chúng ta giẫm đạp lên người nào đó; và người bị giẫm đạp, người bị hủy diệt hỏi, ‘Tại sao cuộc đời lại không công bằng? Bạn có mọi thứ và tôi không có khả năng, tôi không có gì cả’. Chừng nào chúng ta còn leo lên những bậc thang của thành công, luôn luôn sẽ có những người bị bệnh tật và những người không đủ ăn. Chính là sự ham muốn thành công mới cần được hiểu rõ, và không phải tại sao có những người giàu có và những người nghèo khổ, hay tại sao có những người có tài năng và có những người lại không có. Điều gì phải được thay đổi là ham muốn riêng của chúng ta để leo lên, ham muốn của chúng ta để vĩ đại, để là một thành công. Tất cả chúng ta đều khao khát thành công, đúng chứ? Ở đó có sẵn sai lầm, và không phải trong nghiệp lực hay bất kỳ giải thích nào khác. Sự kiện thực tế là rằng tất cả chúng ta đều muốn ở tại đỉnh – có lẽ không phải ngay tại đỉnh, nhưng ít nhất ở thật cao tại bậc thang đến mức độ chúng ta có thể leo lên được. Chừng nào còn có sự thúc đẩy để vĩ đại này, để là người nào đó trong thế giới, chúng ta sẽ có những người giàu có và những người nghèo khổ, những người bóc lột và những người bị bóc lột.

 

Người hỏi: Thượng đế là một người đàn ông hay một người phụ nữ, hay là cái gì đó hoàn toàn huyền bí?

Krishnamurti: Tôi vừa trả lời câu hỏi đó, và tôi e rằng bạn đã không lắng nghe. Quốc gia này bị thống trị bởi đàn ông. Giả sử tôi đã nói rằng Thượng đế là một người phụ nữ, bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ khước từ nó bởi vì bạn tràn ngập ý tưởng rằng Thượng đế là một người đàn ông. Vì vậy, bạn phải tự tìm ra cho chính bạn; nhưng muốn tìm ra, bạn phải được tự do khỏi tất cả thành kiến.

 

 

V

 

C

húng ta đã nói chuyện ba hay bốn lần trước đây về sợ hãi; và bởi vì nó là một trong những nguyên nhân cơ bản của sự thoái hóa của chúng ta, tôi nghĩ chúng ta nên thâm nhập nó từ một góc độ khác, một quan điểm khác.

 Bạn biết, chúng ta luôn luôn được chỉ bảo phải suy nghĩ cái gì và không suy nghĩ cái gì. Những quyển sách, những giáo viên, những cha mẹ, xã hội quanh chúng ta, tất cả đều chỉ bảo chúng ta phải suy nghĩ cái gì, nhưng họ không bao giờ giúp đỡ chúng ta tìm ra suy nghĩ như thế nào. Biết suy nghĩ cái gì là điều tương đối dễ dàng, bởi vì từ thời niên thiếu những cái trí của chúng ta đã bị quy định bởi những từ ngữ, bởi những cụm từ, bởi những thái độ và những thành kiến được thiết lập. Tôi không biết liệu bạn nhận thấy những cái trí của những người lớn tuổi đã bị cố định như thế nào; chúng đã bị kết lại như đất sét trong một cái khuôn, và thật là khó khăn để phá vỡ cái khuôn này. Cái khuôn này của cái trí là tình trạng bị quy định của nó.

 Ở Ấn độ này, bạn bị quy định để suy nghĩ trong một cách nào đó bởi hàng thế kỷ của truyền thống; tình trạng bị quy định của bạn có những nguyên nhân thuộc kinh tế, thuộc xã hội và thuộc tôn giáo. Ở Châu âu cái trí bị quy định trong một cách hơi hơi khác biệt; và ở nước Nga, từ cuộc cách mạng, những người lãnh đạo chính trị đã bắt đầu quy định cái trí trong một cách hoàn toàn khác biệt. Vì vậy, khắp mọi nơi cái trí đều đang bị quy định, không chỉ một cách hời hợt, một cách nhận biết được, nhưng cũng còn sâu thẳm. Cái trí bên trong hay cái trí che giấu bị quy định bởi chủng tộc, bởi khí hậu, bởi những bắt chước không từ ngữ và không biểu lộ.

 Lúc này, cái trí không thể được tự do chừng nào nó vẫn còn bị đúc khuôn hay bị quy định. Và hầu hết mọi người đều nghĩ rằng bạn không bao giờ có thể làm tự do cái trí khỏi tình trạng bị quy định của nó, rằng nó luôn luôn phải bị quy định. Họ nói rằng bạn không thể ngăn cản để không có những cách suy nghĩ nào đó, những thành kiến nào đó, và rằng không thể có giải thoát, không thể có tự do cho cái trí. Thêm nữa, nền văn minh càng cổ xưa bao nhiêu, trọng lượng của truyền thống, của uy quyền, của kỷ luật mà đè nặng lên cái trí càng khủng khiếp bấy nhiêu. Ví dụ, những con người phụ thuộc vào một chủng tộc cổ xưa, như ở Ấn độ, bị quy định nặng nề hơn những con người sống ở Mỹ, nơi có sự tự do thuộc xã hội và kinh tế nhiều hơn, và nơi những con người vừa mới là những con người khai phá.

 Một cái trí bị quy định không bao giờ được tự do bởi vì nó không bao giờ có thể vượt khỏi những biên giới riêng của nó, vượt khỏi những rào chắn mà nó đã thiết lập quanh chính nó; điều đó hiển nhiên. Và rất khó khăn cho một cái trí như thế để tự làm tự do chính nó khỏi tình trạng bị quy định của nó và vượt khỏi, bởi vì tình trạng bị quy định này được áp đặt vào nó, không những bởi xã hội, nhưng còn bởi chính nó. Bạn ưa thích tình trạng bị quy định của bạn bởi vì bạn không đủ can đảm vượt khỏi nó. Bạn bị kinh hãi bởi điều gì người cha hay người mẹ của bạn sẽ nói, bởi điều gì xã hội và vị giáo sĩ sẽ nói; thế là bạn giúp đỡ tạo ra những rào chắn mà giam giữ bạn. Đây là ngục tù mà trong nó tất cả chúng ta đều bị trói buộc, và đó là lý do tại sao cha mẹ của bạn luôn luôn đang bảo bạn – như luân phiên bạn sẽ bảo con cái của bạn – làm cái này và không làm cái kia.

 Điều gì thông thường xảy ra trong một trường học, đặc biệt nếu bạn ưa thích giáo viên của bạn? Nếu bạn ưa thích giáo viên của bạn, bạn muốn theo sau anh ấy, bạn muốn bắt chước anh ấy; thế là tình trạng bị quy định của cái trí của bạn mỗi lúc một trở nên vững chắc, cố định. Ví dụ, bạn ở trong một khu nhà cùng một giáo viên luôn luôn thực hiện nghi thức tôn giáo mỗi ngày. Bạn ưa thích trình diễn của nó, hay vẻ đẹp của nó, thế là bạn cũng bắt đầu thực hiện nó. Nói cách khác, bạn đang bị quy định thêm nữa; và quy định như thế rất hiệu quả, bởi vì khi người ta còn trẻ, người ta rất háo hức, rất dễ bị ảnh hưởng, rất dễ bắt chước. Tôi không biết liệu bạn có sáng tạo – có thể không, bởi vì cha mẹ của bạn sẽ không cho phép bạn vượt khỏi bức tường, họ không muốn bạn quan sát vượt khỏi tình trạng bị quy định của bạn. Vậy là, bạn kết hôn và ra khỏi nhà và bị phù hợp vào một cái khuôn, và ở đó bạn bị cột chặt suốt phần còn lại thuộc sống của bạn.

 Khi bạn còn trẻ, bạn dễ dàng bị quy định, bị định hình, bị ép buộc vào một khuôn mẫu. Người ta nói rằng nếu một đứa trẻ – một đứa trẻ tỉnh táo, thông minh, tốt lành – được đào tạo bởi một giáo sĩ chỉ trong bảy năm, đứa trẻ sẽ bị quy định sâu thẳm đến độ suốt phần còn lại của cuộc đời cậu ấy, tại cơ bản cậu ấy sẽ tiếp tục trong cùng một cách. Điều đó có thể xảy ra trong một trường học thuộc loại này, nơi chính những giáo viên không được tự do khỏi tình trạng bị quy định. Họ cũng giống như mọi người khác. Họ thực hiện những nghi thức của họ, họ có những sợ hãi của họ, ham muốn theo một đạo sư của họ; và bởi vì bạn được giáo dục bởi họ – và cũng bởi vì bạn có lẽ ưa thích một giáo viên đặc biệt, hay bởi vì bạn trông thấy một nghi thức đẹp đẽ và cũng muốn thực hiện nó – một cách không nhận biết được, bạn bị trói buộc trong sự bắt chước.

 Tại sao những người lớn tuổi thực hiện những nghi thức? Bởi vì những người cha của họ thực hiện nó trước kia, và cũng bởi vì nó trao tặng họ những cảm thấy, những cảm xúc nào đó, nó khiến cho họ yên lặng phía bên trong. Họ đọc lên những câu kinh kệ nào đó, suy nghĩ rằng nếu họ không thực hiện việc đó mỗi ngày họ có lẽ bị lạc lõng. Và những người trẻ bắt chước họ, thế là sự bắt chước của bạn bắt đầu.

 Nếu chính giáo viên nghi ngờ tất cả nghi thức này, nếu anh ấy muốn thực sự suy nghĩ về nó – mà chẳng mấy người đã từng thực hiện – nếu anh ấy muốn sử dụng thông minh của anh ấy để thâm nhập nó mà không có thành kiến, chẳng mấy chốc anh ấy sẽ phát giác rằng nó thực sự vô nghĩa. Nhưng để thâm nhậpkhám phá sự thật của vấn đề cần đến nhiều tự do. Nếu bạn có sẵn thành kiến trong sự ủng hộ việc gì và sau đó tiến hành để thâm nhập nó, chắc chắn không thể có thâm nhập. Bạn sẽ chỉ củng cố thành kiến của bạn, xu hướng của bạn.

 Vì vậy, rất quan trọng cho những giáo viên phải khởi sự tự cởi bỏ tình trạng bị quy định của chính họ, và cũng giúp đỡ em học sinh được tự do khỏi tình trạng bị quy định. Bởi vì hiểu rõ sự tác động bị quy định của cha mẹ, của truyền thống, của xã hội, giáo viên phải khuyến khích các em không chấp nhận một cách không suy nghĩ, nhưng chất vấn, thâm nhập.

 Khi bạn lớn lên nếu bạn quan sát, bạn sẽ bắt đầu thấy vô số những ảnh hưởng đang đúc khuôn bạn như thế nào, bạn không được giúp đỡ để suy nghĩ như thế nào, nhưng lại được dạy bảo phải suy nghĩ cái gì. Rốt cuộc, nếu bạn không phản kháng chống lại qui trình này, bạn trở thành giống như một cái máy tự động, đang vận hành mà không có tánh sáng tạo, mà không có nhiều suy nghĩ khởi nguồn.

 Bạn sợ hãi rằng nếu bạn không phù hợp vào xã hội, bạn sẽ không thể kiếm sống. Nếu người cha của bạn là một luật sư, bạn nghĩ rằng bạn cũng phải trở thành một luật sư. Nếu bạn là một cô gái, bạn cam chịu bị tống khứ đi lấy chồng. Vì vậy, điều gì xảy ra? Bạn khởi sự như một người trẻ cùng nhiều sức sống, và nhiệt huyết, nhưng dần dần tất cả những điều này bị hủy diệt bởi tác động bị quy định của cha mẹ và những giáo viên của bạn cùng những thành kiến, những sợ hãi và những mê tín. Bạn bị nhét đầy thông tin khi rời trường học và ra ngoài vào trong thế giới, nhưng bạn đã mất đi sinh lực để thâm nhập, sinh lực để phản kháng những dốt nát thuộc truyền thống của xã hội.

 Bạn ngồi đây đang lắng nghe tất cả điều này – và việc gì sẽ xảy ra khi cuối cùng bạn đã vượt qua những kỳ thi cử nhân và cao học của bạn? Bạn biết rất rõ việc gì sẽ xảy ra. Nếu bạn không phản kháng, bạn sẽ chỉ giống như phần còn lại của thế giới bởi vì bạn không can đảm để làm ngược lại. Bạn sẽ quá bị quy định, quá bị đúc khuôn, đến độ bạn sợ hãi sáng tạo theo phương hướng riêng của bạn. Người chồng của bạn sẽ điều khiển bạn, hay người vợ sẽ điều khiển bạn, và xã hội sẽ chỉ bảo cho bạn việc gì bạn phải làm; vì vậy, thế hệ kế tiếp thế hệ, sự bắt chước tiếp tục. Không có sáng tạo thực sự, không có tự do, không có hạnh phúc; không có gì cả ngoại trừ cái chết dần dần. Ích lợi gì khi được giáo dục, học hành để đọc và viết, nếu bạn sẽ chỉ tiếp tục giống như một cái máy? Nhưng đó là điều gì cha mẹ của bạn mong muốn, và đó là điều gì thế giới mong muốn. Thế giới không muốn bạn suy nghĩ, nó không muốn bạn được tự do để tìm ra, bởi vì sau đó bạn sẽ là một công dân nguy hiểm, bạn sẽ không phù hợp vào khuôn mẫu đã được thiết lập. Một con người tự do không bao giờ có thể cảm thấy anh ấy phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào, giai cấp nào, hay loại suy nghĩ nào. Tự do có nghĩa tự do tại mọi mức độ, xuyên suốt, và chỉ suy nghĩ theo một phương hướng đặc biệt không là tự do.

 Vì vậy trong khi bạn còn trẻ, được tự do là điều rất quan trọng, không chỉ tại mức độ ý thức bên ngoài, nhưng còn sâu thẳm phía bên trong. Điều này có nghĩa bạn phải quan sát về chính bạn, nhận biết được mỗi lúc một nhiều về những ảnh hưởngtìm kiếm để kiểm soátthống trị bạn; điều đó có nghĩa rằng bạn không bao giờ chấp nhận một cách không suy nghĩ, nhưng luôn luôn nghi ngờ, thâm nhập và phản kháng.

 

Người hỏi: Làm thế nào chúng tôi có thể khiến cho cái trí được tự do khi chúng tôi sống trong một xã hội đầy truyền thống?

Krishnamurti: Trước hết bạn phải có sự thôi thúc, sự đòi hỏi để được tự do. Nó giống như sự ao ước của con chim để bay được, hay của những dòng nước của con sông để được trôi chảy. Làm thế nào bạn có sự thôi thúc để được tự do này? Nếu bạn có, vậy thì việc gì sẽ xảy ra? Cha mẹ của bạn và xã hội cố gắng ép buộc bạn vào một khuôn mẫu. Liệu bạn có thể kháng cự họ? Bạn sẽ thấy khó khăn lắm, bởi vì bạn sợ hãi. Bạn sợ hãi không có một việc làm, không tìm được người chồng đúng hay người vợ đúng; bạn sợ hãi bạn sẽ chết đói, hay mọi người sẽ nói về bạn. Mặc dù bạn muốn được tự do, bạn sợ hãi, vì vậy bạn sẽ không kháng cự. Sợ hãi của bạn về điều gì người khác có lẽ nói, hay về điều gì cha mẹ của bạn có lẽ làm, khóa chặt bạn, và thế là bạn bị ép buộc vào cái khuôn.

 Lúc này, liệu bạn có thể nói, ‘Tôi muốn biết, và tôi không lo sợ có bị chết đói hay không. Dù bất kỳ việc gì xảy ra, tôi sẽ đấu tranh chống lại những cản trở của xã hội thối nát này, bởi vì tôi muốn được tự do để tìm ra?’ Liệu bạn có thể nói điều đó? Khi bạn sợ hãi, liệu bạn có thể đương đầu tất cả những cản trở này, tất cả những áp đặt này?

 Vì vậy, rất quan trọng phải giúp đỡ đứa trẻ từ cái tuổi mỏng manh nhất, thấy những hàm ý của sợ hãi, và được tự do khỏi nó. Khoảnh khắc bạn sợ hãi, có một kết thúc đối với tự do.

 

Người hỏi: Bởi vì chúng ta đã được nuôi nấng trong một xã hội được đặt nền tảng trên sợ hãi, liệu chúng ta có thể được tự do khỏi sợ hãi?

Krishnamurti: Liệu bạn nhận biết được rằng bạn sợ hãi? Nếu bạn nhận biết, làm thế nào bạn sẽ được tự do khỏi sợ hãi? Bạn và tôi phải tìm ra, vì vậy làm ơn suy nghĩ nó cùng tôi.

 Khi bạn nhận biết được rằng bạn sợ hãi, bạn thực sự làm gì? Bạn chạy trốn nó, đúng chứ? Bạn đọc một quyển sách, hay ra ngoài dạo bộ; bạn cố gắng quên nó. Bạn sợ hãi cha mẹ của bạn, sợ hãi xã hội; bạn nhận biết được sợ hãi đó, và bạn không biết làm thế nào để giải quyết được nó. Thậm chí muốn quan sát nó bạn cũng rất sợ hãi, vì vậy bạn chạy trốn nó trong những phương hướng khác nhau. Đó là lý do tại sao bạn tiếp tục học hànhvượt qua những kỳ thi cho đến khoảnh khắc cuối cùng, khi bạn phải đối diện với sự kiện không thể tránh khỏi đó và hành động. Bạn cố gắng liên tục để tẩu thoát khỏi vấn đề của bạn, nhưng điều đó sẽ không giúp đỡ bạn giải quyết được nó. Bạn phải đối diện nó.

 Ví dụ, bạn muốn trao sống của bạn cho cái gì đó mà bạn thương yêu thực sự, nhưng cha mẹ của bạn bảo cho bạn rằng bạn không được làm nó và đe dọa bằng việc khủng khiếp nào đó nếu bạn làm. Họ nói họ sẽ không cho bạn bất kỳ đồng bạc nào, và bạn sợ hãi. Bạn sợ hãi đến độ bạn không đủ can đảm để nhìn ngắm sợ hãi của bạn. Thế là bạn nhượng bộ, và sợ hãi tiếp tục.

 

Người hỏi: Tự do thực sự là gì, và làm thế nào người ta tìm được nó?

Krishnamurti: Tự do thực sự không là điều gì đó để tìm được, nó là kết quả của thông minh. Bạn không thể ra ngoài và mua tự do trong chợ. Bạn không thể kiếm được nó bằng cách đọc một quyển sách, hay bằng cách lắng nghe người nào đó giảng thuyết. Tự do hiện diện cùng thông minh.

 Nhưng thông minh là gì? Liệu có thể có thông minh khi có sợ hãi, hay khi cái trí bị quy định? Khi cái trí của bạn có thành kiến, hay khi bạn nghĩ rằng bạn là một con người tuyệt vời, hay khi bạn rất tham vọng và muốn leo lên cái thang của sự thành công, thuộc trần tục hay thuộc tinh thần, liệu có thể có thông minh? Khi bạn quan tâm về chính bạn, khi bạn theo sau hay tôn thờ người nào đó, liệu có thể có thông minh? Chắc chắn, thông minh hiện diện khi bạn hiểu rõ và phá vỡ tất cả dốt nát này. Vì vậy bạn phải bắt đầu nó; và việc đầu tiên là nhận biết rằng cái trí của bạn không được tự do. Bạn phải quan sát cái trí của bạn bị trói buộc trong tất cả những điều này như thế nào, và vậy là có sự khởi đầu của thông minh, mà mang tự do. Bạn phải tìm được đáp án cho chính bạn. Ích lợi gì đâu nếu người nào đó được tự do trong khi bạn lại không, hay ích lợi gì đâu nếu người nào đó có lương thực trong khi bạn đang đói?

 Để sáng tạo, mà là có sáng kiến khởi đầu thực sự, phải có tự do; và muốn có tự do phải có thông minh. Vì vậy, bạn phải thâm nhậptìm ra điều gì đang ngăn cản thông minh. Bạn phải thâm nhập sống, bạn phải nghi ngờ những giá trị thuộc xã hội, mọi thứ, và không chấp nhận bất kỳ sự việc gì bởi vì bạn sợ hãi.

 

 

VI

 

C

ó lẽ chúng ta có thể tiếp cận vấn đề của sợ hãi từ một góc độ khác nữa. Sợ hãi gây ra những sự việc lạ lùng cho hầu hết chúng ta. Nó tạo ra mọi loại những ảo tưởng và những vấn đề. Nếu bạn không thâm nhập vào nó thật sâu thẳm và thực sự hiểu rõ nó, sợ hãi sẽ luôn luôn gây biến dạng những hành động của bạn. Sợ hãi xuyên tạc những ý tưởng của chúng ta và làm quanh co cách sống của chúng ta; nó tạo ra những rào chắn giữa những con người, và chắc chắn nó hủy diệt tình yêu. Thế là, bạn càng thâm nhập vào sợ hãi nhiều bao nhiêu, bạn càng hiểu rõ và thực sự được tự do khỏi nó nhiều bấy nhiêu, sự hiệp thông của chúng ta cùng tất cả những sự vật-sự việc chung quanh chúng ta sẽ càng thăm thẳm bấy nhiêu. Hiện nay những tiếp xúc mãnh liệt cùng sự sống chẳng có bao nhiêu, đúng chứ? Nhưng nếu chúng ta có thể tự làm tự do chính chúng ta khỏi sợ hãi chúng ta sẽ có những tiếp xúc bao la, hiểu rõ thăm thẳm, đồng cảm thực sự, tình yêu, ân cần, và sự mở rộng tầm nhìn của chúng ta sẽ vô giới hạn. Vì vậy, chúng ta sẽ thấy liệu chúng ta có thể nói chuyện về sợ hãi từ một quan điểm khác.

 Tôi không hiểu liệu bạn nhận thấy rằng hầu hết chúng ta đều mong muốn loại an toàn thuộc tâm lý nào đó. Chúng ta muốn an toàn, người nào đó mà chúng ta có thể dựa vào. Giống như một đứa trẻ nắm chặt bàn tay của người mẹ, cũng thế chúng ta thèm khát cái gì đó để bám vào; chúng ta ao ước người nào đó thương yêu chúng ta. Nếu không có một ý thức của an toàn, nếu không có một bảo vệ tinh thần, chúng ta cảm thấy lạc lõng, đúng chứ? Chúng ta quen thuộc nương dựa những người khác, hướng về những người khác để chỉ bảo và giúp đỡ chúng ta, và nếu không có sự trợ giúp này chúng ta cảm thấy bị hoang mang, sợ hãi, chúng ta không biết phải suy nghĩ cái gì, phải hành động ra sao. Khoảnh khắc chúng ta bị bỏ lại một mình, chúng ta cảm thấy cô độc, không an toàn, không chắc chắn. Từ việc này nảy sinh sợ hãi, đúng chứ?

 Vì vậy chúng ta mong muốn cái gì đó để trao tặng chúng ta một ý thức của chắc chắn, và chúng ta có những bảo vệ thuộc nhiều loại khác nhau. Chúng ta có những bảo vệ phía bên ngoài cũng như phía bên trong. Khi chúng ta đóng kín những cửa sổ và cửa ra vào của ngôi nhà chúng ta và ở phía bên trong, chúng ta cảm thấy rất an toàn, chúng ta cảm thấy được bảo đảm, không bị quấy nhiễu. Nhưng sống không như thế. Sống liên tục đang gõ cửa nhà của chúng ta, đang cố gắng giật tung những cửa sổ của chúng ta để cho chúng ta có thể thấy nhiều hơn; và nếu bởi vì sợ hãi chúng ta khóa chặt cửa ra vào, cài then tất cả những cửa sổ, gõ cửa đó chỉ mỗi lúc một ầm ầm thêm. Chúng ta càng bám vào sự an toàn trong bất kỳ hình thức nào chặt chẽ nhiều bao nhiêu, sống càng đến và xô đẩy chúng ta mạnh mẽ hơn bấy nhiêu. Chúng ta càng sợ hãi và khép kín bao nhiêu, chúng ta càng đau khổ bấy nhiêu, bởi vì sống sẽ không cho phép chúng ta được yên ổn một mình. Chúng ta khao khát được an toàn nhưng sống nói rằng chúng ta không thể; và thế là sự đấu tranh của chúng ta bắt đầu. Chúng ta tìm kiếm sự an toàn trong xã hội, trong truyền thống, trong sự liên hệ của chúng ta với những người cha và những người mẹ của chúng ta, với những người vợ hay những người chồng của chúng ta; nhưng sống luôn luôn đập vỡ những bức tường của sự an toàn của chúng ta.

 Chúng ta cũng tìm kiếm an toànthanh thản trong những ý tưởng, đúng chứ? Liệu bạn đã quan sát những ý tưởng hiện diện như thế nào và cái trí bám vào chúng như thế nào? Bạn có một ý tưởng của cái gì đó đẹp đẽ mà bạn thấy khi ra ngoài dạo bộ, và cái trí của bạn quay lại ý tưởng đó, kỷ niệm đó. Bạn đọc một quyển sách và bạn có được một ý tưởng mà bạn bám vào. Vì vậy chúng ta phải thấy những ý tưởng nảy sinh như thế nào, và làm thế nào chúng trở thành một phương tiện của sự thanh thản, an toàn phía bên trong, cái gì đó mà chúng ta bám vào.

 Bạn có khi nào suy nghĩ về nghi vấn này của những ý tưởng? Nếu bạn có một ý tưởng và tôi có một ý tưởng, và mỗi người chúng ta suy nghĩ rằng ý tưởng riêng của anh ấy hay ho hơn ý tưởng của người khác, chúng ta đấu tranh, đúng chứ? Tôi cố gắng thuyết phục bạn và bạn cố gắng thuyết phục tôi. Toàn thế giới được thiết lập dựa vào những ý tưởng và sự xung đột giữa chúng; và nếu bạn thâm nhập nó, bạn sẽ phát giác rằng chỉ bám vào một ý tưởng không có ý nghĩa gì cả. Nhưng liệu bạn đã nhận thấy người cha của bạn, người mẹ của bạn, những giáo viên của bạn, những cô dì chú bác của bạn, tất cả đều bám chặt điều gì họ suy nghĩ như thế nào?

 Lúc này, một ý tưởng hiện diện như thế nào? Bạn có một ý tưởng như thế nào? Ví dụ, khi bạn có một ý tưởng của ra ngoài dạo bộ, nó nảy sinh như thế nào? Tìm ra điều này rất lý thú. Nếu bạn quan sát, bạn sẽ thấy một ý tưởng của loại này nảy sinh như thế nào, và cái trí của bạn bám vào nó, gạt đi mọi ý tưởng khác như thế nào. Ý tưởng của ra ngoài dạo bộ là một phản ứng đối với một cảm xúc, đúng chứ? Trước kia bạn đã ra ngoài dạo bộ và nó đã lưu lại một cảm giác hay cảm xúc dễ chịu; bạn muốn thực hiện lại nó, thế là ý tưởng được tạo ra và sau đó được đưa vào hành động. Khi bạn thấy một chiếc xe hơi đẹp, có một cảm xúc, đúng chứ? Cảm xúc hiện diện từ ngay khi thấy chiếc xe. Thấy tạo ra cảm xúc. Từ cảm xúc đó được sinh ra ý tưởng, ‘Tôi muốn chiếc xe đó, nó là chiếc xe của tôi’, và sau đó ý tưởng trở thành rất thống trị.

 Chúng ta tìm kiếm sự an toàn trong những sở hữu và những liên hệ phía bên ngoài, và cũng trong những ý tưởng hay những niềm tin phía bên trong. Tôi tin tưởng Thượng đế, những nghi thức, tôi tin tưởng rằng tôi nên kết hôn trong một cách nào đó, tôi tin tưởng sự đầu thai, cuộc đời sau khi chết, và vân vân. Tất cả những niềm tin này được tạo ra bởi những ham muốn của tôi, bởi những thành kiến của tôi, và tôi bám chặt những niềm tin này. Tôi có những an toàn phía bên ngoài, phía bên ngoài làn da như nó đã là, và cũng cả những an toàn phía bên trong; loại bỏ hay nghi ngờ nó, và tôi sợ hãi; tôi sẽ xua đuổi bạn, tôi sẽ đấu tranh với bạn nếu bạn đe dọa sự an toàn của tôi.

 Lúc này, liệu có bất kỳ sự việc nào như sự an toàn? Bạn hiểu rõ chứ? Chúng ta có những ý tưởng về an toàn. Chúng ta có lẽ cảm thấy an toàn với cha mẹ của chúng ta, hay trong một công việc đặc biệt. Cách chúng ta suy nghĩ, cách chúng ta sống, cách chúng ta quan sát sự vật-sự việc – cùng tất cả điều này chúng ta có lẽ cảm thấy được thỏa mãn. Hầu hết chúng ta đều rất mãn nguyện khi được bao bọc trong những ý tưởng an toàn. Nhưng liệu có khi nào chúng ta có thể được an toàn, liệu có khi nào chúng ta có thể được bảo đảm, dù chúng ta có lẽ có nhiều sự bảo vệ phía bên ngoài và phía bên trong như thế nào? Phía bên ngoài, ngân hàng của người ta có lẽ bị phá sản ngày mai, người cha hay người mẹ của người ta có lẽ chết, có lẽ có một cách mạng. Nhưng liệu có bất kỳ an toàn nào trong những ý tưởng? Chúng ta thích suy nghĩ chúng ta được an toàn trong những ý tưởng của chúng ta, trong những niềm tin của chúng ta, trong những thành kiến của chúng ta; nhưng đúng như thế sao? Chúng là những bức tường mà không là thực sự, chúng chỉ là những quan niệm của chúng ta, những cảm xúc của chúng ta. Chúng ta thích tin tưởng có một Thượng đế đang chăm sóc chúng ta, hay chúng ta sẽ được sinh ra lại giàu có hơn, cao quý hơn chúng ta là hiện nay. Việc đó có lẽ có, hay có lẽ không. Vậy là, chúng ta có thể thấy cho chính chúng ta, nếu chúng ta quan sát cả những an toàn phía bên ngoài và phía bên trong, rằng không có an toàn trong sống gì cả.

 Nếu bạn hỏi những người tỵ nạn từ Pakistan hay từ Eastern Europe, chắc chắn họ sẽ nói cho bạn biết rằng không có an toàn phía bên ngoài. Nhưng họ lại cảm thấyan toàn phía bên trong, và họ bám vào ý tưởng đó. Bạn có lẽ không còn sự an toàn phía bên ngoài, nhưng lúc đó bạn lại còn rất hăm hở để xây dựng sự an toàn phía bên trong của bạn, và bạn không muốn buông bỏ nó. Điều này hàm ý sợ hãi hơn.

 Nếu ngày mai, hay trong thời gian vài năm nữa, cha mẹ của bạn bảo với bạn rằng họ muốn bạn lập gia đình, liệu bạn sẽ sợ hãi? Dĩ nhiên không, bởi vì bạn đã được nuôi nấng để làm chính xác như bạn được dạy bảo; bạn đã được dạy bảo bởi cha mẹ của bạn, bởi vị đạo sư, bởi người giáo sĩsuy nghĩ trong những giới hạn nào đó, để hành động trong một cách nào đó, để giữ chặt những niềm tin nào đó. Nhưng nếu bạn được yêu cầu tự quyết định cho chính bạn, liệu bạn sẽ không hoàn toàn bị bối rối hay sao? Nếu cha mẹ bảo bạn kết hôn với người bạn thương yêu, bạn sẽ sợ hãi, đúng chứ? Bởi vì đã bị quy định hoàn toàn bởi truyền thống, bởi những sợ hãi, bạn không muốn bị bỏ lại để tự quyết định mọi việc cho chính bạn. Trong bị bỏ lại một mình có sự nguy hiểm, và bạn không bao giờ muốn bị bỏ lại một mình. Bạn không bao giờ muốn suy nghĩ ra bất kỳ việc gì cho chính bạn. Bạn không bao giờ muốn ra ngoài dạo bộ một mình. Tất cả các bạn muốn đang làm việc gì đó giống như đàn kiến thợ. Bạn sợ hãi suy nghĩ ra bất kỳ vấn đề gì, đương đầu bất kỳ những đòi hỏi nào của sống; và bởi vì sợ hãi, bạn làm những sự việc vô lýhỗn loạn. Giống như một con người với một cái tô ăn xin, một cách không suy nghĩ bạn chấp nhận bất kỳ thứ gì được cho.

 Bởi vì thấy tất cả điều này, một con người chín chắn thực sự bắt đầu giải thoát chính anh ấy khỏi mọi loại an toàn, phía bên trong hay phía bên ngoài. Điều này khó khăn cực kỳ, bởi vì nó có nghĩa rằng bạn ở một mìnhmột mình trong ý nghĩa rằng bạn không phụ thuộc. Khoảnh khắc bạn phụ thuộc, có sợ hãi; và khi có sợ hãi, không có tình yêu. Khi bạn thương yêu, bạn không cô độc. Ý thức của cô độc nảy sinh chỉ khi nào bạn sợ hãimột mình và không biết phải làm gì. Khi bạn bị điều khiển bởi những ý tưởng, bị cô lập bởi những niềm tin, vậy thì sợ hãi là điều không thể tránh khỏi; và khi bạn sợ hãi, bạn hoàn toàn mù lòa.

 Vì vậy, những giáo viên và những phụ huynh phải cùng nhau giải quyết được vấn đề của sợ hãi này. Nhưng bất hạnh thay, cha mẹ của bạn lại sợ hãi về điều gì bạn có lẽ làm nếu bạn không kết hôn, hay nếu bạn không có một việc làm. Họ sợ hãi về sống sai lầm của bạn, hay về điều gì những con người có lẽ nói, và bởi vì sợ hãi này họ muốn ép buộc bạn phải làm những công việc nào đó. Sợ hãi của họ được bao bọc trong điều gì họ gọi là tình yêu. Họ muốn chăm sóc bạn, vì vậy bạn phải làm việc này hay việc kia. Nhưng nếu bạn thâm nhập phía sau bức tường của tình yêu và ân cần của họ, bạn sẽ phát giác rằng có sợ hãi cho sự an toàn của bạn, cho sự kính trọng của bạn; và bạn cũng sợ hãi bởi vì bạn đã phụ thuộc vào những người khác quá lâu rồi.

 Đó là lý do tại sao rất quan trọng rằng bạn nên, tại cái tuổi mỏng manh nhất, bắt đầu thâm nhập và phá vỡ những cảm thấy của sợ hãi này để cho bạn được tách khỏi chúng, và không bị vây bủa trong những ý tưởng, trong những truyền thống, trong những thói quen, nhưng là một con người tự do cùng sức sáng tạo vô hạn.

 

Người hỏi: Tại sao chúng ta sợ hãi, mặc dù chúng ta biết rằng Thượng đế bảo vệ chúng ta?

Krishnamurti: Đó là điều gì bạn đã được dạy bảo. Người cha của bạn, người mẹ của bạn, người anh của bạn, tất cả đều đã nói với bạn rằng Thượng đế bảo vệ bạn; nó là một ý tưởng, mà bạn bám vào, và vẫn còn có sợ hãi. Mặc dù bạn có ý tưởng này, suy nghĩ này, cảm thấy này, rằng Thượng đế bảo vệ bạn, sự kiện là rằng bạn sợ hãi. Sợ hãi của bạn là việc thực sự, không phải ý tưởng của bạn rằng bạn sẽ được bảo vệ bởi Thượng đế bởi vì cha mẹ của bạn và truyền thống của bạn khẳng định rằng bạn sẽ được bảo vệ.

 Lúc này, việc gì thực sự đang xảy ra? Liệu bạn đang được bảo vệ? Hãy quan sát hàng triệu người không được bảo vệ, mà đang chết đói. Hãy quan sát người dân làng đang mang những gánh nặng, mà đói khát, bẩn thỉu, quần áo rách nát. Họ được bảo vệ bởi Thượng đế? Bởi vì bạn có nhiều tiền bạc hơn những người khác, bởi vì bạn có một địa vị xã hội nào đó, bởi vì người cha của bạn là một viên chức, hay một người thu thuế, hay một người buôn bán mà đã khôn khéo lừa gạt người nào đó, liệu bạn nên được bảo vệ khi hàng triệu người trong thế giới đang sống không có lương thực đầy đủ, không có quần áo và chỗ ở thích hợp? Bạn hy vọng rằng những người nghèo khổ và những người đang chết đói sẽ được bảo vệ bởi Chính thể, bởi những người chủ của họ, bởi xã hội, bởi Thượng đế; nhưng họ sẽ không được bảo vệ. Thực sự, không có sự bảo vệ, mặc dù bạn thích cảm thấy rằng Thượng đế sẽ bảo vệ bạn. Nó chỉ là một ý tưởng hay ho để làm an bình sự sợ hãi của bạn; vì vậy bạn không nghi ngờ bất kỳ điều gì, nhưng chỉ tin tưởngThượng đế. Bắt đầu bằng ý tưởng rằng bạn sẽ được bảo vệ bởi Thượng đế, không có ý nghĩa gì cả. Nhưng nếu bạn thực sự thâm nhập vào toàn vấn đề của sợ hãi này, vậy thì bạn sẽ tìm ra liệu Thượng đếbảo vệ bạn hay không.

 Khi có cảm thấy của thương yêu, không có sợ hãi, không có trục lợi, và thế là không có vấn đề.

 

Người hỏi: Xã hội là gì?

Krishnamurti: Xã hội là gì? Và gia đình là gì? Chúng ta hãy tìm ra, từng bước một, xã hội được tạo ra như thế nào, nó hiện diện ra sao.

 Gia đình là gì? Khi bạn nói, ‘Đây là gia đình của tôi’, bạn có ý gì? Người cha của bạn, người mẹ của bạn, anh chị em của bạn, ý thức của sự gần gũi, sự kiện là các bạn đang cùng nhau sống trong một ngôi nhà, cảm thấy rằng cha mẹ của bạn sẽ bảo vệ bạn, quyền sở hữu của tài sản nào đó, của nữ trang, của quần áo – tất cả điều này là nền tảng của gia đình. Có những gia đình khác giống như gia đình của bạn đang sống trong những ngôi nhà khác, cảm thấy chính xác cùng những sự việc như bạn cảm thấy, có ý thức của ‘người vợ của tôi’, ‘người chồng của tôi’, ‘con cái của tôi’, ‘ngôi nhà của tôi’, ‘quần áo của tôi’, ‘chiếc xe hơi của tôi’; có nhiều gia đình như thế đang sống trên cùng khu vực của quả đất, và từ từ họ có được cảm thấy rằng họ phải không bị xâm lấn bởi những gia đình khác. Vì vậy họ bắt đầu tạo ra những luật lệ. Những gia đình có quyền hành tự thiết lập thành những vị trí cao, họ kiếm được nhiều tài sản hơn, họ có nhiều tiền bạc hơn, nhiều quần áo hơn, nhiều xe hơi hơn; họ tập hợp lại và hình thành cái khung của luật lệ, và ra lệnh phần còn lại của chúng ta phải làm gì. Thế là dần dần hiện diện một xã hội cùng luật pháp, những quy định, cảnh sát, cùng quân đội và hải quân. Cuối cùng, toàn quả đất này bắt đầu có đông người bởi những xã hội thuộc nhiều loại khác nhau. Tiếp theo những con người có những ý tưởng thù hận và muốn lật đổ những con người khác mà được thiết lập trong vị trí cao, mà có tất cả những phương tiện của quyền lực. Họ phá vỡ xã hội đặc biệt đó và hình thành một xã hội khác.

 Xã hội là sự liên hệ giữa những con người – sự liên hệ giữa một người và một người khác, giữa một gia đình và một gia đình khác, giữa một nhóm và một nhóm khác, và giữa cá thể và nhóm. Sự liên hệ của con ngườixã hội, sự liên hệ giữa bạn và tôi. Nếu tôi rất tham lam, rất xảo quyệt, nếu tôi có nhiều khả năng và uy quyền, tôi sẽ dìm bạn xuống; và bạn sẽ cố gắng làm như vậy với tôi. Thế là chúng ta tạo ra những luật lệ. Nhưng những người khác đến và phá vỡ những luật lệ của chúng ta, thiết lập một bộ những luật lệ khác, và điều này luôn luôn xảy ra. Trong xã hội, mà là sự liên hệ của con người, có sự xung đột liên tục. Đây là nền tảng đơn giản của con người, mà trở thành mỗi lúc một phức tạp khi chính những con người trở thành mỗi lúc một phức tạp trong những ý tưởng của họ, trong những mong muốn của họ, trong những học viện và những kỹ nghệ của họ.

 

Người hỏi: Liệu ông có thể được tự do khi đang sống trong xã hội này?

Krishnamurti: Nếu tôi phụ thuộc vào xã hội này cho sự thỏa mãn của tôi, cho sự thanh thản của tôi, liệu có khi nào tôi có thể được tự do? Tôi phụ thuộc vào người cha của tôi cho thương yêu, cho tiền bạc, cho những sáng kiến để làm mọi việc, hay nếu trong cách nào đó tôi phụ thuộc vào một đạo sư, tôi không được tự do, đúng chứ? Vì vậy, liệu có thể được tự do nếu tôi còn phụ thuộc theo tâm lý? Chắc chắn, tự do có thể xảy ra được chỉ khi nào tôi có khả năng, có sáng tạo, khi tôi có thể suy nghĩ một cách độc lập, khi tôi không sợ hãi điều gì những người khác nói, khi tôi thực sự muốn tìm ra điều gì là sự thật và không tham lam, ganh tỵ, ghen tuông. Nếu tôi ganh tỵ, tham lam, thuộc tâm lý tôi đang phụ thuộc vào xã hội; và nếu tôi còn phụ thuộc vào xã hội trong cách đó, tôi không được tự do. Nhưng nếu tôi không còn tham lam, tôi được tự do.

 

Người hỏi: Tại sao người ta muốn sống trong xã hội khi người ta có thể sống một mình?

Krishnamurti: Bạn có thể sống một mình?

 

Người hỏi: Tôi sống trong xã hội bởi vì người cha và người mẹ của tôi sống trong xã hội.

Krishnamurti: Để có một việc làm, kiếm tiền, bạn không sống trong xã hội, hay sao? Bạn có thể sống một mình? Để có lương thực, quần áo, chỗ ở của bạn, bạn phụ thuộc vào xã hội. Bạn không thể sống trong cô lập. Không thực thể nào hoàn toàn một mình. Chỉ trong chết bạn mới có thể một mình. Trong sống bạn luôn luôn có liên quanliên quan đến người cha của bạn, đến người anh của bạn, đến người ăn xin, đến người sửa đường xá, đến người buôn bán, đến người thu thuế. Bạn luôn luôn có liên hệ; và bởi vì bạn không hiểu rõ sự liên hệ đó, có xung đột. Nhưng nếu bạn hiểu rõ sự liên hệ giữa bạn và một người khác, không có xung đột, và vậy thì câu hỏi của sống một mình không nảy sinh.

 

Người hỏi: Bởi vì chúng ta luôn luôn có liên quan đến một người khác, liệu không đúng rằng chúng ta không bao giờ có thể tuyệt đối được tự do hay sao?

Krishnamurti: Chúng ta không hiểu rõ sự liên hệ là gì, sự liên hệ đúng đắn. Giả sử tôi phụ thuộc vào bạn cho sự thỏa mãn của tôi, cho sự thanh thản của tôi, cho ý thức an toàn của tôi; làm thế nào tôi có thể được tự do? Nhưng nếu tôi không phụ thuộc trong cách đó, tôi vẫn còn có liên quan với bạn, đúng chứ? Tôi phụ thuộc vào bạn cho sự thoải mái thuộc trí năng, thuộc cảm xúc hay thuộc thân thể nào đó, vì vậy tôi không được tự do. Tôi bám vào cha mẹ của tôi bởi vì tôi muốn loại an toàn nào đó, mà có nghĩa rằng sự liên hệ của tôi với họ là một liên hệ của phụ thuộc và được đặt nền tảng trên sợ hãi. Vậy thì, làm thế nào có thể có bất kỳ sự liên hệ nào mà được tự do? Có tự do trong liên hệ chỉ khi nào không có sợ hãi. Vì vậy, muốn có sự liên hệ đúng đắn, tôi phải khởi sự làm tự do chính tôi khỏi sự phụ thuộc tâm lý này mà nuôi dưỡng sợ hãi.

 

Người hỏi: Làm thế nào chúng ta có thể được tự do khi cha mẹ của chúng ta phụ thuộc vào chúng ta trong tuổi già của họ?

Krishnamurti: Bởi vì họ già nua, họ phụ thuộc vào bạn để cấp dưỡng họ. Vì vậy việc gì xảy ra? Họ mong đợi bạn kiếm sống mà có thể cho họ ăn uống và quần áo; và nếu việc gì bạn làm là trở thành một thợ mộc hay một họa sĩ, mặc dù bạn có lẽ không kiếm tiền gì cả, họ sẽ nói rằng bạn không được làm nó bởi vì bạn phải cấp dưỡng họ. Chỉ suy nghĩ về điều đó. Tôi không nói rằng nó tốt lành hay xấu xa. Bằng cách nói nó tốt lành hay xấu xa, chúng ta đã kết thúc suy nghĩ. Đòi hỏi của cha mẹ bạn rằng bạn phải cấp dưỡng cho họ, ngăn cản bạn không theo sống riêng của bạn, và theo sống riêng của bạn được cho rằng ích kỷ; thế là bạn trở thành nô lệ của cha mẹ bạn.

 Bạn có lẽ nói rằng Chính thể phải chăm sóc những người già nua qua tiền trợ cấp tuổi già và nhiều phương tiện an toàn khác. Nhưng trong một quốc gia nơi có dư thừa dân số, thiếu hụt lợi tức quốc gia, không sản xuất đầy đủ và vân vân, Chính thể không thể chăm sóc những người già nua. Thế là, cha mẹ già nua phụ thuộc vào những người trẻ tuổi, và những người trẻ tuổi luôn luôn phụ thuộc vào khe rãnh của truyền thốngbị hủy diệt. Nhưng đây không là vấn đề phải được bàn luận của tôi. Tất cả các bạn phải suy nghĩ ra và thực hiện nó.

 Một cách tự nhiên, tôi muốn cấp dưỡng cha mẹ của tôi trong những giới hạn nào đó. Nhưng giả sử tôi cũng muốn làm công việc gì đó mà trả lương tôi rất thấp. Giả sử tôi muốn trở thành một con người tôn giáo và dâng tặng sống của tôi để tìm ra Thượng đế là gì, sự thật là gì. Cách sống đó có lẽ không mang lại cho tôi bất kỳ tiền bạc nào, và nếu tôi theo đuổi nó tôi có lẽ phải từ bỏ gia đình của tôi – mà có nghĩa họ sẽ có thể bị chết đói, giống như hàng triệu con người khác. Tôi sẽ làm gì? Nếu tôi còn sợ hãi điều gì những con người sẽ nói – rằng tôi là người con bất hiếu, rằng tôi là người con không xứng đáng – tôi sẽ không bao giờ là một con người sáng tạo. Để là một con người sáng tạo, hạnh phúc, tôi phải có dư thừa sáng kiến khởi đầu.

 

Người hỏi: Liệu chúng ta sẽ tốt lành khi cho phép cha mẹ của chúng ta bị chết đói?

Krishnamurti: Bạn không đang đặt ra câu hỏi trong cách đúng đắn. Giả sử tôi thực sự muốn trở thành một nghệ sĩ, một họa sĩ, và tôi biết nghề hội họa sẽ chẳng mang lại cho tôi bao nhiêu tiền bạc. Tôi phải làm gì? Hy sinh sự thôi thúc sâu thẳm để vẽ của tôi và trở thành một thư ký? Đó là việc gì thường thường xảy ra, đúng chứ? Tôi trở thành một thư ký, và trong suốt phần còn lại thuộc sống của tôi tôi sống trong xung đột vô cùng, tôi sống trong đau khổ; và bởi vì tôi đau khổ, tuyệt vọng, tôi khiến cho sống thành đau khổ đối với người vợ và con cái của tôi. Nhưng nếu, như một họa sĩ trẻ, tôi thấy ý nghĩa của tất cả điều này, tôi nói với cha mẹ của tôi, ‘Con muốn vẽ và con sẽ cho cha mẹ điều gì con có thể từ một chút xíu mà con có thể kiếm được; đó là tất cả mà con có thể’.

 

 Các bạn đã đặt ra những câu hỏi nào đó, và tôi đã trả lời chúng. Nhưng nếu các bạn thực sự không hiểu rõ những câu hỏi này, nếu các bạn không thâm nhập vào chúng mỗi lúc một sâu thẳm thêm và tiếp cận chúng từ những góc độ khác hẳn, nhìn ngắm chúng trong những cách khác, vậy thì các bạn sẽ chỉ nói, ‘Điều này là tốt lành và điều kia là xấu xa; điều này là bổn phận và điều kia không là bổn phận; điều này là đúng đắn và điều kia là sai lầm’ – và việc này sẽ không dẫn các bạn đến đâu cả. Ngược lại, nếu các bạn và tôi cùng nhau hiểu rõ tất cả những vấn đề này, và nếu các bạn cùng tất cả những phụ huynh và những giáo viên bàn luận về chúng, thâm nhập vào chúng, vậy là thông minh của các bạn sẽ được thức dậy, và khi những vấn đề này nảy sinh trong sống hàng ngày của các bạn, các bạn sẽ có thể gặp gỡ chúng. Nhưng các bạn sẽ không thể gặp gỡ chúng nếu các bạn chỉ chấp nhận điều gì tôi đang nói. Những câu trả lời của tôi cho những câu hỏi của các bạn chỉ có ý định để thức dậy thông minh của các bạn, để cho các bạn sẽ tự hiểu rõ những vấn đề này cho chính các bạn và thế là có thể gặp gỡ sống một cách đúng đắn.

 

 

VII

 

B

ạn biết, tôi đã và đang nói chuyện về sự sợ hãi; và rất quan trọng cho chúng ta phải ý thứcnhận biết được sự sợ hãi. Bạn biết nó hiện diện như thế nào? Khắp thế giới chúng ta có thể thấy rằng con người bị biến dạng bởi sự sợ hãi, bị xuyên tạc trong những ý tưởng của họ, trong những cảm thấy của họ, trong những hoạt động của họ. Vì vậy, chúng ta cần thâm nhập vào vấn đề của sự sợ hãi từ mọi góc độ có thể được, không những từ quan điểm thuộc kinh tế và thuộc luân lý của xã hội, nhưng còn cả từ quan điểm của những đấu tranh thuộc tâm lý, phía bên trong của chúng ta.

 Như tôi đã vừa nói, sợ hãi cho sự an toàn phía bên ngoài và phía bên trong gây biến dạng cái trí và xuyên tạc sự suy nghĩ của chúng ta. Tôi hy vọng bạn đã suy nghĩ chút ít về điều này, bởi vì bạn càng suy nghĩ về điều này và thấy sự thật của nó rõ ràng nhiều bao nhiêu, bạn sẽ được tự do khỏi tất cả sự phụ thuộc nhiều bấy nhiêu. Những người lớn tuổi đã không tạo ra một xã hội tuyệt vời; những cha mẹ, những bộ trưởng, những giáo viên, những người cai trị, những giáo sĩ đã không tạo ra một thế giới tốt lành. Ngược lại, họ đã tạo ra một thế giới hung tợn, kinh hãi mà trong nó mọi người đang đấu tranh chống lại người nào đó; trong nó một nhóm người đang chống lại một nhóm người khác, một học thuyết hay một bộ của những niềm tin chống lại những đối nghịch. Thế giới mà trong nó bạn đang lớn lên là một thế giới xấu xa, một thế giới đau khổ, nơi những người lớn tuổi đang cố gắng bóp chết bạn bởi những ý tưởng của họ, những niềm tin của họ, sự xấu xa của họ; và nếu bạn chỉ theo sau những khuôn mẫu xấu xa của những người lớn tuổi mà đã tạo ra thế giới quỷ quái này, sự ích lợi của đang được giáo dục là gì, sự ích lợi của đang sống là gì?

 Nếu bạn quan sát chung quanh, bạn sẽ thấy rằng khắp thế giới có sự hủy diệt kinh hoàng và sự đau khổ của nhân loại. Bạn có lẽ đọc về những chiến tranh trong lịch sử, nhưng bạn không biết thực tế của nó, những thành phố đã hoàn toàn bị hủy diệt như thế nào, những quả bom khinh khí như thế nào, khi được thả xuống một hòn đảo, khiến cho nguyên hòn đảo đó biến mất. Những con tàu bị bỏ bom và chúng văng lên không trung thành những mảnh vụn. Có sự hủy diệt tàn khốc do bởi sự việc tạm gọi là tiến bộ này, và chính là thế giới như thế mà bạn đang lớn lên. Bạn có lẽ trải qua thời gian tuyệt vời khi bạn còn nhỏ, một thời gian hạnh phúc; nhưng khi bạn lớn lên, nếu bạn không tỉnh táo, nhận biết được những suy nghĩ của bạn, những cảm thấy của bạn, bạn sẽ tiếp tục thế giới này của những trận chiến, của những tham vọng tàn nhẫn, một thế giới nơi mỗi người đang ganh đua với một người khác, nơi có đau khổ, chết đói, dư thừa dân số và bệnh tật.

 Vì vậy, trong khi bạn còn trẻ, liệu không quan trọng cho bạn khi phải được giúp đỡ bởi loại giáo viên đúng đắn để suy nghĩ về tất cả những vấn đề này, và không chỉ được dạy bảo để vượt qua những kỳ thi dốt nát nào đó? Sống là đau khổ, chết chóc, thương yêu, hận thù, tàn ác, bệnh tật, đói khát, và bạn phải bắt đầu suy nghĩ tất cả những điều này. Đó là lý do tại sao tôi cảm thấy rất tốt lành rằng bạn và tôi nên cùng nhau thâm nhập những vấn đề này, để cho thông minh của bạn được thức dậy và bạn bắt đầu có cảm thấy thực sự về tất cả những vấn đề này. Vậy thì bạn sẽ không chỉ lớn lên để lập gia đìnhtrở thành người thư ký không suy nghĩ hay một cái máy sinh sản, tự tan biến trong khuôn mẫu xấu xa này của sống giống như nước trong cát.

 Một trong những nguyên nhân của sợ hãitham vọng, đúng chứ? Và tất cả các bạn không tham vọng, hay sao? Tham vọng của bạn là gì? Vượt qua kỳ thi nào đó? Trở thành một người thống trị? Hay, nếu bạn còn rất trẻ, có lẽ bạn chỉ muốn trở thành một tài xế, lái một chiếc xe qua cầu. Nhưng tại sao bạn có tham vọng? Nó có nghĩa gì? Bạn có khi nào suy nghĩ về nó? Bạn đã nhận thấy những người lớn tuổi, họ tham vọng biết chừng nào? Trong gia đình riêng của bạn, liệu bạn không nghe thấy người cha của bạn hay người chú của bạn nói về có lương cao hơn, hay chiếm địa vị nổi bật nào đó, hay sao? Trong xã hội của chúng ta – và tôi đã giải thích xã hội của chúng ta là gì – mọi người đều đang thực hiện việc đó, đang cố gắng ở trên đỉnh. Tất cả họ đều muốn trở thành người nào đó, đúng chứ? Người thư ký muốn trở thành người giám đốc, người giám đốc muốn trở thành người nào đó cao cấp hơn, và vân vânvân vân – sự đấu tranh liên tục để trở thành. Nếu tôi là một giáo viên, tôi muốn trở thành hiệu trưởng; nếu tôi là hiệu trưởng, tôi muốn trở thành giám đốc. Nếu bạn xấu xí, bạn muốn được đẹp đẽ. Hay bạn muốn có nhiều tiền hơn, nhiều quần áo hơn, nhiều đồ đạc, nhà cửa, tài sản hơn – nhiều hơn và nhiều hơn và nhiều hơn. Không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả phía bên trong, trong ý nghĩa tạm gọi là tinh thần, bạn muốn trở thành người nào đó; mặc dù bạn che đậy tham vọng của bạn bằng nhiều từ ngữ hay ho. Bạn không nhận thấy điều này, hay sao? Và bạn nghĩ nó tuyệt đối đúng đắn, đúng chứ? Bạn nghĩ nó tuyệt đối bình thường, hợp lý, chính đáng.

 Lúc này, tham vọng đã làm gì trong thế giới? Vậy là, chẳng có bao nhiêu người trong chúng ta đã từng suy nghĩ về nó. Khi bạn thấy một con người đang đấu tranh để thành tựu, để tiến trước người nào đó, có khi nào bạn đã tự hỏi chính mình liệu có gì trong quả tim của anh ấy? Nếu bạn có quan sát quả tim của bạn khi bạn tham vọng, khi bạn đang đấu tranh để trở thành người nào đó, thuộc tinh thần hay trong ý nghĩa trần tục, ở đó bạn sẽ phát giác sự giày vò của sợ hãi. Con người tham vọngcon người sợ hãi nhất trong tất cả mọi loại con người, bởi vì anh ấy sợ hãi để là cái gì anh ấy là. Anh ấy nói, ‘Nếu tôi vẫn còn y nguyên tôi là gì, tôi sẽ không là gì cả, vì vậy tôi phải là người nào đó, tôi phải trở thành một luật sư, một thẩm phán, một bộ trưởng’. Nếu bạn thâm nhập qui trình này rất sâu thẳm, nếu bạn vào phía sau bức màn của những từ ngữ và những ý tưởng, vượt khỏi bức tường của địa vịthành công, bạn sẽ phát giác rằng có sợ hãi; bởi vì con người tham vọng sợ hãicái gì anh ấy là. Anh ấy suy nghĩ rằng cái gì anh ấy là trong chính anh ấy là không quan trọng, nghèo khó, xấu xa; anh ấy cảm thấy cô độc, hoàn toàn trống rỗng, thế là anh ấy nói, ‘Tôi phải đi và đạt được cái gì đó’. Vì vậy hoặc anh ấy theo đuổi điều gì anh ấy gọi là Thượng đế, mà chỉ là hình thức khác của tham vọng, hoặc anh ấy cố gắng để trở thành người nào đó trong thế giới. Trong cách này sự cô độc của anh ấy, ý thức của trống rỗng phía bên trong của anh ấy – mà anh ấy thực sự kinh hãi – được che đậy. Anh ấy chạy trốn nó, và tham vọng trở thành phương tiện qua đó anh ấy có thể chạy trốn.

 Vì vậy, việc gì đang xảy ra trong thế giới? Mỗi người đang đấu tranh với người nào đó. Một người cảm thấy kém cỏi hơn một người khác và đấu tranh để leo lên đỉnh. Không có tình yêu, không có ân cần, không có suy nghĩ sâu thẳm. Xã hội của chúng ta là một trận chiến liên tục giữa con ngườicon người. Đấu tranh này được sinh ra từ sự tham vọng để trở thành người nào đó, và những người lớn tuổi khuyến khích bạn có tham vọng. Họ muốn bạn đạt được cái gì đó, kết hôn với một người đàn ông giàu có hay một người phụ nữ giàu có, có những người bạn nổi tiếng. Bởi vì sợ hãi, xấu xa trong những quả tim của họ, họ cố gắng khiến cho bạn giống hệt chính họ; và luân phiên bạn mong muốn giống như họ, bởi vì bạn thấy sự quyến rũ của tất cả nó. Khi vị thống đốc đến, mọi người cúi gập xuống đất để tôn kính ông ấy, họ quàng quanh cổ ông ấy những vòng hoa, đọc diễn văn tôn vinh. Ông ấy ưa thích nó, và bạn cũng ưa thích nó. Bạn cảm thấy được vinh dự nếu bạn quen biết người chú của ông ấy hay người thư ký của ông ấy, và bạn sưởi ấm trong sự chói lọi của tham vọng của ông ấy, những thành tựu của ông ấy. Vì vậy, bạn dễ dàng bị trói buộc trong mạng lưới xấu xa của thế hệ già nua, trong khuôn mẫu của xã hội quỷ quái này. Chỉ khi nào bạn tỉnh táo, cảnh giác liên tục, chỉ khi nào bạn không sợ hãikhông chấp nhận, nhưng luôn luôn chất vấn – chỉ lúc đó bạn sẽ không bị trói buộc, nhưng vượt khỏi và sáng tạo một thế giới khác hẳn.

 Đó là lý do tại sao rất quan trọng cho bạn phải tìm ra thiên hướng thực sự của bạn. Bạn biết từ ngữ ‘thiên hướng’ có nghĩa gì? Cái gì đó mà bạn ưa thích làm, mà tự nhiên đối với bạn. Rốt cuộc, đó là chức năng của giáo dục – giúp đỡ bạn phát triển một cách độc lập để cho bạn được tự do khỏi tham vọng và có thể tìm ra nghề nghiệp đúng đắn của bạn. Con người tham vọng không bao giờ có thể tìm được nghề nghiệp đúng đắn của anh ấy; nếu anh ấy có, anh ấy sẽ không có tham vọng.

 Vì vậy đó là trách nhiệm của những giáo viên, của hiệu trưởng, phải giúp đỡ bạn thông minh, không sợ hãi, để cho bạn có thể tìm được nghề nghiệp đúng đắn của bạn, cách sống riêng của bạn, cách thực sự bạn muốn sống và kiếm sống. Điều này hàm ý một cách mạng trong sự suy nghĩ; bởi vì, trong xã hội hiện nay của chúng ta, con người mà có thể nói chuyện, con người mà có thể viết lách, con người mà có thể cai trị, con người mà có một chiếc xe hơi to, được nghĩ là đang ở trong một địa vị tuyệt vời; và con người mà đào bới trong vườn, con người mà nấu nướng, con ngườixây dựng một căn nhà, bị khinh miệt.

 Liệu bạn nhận biết được những cảm thấy riêng của bạn khi bạn quan sát người thợ hồ, người đàn ông đắp vá con đường, hay lái một chiếc taxi, hay đẩy chiếc xe bán hàng rong? Liệu bạn nhận thấy bạn đã đánh giá anh ấy bằng sự khinh miệt hoàn toàn? Đối với bạn, anh ấy thậm chí không tồn tại. Bạn không lưu tâm đến anh ấy; nhưng khi một người có tước hiệu thuộc loại nào đó, hay một người chủ ngân hàng, một thương gia, một đạo sư, hay một bộ trưởng, ngay tức khắc bạn kính trọng anh ấy. Nhưng nếu bạn thực sự tìm được nghề nghiệp đúng đắn của bạn, bạn sẽ giúp đỡ để phá sập hoàn toàn cơ cấu mục nát này; bởi vì lúc đó, dù bạn là một người làm vườn, hay một người thợ sơn, hay một kỹ sư, bạn sẽ đang làm việc gì đó mà bạn ưa thích bằng toàn thân tâm của bạn; và đó không là tham vọng. Để làm việc gì đó thật khéo léo, để làm nó một cách trọn vẹn, thực sự, tùy theo việc gì bạn suy nghĩcảm thấy một cách sâu thẳm – đó không là tham vọng và trong đó không có sợ hãi.

 Giúp đỡ bạn khám phá nghề nghiệp đúng đắn của bạn là điều rất khó khăn bởi vì nó có nghĩa rằng giáo viên phải trao nhiều chú ý đến mỗi học sinh để tìm ra việc gì em học sinh có khả năng. Anh ấy phải giúp đỡ em học sinh không sợ hãi, nhưng tìm hiểu, thâm nhập. Bạn có lẽ là một người viết văn tiềm năng, hay một người làm thơ, hay một họa sĩ. Dù là bất kỳ nghề nghiệp gì, nếu bạn ưa thích làm nó, bạn không có tham vọng; bởi vì trong tình yêu không có tham vọng.

 Vì vậy, liệu khi bạn còn trẻ không quan trọng rằng bạn phải được giúp đỡ thức dậy thông minh riêng của bạn và qua đó tìm được nghề nghiệp đúng đắn của bạn, hay sao? Vậy thì, bạn sẽ thương yêu việc gì bạn làm, suốt sống của bạn, mà có nghĩa sẽ không có tham vọng, không ganh đua, không đấu tranh với một người khác cho địa vị, cho thanh danh; và vậy là có lẽ bạn sẽ có thể sáng tạo một thế giới mới mẻ. Trong thế giới mới mẻ đó tất cả những sự việc xấu xa của thế hệ già nua sẽ không còn tồn tại – những chiến tranh của họ, những xảo quyệt của họ, những Thượng đế chia rẽ của họ, những nghi thức tuyệt đối không có ý nghĩa gì của họ, những chính phủ độc tài của họ, những bạo lực của họ. Đó là lý do tại sao trách nhiệm của những giáo viên, và của những học sinh, là vô cùng quan trọng.

 

Người hỏi: Nếu người nào đó có tham vọng để là một kỹ sư, điều đó không có nghĩa rằng anh ấy không quan tâm đến ngành kỹ sư, hay sao?

Krishnamurti: Liệu bạn muốn nói rằng quan tâm đến việc gì đó là tham vọng? Chúng ta có thể cho từ ngữ ‘tham vọng’ đó nhiều ý nghĩa khác nhau. Đối với tôi, tham vọng là kết quả của sợ hãi. Nhưng nếu như một cậu trai, tôi quan tâm là một kỹ sư bởi vì tôi muốn xây dựng những cấu trúc đẹp đẽ, những hệ thống dẫn nước tuyệt vời, những con đường rộng lớn, điều đó có nghĩa tôi thương yêu ngành kỹ sư; và đó không là tham vọng. Trong tình yêu không có sợ hãi.

 Vì vậy, tham vọngquan tâm là hai sự việc khác biệt, đúng chứ? Nếu tôi thực sự quan tâm hội họa, nếu tôi thương yêu vẽ, vậy thì tôi không ganh đua để là họa sĩ giỏi nhất hay nổi tiếng nhất. Tôi chỉ thương yêu hội họa. Bạn có lẽ vẽ giỏi hơn tôi, nhưng tôi không so sánh tôi với bạn. Khi tôi vẽ, tôi thương yêu việc gì tôi đang làm, và đối với tôi công việc đó đã giàu có trong chính nó.

 

Người hỏi: Cách dễ dàng nhất để tìm được Thượng đế là gì?

Krishnamurti: Tôi e rằng không có cách dễ dàng nhất, bởi vì tìm được Thượng đế là công việc khó khăn nhất, một công việc gian nan nhất. Điều gì chúng ta gọi là Thượng đế không là điều gì đó mà cái trí sáng chế, hay sao? Bạn biết cái trí là gì? Cái trí là kết quả của thời gian, và nó có thể sáng chế bất kỳ thứ gì, bất kỳ ảo tưởng nào. Nó có khả năng sáng chế những ý tưởng, tự chiếu rọi chính nó trong những mê đắm nhất thời, trong sự tưởng tượng; nó liên tục đang tích lũy, đang loại bỏ, đang chọn lựa. Bởi vì có thành kiến, chật hẹp, bị giới hạn, cái trí có thể vẽ ra Thượng đế, nó có thể tưởng tượng Thượng đế là gì tùy theo những giới hạn riêng của nó, bởi vì những người thầy, những giáo sĩ, những tạm gọi là đấng cứu rỗi nào đó đã nói rằng có Thượng đế và đã diễn tả ông ấy, cái trí có thể tưởng tượng Thượng đế trong những từ ngữ đó; nhưng hình ảnh đó không là Thượng đế. Thượng đế là cái gì đó không thể tìm được bởi cái trí.

 Muốn hiểu rõ Thượng đế, bạn phải hiểu rõ cái trí riêng của bạn – mà khó khăn cực kỳ. Cái trí rất phức tạp, và để hiểu rõ nó không dễ dàng gì cả. Nhưng lại rất dễ dàng khi ngồi xuống và chìm đắm trong loại mộng mơ nào đó, có vô số những ảo ảnh, những ảo tưởng, và sau đó nghĩ rằng bạn rất gần gũi Thượng đế. Cái trí có thể tự lừa dối chính nó rất nhiều. Vì vậy, để thực sự trải nghiệm điều mà có lẽ là Thượng đế, bạn phải tuyệt đối yên lặng; và bạn không phát giác điều đó khó khăn như thế nào, hay sao? Liệu bạn không nhận thấy rằng ngay cả những người lớn tuổi cũng không thể ngồi yên lặng, họ cựa quậy như thế nào, họ ngọ nguậy ngón chân của họ và cử động bàn tay của họ như thế nào? Phần thân thể ngồi yên lặng rất khó khăn; và càng khó khăn nhiều hơn cho cái trí yên lặng! Bạn có lẽ theo sau vị đạo sư nào đó và ép buộc cái trí của bạn yên lặng; nhưng cái trí của bạn thực sự không yên lặng. Nó vẫn còn náo động, giống như một đứa trẻ bị phạt phải đứng trong góc nhà. Khiến cho cái trí hoàn toàn yên lặng mà không ép buộc là một nghệ thuật tuyệt vời; và chỉ lúc đó mới có thể trải nghiệm cái mà có lẽ là Thượng đế.

 

Người hỏi: Thượng đế ở khắp mọi nơi?

Krishnamurti: Bạn thực sự hứng thú để tìm ra? Bạn đặt ra những câu hỏi, và sau đó lơ là; bạn không lắng nghe. Bạn có nhận thấy những người lớn tuổi hầu như không bao giờ lắng nghe bạn? Họ hiếm khi nào lắng nghe bạn bởi vì họ đã bị bao bọc quá dầy dặc trong những suy nghĩ riêng của họ, trong những cảm xúc riêng của họ, trong những thỏa mãn và những đau khổ riêng của họ. Tôi hy vọng bạn đã nhận thấy điều này. Nếu bạn biết quan sát như thế nào và lắng nghe như thế nào, thực sự lắng nghe, bạn sẽ phát giác nhiều sự việc, không chỉ về con người nhưng còn về thế giới.

 Ở đây cậu trai này đang hỏi liệu Thượng đế ở khắp mọi nơi. Cậu ấy còn khá trẻ khi đặt ra câu hỏi đó. Cậu ấy không biết nó có nghĩa gì. Cậu ấy có lẽ có một thoáng mơ hồ về điều đó – cảm thấy của vẻ đẹp, một nhận biết được những con chim trong bầu trời, những dòng nước đang chảy, một khuôn mặt đẹp đẽ, tươi cười, một chiếc lá đang nhảy múa trong gió, một phụ nữ đang mang một bó nặng. Và có sự tức giận, ồn ào, đau khổ – tất cả việc đó đang ở trong không khí. Thế là tự nhiên cậu ấy quan tâmlo lắng muốn tìm được sự sống là gì. Cậu ấy nghe những người lớn tuổi nói về Thượng đế, và cậu ấy hoang mang. Cậu ấy đặt ra một câu hỏi như thế là điều rất quan trọng, đúng chứ? Và tất cả các bạn đều tìm ra đáp án cũng là điều rất quan trọng; bởi vì, như tôi đã nói ngày hôm trước, bạn sẽ bắt đầu bắt gặp ý nghĩa của tất cả điều này ở phía bên trong, không nhận biết được, thăm thẳm; và sau đó, khi bạn lớn lên, bạn sẽ có những hàm ý của những sự việc khác ngoài thế giới xấu xa của đấu tranh này. Thế giới đẹp lắm, quả đất thật phong phú; nhưng chúng ta là những người phá hoại nó.

 

Người hỏi: Mục đích thực sự của sống là gì?

Krishnamurti: Trước hết nó là điều gì bạn nghĩ về nó. Nó là điều gì bạn nghĩ về sống.

 

Người hỏi: Đến mức độ mà người ta có thể hiểu về sự thật, nó phải là cái gì khác hẳn. Tôi đặc biệt không hứng thú có một mục đích cá nhân, nhưng tôi muốn biết mục đích cho mọi người là gì?

Krishnamurti: Làm thế nào bạn sẽ tìm ra? Ai sẽ giải thích cho bạn? Liệu bạn có thể khám phá nó bằng cách đọc sách? Nếu bạn đọc, một tác giả có lẽ trao cho nó một phương pháp đặc biệt, trong khi một tác giả khác có lẽ giới thiệu một phương pháp hoàn toàn khác hẳn. Nếu bạn đi đến một người đang đau khổ, anh ấy sẽ nói mục đích của sống là hạnh phúc. Nếu bạn đi đến một người đang chết đói, người không có đủ lương thực trong nhiều năm, mục đích của anh ấy sẽ là có một cái bao tử căng phồng. Nếu bạn đi đến một người chính trị, mục đích của anh ấy sẽ là một trong những người điều khiển, một trong những người cai trị của thế giới. Nếu bạn hỏi một phụ nữ trẻ, chị ấy sẽ nói, ‘Mục đích của tôi là có một em bé’. Nếu bạn ghé thăm một khất sĩ, mục đích của anh ấy là tìm ra Thượng đế. Mục đích, ham muốn sâu kín của con người thông thường là tìm ra cái gì đó gây thỏa mãn, gây thanh thản; họ muốn hình thức nào đó của an toàn, bảo đảm, để cho họ sẽ không còn những ngờ vực, không tìm hiểu, không lo âu, không sợ hãi. Hầu hết chúng ta đều muốn cái gì đó vĩnh cửu để chúng ta bám vào, đúng chứ?

 Vì vậy, đối với con người mục đích thông thường của sống là một loại hy vọng nào đó, một loại an toàn nào đó, một loại thanh thản nào đó. Đừng hỏi, ‘Đó là tất cả hay sao?’ Đó là sự kiện tức khắc, và đầu tiên bạn phải hoàn toàn quen thuộc với điều đó. Bạn phải nghi ngờ tất cả điều đó – mà có nghĩa, bạn phải nghi ngờ về chính bạn. Đối với con người, mục đích thông thường của sống được ghi vào trí nhớ của bạn, bởi vì bạn là bộ phận của tổng thể. Chính bạn muốn an toàn, vĩnh cửu, hạnh phúc, bạn muốn cái gì đó để bám vào.

 Lúc này, để tìm ra liệu có cái gì đó vượt khỏi, sự thật nào đó mà không thuộc cái trí, tất cả những ảo tưởng của cái trí phải được chấm dứt; đó là, bạn phải hiểu rõ chúng và xóa sạch chúng. Chỉ như thế bạn mới có thể khám phá sự việc thực sự là gì, liệu có một mục đích hay không có. Khẳng định rằng phải có một mục đích, hay tin tưởng rằng có một mục đích, chỉ là một ảo tưởng khác. Nhưng nếu bạn có thể thâm nhập tất cả những xung đột, những đấu tranh, những đau khổ, những kiêu hãnh, những tham vọng, những hy vọng, những sợ hãi của bạn, và xuyên thấu chúng, vượt khỏi và trên chúng, vậy thì bạn sẽ tìm ra.

 

Người hỏi: Nếu tôi phát triển những ảnh hưởng cao hơn, liệu cuối cùng tôi sẽ thấy cái tối thượng?

Krishnamurti: Làm thế nào bạn có thể thấy cái tối thượng nếu còn có nhiều chướng ngại giữa bạn và cái đó? Trước hết bạn phải tháo gỡ những chướng ngại. Bạn không thể ngồi trong một căn phòng kín mít và biết không khí trong lành như thế nào. Muốn có không khí trong lành bạn phải mở toang những cửa sổ. Tương tự, bạn phải thấy tất cả những chướng ngại, tất cả những giới hạn và những quy định bên trong bạn; bạn phải hiểu rõ chúng và xóa sạch chúng. Vậy thì, bạn sẽ tìm ra. Nhưng ngồi phía bên này và cố gắng tìm ra cái gì phía bên kia, không có ý nghĩa gì cả.

 

 

VIII

 

N

hư bạn biết, chúng ta đã và đang nói nhiều về sợ hãi, bởi vì nó là một nhân tố rất mãnh liệt trong những sống của chúng ta. Lúc này chúng ta hãy nói một chút xíu về tình yêu; chúng ta hãy tìm ra liệu phía sau từ ngữ này và cảm thấy này – mà có quá nhiều ý nghĩa đối với tất cả chúng ta – và cũng cả những yếu tố đặc biệt của sợ hãi, của lo âu, cái sự việc mà những người trưởng thành biết đến như sự cô độc.

 Liệu bạn biết tình yêu là gì? Liệu bạn thương yêu người cha của bạn, người mẹ của bạn, người anh của bạn, người bạn của bạn, giáo viên của bạn? Bạn biết tình yêu có nghĩa gì? Khi bạn nói rằng bạn thương yêu cha mẹ của bạn, nó có nghĩa gì? Bạn cảm thấy an toàn với họ, bạn cảm thấy yên tâm cùng họ. Cha mẹ của bạn đang bảo vệ bạn, họ đang cho bạn tiền bạc, chỗ ở, lương thực và quần áo, và cùng họ bạn cảm thấy một ý thức của sự liên hệ mật thiết, đúng chứ? Bạn cũng cảm thấy rằng bạn có thể tin cậy họ – hay bạn có lẽ không. Có thể bạn không nói chuyện với họ dễ dàng và vui vẻ như với bạn bè riêng của bạn. Nhưng bạn kính trọng họ, bạn được hướng dẫn bởi họ, bạn vâng lời họ, bạn có một ý thức nào đó của trách nhiệm đối với họ, cảm thấy rằng bạn phải cấp dưỡng họ khi họ già nua. Luân phiên họ thương yêu bạn, họ muốn bảo vệ bạn, hướng dẫn bạn, giúp đỡ bạn – ít ra họ nói như thế. Họ muốn tìm một người chồng hay một người vợ cho bạn để cho bạn sẽ theo một sống tạm gọi là có luân lý và không gặp bất kỳ phiền muộn nào, để cho bạn sẽ có một người chồng chăm sóc bạn, hay một người vợ nấu nướng cho bạn và sinh ra những đứa con cho bạn. Tất cả điều này được gọi là tình yêu, đúng chứ?

 Chúng ta không thể ngay tức khắc nói tình yêu là gì, bởi vì tình yêu không được giải thích bằng những từ ngữ lưu loát. Nó không đến với chúng ta một cách dễ dàng. Tuy nhiên nếu không có tình yêu, sự sống rất trơ trụi; nếu không có tình yêu, cây cối, chim chóc, nụ cười của những người đàn ông hay những người đàn bà, cây cầu vắt ngang dòng sông, người chèo thuyền và thú vật chẳng có ý nghĩa gì cả. Nếu không có tình yêu, sự sống giống như cái ao nông. Trong con sông sâu có sự trù phú và nhiều con cá có thể sống; nhưng cái ao nông chẳng mấy chốc sẽ bị khô cạn bởi mặt trời hừng hực, và không có gì sót lại ngoại trừ bùn lầy và sự dơ bẩn.

 Đối với hầu hết chúng ta, hiểu rõ tình yêu là một khó khăn lạ thường bởi vì những sống của chúng ta rất nông cạn. Chúng ta muốn được thương yêu, và chúng ta cũng muốn thương yêu, và đằng sau từ ngữ đó có sự sợ hãi rình rập. Vì vậy, liệu không quan trọng cho mỗi người chúng ta phải tìm ra cái sự việc lạ thường này thực sự là gì? Và chúng ta có thể tìm được chỉ khi nào chúng ta nhận biết được chúng ta lưu tâm đến những người khác như thế nào, chúng ta nhìn ngắm cây cối, thú vật, một người lạ, một người đói khát như thế nào. Chúng ta phải nhận biết được chúng ta giao du với bạn bè của chúng ta như thế nào, chúng ta tiếp cận với đạo sư của chúng ta như thế nào, nếu chúng ta có một đạo sư, chúng ta phải nhận biết được chúng ta liên quan với cha mẹ của chúng ta như thế nào.

 Khi bạn nói, ‘Tôi thương yêu người cha của tôi hay người mẹ của tôi, tôi thương yêu người bảo mẫu của tôi, giáo viên của tôi’, điều đó có nghĩa gì? Khi bạn vô cùng khâm phục người nào đó và kính trọng họ, khi bạn cảm thấy đó là bổn phận của bạn phải vâng lời họ và luân phiên họ chờ đợi sự vâng lời của bạn, liệu đó là tình yêu? Tình yêu là sợ hãi? Chắc chắn, khi bạn tôn kính người nào đó, bạn cũng khinh miệt người nào khác, đúng chứ? Và đó là tình yêu? Trong tình yêu, liệu có bất kỳ ý thức nào của kính trọng hay khinh miệt, bất kỳ ép buộc phải vâng lời một người khác?

 Khi bạn nói bạn thương yêu người nào đó, phía bên trong liệu bạn không phụ thuộc vào người đó, hay sao? Khi bạn còn là một đứa trẻ, tự nhiên bạn phải phụ thuộc vào người cha của bạn, người mẹ của bạn, người giáo viên của bạn, người bảo mẫu của bạn. Bạn cần được chăm sóc, được cung cấp lương thực, quần áo và chỗ ở. Bạn cần một ý thức của an toàn, cảm thấy rằng người nào đó đang chăm sóc bạn.

 Nhưng thông thường việc gì xảy ra? Khi chúng ta lớn lên, cảm thấy của sự phụ thuộc này vẫn tiếp tục, đúng chứ? Bạn không nhận thấy nó nơi những người lớn tuổi, cha mẹ của bạn và những giáo viên của bạn, hay sao? Liệu bạn đã không quan sát mức độ họ phụ thuộc một cách cảm xúc vào những người chồng hay những người vợ của họ, vào con cái của họ, vào cha mẹ riêng của họ, hay sao? Khi họ lớn lên, hầu hết mọi người vẫn còn bám vào người nào đó; họ tiếp tục sống phụ thuộc. Nếu không có người nào đó để dựa vào, để trao tặng họ một ý thức của thanh thảnan toàn, họ cảm thấy cô độc, đúng chứ? Họ cảm thấy hụt hẫng. Sự phụ thuộc vào một người khác này được gọi là tình yêu; nhưng nếu bạn thâm nhập nó rất sâu thẳm, bạn sẽ phát giác rằng sự phụ thuộcsợ hãi, nó không là tình yêu.

 Hầu hết mọi người đều sợ hãi đứng một mình; họ sợ hãi tự hiểu rõ mọi việc cho chính họ, sợ hãi cảm thấy một cách sâu thẳm, thâm nhậpkhám phá toàn ý nghĩa của sống. Thế là, họ nói họ thương yêu Thượng đế, và họ phụ thuộc vào điều gì họ gọi là Thượng đế; nhưng nó không là Thượng đế, cái không biết được, nó là một sự việc được sáng chế bởi cái trí.

 Chúng ta làm cùng sự việc với một lý tưởng hay một niềm tin. Tôi tin tưởng điều gì đó, hay tôi bám vào một lý tưởng, và việc đó cho tôi sự thanh thản vô cùng; nhưng lột bỏ lý tưởng, lột bỏ niềm tin và tôi bị hụt hẫng. Nó cũng là cùng sự việc với một đạo sư. Tôi phụ thuộc bởi vì tôi muốn nhận được, thế là có sự giày vò của sợ hãi. Lại nữa nó cũng giống hệt khi bạn phụ thuộc vào cha mẹ hay những giáo viên của bạn. Rất tự nhiênđúng đắn rằng bạn phải làm như thế khi bạn còn trẻ; nhưng nếu bạn tiếp tục phụ thuộc khi bạn lớn lên đến tuổi trưởng thành, điều đó sẽ khiến cho bạn không có khả năng để suy nghĩ một cách độc lập, để được tự do. Nơi nào có sự phụ thuộc nơi đó có sợ hãi, và nơi nào có sợ hãiuy quyền; không có tình yêu. Khi cha mẹ của bạn nói rằng bạn phải vâng lời, rằng bạn phải tuân theo những truyền thống nào đó, rằng bạn phải chấp nhận một việc làm nào đó hay làm một loại công việc đặc biệt nào đó – trong tất cả điều này không có tình yêu. Và không có tình yêu trong quả tim của bạn khi bạn phụ thuộc vào xã hội trong ý nghĩa rằng bạn chấp nhận cấu trúc của xã hội như nó là, mà không nghi ngờ.

 Những người đàn ông và phụ nữ tham vọng không biết tình yêu là gì – và chúng ta bị thống trị bởi những người tham vọng. Đó là lý do tại sao không có hạnh phúc trong thế giới, và tại sao rất quan trọng rằng bạn, khi bạn lớn lên, phải thấy và hiểu rõ tất cả điều này, và tìm ra cho chính bạn liệu có thể khám phá tình yêu là gì. Bạn có lẽ có một địa vị tốt, một ngôi nhà rất đẹp, một cái vườn tuyệt vời, quần áo hợp thời trang; bạn có lẽ trở thành thủ tướng; nhưng nếu không có tình yêu; không điều nào có ý nghĩa cả.

 Vì vậy, ngay lúc này bạn phải tìm ra – không phải chờ đợi cho đến khi bạn già nua, bởi vì lúc đó bạn sẽ không bao giờ có thể tìm ra – bạn thực sự cảm thấy như thế nào trong sự liên hệ của bạn với cha mẹ của bạn, với những giáo viên của bạn, với vị đạo sư. Bạn không thể chỉ chấp nhận từ ngữ ‘tình yêu’ hay bất kỳ từ ngữ nào khác, nhưng phải thâm nhập đằng sau ý nghĩa của những từ ngữ để thấy sự thật là gì – sự thật là điều mà bạn thực sự cảm thấy, không phải điều mà bạn nghĩ rằng bạn cảm thấy. Nếu bạn thực sự cảm thấy ghen tuông, hay tức giận, khi nói, ‘Tôi không được ghen tuông, tôi không được tức giận’ chỉ là một ao ước, nó không có sự thật. Điều gì quan trọng là thấy rất chân thật và rất rõ ràng chính xác cái mà bạn đang cảm thấy tại ngay khoảnh khắc đó, mà không giới thiệu lý tưởng của bạn nên cảm thấy hay sẽ cảm thấy tại ngày tháng tương lai nào đó như thế nào, bởi vì nếu như thế bạn có thể làm điều gì đó về nó. Nhưng để nói, ‘Tôi phải thương yêu cha mẹ của tôi, tôi phải thương yêu những giáo viên của tôi’, không có ý nghĩa gì cả, đúng chứ? Bởi vì cảm thấy thực sự của bạn hoàn toàn khác hẳn, và những từ ngữ đó trở thành một bức màn mà bạn ẩn núp đằng sau nó.

 Vì vậy, liệu không phải phương cách của thông minh khi nhìn vượt khỏi ý nghĩa được chấp nhận của những từ ngữ, hay sao? Những từ ngữ giống như ‘bổn phận’, ‘trách nhiệm’, ‘Thượng đế’, ‘tình yêu’, đã kiếm được một ý nghĩa thuộc truyền thống; nhưng một con người thông minh, một con người được giáo dục một cách đúng đắn nhìn vượt khỏi ý nghĩa thuộc truyền thống của những từ ngữ như thế. Ví dụ, nếu người nào đó nói cho bạn rằng anh ấy không tin tưởng Thượng đế, bạn sẽ bị choáng váng, đúng chứ? Bạn sẽ nói, ‘Chúa ơi, Kinh hãi quá!’ bởi vì bạn tin tưởng Thượng đế – ít ra bạn nghĩ rằng bạn có tin tưởng. Nhưng tin tưởng và không-tin tưởng chẳng có ý nghĩa bao nhiêu.

 Đối với bạn, điều gì quan trọng là thâm nhập đằng sau từ ngữ ‘tình yêu’ để thấy liệu bạn thực sự có thương yêu cha mẹ của bạn, và liệu cha mẹ của bạn thực sự có thương yêu bạn. Chắc chắn, nếu bạn và cha mẹ của bạn thực sự có thương yêu lẫn nhau, thế giới sẽ hoàn toàn khác hẳn. Sẽ không có những chiến tranh, không đói khát, không những khác biệt giai cấp. Sẽ không có giàu có cũng như nghèo khổ. Bạn thấy, nếu không có tình yêu chúng ta cố gắng đổi mới xã hội theo kinh tế, chúng ta cố gắng xếp đặt mọi thứ một cách đúng đắn; nhưng nếu chúng ta không có tình yêu trong những quả tim của chúng ta, chúng ta không thể sáng tạo một cấu trúc xã hội được tự do khỏi xung độtđau khổ. Đó là lý do tại sao chúng ta phải thâm nhập những vấn đề này rất sâu thẳm; và có lẽ lúc đó chúng ta sẽ tìm được tình yêu là gì.

 

Người hỏi: Tại sao có phiền muộnđau khổ trong thế giới?

Krishnamurti: Tôi không hiểu liệu cậu trai đó biết những từ ngữ đó có ý nghĩa gì? Cậu ấy có lẽ đã thấy một con lừa bị chất nặng và hai chân của nó hầu như bị khụy xuống, hay một cậu bé khác đang khóc lóc, hay một người mẹ đang đánh đập đứa con của bà ấy. Có lẽ, cậu ấy đã thấy những người lớn tuổi đang cãi cọ nhau. Và có chết, thân thể đang được khiêng đi để hỏa thiêu; có người ăn xin; có nghèo khổ, bệnh tật, lão suy; có đau khổ, không chỉ phía bên ngoài mà còn cả phía bên trong chúng ta. Thế là cậu ấy hỏi, ‘Tại sao có đau khổ?’ Bạn cũng không muốn biết, hay sao? Bạn có khi nào thắc mắc về nguyên nhân của đau khổ riêng của bạn? Đau khổ là gì, và tại sao nó tồn tại? Nếu tôi ao ước cái gì đó và không thể có được nó, tôi cảm thấy đau khổ; nếu tôi muốn quần áo nhiều hơn, tiền bạc nhiều hơn, hay nếu tôi muốn đẹp đẽ nhiều hơn, và không thể có được cái gì tôi muốn, tôi cảm thấy đau khổ. Nếu tôi muốn thương yêu một người nào đó và người đó không thương yêu tôi, lại nữa tôi đau khổ. Người cha của tôi chết, và tôi đau khổ. Tại sao?

 Tại sao tôi cảm thấy đau khổ khi tôi không thể có được cái gì tôi muốn? Tại sao chúng ta cần phải có cái gì chúng ta muốn? Chúng ta nghĩ nó là quyền lợi của chúng ta, đúng chứ? Nhưng liệu chúng ta có khi nào tự hỏi mình tại sao chúng ta phải có cái gì chúng ta mong muốn trong khi hàng triệu người thậm chí không có cái gì họ cần thiết? Và, vả lại, tại sao chúng ta muốn nó? Có sự cần thiết của chúng ta về lương thực, quần áo, và chỗ ở; nhưng chúng ta không thỏa mãn với từng đó. Chúng ta muốn nhiều hơn nữa. Chúng ta muốn thành công, chúng ta muốn được kính trọng, được thương yêu, được khâm phục, chúng ta muốn có quyền hành, chúng ta muốn là những thi sĩ, những vị thánh, những diễn giả nổi tiếng, chúng ta muốn là những thủ tướng, những tổng thống. Tại sao? Bạn có khi nào thâm nhập vào nó? Tại sao chúng ta muốn tất cả điều này? Không phải rằng chúng ta bắt buộc thỏa mãn với cái gì chúng ta là. Tôi không có ý điều đó. Điều đó sẽ là xấu xa, dốt nát. Nhưng tại sao có sự thèm khát liên tục này cho nhiều hơn và nhiều hơn và nhiều hơn? Thèm khát này chỉ rõ rằng chúng ta không thỏa mãn, không hài lòng; nhưng với cái gì? Với cái gì chúng ta là? Tôi là cái này, tôi không thích nó, và tôi muốn là cái kia. Tôi nghĩ tôi sẽ trông đẹp đẽ hơn trong một cái áo khoác mới hay một bộ quần áo mới, vì vậy tôi muốn nó. Điều này có nghĩa tôi không thỏa mãn với cái gì tôi là, và tôi nghĩ tôi có thể tẩu thoát khỏi sự không thỏa mãn của tôi bằng cách kiếm được quần áo nhiều hơn, quyền hành nhiều hơn, và vân vân. Nhưng sự không thỏa mãn vẫn còn hiện diện ở đó, đúng chứ? Tôi chỉ che đậy nó với quần áo, với quyền hành, với chiếc xe hơi.

 Vì vậy, chúng ta phải tìm ra làm thế nào để hiểu rõ chúng ta là gì. Chỉ che đậy mình bằng những của cải, bằng quyền hành và địa vị, không có ý nghĩa gì cả, bởi vì chúng ta sẽ vẫn còn cảm thấy không hạnh phúc. Khi thấy điều này, con người không hạnh phúc, con người đang đau khổ, không chạy trốn đến những đạo sư, anh ấy không ẩn náu trong những của cải, trong quyền hành; ngược lại, anh ấy muốn hiểu rõ cái gì ở đằng sau sự đau khổ của anh ấy. Nếu bạn thâm nhập đằng sau sự đau khổ riêng của bạn, bạn sẽ phát giác rằng bạn rất nhỏ nhen, trống rỗng, bị giới hạn, và rằng bạn đang đấu tranh để thành tựu, để trở thành. Chính đấu tranh để thành tựu, để trở thành cái gì đó này, là nguyên nhân của đau khổ. Nhưng nếu bạn bắt đầu hiểu rõ bạn thực sự là gì, thâm nhập sâu thẳm hơn và sâu thẳm hơn vào nó, vậy thì bạn sẽ phát giác rằng cái gì đó hoàn toàn khác hẳn xảy ra.

 

Người hỏi: Nếu một người đang chết đói và tôi cảm thấy rằng tôi có thể hữu ích cho anh ấy, đây là tham vọng hay tình yêu?

Krishnamurti: Tất cả phụ thuộc vào động cơ mà bạn giúp đỡ anh ấy. Bằng cách nói ông ấy được dành riêng cho sự giúp đỡ người nghèo khổ, những người chính trị đến New Delhi, sống trong một ngôi nhà to lớn và phô trương. Đó là tình yêu? Bạn hiểu rõ? Đó là tình yêu?

 

Người hỏi: Nếu tôi làm khuây khỏa anh ấy bằng sự giúp đỡ của tôi, đó không là tình yêu, hay sao?

Krishnamurti: Anh ấy đang chết đói và bạn giúp đỡ anh ấy lương thực. Đó là tình yêu? Tại sao bạn muốn giúp đỡ anh ấy? Liệu bạn không có động cơ, không thôi thúc nào khác hơn là sự ham muốn để giúp đỡ anh ấy, hay sao? Bạn không kiếm được bất kỳ lợi lộc nào từ anh ấy, hay sao? Hãy hiểu rõ điều này, đừng nói ‘có’ hay ‘không’. Nếu bạn đang tìm kiếm lợi lộc nào đó từ nó, thuộc chính trị hay cách nào đó, lợi lộc phía bên ngoài hay phía bên trong nào đó, vậy thì bạn không thương yêu anh ấy. Nếu bạn nuôi ăn anh ấy với mục đích để trở nên nổi tiếng, hay trong hy vọng rằng bạn bè của bạn sẽ giúp đỡ bạn đi đến New Delhi, vậy thì đó không là tình yêu, đúng chứ? Nhưng nếu bạn thương yêu anh ấy, bạn sẽ nuôi ăn anh ấy mà không có bất kỳ động cơ lén lút nào, mà không muốn bất kỳ thứ gì bồi hoàn lại. Nếu bạn nuôi ăn anh ấy và anh ấy không biết ơn, liệu bạn cảm thấy bị tổn thương? Nếu như thế, bạn không thương yêu anh ấy. Nếu anh ấy nói cho bạn và những dân làng rằng bạn là một người tuyệt vời, và bạn cảm thấy rất hãnh diện, nó có nghĩa bạn đang suy nghĩ về chính bạn; và chắc chắn đó không là tình yêu. Vì vậy, người ta phải rất tỉnh táo để phát giác liệu người ta đang kiếm được bất kỳ loại lợi lộc nào từ sự giúp đỡ của người ta, và động cơ gì mà dẫn đến việc nuôi ăn những người chết đói.

 

Người hỏi: Giả sử tôi muốn về nhà và hiệu trưởng nói ‘không’. Nếu tôi không vâng lời ông ấy, tôi sẽ phải đối diện với một hình phạt. Nếu tôi vâng lời hiệu trưởng, nó sẽ làm tôi buồn bực. Tôi phải làm gì?

Krishnamurti: Bạn có ý rằng bạn không thể nói chuyện về vấn đề đó với hiệu trưởng, rằng bạn không thể thổ lộ chuyện riêng với ông ấy và thưa rõ vấn đề của bạn? Nếu ông ấy là loại hiệu trưởng đúng đắn, bạn có thể tin cậy ông ấy, nói chuyện về vấn đề của bạn với ông ấy. Nếu ông ấy vẫn còn quả quyết bạn không được đi, có thể rằng ông ấy chỉ đang cố chấp, mà có nghĩa có gì đó sai lầm với hiệu trưởng; nhưng ông ấy có lẽ có những lý luận đúng đắn khi nói ‘không’, và bạn phải tìm ra. Vì vậy nó cần đến sự tin cậy lẫn nhau. Bạn phải có sự tin cậy nơi hiệu trưởng, và hiệu trưởng phải có sự tin cậy nơi bạn. Sống không chỉ là một liên hệ một phía. Bạn là một con người; hiệu trưởng cũng là một con người, và ông ấy cũng có lẽ tạo ra những sai lầm. Vì vậy cả hai người phải sẵn lòng nói chuyện về nó. Bạn có lẽ muốn đi về nhà rất nhiều, nhưng từng đó vẫn chưa đủ; cha mẹ của bạn có lẽ đã viết thư cho hiệu trưởng để không cho phép bạn về nhà. Nó phải là một tìm hiểu cùng nhau, đúng chứ? Để cho bạn không bị tổn thương, để cho bạn không cảm thấy bị đối xử hà khắc hay xua đuổi tàn nhẫn; và việc đó xảy ra chỉ khi nào bạn có sự tin cậy nơi hiệu trưởng và hiệu trưởng có sự tin cậy nơi bạn. Nói cách khác, phải có tình yêu thực sự; và môi trường sống như thế là điều gì một ngôi trường phải tạo ra.

 

Người hỏi: Tại sao chúng ta không nên thực hiện nghi thức thờ cúng?

Krishnamurti: Bạn không phát giác tại sao những người lớn tuổi thực hiện nghi thức thờ cúng, hay sao? Họ đang bắt chước, đúng chứ? Chúng ta càng không chín chắn nhiều bao nhiêu, chúng ta càng muốn bắt chước nhiều bấy nhiêu. Bạn không nhận thấy con người yêu quý những bộ đồng phục như thế nào, hay sao? Vì vậy, trước khi bạn hỏi tại sao bạn không nên thực hiện nghi thức thờ cúng, hãy hỏi những người lớn tuổi tại sao họ thực hiện nó. Trước hết, họ thực hiện nó bởi vì nó là một truyền thống; ông bà của họ đã thực hiện nó. Tiếp theo, sự lặp lại những từ ngữ trao tặng họ một ý thức nào đó của hòa bình. Bạn hiểu rõ điều này? Những từ ngữ được lặp lại liên tục khiến cho cái trí đờ đẫn, và điều đó trao tặng bạn một ý thức của yên lặng. Những từ ngữ bằng tiếng Phạn đặc biệt có những rung động nào đó mà khiến cho bạn cảm thấy rất yên lặng. Những người lớn tuổi cũng thực hiện nghi thức bởi vì mọi người khác đều đang thực hiện nó; và bạn, vì còn trẻ, muốn bắt chước họ. Bạn muốn thực hiện nghi thức bởi vì người nào đó chỉ bảo cho bạn thực hiện nó là việc làm đúng đắn? Bạn muốn thực hiện nó bởi vì bạn phát giác một ảnh hưởng thôi miên dễ chịu trong lặp lại những từ ngữ nào đó? Trước khi bạn làm bất kỳ việc gì, bạn không nên tìm ra tại sao bạn muốn làm nó, hay sao? Thậm chí nếu hàng triệu người tin tưởng trong việc thực hiện nghi thức, bạn không nên vận dụng cái trí riêng của bạn để khám phá ý nghĩa thực sự của nó, hay sao?

 Bạn thấy, sự lặp lại đơn thuần của những từ ngữ tiếng Phạn, hay của những cử chỉ nào đó, thực sự sẽ không giúp đỡ bạn tìm được sự thật là gì, Thượng đế là gì. Muốn tìm được điều đó, bạn phải biết làm thế nào để thiền định. Nhưng việc này đòi hỏi một vấn đề hoàn toàn khác hẳn – hoàn toàn khác hẳn với thực hiện nghi thức. Hàng triệu người thực hiện nghi thức; và nó đã tạo ra một thế giới hạnh phúc? Những người như thế có tánh sáng tạo? Để sáng tạodư thừa sáng kiến khởi đầu, dư thừa tình yêu, dư thừa rộng lượng, đồng cảm và ân cần. Nếu khi còn là một đứa trẻ bạn bắt đầu thực hiện nghi thứctiếp tục lặp lại nó, bạn sẽ trở thành giống như một cái máy. Nhưng nếu bạn bắt đầu nghi ngờ, chất vấn, thâm nhập, vậy thì có lẽ bạn sẽ tìm được làm thế nào để thiền định. Và thiền định, nếu bạn biết làm nó đúng cách, là một trong những hạnh phúc vô hạn.

 

 

 

IX

 

T

ôi nghĩ chúng ta sẽ hiểu rõ vấn đề phức tạp của tình yêu chỉ khi nào chúng ta hiểu rõ vấn đề cũng phức tạp như thế mà chúng ta gọi là cái trí. Bạn đã nhận thấy, khi chúng ta còn rất trẻ, chúng ta hiếu kỳ biết chừng nào? Chúng ta muốn biết, và chúng ta nhìn thấy nhiều sự việc hơn những người lớn tuổi. Nếu chúng ta tỉnh táo, chúng ta dễ dàng quan sát những sự vật-sự việc mà thậm chí những người lớn tuổi cũng không nhận thấy. Cái trí, khi chúng ta còn nhỏ, nhạy bén nhiều hơn, hiếu kỳ nhiều hơn và muốn biết. Đó là lý do tại sao chúng ta học rất dễ dàng môn toán, địa lý hay bất kỳ thứ gì. Khi chúng ta lớn lên, cái trí trở nên mỗi lúc một cố định, chậm lụt, đờ đẫn. Bạn có nhận thấy những người lớn tuổi có thành kiến biết chừng nào? Những cái trí của họ không khoáng đạt, họ tiếp cận mọi thứ từ một quan điểm cứng nhắc. Lúc này bạn còn trẻ, nhưng nếu bạn không tỉnh táo lắm, cái trí của bạn cũng sẽ trở nên giống như thế.

 Vì vậy, rất quan trọng phải hiểu rõ cái trí và thấy, thay vì dần dần trở nên đờ đẫn, liệu bạn có thể linh hoạt, có thể có những điều chỉnh tức khắc, có thể có những sáng kiến lạ thường, có thể có sự thâm nhậphiểu rõ sâu thẳm mọi ngõ ngách của sống? Bạn không được biết những phương cách của cái trí để hiểu rõ phương cách của tình yêu, hay sao? Bởi vì chính là cái trí mà hủy diệt tình yêu. Những con người mà chỉ khôn ngoan, xảo quyệt, không biết tình yêu là gì, bởi vì những cái trí của họ, mặc dù nhạy bén, đều rất hời hợt; họ sống trên bề mặt, và tình yêu không là một sự việc tồn tại trên bề mặt.

 Cái trí là gì? Tôi không có ý nói về bộ não, các cơ quan thân thểphản ứng đến một kích thích qua nhiều phản hồi thuộc dây thần kinh khác nhau, và về điều gì bất kỳ người tâm lý nào giải thích cho bạn. Ngược lại, chúng ta sẽ tìm ra cái trí là gì. Cái trí mà nói, ‘tôi suy nghĩ’; ‘nó là cái của tôi’; ‘tôi bị tổn thương’; ‘tôi ghen tuông’; ‘tôi thương yêu’; ‘tôi căm hận’; ‘tôi là một người Ấn độ’; ‘tôi là một người Hồi giáo’; ‘tôi tin tưởng điều này và tôi không tin tưởng điều kia’; ‘tôi biết và bạn không biết’; ‘tôi kính trọng’; ‘tôi khinh miệt’; ‘tôi muốn’; ‘tôi không muốn’ – cái sự việc này là gì? Nếu lúc này bạn không bắt đầu hiểu rõ và làm cho bạn hoàn toàn quen thuộc với toàn qui trình của sự suy nghĩ mà được gọi là cái trí, nếu bạn không hoàn toàn nhận biết được nó trong chính bạn, dần dần bạn sẽ, khi bạn lớn lên, trở nên cằn cỗi, cứng nhắc, đờ đẫn, cố định trong một khuôn mẫu nào đó của sự suy nghĩ.

 Cái sự việc này mà chúng ta gọi là cái trí là gì? Nó là phương cách của sự suy nghĩ của chúng ta, đúng chứ? Tôi đang nói về cái trí của bạn, không phải cái trí của người nào khác – cách bạn suy nghĩcảm thấy, cách bạn nhìn ngắm cây cối, người dân chài, cách bạn nhận xét người dân làng. Cái trí của bạn, khi bạn lớn lên, dần dần trở nên biến dạng hay cố định trong một khuôn mẫu nào đó. Bạn muốn cái gì đó, bạn thèm khát nó, bạn ham muốn để là hay trở thành cái gì đó, và ham muốn này thiết lập một khuôn mẫu; đó là, cái trí của bạn tạo ra một khuôn mẫu và bị trói buộc trong nó. Ham muốn của bạn cố định cái trí của bạn.

 Ví dụ, bạn muốn là một người rất giàu có. Ham muốn giàu có tạo ra một khuôn mẫu, và vậy là sự suy nghĩ của bạn bị cột chặt trong nó; bạn có thể chỉ suy nghĩ trong những giới hạn đó, và bạn không thể thoát khỏi chúng. Vì vậy, cái trí của bạn dần dần trở nên cố định, nó cứng nhắc, đờ đẫn. Hay, nếu bạn tin tưởng điều gì đó – Thượng đế, cộng sản, một khuôn mẫu thuộc chính trị nào đó – chính tin tưởng đó thiết lập một khuôn mẫu, bởi vì nó là kết quả của sự ham muốn của chúng ta; và ham muốn của bạn củng cố những bức tường của khuôn mẫu. Dần dần, cái trí của bạn trở nên không còn khả năng thích ứng mau lẹ, thâm nhập sâu thẳm, rõ ràng thực sự, bởi vì bạn bị trói buộc trong mạng lưới của những ham muốn riêng của bạn.

 Vì vậy, nếu chúng ta không bắt đầu thâm nhập qui trình này mà chúng ta gọi là cái trí, nếu chúng ta không quen thuộchiểu rõ những phương cách riêng của sự suy nghĩ của chúng ta, chúng ta không thể tìm ra tình yêu là gì. Không thể có tình yêu nếu những cái trí của chúng ta ham muốn những sự việc nào đó của tình yêu, hay đòi hỏi tình yêu phải hành động trong một cách nào đó. Khi chúng ta tưởng tượng tình yêu phải là gì và trao cho nó những động cơ nào đó, chúng ta dần dần tạo ra một khuôn mẫu của hành động liên quan đến tình yêu; nhưng đó không là tình yêu, đó chỉ là ý tưởng của chúng ta về tình yêu nên là gì.

 Ví dụ, tôi sở hữu người chồng hay người vợ của tôi, như bạn sở hữu một bộ quần áo hay một cái áo khoác. Nếu người nào đó lấy đi cái áo khoác của bạn, bạn sẽ tức giận, bực dọc, lo âu. Tại sao? Bởi vì bạn coi cái áo khoác đó như tài sản của bạn; bạn sở hữu nó, và qua sự sở hữu nó bạn cảm thấy giàu có, không chỉ phần vật chất nhưng còn cả phía bên trong; và khi người nào đó lấy đi cái áo khoác của bạn, bạn cảm thấy bực dọc bởi vì phía bên trong bạn đang bị tước đoạt cảm thấy của giàu có đó, ý thức của sở hữu đó.

 Lúc này, cảm thấy của sở hữu đó tạo ra một rào chắn với tình yêu, đúng chứ? Nếu tôi chiếm hữu bạn, sở hữu bạn, đó là tình yêu? Tôi sở hữu bạn như tôi sở hữu một chiếc xe hơi, một cái áo khoác, một bộ quần áo, bởi vì trong sở hữu tôi cảm thấy rất thỏa mãn, và tôi phụ thuộc vào cảm thấy đó; nó rất quan trọng cho tôi phía bên trong. Ý thức của sở hữu, chiếm hữu người nào đó, sự phụ thuộc cảm xúc này vào một người khác, là điều gì chúng ta gọi là tình yêu; nhưng nếu bạn thâm nhập nó, bạn sẽ phát giác rằng, đằng sau từ ngữ ‘tình yêu’, cái trí đang nhận được sự thỏa mãn trong sở hữu. Rốt cuộc, khi bạn sở hữu nhiều bộ quần áo đẹp, hay một chiếc xe hơi đẹp, hay một ngôi nhà to lớn, cảm thấy rằng nó là của bạn, trao tặng bạn sự thỏa mãn vô cùng phía bên trong.

 Vậy là, trong ham muốn, thèm khát, cái trí tạo ra một khuôn mẫu, và trong khuôn mẫu đó nó bị trói buộc; và sau đó nó trở nên chán nản, đờ đẫn, dốt nát, không chín chắn. Cái trí là trung tâm của cảm thấy của sở hữu này, cảm thấy của ‘tôi’ và ‘cái của tôi’: ‘tôi sở hữu cái gì đó’, ‘tôi là một người quan trọng’, ‘tôi là một người hèn kém’, ‘tôi bị sỉ nhục’, ‘tôi được nịnh nọt’, ‘tôi thông minh’, ‘tôi rất đẹp’, ‘tôi muốn là người nào đó’, ‘tôi là con trai hay con gái của người nào đó’. Cảm thấy của ‘tôi’ và ‘cái của tôi’ này là chính hạt nhân của cái trí, nó là chính cái trí. Cái trí càng có cảm thấy này của là người nào đó, của quan trọng, của rất thông minh, của rất dốt nát, và vân vân nhiều bao nhiêu, nó càng thiết lập những bức tường quanh chính nó và càng trở nên khép kín, đờ đẫn nhiều bấy nhiêu. Sau đó nó chịu đựng đau khổ, bởi vì trong sự khép kín đó chắc chắnđau khổ. Bởi vì nó đang đau khổ, cái trí nói, ‘tôi phải làm gì?’ Nhưng thay vì vượt khỏi những bức tường bao bọc bằng sự nhận biết, bằng sự suy nghĩ chín chắn, bằng sự thâm nhậphiểu rõ toàn qui trình mà chúng được tạo ra, nó lại đấu tranh để tìm ra cái gì đó phía bên ngoài mà tự bao bọc lại chính nó. Thế là, cái trí dần dần trở thành một rào chắn đối với tình yêu; và nếu không hiểu rõ cái trí là gì, mà là hiểu rõ những phương cách của sự suy nghĩ riêng của chúng ta, cái nguồn phía bên trong mà từ đó có hành động, chúng ta không thể tìm được tình yêu là gì.

 Liệu cái trí cũng không là một dụng cụ của sự so sánh, hay sao? Bạn biết so sánh có nghĩa gì. Bạn nói, ‘Cái này tốt hơn cái kia’; bạn so sánh chính mình với người nào đó mà đẹp đẽ hơn, hay ít thông minh hơn. Có sự so sánh khi bạn nói, ‘Tôi nhớ một con sông mà tôi đã thấy cách đây một năm, và nó còn đẹp đẽ hơn con sông này’. Bạn tự so sánh mình với một vị thánh hay một người anh hùng, với lý tưởng tối thượng. Sự nhận xét so sánh này khiến cho cái trí đờ đẫn; nó không làm nhạy bén cái trí, nó không khiến cho cái trí hiểu rõ, bao quát. Khi bạn liên tục đang so sánh, điều gì xảy ra? Khi bạn thấy mặt trời hoàng hôn và ngay tức khắc so sánh nó với một mặt trời hoàng hôn trước, hay khi bạn nói, ‘Hòn núi đó đẹp nhưng cách đây hai năm tôi đã thấy một hòn núi khác còn đẹp hơn’, bạn không đang thực sự nhìn ngắm vẻ đẹp mà hiện diện ở đó trước mặt bạn. Vì vậy, sự so sánh ngăn cản bạn không nhìn ngắm trọn vẹn. Nếu, trong nhìn ngắm bạn tôi nói, ‘Tôi biết một người đẹp đẽ hơn bạn nhiều’, tôi không đang thực sự nhìn ngắm bạn, đúng chứ? Cái trí của tôi bị bận rộn với điều gì khác. Muốn thực sự nhìn ngắm một mặt trời hoàng hôn, phải không có sự so sánh; muốn thực sự nhìn ngắm bạn, tôi không được so sánh bạn với một người nào khác. Chỉ khi nào tôi nhìn ngắm bạn trọn vẹn, không cùng sự nhận xét so sánh, tôi mới có thể hiểu rõ bạn. Khi tôi so sánh bạn với một người khác, tôi không hiểu rõ bạn, tôi chỉ nhận xét bạn, tôi nói bạn là cái này hay cái kia. Thế là, sự dốt nát nảy sinh khi có sự so sánh, bởi vì không có phẩm giá của con người trong so sánh bạn với một người khác. Nhưng khi tôi nhìn ngắm bạn mà không so sánh, vậy thì quan tâm duy nhất của tôi là hiểu rõ bạn, và trong chính quan tâm đó, mà không là so sánh, có thông minh, có phẩm giá của con người.

 Chừng nào cái trí còn đang so sánh, không có tình yêu; và cái trí luôn luôn đang so sánh, đang cân nhắc, đang đánh giá, đúng chứ? Nó luôn luôn đang nhìn ngắm để tìm ra khuyết điểm ở đâu; vì vậy không có tình yêu. Khi người mẹ và người cha thương yêu con cái của họ, họ không so sánh một đứa con với một đứa con khác. Nhưng bạn so sánh chính mình với người nào đó tốt lành hơn, cao cả hơn, giàu có hơn; luôn luôn bạn đang quan tâm đến chính mình khi bạn liên hệ với một người khác, thế là bạn tạo ra trong chính bạn một nghèo khó của tình yêu. Trong cách này, cái trí trở nên mỗi lúc một so sánh hơn, mỗi lúc một chiếm hữu hơn, mỗi lúc một phụ thuộc hơn, thế là đang thiết lập một khuôn mẫu mà trong đó nó bị cột chặt. Bởi vì nó không thể nhìn ngắm bất kỳ cái gì mới mẻ lại, trong sáng lại, nó hủy diệt chính hương thơm của sự sống, mà là tình yêu.

 

Người hỏi: Chúng ta nên xin Thượng đế cho chúng ta cái gì?

Krishnamurti: Bạn quan tâm đến Thượng đế, đúng chứ? Tại sao? Bởi vì cái trí của bạn đang xin xỏ cái gì đó, đang ao ước cái gì đó. Vì vậyliên tục bị khích động. Nếu tôi đang xin xỏ hay mong đợi cái gì đó từ bạn, cái trí của tôi bị khích động, đúng chứ?

 Cậu trai này muốn biết cậu ấy nên xin cái gì từ Thượng đế. Cậu ấy không biết Thượng đế là gì, hay cậu ấy thực sự muốn gì. Nhưng có một cảm thấy chung của sợ hãi, cảm thấy, ‘Tôi phải van xin, tôi phải cầu nguyện, tôi phải được bảo vệ’. Cái trí luôn luôn đang tìm kiếm trong mọi ngõ ngách để nhận được cái gì đó, nó luôn luôn đang mong muốn, đang kiếm được, đang quan sát, đang xua đuổi, đang so sánh, đang nhận xét, và thế là nó không bao giờ yên lặng. Hãy quan sát cái trí riêng của bạn và bạn sẽ thấy nó đang làm gì, nó cố gắng kiểm soát chính nó, điều phối, kiềm chế, tìm kiếm một hình thức nào đó của thỏa mãn như thế nào, nó liên tục đang van xin, đang nài nỉ, đang đấu tranh, đang so sánh như thế nào. Chúng ta gọi một cái trí như thế là rất tỉnh táo, nhưng liệu đó là tỉnh táo? Chắc chắn, một cái trí tỉnh táo là một cái trí bất động không phải một cái trí mà, giống như một con bướm, đang đuổi bắt khắp mọi nơi. Và chỉ một cái trí bất động mới có thể hiểu rõ Thượng đế là gì. Một cái trí bất động không bao giờ xin xỏ bất kỳ cái gì từ Thượng đế. Chính là một cái trí nghèo khó mới cần nài nỉ, xin xỏ. Cái gì nó nài nỉ, nó không bao giờ nhận được, bởi vì cái gì nó thực sự ao ước là sự an toàn, sự thanh thản, sự vĩnh cửu. Nếu bạn van xin bất kỳ cái gì từ Thượng đế, bạn sẽ không tìm được Thượng đế.

 

Người hỏi: Sự vĩ đại thực sự là gì và làm thế nào tôi có thể được vĩ đại?

Krishnamurti: Bạn thấy, điều bất hạnh nhất là rằng chúng ta ao ước được vĩ đại. Tất cả chúng ta đều muốn được vĩ đại. Chúng ta muốn là một Gandhi hay một thủ tướng, chúng ta muốn là những người phát minh vĩ đại, những người viết văn vĩ đại. Tại sao? Trong giáo dục, trong tôn giáo, trong tất cả mọi ngõ ngách của sống, chúng ta đều có những mẫu mực. Người làm thơ vĩ đại, người giảng thuyết vĩ đại, người chính trị vĩ đại, vị thánh vĩ đại, người anh hùng vĩ đại – những người như thế đã khóa chặt chúng ta như những mẫu mực, và chúng ta mong muốn giống như họ.

 Lúc này, khi bạn muốn giống như một người khác, bạn đã tạo ra một khuôn mẫu của hành động, đúng chứ? Bạn đã đặt ra một giới hạn cho sự suy nghĩ của bạn, định hướng nó bên trong những giới hạn nào đó. Thế là, sự suy nghĩ của bạn đã trở nên cố định, cứng nhắc, chật hẹp, giới hạn. Tại sao bạn muốn được vĩ đại? Tại sao bạn không quan sát bạn là gì và hiểu rõ điều đó? Bạn thấy, khoảnh khắc bạn muốn giống như một người khác, có đau khổ, xung đột, có phiền muộn, ganh tỵ. Nếu bạn muốn giống như Phật, điều gì xảy ra? Bạn luôn luôn đấu tranh để đạt được lý tưởng đó. Nếu bạn bị dốt nát và khao khát được thông minh, bạn liên tục cố gắng rời khỏi bạn là gì và lẩn tránh nó. Nếu bạn xấu xí và muốn đẹp đẽ, bạn thèm khát đẹp đẽ cho đến khi bạn chết, hay bạn tự dối gạt mình trong suy nghĩ rằng bạn đẹp đẽ. Vì vậy, chừng nào bạn còn đang cố gắng để là cái gì đó khác hơn bạn thực sự là gì, cái trí của bạn chỉ tự làm kiệt quệ chính nó. Nhưng nếu bạn nói, ‘Đây là điều gì tôi là, nó là một sự kiện, và tôi sẽ thâm nhập, hiểu rõ nó’, vậy thì bạn có thể vượt khỏi; bởi vì bạn sẽ phát giác rằng hiểu rõ về bạn là gì sáng tạo hòa bình và mãn nguyện vô cùng, thấu triệt vô cùng, tình yêu vô cùng.

 

Người hỏi: Tình yêu không được đặt nền tảng trên sự quyến rũ, hay sao?

Krishnamurti: Giả sử bạn bị quyến rũ bởi một phụ nữ đẹp đẽ hay một người đàn ông đẹp trai. Có gì sai lầm với điều đó? Chúng ta đang cố gắng tìm ra. Bạn thấy, khi bạn bị quyến rũ bởi một người phụ nữ, bởi một người đàn ông, hay bởi một đứa trẻ, thông thường việc gì xảy ra? Bạn không những muốn ở cùng người đó, nhưng bạn còn muốn chiếm hữu, gọi người đó là người riêng của bạn. Thân thể của bạn phải gần gũi thân thể của người ấy. Vì vậy, bạn đã làm gì? Sự kiện là rằng khi bạn bị quyến rũ, bạn muốn chiếm hữu, bạn không muốn người đó nhìn bất kỳ người nào khác; và khi bạn suy nghĩ rằng một người khác là sở hữu của bạn, liệu có tình yêu? Chắc chắn không. Khoảnh khắc cái trí của bạn thiết lập một hàng rào như ‘người của tôi’ quanh người đó, không có tình yêu.

 Sự kiện là rằng những cái trí của chúng ta luôn luôn đang làm việc này. Đó là lý do tại sao chúng ta đang bàn luận những việc này – thấy cái trí đang vận hành như thế nào; và có lẽ, bởi vì nhận biết được những chuyển động riêng của nó, cái trí sẽ được yên lặng vì sự hòa hợp riêng của nó.

 

Người hỏi: Cầu nguyện là gì? Liệu nó có bất kỳ sự quan trọng gì trong sống hàng ngày?

Krishnamurti: Tại sao bạn cầu nguyện? Và cầu nguyện là gì? Hầu hết lời cầu nguyện chỉ là một lặp lại, một xin xỏ. Bạn buông thả trong loại cầu nguyện này khi bạn đau khổ. Khi bạn cảm thấy hoàn toàn một mình, khi bạn bị phiền muộn hay đau khổ, bạn van xin Thượng đế giúp đỡ; vì vậy điều gì bạn gọi là cầu nguyện chỉ là một lặp lại. Hình thức của cầu nguyện có lẽ thay đổi, nhưng ý định đằng sau nó thông thường lại giống hệt. Đối với hầu hết mọi người, cầu nguyện là một lặp lại, một nài nỉ, một van xin. Bạn đang thực hiện nó? Tại sao bạn cầu nguyện? Tôi không đang nói rằng bạn nên hay không nên cầu nguyện. Nhưng tại sao bạn cầu nguyện? Liệu nó là để có hiểu biết nhiều thêm, hòa bình nhiều thêm? Liệu bạn cầu nguyện rằng thế giới có lẽ được tự do khỏi đau khổ? Liệu có bất kỳ loại cầu nguyện nào khác? Có cầu nguyện mà thực sự không là một cầu nguyện, nhưng đang gửi ra ngoài ý muốn tốt lành, đang gửi ra ngoài tình yêu, đang gửi ra ngoài những ý tưởng. Bạn đang thực hiện điều gì?

 Khi bạn cầu nguyện, thông thường bạn đang van xin Thượng đế, hay vị thánh nào đó, làm ơn đổ đầy cái chén trống không của bạn, đúng chứ? Bạn không thỏa mãn với việc gì xảy ra, với cái gì được cho, nhưng bạn muốn cái chén của bạn được đổ đầy tùy theo những ao ước của bạn. Vì vậy, cầu nguyện của bạn chỉ là một lặp lại; nó là một đòi hỏi mà bạn phải được thỏa mãn, vì vậy nó không là cầu nguyện gì cả. Bạn thì thầm với Thượng đế, ‘Con đang đau khổ, làm ơn thỏa mãn con, làm ơn trả lại người em của con, người con trai của con. Làm ơn khiến cho con giàu có’. Bạn đang tiếp tục những đòi hỏi của bạn, và chắc chắn đó không là cầu nguyện.

 Điều thực sự là hiểu rõ về chính bạn, thấy tại sao bạn đang liên tục van xin để có thứ gì đó, tại sao trong bạn có đòi hỏi này, thôi thúc này để van xin. Bạn càng biết về chính bạn qua sự nhận biết điều gì bạn đang suy nghĩ, điều gì bạn đang cảm thấy nhiều bao nhiêu, bạn càng sẽ khám phá sự thật của cái gì là nhiều bấy nhiêu; và chính là sự thật này sẽ giúp đỡ bạn được tự do.

 

X

 

T

ôi nghĩ biết lắng nghe như thế nào là điều rất quan trọng. Nếu bạn biết lắng nghe như thế nào, tức khắc bạn sẽ đến được gốc rễ của vấn đề. Nếu bạn lắng nghe thuần túy âm thanh, tức khắc bạn có sự hiệp thông cùng vẻ đẹp của nó. Tương tự, nếu bạn biết lắng nghe điều gì đang được nói như thế nào, tức khắc sẽ có một hiểu rõ. Lắng nghe là đang tập trung hoàn toàn của sự chú ý. Bạn nghĩ rằng chú ý là một việc mệt mỏi, rằng học hành để tập trung là một qui trình kéo dài. Nhưng nếu bạn thực sự biết lắng nghe như thế nào, vậy thì chú ý không khó khăn lắm, và bạn sẽ phát giác rằng tức khắc bạn đến được tâm điểm của vấn đề cùng một tỉnh táo lạ thường.

 Hầu hết chúng ta đều không thực sự lắng nghe. Chúng ta bị xao nhãng bởi những nhiễu loạn phía bên ngoài, hay chúng tathành kiến nào đó, khuynh hướng nào đó mà tạo ra một biến dạng cho cái trí, và điều này ngăn cản chúng ta không thực sự lắng nghe điều gì đang được nói. Điều này đặc biệt đối với những người lớn tuổi, bởi vì họ có một chuỗi kéo dài của những thành tựu và những thất vọng đằng sau họ; họ là những người nào đó hay những không người nào đó trong thế giới, và rất khó khăn để xuyên thủng những tầng của những công thức của họ, những định kiến của họ. Sự tưởng tượng của họ, quy định của họ, ý thức thành tựu của họ sẽ không cho phép điều đang được nói xuyên thủng. Nhưng nếu bạn biết làm thế nào để lắng nghe điều gì đang được nói, nếu chúng ta có thể lắng nghe nó mà không có bất kỳ rào chắn nào, mà không có bất kỳ diễn giải nào, chỉ lắng nghe như chúng ta lắng nghe tiếng chim hót buổi sáng, vậy thì lắng nghe là một việc lạ thường, đặc biệt khi điều gì đúng thật đang được nói. Chúng ta có lẽ không thích nó, theo bản năng chúng ta có lẽ chống đối nó; nhưng nếu chúng ta có thể thực sự lắng nghe, chúng ta sẽ thấy sự thật của nó. Vì vậy, lắng nghe đúng đắn giải thoát cái trí, nó xóa sạch những vô giá trị của nhiều năm thất bại, thành công, khao khát.

 Bạn biết tuyên truyền là gì, đúng chứ? Nó là truyền bá, gieo mầm hay liên tục lặp lại một ý tưởng. Đó là cách người tuyên truyền, người chính trị, người lãnh đạo tôn giáo khắc sâu vào cái trí của bạn điều gì ông ấy muốn bạn tin tưởng. Cũng có một lắng nghe được dính dáng trong qui trình này. Những người như thế liên tục đang lặp lại việc gì bạn nên làm, những quyển sách nào bạn nên đọc, người nào bạn nên theo sau, những ý tưởng nào là đúng đắn và những ý tưởng nào là sai lầm; và sự lặp lại liên tục này lưu lại một dấu vết trên cái trí của bạn. Thậm chí nếu bạn không lắng nghe một cách có ý thức, nó đang lưu lại một vết tích, và đó là mục đích của sự tuyên truyền. Nhưng bạn thấy, sự tuyên truyền chỉ giúp cho người tuyên truyền được bảo đảm quyền lợi, nó không sáng tạo sự thật đó mà bạn hiểu rõ ngay tức khắc khi bạn thực sự đang lắng nghe, khi bạn đang chú ý mà không có nỗ lực.

 Lúc này, bạn đang lắng nghe tôi; bạn không đang tạo ra một nỗ lực để chú ý, bạn chỉ đang lắng nghe; và nếu có sự thật trong điều gì bạn lắng nghe, bạn sẽ phát giác một thay đổi lạ thường đang xảy ra trong bạn – một thay đổi mà không bị lập kế hoạch từ trước hay bị ao ước, một đột biến, một cách mạng tuyệt đối mà trong nó sự thật, một mình nó, là người thầy và không phải những sáng chế của cái trí. Và nếu tôi được phép đề nghị, bạn nên lắng nghe mọi thứ trong cách đó – không chỉ điều gì tôi đang nói, nhưng còn cả điều gì những người khác đang nói, chim chóc, tiếng còi của một chiếc xe hơi, tiếng ồn của một chiếc xe buýt đang chạy ngang qua. Bạn sẽ phát giác rằng, bạn càng lắng nghe mọi thứ thăm thẳm bao nhiêu, yên lặng càng vô tận bấy nhiêu, và lúc đó sự yên lặng đó không bị nhiễu loạn bởi sự ồn ào. Chỉ khi nào bạn đang kháng cự điều gì đó, khi bạn đang dựng lên một rào chắn giữa chính bạn và điều gì bạn không muốn lắng nghe – chỉ lúc đó có một đấu tranh.

 Lúc này, liệu không quan trọng lắm khi phải được tinh lọc, cả phía bên ngoài và phía bên trong, hay sao? Bạn biết tinh lọc là gì? Nó là nhạy cảm với mọi thứ quanh bạn, và cũng với những suy nghĩ, những tin tưởng, những cảm thấy mà bạn có bên trong bạn. Sự tinh lọc được phản ảnh trong quần áo của bạn, trong những dáng điệu của bạn, trong những cử chỉ của bạn, trong cách bạn đi đứng, trong cách bạn nói chuyện, trong cách bạn nhìn mọi người. Và sự tinh lọc là cốt lõi, đúng chứ? Bởi vì nếu không có sự tinh lọc, có sự thoái hóa.

 Bạn biết thoái hóa có nghĩa gì? Nó là đối nghịch của sáng tạo, của xây dựng, của có những sáng kiến khởi đầu để chuyển động hướng về trước, để thăng hoa. Sự thoái hóa hàm ý mục nát chầm chậm, một đang tàn tạ – và đó là việc gì đang xảy ra trong thế giới. Trong những trường cao đẳng và những trường đại học, trong những quốc gia, trong những con người, trong cá thể, có một mục nát chầm chậm; qui trình thoái hóa luôn luôn đang xảy ra, và điều này do bởi không có sự tinh lọc phía bên trong. Bạn có lẽ có một lượng nào đó của sự tinh lọc phía bên ngoài, bạn có lẽ mặc những bộ quần áo đẹp đẽ, sống trong một ngôi nhà khang trang, ăn uống bổ dưỡng, tuân theo sự vệ sinh kỹ càng; nhưng nếu không có sự tinh lọc phía bên trong, sự hoàn hảo phía bên ngoài của hình dáng chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Nó chỉ là một hình thức khác của sự thoái hóa. Có những sở hữu sang trọng nhưng thô thiển phía bên trong, đó là, quan tâm đến những phù phiếmuy quyền riêng của người ta, cùng những tham vọng và những thành tựu riêng của người ta, là phương cách của sự thoái hóa.

 Có vẻ đẹp của hình dạng trong thi ca, hay trong một con người, hay trong một cái cây xinh xinh, nhưng nó có ý nghĩa chỉ qua sự tinh lọc phía bên trong của tình yêu. Sự tinh lọc được diễn tả ra phía bên ngoài trong sự ân cần đối với những người khác, trong cách bạn cư xử với cha mẹ của bạn, những người hàng xóm của bạn, người giúp việc của bạn, người làm vườn của bạn. Người làm vườn có lẽ đã lao động để cho bạn một cái vườn đẹp, nhưng nếu không có sự tinh lọc đó mà là tình yêu, cái vườn chỉ là sự diễn tả của sự rỗng tuếch của bạn.

 Vì vậy, có sự tinh lọc cả phía bên ngoài lẫn phía bên trong là điều cốt lõi. Cách bạn ăn uống quan trọng nhiều lắm; nếu bạn gây ồn trong khi bạn đang ăn, nó đặt thành vấn đề nhiều. Cách bạn cư xử, những bộ dạng khi bạn ở cùng bạn bè, cách bạn nói về những người khác – tất cả việc này có sự quan trọng bởi vì nó chỉ ra bạn là gì phía bên trong, chúng thể hiện liệu có hay không có sự tinh lọc phía bên trong. Không có sự tinh lọc phía bên trong tự diễn tả nó trong sự thoái hóa phía bên ngoài của hình dáng; vì vậy, sự tinh lọc phía bên ngoài chẳng có ý nghĩa bao nhiêu nếu không có tình yêu. Và chúng ta đã thấy rằng tình yêu không là một việc mà chúng ta sở hữu. Nó hiện diện chỉ khi nào cái trí hiểu rõ những vấn đề phức tạp mà chính nó đã tạo ra.

 

Người hỏi: Tại sao chúng tôi cảm thấy một ý thức của hãnh diện khi chúng tôi thành công?

Krishnamurti: Kèm theo sự thành công liệu có một ý thức của hãnh diện? Thành công là gì? Bạn có khi nào suy nghĩ thành công là gì như một người viết văn, như một người làm thơ, như một người vẽ tranh, như một người kinh doanh, hay một người chính trị? Phía bên trong cảm thấy rằng chính bạn đã đạt được cái gì đó mà những người khác không có, hay rằng bạn đã thành công nơi những người khác đã thất bại; cảm thấy rằng bạn giỏi hơn người nào đó, rằng bạn đã trở thành một người thành công, rằng bạn được kính trọng, được khâm phục bởi những người khác như một mẫu mực – tất cả điều này thể hiện cái gì? Tự nhiên, khi bạn có cảm thấy này, có sự hãnh diện: tôi đã làm việc đó, tôi rất quan trọng. Trong chính bản chất của nó, sự cảm thấy của ‘tôi’ là một ý thức của sự hãnh diện. Vì vậy sự hãnh diện gia tăng cùng sự thành công; người ta hãnh diện vì rất quan trọng khi được so sánh với những người khác. Sự so sánh về chính bạn với một người khác này tồn tại cũng trong sự theo đuổi của bạn về mẫu mực, lý tưởng, và nó cho bạn hy vọng, nó cho bạn sức mạnh, mục đích, động cơ, mà chỉ củng cố ‘cái tôi’, cảm thấy dễ chịu rằng bạn còn quan trọng nhiều hơn bất kỳ người nào khác, và cảm thấy đó, ý thức của dễ chịu đó, là khởi đầu của sự hãnh diện.

 Sự hãnh diện mang lại nhiều tự phụ, sự phóng đại của cái tôi. Bạn có thể quan sát điều này nơi những người lớn tuổi và trong chính bạn. Khi bạn vượt qua một kỳ thi và cảm thấy rằng bạn hơi thông minh hơn một người khác, một ý thức của dễ chịu chen vào. Nó cũng như vậy khi bạn thắng thế người nào đó trong một tranh luận, hay khi bạn cảm thấy rằng thuộc thân thể bạn khoẻ mạnh hơn hay đẹp đẽ hơn – ngay tức khắc có một ý thức của sự quan trọng riêng của bạn. Chắc chắn, cảm thấy của sự quan trọng của ‘cái tôi’ tạo ra xung đột, đau khổ, bởi vì bạn phải luôn luôn duy trì sự quan trọng của bạn.

 

Người hỏi: Làm thế nào chúng tôi có thể loại bỏ sự hãnh diện?

Krishnamurti: Nếu bạn đã thực sự lắng nghe đáp án cho câu hỏi trước, bạn sẽ không hỏi làm thế nào loại bỏ sự hãnh diện, và bạn sẽ được tự do khỏi sự hãnh diện; nhưng bạn lại quan tâm đến làm thế nào để đặt ra câu hỏi kế tiếp, đúng chứ? Vì vậy, bạn đã không lắng nghe. Nếu bạn thực sự lắng nghe điều gì đang được nói, bạn sẽ tìm được cho chính bạn sự thật của nó.

 Giả sử tôi hãnh diện vì tôi đã thành tựu cái gì đó. Tôi đã trở thành hiệu trưởng; tôi đã đến nước Anh hay nước Mỹ; tôi đã làm nhiều việc lớn lao, hình ảnh của tôi đã xuất hiện trên báo chí, và vân vânvân vân. Cảm thấy rất hãnh diện, tôi nói với mình, ‘Làm thế nào tôi loại bỏ sự hãnh diện?’

 Lúc này, tại sao tôi muốn loại bỏ sự hãnh diện? Đó là câu hỏi quan trọng, không phải làm thế nào loại bỏ sự hãnh diện. Động cơ gì, lý luận gì, thôi thúc gì? Liệu tôi muốn loại bỏ sự hãnh diện bởi vì tôi phát giác nó gây hại cho tôi, thoái hóa, không tốt lành thuộc tinh thần? Nếu đó là một động cơ, vậy thì cố gắng loại bỏ sự hãnh diện lại là một hình thức khác của sự hãnh diện, đúng chứ? Tôi vẫn còn quan tâm đến sự thành tựu. Phát giác rằng sự hãnh diện đó rất hư hỏng, xấu xa thuộc tinh thần, tôi nói rằng tôi phải loại bỏ nó. ‘Tôi phải loại bỏ’ chứa đựng cùng động cơ như ‘Tôi phải thành công’. ‘Tôi’ vẫn còn quan trọng, nó là trung tâm của sự đấu tranh để được tự do của tôi.

 Vì vậy, điều gì quan trọng không là làm thế nào để loại bỏ sự hãnh diện nhưng hiểu rõ ‘cái tôi’; và ‘cái tôi’ rất tinh tế. Nó muốn một điều này năm nay và một điều khác năm tới; và khi điều đó hóa ra là xấu xa, vậy thì nó lại muốn một điều khác. Vì vậy chừng nào trung tâm này của ‘cái tôi’ còn tồn tại, dù người ta hãnh diện hay tạm gọi là khiêm tốn chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Chúng chỉ là những cái áo khoác khác biệt để mặc vào. Khi một cái áo khoác đặc biệt quyến rũ tôi, tôi mặc nó vào; và năm tới, tùy theo những ưa thích của tôi, những ham muốn của tôi, tôi mặc vào một cái áo khoác khác.

 Điều gì bạn phải hiểu rõ là làm thế nào ‘cái tôi’ này hiện diện. ‘Cái tôi’ hiện diện qua ý thức của thành tựu trong vô vàn hình thức khác nhau. Điều này không có nghĩa rằng bạn không được hành động; nhưng cảm thấy rằng bạn đang hành động, rằng bạn đang thành tựu, rằng bạn phải không được hãnh diện, phải được hiểu rõ. Bạn phải hiểu rõ cấu trúc của ‘cái tôi’. Bạn phải nhận biết được sự suy nghĩ riêng của bạn; bạn phải quan sát bạn cư xử với người giúp việc của bạn, người cha và người mẹ của bạn, người giáo viên của bạn và những người hàng xóm của bạn như thế nào; bạn phải nhận biết được bạn suy nghĩ về những người trên bạn và những người dưới bạn, những người mà bạn kính trọng và những người mà bạn khinh miệt như thế nào. Tất cả việc này phơi bày những phương cách của ‘cái tôi’. Qua sự hiểu rõ những phương cách của ‘cái tôi’, có sự tự do khỏi ‘cái tôi’. Đóvấn đề quan trọng, không phải làm thế nào loại bỏ sự hãnh diện.

 

Người hỏi: Làm thế nào một việc của vẻ đẹp có thể là một hân hoan vĩnh viễn?

Krishnamurti: Liệu đó là suy nghĩ khởi nguồn của bạn, hay bạn đang trích dẫn người nào đó? Bạn muốn tìm ra liệu vẻ đẹp không thể hủy diệt được, và liệu có thể có sự hân hoan vĩnh viễn?

 

Người hỏi: Vẻ đẹp hiện diện trong những hình thức nào đó.

Krishnamurti: Cái cây, chiếc lá, con sông, người phụ nữ, người đàn ông, những người dân làng đang đội một gánh nặng trên đầu của họ và bước đi duyên dáng. Liệu vẻ đẹp không thể hủy diệt được?

 

Người hỏi: Những người dân làng đi ngang qua, nhưng họ lưu lại một ấn tượng của vẻ đẹp.

Krishnamurti: Họ đi ngang qua, và kỷ niệm của nó vẫn còn lưu lại. Bạn thấy một cái cây, một chiếc lá, và kỷ niệm của vẻ đẹp đó vẫn còn lưu lại.

 Lúc này, liệu kỷ niệm của vẻ đẹp là một sự việc đang sống? Khi bạn thấy cái gì đó đẹp đẽ, có sự hân hoan tức khắc; bạn thấy một mặt trời hoàng hôn và có một phản ứng tức khắc của sự hân hoan. Hân hoan đó, một vài khoảnh khắc sau, đã trở thành một kỷ niệm. Liệu kỷ niệm của hân hoan đó là một sự việc đang sống? Liệu kỷ niệm của bạn về mặt trời hoàng hôn là một sự việc đang sống? Nó là một ảnh hưởng chết rồi, đúng chứ? Và qua ảnh hưởng chết rồi của mặt trời hoàng hôn, bạn muốn nắm bắt lại sự hân hoan. Nhưng kỷ niệm không có hân hoan; nó chỉ là hình ảnh của cái gì đó mà đã chấm dứt và lúc trước đã sáng tạo sự hân hoan. Có sự hân hoan như phản ứng tức khắc đến vẻ đẹp, nhưng ký ức chen vào và hủy diệt nó. Nếu có sự nhận biết liên tục được vẻ đẹp mà không có những tích lũy của ký ức – chỉ như thế có thể có sự hân hoan vĩnh viễn.

 Nhưng không dễ dàng để được tự do khỏi những tích lũy của ký ức, bởi vì khoảnh khắc bạn thấy cái gì đó rất dễ chịu, bạn biến nó thành một kỷ niệm mà bạn bám vào. Khi bạn thấy một vật đẹp, một đứa trẻ xinh xinh, một cái cây dễ thương, có sự hân hoan tức khắc; nhưng sau đó bạn lại muốn nhiều hơn của nó. Muốn nhiều hơn của nó là sự tích lũy của ký ức. Trong muốn nhiều hơn bạn đã bắt đầu sẵn rồi qui trình của không hợp nhất, và trong đó không có sự hân hoan. Ký ức không bao giờ có thể sản sinh sự hân hoan vĩnh viễn. Có sự hân hoan vĩnh viễn chỉ khi nào có một phản ứng liên tục và tự phát với vẻ đẹp, với xấu xí, với mọi thứ, mà không có sự thúc đẩy khích động của ký ức – mà hàm ý sự nhạy cảm vô cùng phía bên ngoài và phía bên trong, có tình yêu thực sự.

 

Người hỏi: Tại sao những người nghèo khổ hạnh phúc và những người giàu có không hạnh phúc?

Krishnamurti: Những người nghèo khổ đặc biệt hạnh phúc? Họ có lẽ ca hát, họ có lẽ nhảy múa; nhưng liệu họ hạnh phúc? Họ không có lương thực đầy đủ, họ chẳng có gì cả và không quần áo, họ không thể sạch sẽ, họ phải làm việc từ sáng đến khuya năm này sang năm khác. Họ có lẽ có những khoảnh khắc nhất thời của hạnh phúc; nhưng liệu họ thực sự hạnh phúc?

 Và liệu những người giàu có không hạnh phúc? Họ có dư thừa mọi thứ, họ có những địa vị cao, họ đi du lịch. Họ không hạnh phúc khi họ bị thất vọng trong cách nào đó, khi họ bị cản trở và không thể nhận được cái gì họ muốn.

 Bạn có ý gì qua từ ngữ hạnh phúc? Một vài người có lẽ nói hạnh phúc do bởi nhận được cái gì bạn muốn. Nếu bạn muốn một chiếc xe hơi và bạn có được nó, bạn hạnh phúc, ít ra trong thời điểm đó. Nó cũng như vậy nếu bạn muốn một bộ quần áo, hay một chuyến đi đến Châu âu: nếu bạn có thể nhận được cái gì bạn muốn, bạn hạnh phúc. Nếu bạn muốn là người giáo sư nổi tiếng nhất, hay người chính trị vĩ đại nhất, bạn hạnh phúc nếu bạn có thể đạt được điều đó, và không hạnh phúc nếu bạn không thể.

 Vì vậy, điều gì bạn gọi là hạnh phúc là kết quả của nhận được cái gì bạn muốn, đạt được sự thành công, hay trở thành cao quý. Bạn muốn cái gì đó, và chừng nào bạn còn có thể nhận được nó bạn cảm thấy hoàn toàn hạnh phúc, bạn không thất vọng; nhưng nếu bạn không thể nhận được cái gì bạn muốn, vậy thì không hạnh phúc bắt đầu.

 Tất cả chúng ta đều quan tâm đến vấn đề này, không chỉ những người giàu có hay những người nghèo khổ. Những người giàu có và những người nghèo khổ đều muốn nhận được cái gì đó cho chính họ, và nếu họ bị ngăn cản, họ không hạnh phúc. Tôi không đang nói rằng những người nghèo khổ không nên có cái gì họ mong muốn hay cần thiết. Đó không là vấn đềchúng ta đang thâm nhập. Chúng ta đang cố gắng tìm ra hạnh phúc là gì, và liệu hạnh phúc là cái gì đó mà bạn nhận biết được.

 Khi bạn nhận biết được bạn hạnh phúc, liệu đó là hạnh phúc? Nó không là hạnh phúc, đúng chứ? Nó giống như khiêm tốn: khoảnh khắc bạn nhận biết được bạn khiêm tốn, bạn không khiêm tốn. Vì vậy, bạn không thể theo đuổi hạnh phúc; nó không là một việc để được theo đuổi. Nó đến; nhưng nếu bạn tìm kiếm nó, nó sẽ lẩn tránh bạn.

 

Người hỏi: Mặc dù có sự tiến bộ trong những phương hướng khác nhau, tại sao không có tình huynh đệ?

Krishnamurti: Bạn có ý gì qua từ ngữ tiến bộ?

Người hỏi: Sự tiến bộ thuộc khoa học.

Krishnamurti: Từ chiếc xe bò kéo đến chiếc máy bay phản lực – đó là sự tiến bộ, đúng chứ? Trước đây hàng thế kỷ chỉ có chiếc xe bò kéo; nhưng từ từ, qua thời gian, chúng ta đã phát triển chiếc máy bay phản lực. Phương tiện vận chuyển trong những thời xa xưa rất chậm chạp, và hiện nay nó rất mau chóng; bạn có thể ở London chỉ trong vài tiếng đồng hồ. Qua sự vệ sinh, qua sự nuôi dưỡng và chăm sóc y tế phù hợp, cũng đã có sự cải thiện quan trọng trong những vấn đề thuộc sức khỏe con người. Tất cả điều này là sự tiến bộ khoa học; và tuy nhiên trong tình huynh đệ chúng ta lại không đang thăng hoa và tiến bộ bằng như thế.

 Bây giờ, liệu tình huynh đệ là một vấn đề của sự tiến bộ? Chúng ta biết chúng ta có ý gì qua từ ngữ ‘tiến bộ’. Nó là sự tiến hóa, đạt được cái gì đó qua thời gian. Những người khoa học nói rằng chúng ta đã tiến hóa từ loài khỉ; họ nói rằng, qua hàng triệu năm, chúng ta đã tiến hóa từ những dạng thấp nhất của sự sống đến dạng cao nhất, mà là con người. Nhưng liệu tình huynh đệ là một vấn đề của sự tiến bộ? Liệu nó là cái gì đó mà có thể được tiến hóa qua thời gian? Có sự thống nhất của gia đình và sự thống nhất của một xã hội hay quốc gia đặc biệt; từ quốc gia bước kế tiếpchủ nghĩa liên quốc gia, và sau đó đến ý tưởng của một thế giới. Khái niệm của một thế giới là điều gì chúng ta gọi là tình huynh đệ. Nhưng liệu cảm thấy huynh đệ là một vấn đề của sự tiến hóa? Liệu cảm thấy của tình huynh đệ sẽ từ từ được hoàn thiện qua những chặng đường của gia đình, cộng đồng, chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa liên quốc gia và sự thống nhất thế giới? Tình huynh đệ là tình yêu, đúng chứ? Và liệu tình yêu phải được vun quén từng bước một? Liệu tình yêu là một vấn đề của thời gian? Bạn hiểu rõ điều gì tôi đang nói?

 Nếu tôi nói sẽ có tình huynh đệ trong mười hay ba mươi, hay một trăm năm, điều đó thể hiện điều gì? Chắc chắn, nó thể hiện rằng tôi không thương yêu, tôi không cảm thấy huynh đệ. Khi tôi nói, ‘Tôi sẽ là huynh đệ, tôi sẽ thương yêu’, sự kiện thực sự rằng tôi không thương yêu. Tôi không huynh đệ. Chừng nào tôi còn suy nghĩ dựa vào ‘Tôi sẽ là’, tôi không thương yêu. Ngược lại, nếu tôi xóa sạch cái trí của tôi không còn ý tưởng của huynh đệ trong tương lai này, vậy thì tôi có thể thấy tôi thực sự là gì; tôi có thể thấy rằng tôi không huynh đệ, và bắt đầu tìm ra lý do tại sao.

 Điều gì quan trọng, thấy tôi là gì, hay phỏng đoán về tôi sẽ là gì? Chắc chắn, điều quan trọng là thấy tôi là gì, bởi vì sau đó tôi có thể giải quyết được nó. Tôi sẽ là gì ở trong tương lai, và tương lai không thể tiên đoán được. Sự kiện thực sự là tôi không có cảm thấy huynh đệ, tôi không thực sự thương yêu; và cùng sự kiện đó tôi có thể bắt đầu, ngay tức khắc tôi có thể làm điều gì đó về nó. Nhưng khi nói rằng người ta sẽ là cái gì đó trong tương lai chỉ là lý tưởng, và người lý tưởng là một cá thể đang tẩu thoát khỏi cái gì là, anh ấy đang chạy trốn khỏi sự kiện, mà có thể được thay đổi chỉ trong hiện tại.

 

XI

 

B

ạn sẽ nhớ rằng chúng ta đang nói về sợ hãi. Lúc này, liệu sợ hãi chịu trách nhiệm cho sự tích lũy của hiểu biết? Đây là một chủ đề khó, vì vậy chúng ta hãy xem thử liệu chúng ta có thể thâm nhập vào nó, chúng ta hãy suy xét về nó thật tỉ mỉ.

 Những con người tích lũy và tôn thờ hiểu biết, không chỉ hiểu biết khoa học nhưng còn cả hiểu biết tạm gọi là tinh thần. Họ nghĩ rằng hiểu biết rất quan trọng trong sống – hiểu biết về việc gì đã xảy ra, về việc gì sẽ xảy ra. Toàn qui trình này của tích lũy thông tin, của tôn thờ hiểu biết – liệu nó không nảy sinh từ nền tảng của sợ hãi? Chúng ta sợ hãi rằng nếu khônghiểu biết chúng ta sẽ bị hụt hẫng, chúng ta sẽ không biết làm thế nào để hướng dẫn chính chúng ta. Vì vậy, qua đọc điều gì những vị thánh nhân đã nói, qua những niềm tin và những trải nghiệm của những người khác, và cũng qua những trải nghiệm riêng của chúng ta, chúng ta dần dần dựng lên một nền tảng của hiểu biếttrở thành truyền thống; và đằng sau truyền thống này chúng ta ẩn náu. Chúng ta nghĩ hiểu biết hay truyền thốngcốt lõi, và nếu không có nó chúng ta sẽ bị hụt hẫng, chúng ta sẽ không biết phải làm gì.

 Bây giờ, khi chúng ta nói về hiểu biết, chúng ta có ý gì qua từ ngữ đó? Chúng ta biết gì về nó? Bạn thực sự biết gì, khi bạn phải suy nghĩ về hiểu biết mà bạn đã tích lũy? Tại một mức độ nào đó, trong khoa học, ngành kỹ sư, và vân vân, hiểu biết là quan trọng; nhưng ngoại trừ điều đó, chúng ta biết gì?

 Bạn có khi nào suy nghĩ về toàn qui trình của sự tích lũy hiểu biết này? Tại sao bạn học hành, tại sao bạn vượt qua những kỳ thi? Hiểu biếtcần thiết tại mức độ nào đó, đúng chứ? Nếu khônghiểu biết về toán học và những chủ đề khác, người ta không thể là một kỹ sư hay một người khoa học. Sự liên hệ xã hội được thiết lập dựa trên hiểu biết như thế, và chúng ta sẽ không thể kiếm sống nếu chúng ta không có nó. Nhưng ngoại trừ loại hiểu biết đó, chúng ta biết gì? Ngoại trừ điều đó, bản chất của hiểu biết là gì?

 Bạn có ý gì khi bạn nói rằng hiểu biếtcần thiết để tìm được Thượng đế, hay rằng hiểu biếtcần thiết để hiểu rõ về chính mình, hay rằng hiểu biếtcần thiết để tìm ra một phương cách thoát khỏi những lao dịch của sống? Ở đây, chúng ta có ý hiểu biết như trải nghiệm; và trải nghiệm này là gì? Chúng ta biết gì qua hiểu biết? Hiểu biết này không bị lợi dụng bởi cái ngã, ‘cái tôi’, để củng cố chính nó, hay sao?

 Ví dụ, tôi đã đạt được một chỗ đứng nào đó trong xã hội. Trải nghiệm này, cùng những cảm thấy của thành công, của thanh danh, của quyền hành, trao tặng tôi một ý thức nào đó của bảo đảm, của thanh thản. Vì vậy, hiểu biết của sự thành công của tôi, hiểu biết rằng tôi là người nào đó, rằng tôi có địa vị, quyền hành, củng cố ‘cái tôi’, cái ngã, đúng chứ?

 Liệu bạn không nhận thấy những học giả đã phô trương hiểu biết như thế nào, hay hiểu biết trao tặng người cha của bạn, người mẹ của bạn, giáo viên của bạn như thế nào thái độ của ‘Tôi đã trải nghiệm nhiều hơn bạn; tôi biết và bạn không biết’, hay sao? Vì vậy, hiểu biết mà chỉ là thông tin, dần dần trở thành chất nuôi dưỡng của sự tự phụ, thực phẩm của cái ngã, ‘cái tôi’. Bởi vì cái ngã không thể tồn tại nếu khônghiểu biết này hay hình thức nào đó của sự phụ thuộc ăn bám.

 Người khoa học lợi dụng hiểu biết của anh ấy để nuôi ăn sự tự phụ của anh ấy, để cảm thấy rằng anh ấy là người nào đó, giống như những học giả. Những giáo viên, những cha mẹ, những đạo sư – tất cả họ đều muốn là người nào đó trong thế giới này, thế là họ lợi dụng hiểu biết như một phương tiện dẫn đến mục đích đó, để thành tựu ham muốn đó; và khi bạn thâm nhập đằng sau những từ ngữ của họ, họ thực sự biết cái gì? Họ chỉ biết những quyển sách chứa đựng điều gì, hay họ đã trải nghiệm điều gì; và những trải nghiệm của họ phụ thuộc vào nền tảng của tình trạng bị quy định của họ. Giống như họ, hầu hết chúng ta đều nhét đầy những từ ngữ, những thông tin mà chúng ta gọi là hiểu biết, và nếu không có nó chúng ta bị hụt hẫng; vì vậy, luôn luôn có sợ hãi rình rập đằng sau bức màn này của những từ ngữ, của những thông tin.

 Nơi nào có sợ hãi không có tình yêu; và hiểu biết mà không có tình yêu hủy diệt chúng ta. Đó là điều gì đang xảy ra trong thế giới tại thời điểm hiện nay. Ví dụ, lúc này chúng tadư thừa hiểu biết để nuôi ăn những con người khắp thế giới; chúng ta biết làm thế nào để cung cấp lương thực, quần áo và chỗ ở cho nhân loại, nhưng chúng ta không đang thực hiện nó bởi vì chúng ta bị phân chia thành những nhóm thuộc quốc gia, mỗi nhóm với những theo đuổi ích kỷ riêng của nó. Nếu chúng ta thực sự có mong ước để kết thúc chiến tranh, chúng ta có thể làm điều đó; nhưng chúng ta không có mong ước đó, và cũng vì cùng lý luận. Vì vậy, hiểu biết mà không có tình yêu trở thành một phương tiện của sự hủy diệt. Nếu chúng ta không hiểu rõ điều này, chỉ vượt qua những kỳ thi và kiếm được những vị trí của thanh danh và quyền hành chắc chắn sẽ dẫn đến sự thoái hóa, đến sự suy sụp, đến sự tàn tạ từ từ của phẩm giá con người.

 Chắc chắn, hiểu biết tại những mức độ nào đó là điều cần thiết, nhưng thậm chí còn quan trọng hơn nhiều khi thấy hiểu biết đã bị lợi dụng cho cái tôi như thế nào, cho những mục đích ích kỷ như thế nào. Hãy quan sát về chính bạn và thấy sự trải nghiệm bị lợi dụng bởi cái trí như một phương tiện của tự-bành trướng như thế nào, như một phương tiện của quyền hành và thanh danh như thế nào. Hãy quan sát những người lớn tuổi và bạn sẽ thấy họ ham muốn địa vị và bám vào thành công của họ như thế nào. Họ muốn xây dựng một cái tổ ấm của sự an toàn cho chính họ, họ muốn quyền hành, thanh danh, uy quyền – và hầu hết chúng ta, trong những cách khác nhau, đều theo đuổi cùng sự việc. Chúng ta không muốn là chính chúng ta, dù chúng ta là gì; chúng ta muốn là những người nào đó. Chắc chắn, có một khác biệt giữa đang là và đang mong muốn để là. Sự ham muốn để là hay để trở thành được tiếp tục và được củng cố qua hiểu biết, mà được sử dụng cho tự-bành trướng.

 Rất quan trọng cho tất cả chúng ta, khi chúng ta đang chín chắn, thâm nhập vào những vấn đề này và hiểu rõ chúng, để cho chúng ta không kính trọng một con người chỉ bởi vì anh ấy có một tước hiệu hay một địa vị cao, hay được nghĩ là có nhiều hiểu biết. Thật ra, chúng ta chẳng biết bao nhiêu. Chúng ta có lẽ đã đọc nhiều quyển sách, nhưng chẳng mấy người có lẽ có trải nghiệm trực tiếp về bất kỳ thứ gì. Chính là trải nghiệm trực tiếp của sự thật, của Thượng đế, mới có sự quan trọng cốt lõi; và để có được điều đó, phải có tình yêu.

 

XII

 

T

rong khi bạn còn trẻ, liệu không quan trọng phải được thương yêu, và cũng biết thương yêu có nghĩa gì, hay sao? Nhưng đối với tôi, có vẻ hầu hết mọi người đều không thương yêu, và cũng không được thương yêu. Và tôi nghĩ trong khi bạn còn trẻ, phải thâm nhập vào vấn đề này rất nghiêm túc và hiểu rõ nó là điều cốt lõi; bởi vì nếu như thế có lẽ chúng ta có thể dư thừa nhạy cảm để cảm thấy tình yêu, để biết chất lượng của nó, hương thơm của nó, để cho khi chúng ta lớn lên nó sẽ không hoàn toàn bị hủy diệt. Vì vậy chúng ta hãy suy nghĩ câu hỏi này.

 Tình yêu có nghĩa gì? Nó là một lý tưởng, cái gì đó xa xôi, không thể đạt được? Hay tình yêu có thể được cảm thấy bởi mỗi người chúng ta tại những khoảnh khắc lạ thường của ngày? Có chất lượng của đồng cảm, của hiểu rõ, giúp đỡ người nào đó một cách tự nhiên, không có bất kỳ động cơ nào, giúp đỡ một cách tự phát, chăm sóc một cái cây hay một con chó, thông cảm với những người dân làng, rộng lượng đối với người bạn của bạn, người hàng xóm của bạn – đây không là điều gì chúng ta có ý khi nói về tình yêu, hay sao? Tình yêu không là một trạng thái trong đó không có ý thức của oán giận, nhưng sự tha thứ vĩnh viễn, hay sao? Và liệu không thể, trong khi chúng ta còn trẻ, cảm thấy tình yêu, hay sao?

 Trong khi chúng ta còn trẻ, nhiều người chúng ta có trải nghiệm cảm thấy này – một đồng cảm tuôn trào đột ngột cho những người dân làng, cho một con chó, cho những người nghèo khổ hay vô hy vọng. Và liệu nó không nên được liên tục chăm sóc, hay sao? Liệu bạn không nên luôn luôn dành ra một phần thời gian trong ngày để giúp đỡ một người khác, để chăm sóc một cái cây hay một ngôi vườn, để giúp đỡ trong ngôi nhà hay trong phòng trọ, để cho khi bạn bắt đầu chín chắn, bạn sẽ biết sự ân cần một cách tự nhiên như thế nào, mà không ép buộc, không động cơ? Bạn không nên có chất lượng của tình yêu thực sự, hay sao?

 Tình yêu thực sự không thể được tạo ra một cách giả tạo, bạn phải cảm thấy nó; và người bảo mẫu của bạn, cha mẹ của bạn, những giáo viên của bạn cũng phải cảm thấy nó. Hầu hết mọi người đều không có tình yêu thực sự; họ quá quan tâm đến những thành tựu của họ, những khao khát của họ, hiểu biết của họ, thành công của họ. Họ trao cho việc gì họ đã thực hiện và muốn thực hiện, sự quan trọng lạ lùng đến độ cuối cùng nó hủy diệt họ.

 Đó là lý do tại sao rất quan trọng, trong khi bạn còn trẻ, nên giúp đỡ chăm sóc những căn phòng, hay lưu tâm đến những cây cối mà chính bạn đã trồng hay đi phụ giúp cho một người bạn bị bệnh, để cho có một cảm thấy tinh tế của đồng cảm, của quan tâm, của quảng đạiquảng đại thực sự mà không chỉ của cái trí, và mà khiến cho bạn muốn chia sẻ cùng người nào đó, bất kỳ thứ gì bạn có, dù nhỏ nhoi. Nếu bạn không có cảm thấy này của tình yêu, của quảng đại, của tử tế, của dịu dàng, trong khi bạn còn trẻ, sẽ rất khó khăn để có nó khi bạn lớn lên; nhưng nếu bạn bắt đầu có nó bây giờ, vậy thì có lẽ bạn có thể thức dậy nó trong những người khác.

 Có đồng cảm và thương yêu hàm ý sự tự do khỏi sợ hãi, đúng chứ? Nhưng bạn thấy, quá khó khăn để lớn lên trong thế giới này mà không có sợ hãi, mà không có động cơ cá nhân nào đó trong hành động. Những người lớn tuổi không bao giờ suy nghĩ về vấn đề của sợ hãi này, hay họ đã suy nghĩ về nó chỉ theo một cách trừu tượng, mà không hành động vào nó trong sự tồn tại hàng ngày. Bạn vẫn còn rất trẻ, bạn đang quan sát, đang tìm hiểu, đang học hành, nhưng nếu bạn không thấy và không hiểu rõ điều gì gây ra sợ hãi, bạn sẽ trở thành như họ là. Giống như một loại cỏ dại không nhìn thấy đuợc nào đó, sợ hãi sẽ tăng trưởng và lan tràn và biến dạng cái trí của bạn. Vì vậy, bạn nên nhận biết được mọi thứ đang xảy ra quanh bạn và trong bạn – những giáo viên của bạn nói chuyện như thế nào, cha mẹ của bạn cư xử như thế nào, và bạn phản ứng như thế nào – để cho vấn đề của sợ hãi này được thấy và được hiểu rõ.

 Hầu hết những người lớn tuổi đều suy nghĩ rằng loại kỷ luật nào đó là cần thiết. Bạn biết kỷ luật là gì? Nó là một qui trình của bắt buộc bạn phải làm việc gì đó mà bạn không muốn làm. Nơi nào có kỷ luật, có sợ hãi; vì vậy, kỷ luật không là phương cách của tình yêu. Đó là lý do tại sao bằng mọi giá kỷ luật phải được loại bỏ – kỷ luật là ép buộc, chống đối, cưỡng bách, khiến cho bạn phải làm việc gì đó mà bạn thực sự không hiểu rõ, hay thuyết phục bạn làm nó bằng cách trao tặng bạn một phần thưởng. Nếu bạn không hiểu rõ điều gì đó, đừng làm nó và đừng để bị bắt buộc phải làm nó. Hãy yêu cầu một giải thích; đừng chỉ bướng bỉnh, nhưng cố gắng tìm ra sự thật của vấn đề để cho không sợ hãi nào bị dính dáng và cái trí của bạn trở nên rất linh động, rất mềm dẻo.

 Khi bạn không hiểu rõ và chỉ bị ép buộc bởi uy quyền của những người lớn tuổi, bạn đang kiềm chế cái trí riêng của bạn, và vậy thì sự sợ hãi hiện diện; và sự sợ hãi đó theo đuổi bạn giống như một cái bóng suốt sống của bạn. Đó là lý do tại sao quá quan trọng phải không bị kỷ luật tùy theo bất kỳ loại đặc biệt nào của suy nghĩ hay khuôn mẫu của hành động. Nhưng hầu hết những người lớn tuổi có thể suy nghĩ chỉ trong những quy định này. Họ muốn bắt buộc bạn phải làm việc gì đó cho tạm gọi là tốt lành của bạn. Chính qui trình của bắt buộc bạn phải làm việc gì đó cho ‘tốt lành’ riêng của bạn, hủy diệt tánh nhạy cảm riêng của bạn, khả năng để hiểu rõ của bạn, và thế là tình yêu của bạn. Để khước từ bị ép buộc hay bị cưỡng bách là điều khó khăn vô cùng, bởi vì thế giới quanh chúng ta quá mạnh mẽ; nhưng nếu chúng ta chỉ nhượng bộ và làm những sự việc mà không hiểu rõ, chúng ta rơi vào thói quen của không suy nghĩ, và vậy thì nó trở nên khó khăn hơn nhiều để chúng ta phá vỡ.

 Vì vậy, trong ngôi trường của bạn, bạn nên có uy quyền, kỷ luật? Hay bạn nên được khuyến khích bởi những giáo viên của bạn để bàn luận những vấn đề này, thâm nhập chúng, hiểu rõ chúng, để cho, khi bạn lớn lên và đi vào thế giới, bạn sẽ là một con người chín chắn mà có thể gặp gỡ một cách thông minh những vấn đề của thế giới? Bạn không thể có thông minh thăm thẳm đó nếu có bất kỳ loại sợ hãi nào. Sợ hãi chỉ khiến cho bạn đờ đẫn, nó ngăn cản những sáng kiến khởi đầu của bạn, nó hủy diệt ngọn lửa đó mà chúng ta gọi là đồng cảm, quảng đại, ân cần, tình yêu. Vì vậy, đừng cho phép mình bị kỷ luật vào một khuôn mẫu của hành động, nhưng hãy tìm ra – mà có nghĩa bạn phải có thời gian để nghi ngờ, thâm nhập; và những giáo viên của bạn cũng phải có thời gian; nếu khôngthời gian, vậy thì thời gian phải được tạo ra. Sợ hãi là cái nguồn của sự thoái hóa, nó là khởi đầu của sự suy sụp, và được tự do khỏi sợ hãi còn quan trọng nhiều hơn bất kỳ kỳ thi nào hay bất kỳ bằng cấp học vấn nào.

 

Người hỏi: Tình yêu là gì trong chính nó?

Krishnamurti: Bản chất của tình yêu là gì? Đó là điều gì bạn có ý? Tình yêu không động cơ, không thôi thúc là gì? Hãy lắng nghe cẩn thận và bạn sẽ tìm ra? Chúng ta đang thâm nhập câu hỏi, chúng ta không đang tìm kiếm một đáp án. Trong học môn toán, hay trong đặt ra một câu hỏi, hầu hết các bạn đều quan tâm nhiều đến việc tìm ra một đáp án hơn là hiểu rõ vấn đề. Nếu bạn học hành một vấn đề, tìm hiểu nó, thâm nhập nó, hiểu rõ nó, bạn sẽ phát giác rằng đáp án ở trong vấn đề. Vì vậy, chúng ta hãy hiểu rõ vấn đề là gì, và không tìm kiếm một đáp án, hoặc trong Bhagavad Gita, trong Koran, trong Bible, hay từ người giáo sư hay người giảng thuyết nào đó. Nếu chúng ta có thể thực sự hiểu rõ vấn đề, đáp án sẽ hiện diện từ nó; bởi vì đáp án ở trong vấn đề, nó không tách khỏi vấn đề.

 Vấn đề là: tình yêu không động cơ là gì? Liệu có thể thương yêu mà không có bất kỳ thôi thúc nào, mà không mong muốn bất kỳ thứ gì đó từ tình yêu? Liệu có thể thương yêu trong đó không có ý thức của bị tổn thương khi tình yêu không được đáp lại? Nếu tôi bày tỏ cho bạn sự thân thiện của tôi và bạn từ chối, liệu tôi không bị tổn thương? Liệu cảm thấy của bị tổn thương là kết quả của tình bằng hữu, của quảng đại, của đồng cảm? Chắc chắn, chừng nào tôi còn bị tổn thương, chừng nào tôi còn có sợ hãi, chừng nào tôi còn giúp đỡ bạn với hy vọng rằng bạn có lẽ giúp đỡ tôi – mà được gọi là sự phục vụ – không có tình yêu.

 Nếu bạn hiểu rõ điều này, đáp án hiện diện ở đó.

 

Người hỏi: Tôn giáo là gì?

Krishnamurti: Bạn muốn một đáp án từ tôi, hay bạn muốn tìm ra cho chính bạn? Bạn đang tìm kiếm một đáp án từ người nào đó, dù nó thông minh hay dốt nát bao nhiêu? Hay bạn đang thực sự cố gắng tìm ra sự thật của tôn giáo là gì?

 Muốn tìm ra tôn giáo thực sự là gì, bạn phải loại bỏ mọi thứ mà cản trở nó. Nếu bạn có nhiều cửa sổ dơ bẩn hay tô màu và bạn muốn thấy ánh sáng mặt trời rõ ràng, bạn phải lau sạch hay mở toang những cửa sổ, hay đi ra ngoài. Tương tự, muốn tìm ra tôn giáo thực sự là gì, trước hết bạn phải thấy nó không là gì, và loại bỏ nó. Vậy thì, bạn sẽ tìm ra, bởi vì lúc đó có sự nhận biết hiệp thông. Vì vậy, chúng ta hãy thấy tôn giáo không là gì.

 Thực hiện nghi thức thờ cúng, thực hiện nghi lễ tôn kính – liệu đó là tôn giáo? Bạn lặp đi và lặp lại một nghi thức nào đó, một câu thần chú nào đó trước một bàn thờ hay một hình tượng. Nó có lẽ trao tặng bạn một ý thức của vui thú, một ý thức của thỏa mãn; nhưng đó là tôn giáo? Đeo vào một sợi chỉ thiêng liêng nào đó, gọi chính bạn là một người Ấn giáo, một người Phật giáo, hay một người Thiên chúa giáo, chấp nhận những niềm tin, những giáo điều, những truyền thống nào đó – tất cả việc này liên quan gì đến tôn giáo? Chắc chắn không. Vì vậy, tôn giáo phải là cái gì đó mà có thể được tìm ra chỉ khi nào cái trí đã hiểu rõloại bỏ tất cả việc này.

 Tôn giáo, trong ý nghĩa thực sự của từ ngữ, không tạo ra sự tách rời, đúng chứ? Nhưng điều gì xảy ra khi bạn là một người Hồi giáo và tôi là một người Thiên chúa giáo, hay khi tôi tin tưởng cái gì đó và bạn không tin tưởng nó? Những niềm tin của chúng ta tách rời chúng ta; vì vậy, những niềm tin của bạn không liên quan gì với tôn giáo. Dù bạn tin tưởng Thượng đế hay không tin tưởng Thượng đế chẳng có ý nghĩa bao nhiêu; bởi vì điều gì chúng ta tin tưởng hay không tin tưởng bị khẳng định bởi tình trạng bị quy định của chúng ta, đúng chứ? Xã hội quanh chúng ta, văn hóa trong đó chúng ta được nuôi dưỡng, khắc sâu trong cái trí những niềm tin, những mê tín, những sợ hãi nào đó mà chúng ta gọi là tôn giáo; nhưng chúng không liên quan gì đến tôn giáo. Sự kiện rằng bạn tin tưởng một cách và tôi tin tưởng một cách khác, phần lớn phụ thuộc vào nơi chúng ta tình cờ đã được sinh ra, dù ở Anh, ở Ấn, ở Nga, hay ở Mỹ. Vì vậy, niềm tin không là tôn giáo, nó chỉ là kết quả của tình trạng bị quy định của chúng ta.

 Sau đó có sự theo đuổi của sự cứu rỗi cá nhân. Tôi muốn được an toàn; tôi muốn đến được niết bàn, hay thiên đường; tôi phải tìm một nơi kề cận Jesus, kề cận Buddha, hay bên tay phải của một Thượng đế đặc biệt nào đó. Niềm tin của bạn không cho tôi sự thỏa mãn, sự thanh thản sâu thẳm, vì vậy tôi có niềm tin riêng của tôi mà giúp đỡ tôi. Và đó là tôn giáo? Chắc chắn, cái trí của người ta phải được tự do khỏi tất cả những sự việc này để tìm ra tôn giáo thực sự là gì.

 Và liệu tôn giáo chỉ là một vấn đề của làm việc tốt lành, của phục vụ hay giúp đỡ những người khác? Hay nó là cái gì đó còn sâu thẳm hơn? Mà không có nghĩa rằng bạn không được quảng đại hay tử tế. Nhưng đó là tất cả? Liệu tôn giáo không là cái gì đó còn thâm sâu hơn nhiều, tinh khiết hơn nhiều, bao la hơn nhiều, rộng lớn hơn nhiều bất kỳ việc gì được hình dung bởi cái trí, hay sao?

 Vì vậy, muốn khám phá tôn giáo thực sự là gì, bạn phải thâm nhập sâu thẳm vào tất cả những sự việc này và được tự do khỏi sợ hãi. Nó giống như đi khỏi một ngôi nhà tối tăm ra ánh sáng mặt trời. Vậy thì, bạn sẽ không hỏi tôn giáo thực sự là gì; bạn sẽ biết. Sẽ có trải nghiệm hiệp thông của điều mà là sự thật.

 

Người hỏi: Nếu người nào đó không hạnh phúc và muốn hạnh phúc, đó là tham vọng?

Krishnamurti: Khi bạn đang đau khổ, bạn muốn được tự do khỏi đau khổ. Đó không là tham vọng, đúng chứ? Đó là bản năng tự nhiên của mọi con người. Đó là bản năng tự nhiên của tất cả chúng ta để không có sợ hãi, không có đau khổ thuộc thân thể cũng như thuộc cảm xúc. Nhưng sống của chúng ta là một sống mà luôn luôn đang trải nghiệm đau khổ. Tôi ăn món gì đó mà không thích hợp cho tôi, và tôi bị đau bụng. Người nào đó nói điều gì đó về tôi, và tôi cảm thấy tổn thương. Tôi bị ngăn cản không làm việc gì đó mà tôi muốn làm, và tôi cảm thấy thất vọng, buồn bã. Tôi không hạnh phúc bởi vì người cha của tôi hay người con trai của tôi bị chết, và vân vân. Sống liên tục đang ập vào tôi, dù tôi thích nó hay không thích nó, và tôi luôn luôn đang bị tổn thương, bị thất vọng, có những phản ứng đau khổ. Vì vậy việc gì tôi phải làm là hiểu rõ toàn qui trình này. Nhưng bạn thấy, hầu hết chúng ta đều chạy trốn nó.

 Khi bạn đau khổ phía bên trong, thuộc tâm lý, bạn làm gì? Bạn hướng về người nào đó để có sự thanh thản; bạn đọc một quyển sách, hay mở máy thâu thanh, hay đi thực hiện nghi thức. Đây là những thể hiện của đang chạy trốn đau khổ của bạn. Nếu bạn chạy trốn cái gì đó, chắc chắn bạn không hiểu rõ nó. Nhưng nếu bạn nhìn ngắm đau khổ của bạn, quan sát nó từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, bạn bắt đầu hiểu rõ vấn đề bị dính dáng trong nó, và đây không là tham vọng. Tham vọng nảy sinh khi bạn chạy trốn đau khổ của bạn, hay khi bạn bám vào nó, hay khi bạn đấu tranh nó, hay khi quanh nó từ từ bạn dựng lên những lý thuyết và những hy vọng. Khoảnh khắc bạn chạy trốn đau khổ, sự việc mà bạn chạy trốn đến nó trở thành rất quan trọng bởi vì bạn đồng hóa chính bạn cùng sự việc đó. Bạn đồng hóa chính bạn cùng quốc gia của bạn, cùng địa vị của bạn, cùng Thượng đế của bạn, và đây là một hình thức của tham vọng.

 

 

XIII

 

T

rong những nói chuyện này điều gì tôi đang nói không là điều gì đó phải được ghi nhớ. Nó không có ý định rằng bạn phải cố gắng lưu trữ trong cái trí của bạn điều gì bạn nghe, được nhớ lại và hoặc suy nghĩ ra hoặc hành động sau đó. Nếu bạn chỉ đang lưu trữ trong cái trí của bạn điều gì tôi đang nói cho bạn, nó sẽ không giúp ích gì cả ngoại trừ ký ức; nó sẽ không là một sự việc đang sống, điều gì đó mà bạn thực sự hiểu rõ. Chính là hiểu rõ mới quan trọng, không phải nhớ lại. Tôi hy vọng bạn thấy sự khác biệt giữa hai điều này. Hiểu rõ là tức khắc, hiệp thông, nó là cái gì đó mà bạn trải nghiệm mãnh liệt. Nhưng nếu bạn chỉ ghi nhớ điều gì bạn đã nghe, nó sẽ chỉ phục vụ như một khuôn mẫu, một hướng dẫn phải được tuân theo, một khẩu hiệu phải được lặp lại, một ý tưởng phải được bắt chước, một lý tưởng nền tảng cho sống của bạn. Sự hiểu rõ không là một vấn đề của nhớ lại. Nó là một mãnh liệt liên tục, một phát hiện liên tục.

 Vì vậy, nếu bạn chỉ ghi nhớ điều gì tôi đang nói, bạn sẽ so sánhcố gắng sửa đổi hay điều chỉnh hành động của bạn đến điều gì bạn ghi nhớ. Nhưng nếu bạn thực sự hiểu rõ, chính hiểu rõ đó sáng tạo hành động, và thế là bạn không phải hành động tùy theo sự ghi nhớ của bạn. Đó là lý do tại sao rất quan trọng không phải ghi nhớ, nhưng lắng nghe và hiểu rõ ngay tức khắc.

 Khi bạn ghi nhớ những từ ngữ nào đó, những cụm từ nào đó, hay nhớ lại những cảm thấy nào đó mà được thức dậy ở đây, hay so sánh hành động của bạn với điều gì bạn ghi nhớ, có một khoảng cách giữa hành động của bạn và điều gì được ghi nhớ. Nhưng nếu bạn thực sự hiểu rõ, không có bắt chước. Bất kỳ người nào mà có một khả năng nào đó đều có thể ghi nhớ những từ ngữvượt qua những kỳ thi; nhưng nếu bạn bắt đầu hiểu rõ tất cả mọi việcliên quan trong điều gì bạn thấy, trong điều gì bạn nghe, trong điều gì bạn cảm thấy, chính hiểu rõ đó sáng tạo một hành động mà bạn không phải hướng dẫn, định hình hay kiểm soát.

 Nếu bạn chỉ ghi nhớ, bạn sẽ luôn luôn đang so sánh; và so sánh nuôi dưỡng ganh tỵ, mà toàn xã hội tham lợi được đặt nền tảng trên nó. So sánh sẽ không bao giờ tạo ra hiểu rõ. Trong hiểu rõ có tình yêu, ngược lại so sánh chỉ là qui trình thuộc trí năng; nó chỉ là một qui trình của bắt chước, tuân phục, và trong nó luôn luôn có sự nguy hiểm của người dẫn dắt và người bị dẫn dắt. Bạn thấy điều này?

 Trong thế giới này, cấu trúc của xã hội được đặt nền tảng trên người dẫn dắt và người bị dẫn dắt, mẫu mực và người tuân theo mẫu mực, anh hùng và người tôn sùng anh hùng. Nếu bạn thâm nhập đằng sau qui trình này của dẫn dắt và bị dẫn dắt, bạn sẽ phát giác rằng khi bạn tuân theo một người khác, không có sáng kiến khởi đầu. Không có tự do hoặc cho bạn hoặc cho người dẫn dắt; bởi vì bạn tạo ra người dẫn dắt, và sau đó người dẫn dắt điều khiển bạn. Chừng nào bạn còn tuân theo một mẫu mực của tự-hy sinh, của vĩ đại, của thông minh, của tình yêu, chừng nào bạn còn có một lý tưởng phải được ghi nhớ và được bắt chước, chắc chắn sẽ có một khoảng cách, một phân chia giữa lý tưởng và hành động của bạn. Một con người thực sự thấy sự thật của điều này, không có lý tưởng, không có mẫu mực; anh ấy không theo sau bất kỳ người nào. Đối với anh ấy, không có đạo sư, không có vị thánh, không có người lãnh đạo anh hùng. Anh ấy liên tục đang hiểu rõ điều gì nằm sau chính anh ấy và điều gì anh ấy nghe từ những người khác, dù nó từ người cha hay người mẹ của anh ấy, từ một giáo viên, hay từ một người giống như tôi mà thỉnh thoảng hiện diện vào sống của anh ấy.

 Nếu lúc này bạn đang lắng nghe và đang hiểu rõ, vậy thì bạn không đang tuân theo và không đang bắt chước; vì vậy không có sợ hãi và thế là có tình yêu.

 Phải thấy tất cả điều này cho chính bạn là điều rất quan trọng, để cho bạn không bị bấn loạn bởi những anh hùng hay bị mê hoặc bởi những mẫu mực, những lý tưởng. Những mẫu mực, những anh hùng, những lý tưởng phải được ghi nhớ và được quên lãng dễ dàng; vì vậy, bạn phải có một nhắc nhở liên tục trong hình thức của một bức tranh, một bức tượng, một khẩu hiệu. Trong tuân theo một lý tưởng, một mẫu mực, bạn chỉ đang nhớ lại; và trong nhớ lại không có sự hiểu rõ. Bạn đang so sánh điều gì bạn là với điều gì bạn muốn là, và chính sự so sánh đó nuôi dưỡng uy quyền; nó nuôi dưỡng ganh tỵsợ hãi, trong đó không có tự do.

 Làm ơn lắng nghe tất cả điều này rất cẩn thậnhiểu rõ nó, để cho bạn không có những người dẫn dắt phải theo sau, không những mẫu mực, không những lý tưởng phải bắt chước hay sao chép; bởi vì lúc đó bạn là một người tự do cùng phẩm giá của con người. Bạn không thể được tự do nếu bạn liên tục đang so sánh chính mình với lý tưởng, với điều gì bạn nên là. Hiểu rõ điều gì bạn thực sự là – dù xấu xa hay tốt lành, hay dù bạn có lẽ bị kinh hãi đến chừng nào – không là một vấn đề của nhớ lại, sự hồi tưởng đơn thuần của một lý tưởng. Bạn phải nhìn ngắm, nhận biết được về chính bạn từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc trong sự liên hệ hàng ngày. Nhận biết được bạn thực sự là gì, là sự tiến hành của hiểu rõ.

 Nếu bạn thực sự hiểu rõ điều gì tôi đang nói, lắng nghe nó trọn vẹn, bạn sẽ được tự do khỏi tất cả những sự việc hoàn toàn giả dối mà những thế hệ quá khứ đã tạo ra. Bạn sẽ không bị tác động bởi sự bắt chước, sự nhớ lại đơn thuần của một lý tưởng, mà chỉ làm què quặt quả tim và cái trí của bạn, nuôi dưỡng sợ hãiganh tỵ. Một cách không nhận biết được, bạn có lẽ đang lắng nghe tất cả điều này rất thăm thẳm. Tôi hy vọng bạn lắng nghe; bởi vì nếu như thế bạn sẽ thấy một thay đổi lạ thường hiện diện cùng lắng nghe thăm thẳm và sự tự do khỏi sự bắt chước.

 

Người hỏi: Vẻ đẹp là khách quan hay chủ quan?

Krishnamurti: Bạn thấy cái gì đó đẹp đẽ, con sông từ mái hiên nhà; hay bạn thấy một em bé quần áo rách tả tơi, đang khóc. Nếu bạn không nhạy cảm, nếu bạn không nhận biết được mọi thứ quanh bạn, vậy thì bạn chỉ đi ngang qua và sự kiện đó chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Một người đàn bà xuất hiện đang đội một bó nặng trên đầu. Quần áo của bà ấy bẩn thỉu; bà ấy đói và kiệt sức. Bạn nhận biết được vẻ đẹp của dáng đi của bà, hay nhạy cảm đến tình trạng thân thể của bà ấy, bạn thấy màu sắc của bộ quần áo bà ấy, bao nhiêu bụi bặm nó có lẽ có? Có tất cả những ảnh hưởng khách quan này quanh bạn; và nếu bạn không có nhạy cảm, bạn sẽ không bao giờ trân trọng chúng, đúng chứ?

 Nhạy cảmnhận biết được không chỉ những sự vật được gọi là đẹp đẽ, nhưng còn cả những sự vật được gọi là xấu xí. Con sông, những cánh đồng lúa xanh, cây cối xa xa, những đám mây của một buổi chiều – những sự vật này chúng ta gọi là đẹp đẽ. Những người dân làng bẩn thỉu, đói lả, những người sống trong ổ chuột, hay những người không có khả năng suy nghĩ, không có nhiều cảm thấy – tất cả điều này chúng ta gọi là xấu xí. Lúc này, nếu bạn quan sát bạn sẽ thấy rằng việc gì hầu hết chúng ta đều làm là bám vào những đẹp đẽxua đuổi những xấu xí. Nhưng liệu không quan trọng phải nhạy cảm đến điều gì được gọi là xấu xí cũng như đẹp đẽ, hay sao? Chính là không có nhạy cảm này mới khiến cho chúng ta phân chia sống thành những xấu xí và những đẹp đẽ. Nhưng nếu chúng ta khoáng đạt, thâu nhận, nhạy cảm đến những xấu xí cũng như những đẹp đẽ, vậy thì chúng ta sẽ thấy rằng cả hai đều đầy ý nghĩa, và sự nhận biết này trao tặng giàu có cho sự sống.

 Vì vậy, vẻ đẹp là khách quan hay chủ quan? Nếu bạn mù, nếu bạn điếc và không thể nghe âm nhạc, liệu bạn sẽ không có vẻ đẹp? Hay vẻ đẹp là điều gì đó phía bên trong? Bạn có lẽ không thấy bằng hai mắt của bạn, hay bạn có lẽ không nghe bằng hai tai của bạn; nhưng nếu có trải nghiệm của trạng thái thực sự khoáng đạt, nhạy cảm đến mọi thứ này, nếu bạn nhận biết được một cách sâu thẳm tất cả những sự việc đang xảy ra phía bên trong bạn, nhận biết được mọi suy nghĩ, được mọi cảm thấy – liệu cũng không có vẻ đẹp trong đó, hay sao? Nhưng bạn thấy, chúng ta nghĩ vẻ đẹp là cái gì đó phía bên ngoài chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta mua những bức tranh và treo chúng trên tường. Chúng ta muốn sở hữu những bộ quần áo đẹp, những cái áo khoác đẹp, những cái khăn xếp đẹp, chúng ta muốn vây quanh chúng ta bằng những sự vật đẹp đẽ; bởi vì chúng ta sợ hãi rằng nếu không có một nhắc nhở khách quan chúng ta sẽ mất đi cái gì đó phía bên trong. Nhưng liệu bạn có thể phân chia sự sống, toàn tiến hành của sự tồn tại, thành những khách quan và những chủ quan? Sự sống không là một tiến hành hợp nhất, hay sao? Nếu không có cái bên ngoài, không có cái bên trong; nếu không có cái bên trong, không có cái bên ngoài.

 

Người hỏi: Tại sao những người khỏe mạnh ức hiếp những người yếu ớt?

Krishnamurti: Bạn không ức hiếp những người yếu ớt, hay sao? Chúng ta hãy tìm ra. Trong một tranh luận, hay trong những vấn đề của sức mạnh thuộc thân thể, bạn không xô đẩy người em của bạn, người nhỏ con hơn bạn, hay sao? Tại sao? Bởi vì bạn muốn khẳng định chính mình. Bạn muốn phô trương sức mạnh của bạn, bạn muốn thể hiện bạn giỏi giang hay mạnh mẽ hơn, vì thế bạn chi phối, bạn xô đẩy những đứa trẻ khác; bạn cư xử hùng hổ với bạn bè. Nó cũng giống như vậy với những người lớn tuổi. Họ to lớn hơn bạn, họ biết nhiều từ những quyển sách hơn bạn, họ có địa vị, tiền bạc, uy quyền, vì vậy họ đàn áp, họ xô đẩy bạn; và bạn chấp nhận bị xô đẩy; và sau đó luân phiên bạn đàn áp người nào đó dưới bạn. Mỗi người đều muốn khẳng định chính anh ấy, thống trị, tỏ ra rằng anh ấy có quyền hành đối với những người khác. Hầu hết chúng ta đều không muốn không-là-gì-cả. Chúng ta muốn là những người nào đó; và tỏ ra có quyền hành trên những người khác trao tặng chúng ta sự thỏa mãn đó, cảm thấy rằng chúng ta những người nào đó.

 

Người hỏi: Liệu đó là lý do tại sao những con cá lớn nuốt những con cá nhỏ?

Krishnamurti: Trong thế giới động vật có lẽ đó là điều tự nhiên khi những con cá lớn sống dựa vào những con cá nhỏ. Nó là việc gì đó mà chúng ta không thể thay đổi. Nhưng những con người to lớn không cần sống dựa vào những con người nhỏ bé. Nếu chúng ta biết sử dụng thông minh của chúng ta như thế nào, chúng tathể không còn sống dựa vào lẫn nhau, không chỉ phần thân thể nhưng còn cả trong ý nghĩa thuộc tâm lý. Thấy vấn đề này và hiểu rõ nó, mà là có thông minh, là không còn sống dựa vào người khác. Nhưng hầu hết chúng ta đều muốn sống dựa vào người khác, thế là chúng ta sử dụng những người khác mà yếu ớt hơn chúng ta. Tự do không có nghĩa được tự do để làm bất kỳ việc gì bạn ưa thích. Có thể có tự do thực sự chỉ khi nào bạn có thông minh; và thông minh hiện diện qua hiểu rõ về sự liên hệ – sự liên hệ giữa bạn và tôi, và giữa mỗi người chúng ta và người nào đó.

Người hỏi: Liệu đúng thật rằng những khám phá khoa học khiến cho những sống của chúng ta dễ dàng hơn khi sống.

Krishnamurti: Liệu chúng không khiến cho sống của bạn dễ dàng hơn? Bạn có điện, đúng chứ? Bạn ấn một cái nút và có ánh sáng. Có một điện thoại trong căn phòng đó, và bạn có thể nói chuyện, nếu bạn muốn, với một người bạn ở Bombay hay New York. Điều đó không dễ dàng, hay sao? Hay bạn có thể lên một chiếc máy bay và đi rất mau đến Delhi hay đến London. Tất cả những việc đó là kết quả của những khám phá khoa học, và chúng đã khiến cho sống dễ dàng. Khoa học đã giúp đỡ chữa trị những căn bệnh; nhưng nó cũng trao tặng chúng ta quả bom khinh khí mà có thể giết chết hàng ngàn người. Vì vậy, khi khoa học liên tục đang khám phá mỗi lúc một nhiều thêm, nếu chúng ta không bắt đầu sử dụng khoa học cùng thông minh, cùng tình yêu, chúng ta sẽ tự hủy diệt chính chúng ta.

 

Người hỏi: Chết là gì?

Krishnamurti: Chết là gì? Câu hỏi này từ một em gái bé tí!

 Bạn đã thấy những người chết được khiêng đến con sông; bạn đã thấy những chiếc lá chết, những cái cây chết; bạn đã thấy những trái cây bị héo và mục rữa. Những con chim dư thừa sức sống vào buổi sáng, đang hót líu lo, đang chíp chíp gọi nhau, đến buổi chiều có lẽ chết. Người còn sống hôm nay có lẽ bị gục ngã ngày mai bởi một tai nạn. Tất cả chúng ta đều thấy việc này đang xảy ra. Chết là chung đối với tất cả chúng ta. Tất cả chúng ta đều kết thúc theo cách đó. Bạn có lẽ sống ba mươi, năm mươi hay tám mươi năm, vui vẻ, buồn bã, sợ hãi; và tại khúc cuối của nó, bạn không còn nữa.

 Chúng ta gọi sống là gì, và chúng ta gọi chết là gì? Nó thực sự là một vấn đề phức tạp và tôi không biết liệu bạn muốn thâm nhập. Nếu chúng ta có thể tìm ra, nếu chúng ta có thể hiểu rõ sống là gì, vậy thì có lẽ chúng ta có thể hiểu rõ chết là gì. Khi chúng ta mất đi người nào đó mà chúng ta thương yêu, chúng ta cảm thấy tuyệt vọng, cô độc; vì vậy, chúng ta nói chết không liên quan gì đến sống. Chúng ta tách rời chết khỏi sống. Nhưng liệu chết tách khỏi sống? Sống không là một tiến hành của chết, hay sao?

 Đối với hầu hết chúng ta, sống có nghĩa gì? Nó có nghĩa tích lũy, chọn lựa, đau khổ, cười đùa. Và trong nền tảng, đằng sau tất cả vui thú và đau khổ, có sợ hãisợ hãi của đến một kết thúc, sợ hãi của việc gì sẽ xảy ra ngày mai, sợ hãi của không có tên tuổithanh danh, không có tài sảnđịa vị, tất cả việc đó chúng ta muốn tiếp tục. Nhưng chết là điều không tránh khỏi; vì vậy, chúng ta nói, ‘Điều gì xảy ra sau khi chết?’

 Lúc này, cái gì mà đến một kết thúc trong chết? Nó là sống? Sống là gì? Sống chỉ là một tiến trình của hít không khí vào và thở nó ra? Ăn uống, hận thù, thương yêu, kiếm được, sở hữu, so sánh, ganh tỵ – đây là điều gì hầu hết chúng ta đều biết đến như sống. Đối với hầu hết chúng ta, sống là chịu đựng đau khổ, một trận chiến liên tục của đau khổ và vui thú, thất vọngtuyệt vọng. Và liệu điều đó có thể không kết thúc? Chúng ta không nên chết? Trong mùa thu, cùng thời tiết lạnh lẽo đang đến, những chiếc lá rụng khỏi những cái cây, và xuất hiện lại vào mùa xuân. Tương tự, chúng ta không nên chết đi mọi thứ của hôm qua, tất cả những tích lũy và những hy vọng của chúng ta, tất cả những thành côngchúng ta đã lượm lặt, hay sao? Chúng ta không nên chết đi tất cả điều đó và sống lại ngày mai, để cho, giống như một chiếc lá non, chúng ta trong sáng, dịu dàng, nhạy cảm, hay sao? Đối với một người mà liên tục đang chết, không có chết. Nhưng người mà nói, ‘Tôi là người nào đó và tôi phải tiếp tục’ – đối với anh ấy, luôn luôn có chết và giàn hỏa táng; và người đó không biết tình yêu.

 

 

XIV

 

C

ó những nhân tố khác nhau liên quan đến sự không hợp nhất của con người, và nhiều cách khác nhau trong đó những con người bị tách rời. Hợp nhất là mang vào cùng nhau, làm cho tổng thể. Nếu bạn được hợp nhất, những suy nghĩ, những cảm thấy và những hành động của bạn hoàn toàn là một, chuyển động trong một phương hướng; chúng không mâu thuẫn với nhau. Bạn là một con người tổng thể, không có xung đột. Đó là điều gì được hàm ý trong từ ngữ hợp nhất. Tách rời là đối nghịch của điều đó; nó là tan ra từng mảnh, rời ra từng mảnh, rải rác cái mà đã được kết hợp cùng nhau. Và có nhiều cách mà con người tan rã, rời ra từng mảnh, hủy diệt chính họ. Tôi nghĩ một trong những nhân tố chính là cảm thấy của ganh tỵ, mà quá tinh tế đến độ nó được nhận biết, dưới những danh nghĩa khác nhau, như là xứng đáng, lợi ích, một yếu tố đáng ca ngợi trong sự nỗ lực của con người.

 Bạn biết ganh tỵ là gì? Nó bắt đầu khi bạn còn rất nhỏ – bạn cảm thấy ganh tỵ với một người bạn mà trông đẹp đẽ hơn bạn, mà có những vật dụng tốt hơn hay một vị trí tốt hơn. Bạn ganh tỵ nếu một cô gái hay cậu trai vượt qua bạn trong lớp học, có cha mẹ giàu có hơn, hay thuộc về một gia đình danh giá hơn. Vì vậy, ganh tỵ và ghen tuông bắt đầu tại một cái tuổi rất mỏng manh, và dần dần nó mang hình dạng của sự ganh đua. Bạn muốn làm việc gì đó để nổi bật mình – có những điểm số cao hơn, là một vận động viên giỏi hơn người nào đó; bạn muốn trội hơn, sáng chói hơn những người khác.

 Khi bạn lớn lên, ganh tỵ mỗi lúc một mạnh mẽ thêm. Những người nghèo khổ ganh tỵ với những người giàu có, và những người giàu có ganh tỵ với những người giàu có hơn. Có sự ganh tỵ của những người mà đã có trải nghiệm và muốn nhiều trải nghiệm hơn, và sự ganh tỵ của người viết văn mà muốn viết giỏi hơn. Chính ham muốn để giỏi hơn này, để trở thành cái gì đó xứng đáng, để có nhiều hơn cái này hay nhiều hơn cái kia, là sự tham lợi, qui trình của thâu lượm, kiềm chế. Nếu bạn quan sát bạn sẽ nhận thấy rằng bản năng trong mỗi người chúng ta là thâu lượm, có nhiều hơn và nhiều hơn những bộ quần áo, những ngôi nhà, những tài sản. Nếu nó không phải điều đó, vậy thì chúng ta muốn nhiều trải nghiệm hơn, nhiều hiểu biết hơn; chúng ta muốn cảm thấy rằng chúng ta biết nhiều hơn bất kỳ người nào khác, rằng chúng ta đã đọc nhiều hơn một người khác. Chúng ta muốn thân cận với những người có chức vụ cao trong chính phủ nhiều hơn những người khác, hay để cảm thấy rằng thuộc tinh thần, phía bên trong, chúng ta thánh thiện nhiều hơn những người khác. Chúng ta muốn ý thức rằng chúng ta khiêm tốn, rằng chúng tađạo đức, rằng chúng ta có thể giải thích và những người khác không thể.

 Vì vậy, chúng ta càng kiếm được nhiều bao nhiêu, sự tách rời càng to tát bấy nhiêu. Chúng ta càng kiếm được nhiều tài sản hơn, nhiều danh tiếng hơn, nhiều trải nghiệm hơn, nhiều hiểu biết hơn bao nhiêu, chúng ta càng thoái hóa mau lẹ hơn bấy nhiêu. Từ ham muốn để là hay kiếm được nhiều hơn, sinh ra căn bệnh chung của ganh tỵ, ghen tuông. Bạn đã không quan sát điều này trong chính bạn, và trong những người lớn tuổi quanh bạn, hay sao? Bạn đã không nhận thấy làm thế nào một giáo viên muốn là một giáo sư, và người giáo sư muốn là trưởng khoa, hay sao? Hay làm thế nào người cha hay người mẹ của bạn muốn nhiều tài sản hơn, một cái tên quan trọng hơn?

 Trong đấu tranh để kiếm được chúng ta trở thành tàn nhẫn. Trong tham lợi chúng ta không có tình yêu. Cách sống tham lợi là một trận chiến vô tận với người hàng xóm của bạn, với xã hội, trong đó có sợ hãi liên tục; nhưng chúng ta bào chữa tất cả điều này, và chúng ta chấp nhận ganh tỵ như điều không thể tránh khỏi. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta phải tham lợi – mặc dù chúng ta gọi nó bằng một từ ngữ nghe có vẻ hoa mĩ hơn. Chúng ta gọi nó là tiến hóa, tăng trưởng, phát triển, tiến bộ, và chúng ta nói nó là điều cần thiết.

 Bạn thấy, hầu hết chúng ta đều không nhận biết được tất cả điều này; chúng ta không nhận biết được rằng chúng ta tham lam, tham lợi, rằng những quả tim của chúng ta đang bị gặm nhấm bởi ganh tỵ, rằng những cái trí của chúng ta đang thoái hóa. Và khi trong khoảnh khắc chúng ta có trở nên nhận biết được điều này, chúng ta bào chữa nó, hay chỉ nói rằng đó là sai trái; hay chúng ta cố gắng chạy trốn nó trong những hình thức khác nhau.

 Ganh tỵ là một việc rất khó khăn để phơi bày hay khám phá trong chính người ta, bởi vì cái trí là trung tâm của ganh tỵ. Chính cái trí là ganh tỵ. Chính cấu trúc của cái trí được xây dựng trên tham lợiganh tỵ. Nếu bạn quan sát những suy nghĩ riêng của bạn, nhìn ngắm cách bạn suy nghĩ, bạn sẽ thấy rằng thông thường chúng ta gọi suy nghĩ là một tiến trình của so sánh: ‘Tôi có thể giải thích hay hơn, tôi có hiểu biết nhiều hơn, thông minh nhiều hơn’. Suy nghĩ dựa vào ‘nhiều hơn’ là công việc của cái trí tham lợi; đó là cách tồn tại của nó. Nếu bạn không suy nghĩ dựa vào ‘nhiều hơn’, bạn sẽ phát hiện rất khó khăn khi suy nghĩ. Sự theo đuổi của ‘nhiều hơn’ là chuyển động so sánh của suy nghĩ, mà tạo ra thời gianthời gian trong đó để trở thành, để là người nào đó; nó là qui trình của ganh tỵ, của kiếm được. Bởi vì suy nghĩ một cách so sánh, cái trí nói, ‘Tôi là điều này, và ngày nào đó tôi sẽ là điều kia’; ‘Tôi xấu xí, nhưng tôi sẽ đẹp đẽ hơn trong tương lai’. Vì vậy tham lợi, ganh tỵ, suy nghĩ so sánh tạo ra bất mãn, bất an; và phản ứng của chúng ta đối với điều này là nói rằng chúng ta phải cam chịu với số phận của chúng ta, chúng ta phải mãn nguyện với điều gì chúng ta có. Đó là điều gì những người tại đỉnh của cái thang nói. Những tôn giáo toàn cầu rao giảng sự mãn nguyện.

 Mãn nguyện thực sự không là một phản ứng, nó không là sự đối nghịch của tham lợi; nó là cái gì đó còn rộng lớn và quan trọng hơn nhiều. Con ngườimãn nguyện của họ là sự đối nghịch của tham lợi, của ganh tỵ, chỉ giống như một cây rau; phía bên trong anh ấy là một thực thể chết rồi, giống như hầu hết mọi nguời đều là những thực thể chết rồi. Hầu hết mọi người đều rất thụ động bởi vì phía bên trong họ chết rồi; và phía bên trong họ chết rồi bởi vì họ đã nuôi dưỡng sự đối nghịch – sự đối nghịch của mọi thứ mà họ thực sự là. Bởi vì ganh tỵ, họ nói, ‘Tôi không được ganh tỵ’. Bạn có lẽ từ bỏ sự đấu tranh liên tục của ganh tỵ bằng cách khoác vào một cái khố và nói bạn sẽ không tham lợi; nhưng chính ham muốn này để tốt lành, để không tham lợi, mà là sự theo đuổi của đối nghịch, vẫn còn trong lãnh vực của thời gian; nó vẫn còn là bộ phận thuộc cảm thấy của ganh tỵ, bởi vì bạn vẫn còn muốn là cái gì đó. Sự mãn nguyện thực sự không là tất cả điều đó; nó là cái gì đó sáng tạothăm thẳm hơn nhiều. Không có sự mãn nguyện khi bạn chọn lựa để sống mãn nguyện; sự mãn nguyện không hiện diện theo cách đó. Sự mãn nguyện hiện diện khi bạn hiểu rõ bạn thực sự là gì và không theo đuổi bạn nên là gì.

 Bạn nghĩ bạn sẽ mãn nguyện khi bạn kiếm được tất cả mọi thứ bạn mơ ước. Bạn sẽ muốn là một thống đốc, hay một vị thánh vĩ đại, và bạn nghĩ bạn sẽ kiếm được sự mãn nguyện bằng cách đạt được mục đích đó. Nói cách khác, qua qui trình của sự ganh tỵ bạn hy vọng đến được sự mãn nguyện. Qua một phương tiện sai lầm bạn mong chờ đạt được một kết quả đúng đắn. Sự mãn nguyện không là thỏa mãn. Mãn nguyện là cái gì đó rất giàu sức sống; nó là một trạng thái của sáng tạo trong đó có hiểu rõ cái gì thực sự . Nếu bạn bắt đầu hiểu rõ cái gì bạn thực sự là từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, từ ngày sang ngày, bạn sẽ phát hiện rằng từ sự hiểu rõ này hiện diện một cảm thấy lạ thường của mênh mang, của hiểu rõ vô giới hạn. Đó là, nếu bạn tham lam, điều gì quan trọng là hiểu rõ tham lam của bạn và không cố gắng trở thành không-tham lam; bởi vì chính ham muốn để trở thành không-tham lam vẫn còn là một hình thức của tham lam.

 Cấu trúc tôn giáo của chúng ta, những cách suy nghĩ của chúng ta, sống xã hội của chúng ta, mọi thứ chúng ta thực hiện đều được đặt nền tảng trên sự tham lợi, trên một tầm nhìn ganh tỵ, và suốt hàng thế kỷ chúng ta đã được nuôi dưỡng trong cách đó. Chúng ta bị quy định quá nặng nề vào điều đó đến độ chúng ta không thể suy nghĩ tách khỏi ‘những tốt hơn’, ‘những nhiều hơn’; vì vậy chúng ta đã khiến cho ganh tỵ thành ham muốn. Chúng ta không gọi nó là ganh tỵ, chúng ta gọi nó bằng từ ngữ hoa mĩ nào đó; nhưng nếu bạn thâm nhập đằng sau từ ngữ bạn sẽ thấy rằng sự ham muốn lạ lùng này cho ‘nhiều hơn’ là ích kỷ, tự khép kín. Nó đang giới hạn sự suy nghĩ.

 Cái trí mà bị giới hạn bởi ganh tỵ, bởi ‘cái tôi’, bởi ham muốn kiếm được những sự vật hay đạo đức, không bao giờ có thể là một cái trí tôn giáo thực sự. Cái trí tôn giáo thực sự không là một cái trí so sánh, cái trí tôn giáo thấy và hiểu rõ toàn ý nghĩa của cái gì. Đó là lý do tại sao rất quan trọng phải hiểu rõ về chính bạn, mà là nhận biết được những làm việc của cái trí riêng của bạn: những động cơ, những dự tính, những khao khát, những ham muốn, áp lực liên tục của sự theo đuổi mà tạo ra ganh tỵ, tham lợiso sánh. Khi tất cả điều này đã kết thúc qua sự hiểu rõ về cái gì , chỉ lúc đó bạn sẽ biết tôn giáo thực sự, Thượng đế là gì.

 

Người hỏi: Sự thậttương đối hay tuyệt đối?

Krishnamurti: Trước hết, qua những từ ngữ chúng ta hãy hiểu rõ ý nghĩa của câu hỏi. Chúng ta muốn cái gì đó tuyệt đối, đúng chứ? Sự khao khát của con người là hướng về cái gì đó vĩnh cửu, cố định, bất động, thường hằng, cái gì đó mà không phân rã, mà không có chết – một ý tưởng, một cảm thấy, một tình trạng vĩnh viễn, để cho cái trí có thể bám vào. Chúng ta phải hiểu rõ sự khao khát này trước khi chúng ta có thể hiểu rõ câu hỏi và trả lời nó một cách đúng đắn.

 Cái trí con người muốn sự vĩnh cửu trong mọi thứ – trong liên hệ, trong tài sản, trong đạo đức. Nó muốn cái gì đó mà không thể bị hủy diệt. Đó là lý do tại sao chúng ta nói Thượng đếvĩnh cửu, hay sự thậttuyệt đối.

 Nhưng sự thật là gì? Liệu sự thật là cái gì đó huyền bí, lạ thường, cái gì đó xa xôi, không thể tưởng tượng được, trừu tượng? Hay sự thật là cái gì đó bạn phát giác từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, từ ngày sang ngày? Nếu nó có thể được tích lũy, được thâu lượm qua trải nghiệm, vậy thì nó không là sự thật; bởi vì đằng sau sự thâu lượm này ẩn nấp cùng tinh thần của sự tham lợi. Nếu nó là cái gì đó xa xôi mà có thể được tìm ra chỉ qua một hệ thống của thiền định, hay qua sự thực hành của từ bỏhy sinh, lại nữa nó không là sự thật, bởi vì đó cũng là một qui trình của sự tham lợi.

 Sự thật phải được phát giác và được hiểu rõ qua mọi hành động, trong mọi suy nghĩ, trong mọi cảm thấy, dù nhỏ nhoi hay thoáng chốc; nó phải được nhìn ngắm tại mỗi khoảnh khắc của mỗi ngày; nó phải được lắng nghe trong điều gì người chồng hay người vợ nói, trong điều gì người làm vườn nói, trong điều gì những người bạn của bạn nói, và trong qui trình của suy nghĩ riêng của bạn. Suy nghĩ của bạn có lẽ giả dối, nó có lẽ bị quy định, bị giới hạn; và phát giác rằng suy nghĩ của bạn bị quy định, bị giới hạn, là sự thật. Chính sự phát giác đó khiến cho cái trí của bạn được tự do khỏi sự giới hạn. Nếu bạn phát giác rằng bạn tham lam – nếu bạn phát giác nó, và không phải chỉ được dạy bảo bởi người nào đó – sự phát giác đó là sự thật, và sự thật đó có hành động riêng của nó vào tham lam của bạn.

 Sự thật không là cái gì đó mà bạn có thể thâu lượm, tích lũy, lưu trữ và sau đó dựa vào nó như một hướng dẫn. Đó chỉ là một hình thức khác của sự sở hữu. Và rất khó khăn cho cái trí để không thâu lượm, không lưu trữ. Khi bạn nhận ra ý nghĩa của điều này, bạn sẽ tìm được sự thật là một sự việc lạ thường làm sao. Sự thật là không thời gian – nhưng khoảnh khắc bạn nắm bắt nó – như khi bạn nói, ‘Tôi đã tìm được sự thật, nó là cái của tôi’ – nó không còn là sự thật nữa.

 Vì vậy, liệu sự thật là ‘tuyệt đối’ hay không thời gian phụ thuộc vào cái trí. Khi cái trí nói, ‘Tôi muốn cái tuyệt đối, cái gì đó mà không bao giờ phân rã, mà không biết chết’, điều gì nó thực sự muốn là cái gì đó vĩnh cửu để bám vào; thế là nó sáng chế cái vĩnh cửu. Nhưng trong một cái trí mà nhận biết được mọi thứ đang xảy ra phía bên ngoài và phía bên trong chính nó, và thấy sự thật của nó – một cái trí như thế là không thời gian; và chỉ một cái trí như thế mới có thể biết cái mà vượt khỏi danh tánh, vượt khỏi cái vĩnh cửu và cái không vĩnh cửu.

 

Người hỏi: Sự nhận biết phía bên ngoài là gì?

Krishnamurti: Bạn không nhận biết rằng bạn đang ngồi trong hội trường, hay sao? Bạn không nhận biết những cái cây, ánh sáng mặt trời, hay sao? Bạn không nhận biết rằng con quạ đang kêu, con chó đang sủa, hay sao? Bạn không thấy màu sắc của những bông hoa, chuyển động của những chiếc lá, những con người đang đi ngang qua, hay sao? Đó là sự nhận biết phía bên ngoài? Khi bạn thấy mặt trời hoàng hôn, những vì sao vào ban đêm, ánh trăng trên dòng nước, tất cả điều nó là sự nhận biết phía bên ngoài, đúng chứ? Và bởi vì bạn nhận biết được phía bên ngoài, thế là phía bên trong bạn cũng nhận biết được những suy nghĩ và những cảm thấy của bạn, những động cơ và những thôi thúc của bạn, những thành kiến, những ganh tỵ, những tham lam và những hãnh diện của bạn. Nếu bạn thực sự nhận biết được phía bên ngoài, sự nhận biết phía bên trong cũng bắt đầu thức dậy, và bạn trở nên mỗi lúc một nhận biết được phản ứng của bạn đối với điều gì những con người nói, điều gì bạn đọc, và vân vân. Sự phản ứng hay đáp trả phía bên ngoài trong sự liên hệ của bạn với những người khác là kết quả của một trạng thái phía bên trong của mong muốn, của hy vọng, của lo âu, sợ hãi. Sự nhận biết phía bên ngoài và phía bên trong này là một tiến hành hợp nhất mà sáng tạo một hòa hợp tổng thể của sự hiểu rõ con người.

 

Người hỏi: Hạnh phúc thực sự và vĩnh cửu là gì?

Krishnamurti: Khi bạn hoàn toàn khỏe mạnh, bạn không nhận biết được thân thể của bạn, đúng chứ? Chỉ khi nào có bệnh tật, bứt rứt, đau đớn, bạn mới trở nên nhận biết được nó. Khi bạn được tự do hoàn toàn để suy nghĩ, mà không có kháng cự, không có sự nhận biết được suy nghĩ. Chỉ khi nào có sự xung đột, một ngăn cản, một giới hạn, bạn mới bắt đầu nhận biết được một người suy nghĩ. Tương tự, liệu hạnh phúc là cái gì đó mà bạn nhận biết được? Trong khoảnh khắc của hân hoan, liệu bạn nhận biết được rằng bạn hân hoan? Chỉ khi nào bạn không hạnh phúc thì bạn mới muốn hạnh phúc; và sau đó câu hỏi này nảy sinh, ‘Hạnh phúc thực sự và vĩnh cửu là gì?’

 Bạn thấy cái trí lừa bịp vào nó như thế nào. Bởi vì bạn không hạnh phúc, đau khổ, trong những hoàn cảnh khốn cùng, và vân vân. Bạn muốn cái gì đó bất diệt, một hạnh phúc vĩnh cửu. Và liệu có một việc như thế? Thay vì hỏi về hạnh phúc vĩnh cửu, hãy tìm ra làm thế nào được tự do khỏi những bệnh tật mà đang gặm nhấm và đang gây ra đau khổ, cả thân thể lẫn tâm lý. Khi bạn được tự do, không có vấn đề, bạn không hỏi liệu có hạnh phúc vĩnh cửu hay hạnh phúc đó là gì. Chỉ một người dốt nát, lười biếng mà, đang ở trong ngục tù, mới muốn biết tự do là gì; và những người dốt nát, lười biếng sẽ nói cho anh ấy. Đối với người trong ngục tù, tự do chỉ là sự phỏng đoán. Nhưng nếu anh ấy thoát khỏi ngục tù đó, anh ấy không phỏng đoán về tự do: nó ở đó.

 Vậy là, liệu không quan trọng, thay vì hỏi hạnh phúc là gì, tìm ra lý do tại sao chúng ta không hạnh phúc, hay sao? Tại sao cái trí bị què quặt? Tại sao những suy nghĩ của chúng ta bị giới hạn, nhỏ nhen, tầm thường? Nếu chúng ta có thể hiểu rõ sự giới hạn của suy nghĩ, thấy sự thật của nó, trong khám phá đó về sự thậtsự giải thoát.

 

Người hỏi: Tại sao con người muốn mọi thứ?

Krishnamurti: Bạn không muốn lương thực khi bạn đói, hay sao? Bạn không muốn quần áo và một ngôi nhà cho bạn ở, hay sao? Đây là những mong muốn bình thường, đúng chứ? Tự nhiên, những con người lành mạnh công nhận rằng họ cần những thứ nào đó. Chỉ con người bệnh tật hay mất cân bằng mới nói, ‘Tôi không cần lương thực’. Chỉ một cái trí bị biến dạng mới phải hoặc có nhiều ngôi nhà, hoặc không có ngôi nhà nào để sống trong nó.

 Thân thể của bạn bị đói bởi vì bạn đang sử dụng năng lượng, vì vậy nó cần nhiều năng lượng thêm; đó là bình thường. Nhưng nếu bạn nói, ‘Tôi phải có thức ăn ngon nhất, tôi phải có thức ăn mà cái lưỡi của tôi thích’, vậy thì sự biến dạng bắt đầu. Tất cả chúng ta – không chỉ những người giàu có nhưng mọi người trong thế giới – phải có lương thực, quần áo và chỗ ở; nhưng nếu những cần thiết thuộc vật chất này bị giới hạn, bị kiểm soát và bị khiến cho tiện dụng chỉ cho một ít người, vậy thì có sự biến dạng; một qui trình không tự nhiên đang vận hành. Nếu bạn nói, ‘Tôi phải tích lũy, tôi phải có mọi thứ cho tôi’, bạn đang tước đoạt của những người khác những thứ cần thiết cho nhu cầu hàng ngày của họ.

 Bạn thấy, vấn đề không đơn giản, bởi vì chúng ta thèm muốn những thứ khác ngoài những thứ cần thiết cho nhu cầu hàng ngày của chúng ta. Tôi có lẽ thỏa mãn cùng chút ít lương thực, vài bộ quần áo, và một căn phòng nhỏ để sống trong nó; nhưng tôi lại muốn cái gì khác nữa. Tôi muốn là một người nổi tiếng, tôi muốn địa vị, quyền hành, thanh danh, tôi muốn gần Thượng đế nhất, tôi muốn những người bạn của tôi nghĩ tốt về tôi, và vân vân. Những thèm khát phía bên trong này biến dạng những quan tâm phía bên ngoài của mọi người. Vấn đề có một chút khó khăn bởi vì sự thèm khát phía bên trong để giàu có nhất hay quyền hành nhất, phụ thuộc cho sự thành tựu của nó vào sự sở hữu của những sự vật, gồm cả lương thực, quần áo, và chỗ ở. Tôi dựa vào những thứ này với mục đích để giàu có phía bên trong; nhưng chừng nào tôi còn ở trong trạng thái của phụ thuộc này, tôi không thể được giàu có phía bên trong, mà là để tuyệt đối đơn giản phía bên trong.

XV

 

C

ó lẽ một vài người trong các bạn quan tâm điều gì tôi đã và đang nói về ganh tỵ. Tôi không đang sử dụng từ ngữ ‘ghi nhớ’ bởi vì, như tôi đã giải thích, chỉ ghi nhớ những từ ngữ và những cụm từ khiến cho cái trí đờ đẫn, lờ đờ, không sáng tạo. Nó rất hủy hoại khi chỉ ghi nhớ. Điều gì quan trọng, đặc biệt trong khi bạn còn trẻ là hiểu rõ thay vì vun quén ký ức; bởi vì hiểu rõ làm tự do cái trí, nó thức dậy năng lực tột đỉnh của sự phân tích. Nó làm cho bạn có thể thấy ý nghĩa của sự kiện và không chỉ lý luận nó. Ví dụ, khi bạn chỉ ghi nhớ những cụm từ, những câu nói hay những ý tưởng nào đó về ganh tỵ, sự ghi nhớ đó ngăn cản bạn không quan sát sự kiện của ganh tỵ. Nhưng nếu bạn thấy và hiểu rõ ganh tỵ đang ẩn núp đằng sau vẻ ngoài của những công việc tốt lành, của từ thiện, của tôn giáo, và đằng sau những ham muốn của bạn để vĩ đại, để là vị thánh – nếu bạn thực sự thấy và hiểu rõ điều này cho chính bạn, vậy thì bạn sẽ phát giác có một tự do thật lạ thường khỏi ganh tỵ, khỏi ghen tuông.

 Vì vậy, rất quan trọng phải hiểu rõ, bởi vì điều nhớ lại là một việc chết rồi; và có lẽ đó là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự thoái hóa của con người. Chúng ta rất có xu hướng để bắt chước, sao chép, tuân theo những lý tưởng, những anh hùng; và việc gì xảy ra? Dần dần, ngọn lửa của sáng tạo mất đi và chỉ còn lại bức tranh, biểu tượng, từ ngữ, mà không có bất kỳ ý nghĩa gì đằng sau nó. Chúng ta được dạy bảo phải ghi nhớ, và chắc chắn điều này không là sáng tạo. Không có hiểu rõ trong chỉ ghi nhớ những điều mà bạn đã đọc trong những quyển sách, hay điều mà bạn đã được dạy bảo; và khi suốt sống, ký ức, một mình nó được vun quén, hiểu rõ thực sự dần dần bị hủy diệt.

 Làm ơn hãy lắng nghe cẩn thận, bởi vì hiểu rõ điều này là quan trọng lắm. Chính là hiểu rõ mới sáng tạo, không phải ký ức, không phải ghi nhớ. Hiểu rõ là nhân tố giải thoát, không phải những sự việc mà bạn đã lưu trữ trong cái trí của bạn. Và hiểu rõ không ở trong tương lai. Chỉ vun quen ký ức tạo ra ý tưởng của tương lai; nhưng nếu bạn hiểu rõ một cách hiệp thông, đó là, nếu bạn thấy cái gì đó rất rõ ràng cho chính bạn, vậy thì không có vấn đề. Một vấn đề tồn tại chỉ khi nào chúng ta không thấy rõ ràng.

 Vậy là, điều gì quan trọng không phải cái gì bạn biết, không phải những hiểu biết hay những trải nghiệm mà bạn đã thâu lượm, nhưng thấy những sự việc như chúng là và hiểu rõ chúng ngay tức khắc; bởi vì hiểu rõ là tức khắc, nó không ở trong tương lai. Khi trải nghiệm và hiểu biết đảm trách vị trí của hiểu rõ, chúng trở thành những nhân tố thoái hóa trong sống. Đối với hầu hết chúng ta, hiểu biết và trải nghiệm rất quan trọng; nhưng nếu bạn thâm nhập đằng sau những từ ngữ và thấy ý nghĩa thực sự của hiểu biết và trải nghiệm, bạn sẽ phát giác rằng chúng trở thành những nhân tố chính trong sự thoái hóa của con người. Điều này không có nghĩa rằng hiểu biết không đúng đắn tại những mức độ nào đó của sự tồn tại của chúng ta. Nó đúng đắncần thiết để biết làm thế nào trồng một cái cây và loại dinh dưỡng nào nó phải có, hay làm thế nào nuôi ăn những con gà, hay làm thế nào nuôi dưỡng một gia đình đúng cách, hay làm thế nào xây dựng một cái cầu. Có vô số hiểu biết khoa học tiện dụng, mà có thể được sử dụng một cách đúng đắn. Ví dụ, rất đúng đắn khi chúng ta phải biết làm thế nào để chế tạo một máy phát điện hay một động cơ mô tô. Nhưng khi không có hiểu rõ, vậy thì hiểu biết, mà chỉ là ký ức, trở thành rất hủy hoại, và bạn cũng phát giác rằng trải nghiệm cũng trở thành rất hủy hoại, bởi vì trải nghiệm củng cố nền tảng của ký ức.

 Tôi không biết liệu bạn đã từng nhận thấy làm thế nào nhiều người lớn tuổi suy nghĩ một cách quan liêu, như những viên chức. Nếu họ là những giáo viên, suy nghĩ của họ bị giới hạn vào chức năng đó; họ không là những con người rung động cùng sự sống. Họ biết những qui tắc của ngữ pháp, hay toán học, hay chút ít lịch sử; và bởi vì suy nghĩ của họ bị vây quanh bởi ký ức đó, trải nghiệm đó, hiểu biết của họ đang hủy hoại họ. Sống không là một việc mà bạn học hành từ người nào đó. Sống là cái gì đó mà bạn lắng nghe, mà bạn hiểu rõ từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, mà không tích lũy trải nghiệm. Rốt cuộc, bạn đã nhận được gì khi bạn đã tích lũy trải nghiệm? Khi bạn nói,‘Tôi đã có nhiều trải nghiệm’, hay ‘Tôi biết ý nghĩa của những từ ngữ đó’, nó là ký ức, đúng chứ? Bạn đã có những trải nghiệm nào đó, bạn đã học hành làm thế nào để điều hành một văn phòng, làm thế nào để xây dựng một cao ốc hay một cái cầu, và tùy theo nền tảng đó bạn kiếm được nhiều trải nghiệm hơn. Bạn nuôi dưỡng trải nghiệm, mà là ký ức; và cùng ký ức đó bạn gặp gỡ sự sống.

 Giống như con sông, sự sống đang chảy, vùn vụt, biến đổi, không bao giờ đứng yên; và khi bạn gặp gỡ sự sống bằng gánh nặng của ký ức, tự nhiên bạn không bao giờ gặp gỡ sự sống. Bạn đang gặp gỡ sự sống bằng hiểu biết, trải nghiệm riêng của bạn, mà chỉ nặng nề thêm gánh nặng của ký ức; thế là, hiểu biết và trải nghiệm dần dần trở thành những nhân tố hủy hoại trong sống.

 Tôi hy vọng bạn đang hiểu rõ điều này rất thăm thẳm, bởi vì điều gì tôi đang nói là rất đúng thật; và nếu bạn hiểu rõ nó, bạn sẽ sử dụng hiểu biết tại vị trí thích hợp của nó. Nhưng nếu bạn không hiểu rõ và chỉ tích lũy hiểu biết lẫn trải nghiệm như một phương tiện để tiếp tục trong sống, như một phương tiện để củng cố vị trí của bạn trong thế giới, vậy thì hiểu biết và trải nghiệm sẽ trở thành hủy hoại nhất, chúng sẽ hủy hoại sáng kiến khởi đầu của bạn, sự sáng tạo của bạn. Hầu hết chúng ta đều bị đè nặng bởi uy quyền, bởi điều gì những người khác đã nói, bởi kinh Bhagavad Gita, bởi những ý tưởng, đến độ những sống của chúng ta đã trở thành quá đờ đẫn. Đây là tất cả những kỷ niệm, những nhớ lại; chúng không là những sự việc mà chúng ta đã hiểu rõ, chúng không đang sống. Không có sự việc mới mẻ chừng nào chúng ta còn bị chất nặng bởi những kỷ niệm; và sống luôn luôn mới mẻ, chúng ta không thể hiểu rõ nó. Vì vậy, những sống của chúng ta rất nhàm chán, chúng ta trở nên lờ đờ, thuộc cả tinh thần lẫn thân thể chúng ta phát triển một cách trì độnxấu xí. Rất quan trọng phải hiểu rõ điều này.

 Đơn giản là sự tự do của cái trí khỏi trải nghiệm, khỏi gánh nặng của ký ức. Chúng ta nghĩ rằng đơn giản là một vấn đề của có một ít quần áo và một cái chén ăn xin; chúng ta nghĩ rằng một sống đơn giản cốt tại sở hữu rất ít vật dụng phía bên ngoài. Điều đó có lẽ được thôi. Nhưng đơn giản thực sự là tự do khỏi hiểu biết, tự do khỏi ghi nhớ hay tích lũy trải nghiệm. Bạn không nhận thấy những người mà cố gắng sở hữu chẳng bao nhiêu và nghĩ rằng họ rất đơn giản, hay sao? Bạn đã không lắng nghe họ, hay sao? Mặc dù họ có lẽ chỉ có một cái khố và một cây gậy, họ dư thừa những lý tưởng. Phía bên trong họ rất phức tạp, đang đấu tranh với chính họ, đang vật lộn để tuân theo những chiếu rọi riêng của họ, những niềm tin riêng của họ. Phía bên trong họ không đơn giản; họ chất đầy những gì họ đã lượm lặt từ những quyển sách, dư thừa những lý tưởng, những tín điều, những sợ hãi. Phía bên ngoài họ có lẽ chỉ có một cây gậy và một ít quần áo. Nhưng đơn giản thực sự của sống là phía bên trong trống không, vô nhiễm, không có sự tích lũy của hiểu biết, không có những niềm tin, tín điều, không có sợ hãi của uy quyền; và trạng thái của đơn giản phía bên trong đó chỉ có thể hiện diện khi bạn thực sự hiểu rõ mỗi trải nghiệm từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Nếu bạn đã hiểu rõ một trải nghiệm, vậy thì trải nghiệm đã qua rồi, nó không lưu lại một cặn bã. Do bởi chúng ta không hiểu rõ trải nghiệm, do bởi chúng ta ghi nhớ vui thú hay đau khổ của nó, nên chúng ta không bao giờ đơn giản phía bên trong. Những người mà có xu hướng tôn giáo theo đuổi những sự việc tạo ra đơn giản phía bên ngoài; nhưng phía bên trong họ rất rối loạn, hoang mang, chất nặng bởi vô số những khát khao, những ham muốn, những hiểu biết; họ kinh hãi sống, kinh hãi trải nghiệm.

 Nếu bạn quan sát sự ganh tỵ, bạn sẽ thấy rằng nó là một hình thức bám rễ sâu của sự ghi nhớ mà là một nhân tố rất gây thoái hóa, một nhân tố rất gây hủy hoại trong những sống của chúng ta, và trải nghiệm cũng như vậy. Điều này không có nghĩa rằng bạn phải quên đi những sự kiện hàng ngày, hay lẩn tránh trải nghiệm. Bạn không thể. Nhưng con người đầy những trải nghiệm không nhất thiết là một con người thông minh. Con người có một trải nghiệm và bám vào trải nghiệm đó không là một người thông minh; anh ấy giống như bất kỳ người học sinh nào mà đọc và tích lũy thông tin từ những quyển sách. Một con người thông minhvô nhiễm, được tự do khỏi trải nghiệm; phía bên trong anh ấy đơn giản, mặc dù phía bên ngoài anh ấy có tất cả những sự vật của quả đất – hay chẳng có bao nhiêu.

 

Người hỏi: Liệu thông minh xây dựng cá tính?

Krishnamurti: Bạn có ý gì qua từ ngữ ‘cá tính thanh danh’? Và bạn có ý gì qua từ ngữ ‘thông minh’? Mọi người chính trị – dù là nhiều loại ở Delhi, hay diễn giả huênh hoang rỗng tuếch thuộc địa phương riêng của bạn – liên tục sử dụng những từ ngữ như ‘cá tính’, ‘lý tưởng’, ‘thông minh’, ‘tôn giáo’, ‘Thượng đế’. Chúng ta lắng nghe những từ ngữ này bằng rất nhiều chú ý, bởi vì dường như chúng rất quan trọng. Hầu hết chúng ta đều sống dựa vào những từ ngữ; và những từ ngữ càng hoa mĩ bao nhiêu, càng trau chuốt bao nhiêu, chúng ta càng cảm thấy thỏa mãn bấy nhiêu. Vì vậy, chúng ta hãy tìm ra chúng ta có ý gì qua từ ngữ ‘thông minh’ và chúng ta có ý gì qua từ ngữ ‘cá tính’. Đừng nói tôi không đang trả lời bạn một cách dứt khoát. Tìm kiếm những định nghĩa, những kết luận, là một trong những ranh mãnh của cái trí, và nó có nghĩa rằng bạn không muốn thâm nhậphiểu rõ, bạn chỉ muốn tuân theo những từ ngữ.

 Thông minh là gì? Nếu một người sợ hãi, lo âu, ganh tỵ, tham lam; nếu cái trí của anh ấy đang bắt chước, đang sao chép, bị nhét đầy những trải nghiệm và những hiểu biết của những người khác; nếu suy nghĩ của anh ấy bị giới hạn, bị định hình bởi xã hội, bởi môi trường sống – liệu một con người như thế có thông minh? Anh ấy không có, đúng chứ? Và liệu một con người sợ hãi, không thông minh, có thể có cá tính – cá tính là cái gì đó khởi đầu, không chỉ đang lặp lại những làm và không làm của truyền thống? Liệu cá tính là phẩm chất đáng kính trọng?

 Bạn hiểu rõ từ ngữ ‘kính trọng’ có nghĩa gì? Bạn được kính trọng khi bạn được tôn kính, được coi trọng bởi đa số mọi người quanh bạn. Và đa số mọi người kính trọng cái gì – những người của gia đình, những người của tập thể? Họ kính trọng những thứ mà chính họ mong muốn và họ đã chiếu rọi như một mục đích hay một lý tưởng; họ kính trọng những thứ mà họ thấy tương phản với tình trạng hèn kém riêng của họ. Nếu bạn giàu có và có quyền hành, hay có một danh tánh quan trọng thuộc chính trị, hay đã viết những quyển sách thành công, bạn được kính trọng bởi đa số. Điều gì bạn nói có lẽ vô lý hoàn toàn, nhưng khi bạn nói, người ta lắng nghe bởi vì họ coi bạn như một người vĩ đại. Và vẫn vậy, khi bạn kiếm được sự kính trọng của nhiều người, sự theo sau của vô số người, nó cho bạn một ý thức của kính trọng, một cảm thấy của đã đạt được. Nhưng những người tạm gọi là tội lỗi gần Thượng đế hơn những người được kính trọng, bởi vì những người được kính trọng bị bao bọc trong sự đạo đức giả.

 Liệu cá tính là kết quả của sự bắt chước, của bị điều khiển bởi sự sợ hãi về điều gì mọi người sẽ nói hay sẽ không nói? Liệu cá tính chỉ là sự củng cố của những khuynh hướng, những thành kiến riêng của người ta? Liệu nó là một giữ gìn của truyền thống, dù của Ấn độ, của Châu âu hay của Mỹ? Thông thường điều đó được gọi là có cá tính – là một người mạnh mẽ mà duy trì truyền thống địa phương và vì vậy được kính trọng bởi nhiều người. Nhưng khi bạn có thành kiến, bắt chước, trói buộc bởi truyền thống, hay khi bạn sợ hãi, liệu có thông minh, liệu có cá tính? Bắt chước, tuân theo, tôn sùng, có những lý tưởng – cách đó dẫn đến sự kính trọng, nhưng không dẫn đến hiểu rõ. Một con người của những lý tưởngđáng kính trọng; nhưng anh ấy sẽ không bao giờ gần Thượng đế, anh ấy sẽ không bao giờ biết tình yêu là gì, bởi vì những lý tưởng của anh ấy là một phương tiện để che đậy sự sợ hãi của anh ấy, sự bắt chước của anh ấy, sự cô độc của anh ấy.

 Vì vậy nếu không hiểu rõ về chính bạn, nếu không nhận biết được tất cả mọi việc đang vận hành trong cái trí riêng của bạn – bạn suy nghĩ như thế nào, liệu bạn đang bắt chước, đang sao chép, liệu bạn sợ hãi, liệu bạn đang tìm kiếm quyền hành – không thể có thông minh. Và chính là thông minh mới sáng tạo cá tính, không phải sự tôn sùng anh hùng, hay sự theo đuổi của một lý tưởng. Hiểu rõ về chính người ta, về cái tôi phức tạp lạ lùng riêng của người ta, là sự khởi đầu của thông minh, mà phơi bày cá tính.

Người hỏi: Tại sao một nguời cảm thấy lo lắng khi một người khác nhìn anh ấy một cách chăm chú?

Krishnamurti: Bạn cảm thấy lo lắng khi người nào đó nhìn bạn? Khi một người giúp việc, một người dân làng – người nào đó mà bạn coi là hèn kém – nhìn bạn, thậm chí bạn không biết anh ấy hiện diện ở đó, bạn chỉ đi ngang qua; bạn không lưu ý đến anh ấy. Nhưng khi người cha của bạn, người mẹ của bạn, hay người giáo viên của bạn nhìn bạn, bạn cảm thấy hơi hơi lo lắng bởi vì họ biết nhiều hơn bạn, và họ có lẽ tìm ra nhiều việc về bạn. Chuyển lên cao chút nữa, nếu một viên chức chính phủ hay một người khác nổi tiếng nào đó lưu ý bạn, bạn hài lòng, bởi vì bạn hy vọng kiếm được cái gì đó từ anh ấy, một việc làm hay một loại phần thưởng nào đó. Và nếu một người nhìn bạn mà từ người đó bạn không kiếm được gì cả, bạn hoàn toàn dửng dưng, đúng chứ? Vì vậy, rất quan trọng phải tìm ra điều gì đang vận hành trong cái trí riêng của bạn khi người ta nhìn bạn, bởi vì cách bạn phản ứng đến một cái nhìn hay một nụ cười như thế nào có ý nghĩa nhiều lắm.

 Rủi thay, hầu hết chúng ta đều hoàn toàn không nhận biết được tất cả những điều này. Chúng ta không bao giờ lưu ý người ăn mày, hay người dân làng đang mang một gánh nặng của anh ấy, hay một con vẹt đang bay. Chúng ta quá bị bận tâm bởi những phiền muộn, những khao khát, những sợ hãi của chúng ta, bởi những vui thú và những nghi thức thờ cúng của chúng ta, đến độ chúng ta không nhận biết được nhiều sự việc có ý nghĩa trong sống.

 

Người hỏi: Liệu chúng ta không thể vun quén sự hiểu rõ, hay sao? Khi chúng ta liên tục cố gắng để hiểu rõ, liệu nó không có nghĩa rằng chúng ta đang luyện tập sự hiểu rõ, hay sao?

Krishnamurti: Sự hiểu rõ có thể vun quén được? Nó là cái gì đó được luyện tập giống như bạn luyện tập chơi quần vợt, hay chơi đàn dương cầm, hay ca hát, hay nhảy múa? Bạn có thể đọc một quyển sách lặp đi và lặp lại cho đến khi bạn hoàn toàn quen thuộc với nó, cái gì đó để được học hành qua sự lặp lại liên tục, mà thực sự là sự vun quén của ký ức? Liệu sự hiểu rõ không từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, và vì vậy cái gì đó không thể được luyện tập, hay sao?

 Khi nào bạn hiểu rõ? Trạng thái của quả tim và cái trí của bạn khi có hiểu rõ là gì? Khi bạn nghe tôi nói điều gì đó rất đúng thật về ghen tuông – ghen tuông đó là hủy hoại, ganh tỵ đó là một nhân tố chính trong sự thoái hóa của sự liên hệ con người – bạn phản ứng đến nó như thế nào? Bạn thấy sự thật của nó ngay tức khắc? Hay bạn bắt đầu suy nghĩ về ghen tuông, nói về nó, lý luận nó, phân tích nó? Liệu hiểu rõ là một qui trình của sự phân tích hay sự lý luận từ từ? Liệu hiểu rõ có thể được vun quén như bạn vun quén cái vườn để sản sinh những quả và những bông hoa? Chắc chắn, hiểu rõ là thấy sự thật của điều gì đó một cách hiệp thông, mà không có bất kỳ rào cản nào của những từ ngữ, những thành kiến hay những động cơ.

 

Người hỏi: Liệu khả năng của hiểu rõgiống hệt cho những con người?

Krishnamurti: Giả sử cái gì đó đúng thật đang được phơi bày cho bạn và bạn thấy sự thật của nó rất mau lẹ; sự hiểu rõ của bạn là ngay tức khắc bởi vì bạn không có những rào cản. Bạn không chất đầy sự quan trọng riêng của bạn, bạn háo hức muốn tìm được, thế là bạn nhận biết được ngay tức khắc. Nhưng tôi có nhiều rào cản, nhiều thành kiến. Tôi ghen tuông, bị xé nát bởi những xung đột bị đặt nền tảng trên ganh tỵ, chất đầy sự quan trọng riêng của tôi. Tôi đã tích lũy nhiều sự việc trong sống, và tôi thực sự không muốn thấy; vì vậy, tôi không thấy, tôi không hiểu rõ.

 

Người hỏi: Người ta không thể từ từ loại bỏ những rào cản bằng cách liên tục cố gắng để hiểu rõ, hay sao?

Krishnamurti: Không. Tôi không thể từ từ loại bỏ những rào cản, không bằng cách cố gắng hiểu rõ, nhưng chỉ khi nào tôi thực sự thấy sự quan trọng của không có những rào cản – mà có nghĩa tôi phải sẵn lòng thấy những rào cản. Giả sử bạn và tôi nghe người nào đó nói rằng ganh tỵthoái hóa. Bạn lắng nghe và hiểu rõ ý nghĩa, sự thật của nó, và bạn được tự do khỏi cảm thấy của ganh tỵ, của ghen tuông đó. Nhưng tôi không muốn thấy sự thật của nó, bởi vì nếu tôi thực hiện nó sẽ hủy diệt toàn cấu trúc thuộc sống của tôi.

 

Người hỏi: Tôi cảm thấy sự cần thiết của loại bỏ những rào cản.

Krishnamurti: Tại sao bạn cảm thấy điều đó? Bạn muốn loại bỏ những rào cản bởi vì những hoàn cảnh? Bạn muốn loại bỏ chúng bởi vì người nào đó đã bảo với bạn rằng bạn nên loại bỏ? Chắc chắn, những rào cản được loại bỏ chỉ khi nào bạn tự thấy cho chính bạn rằng có những rào cản thuộc bất kỳ loại nào tạo ra một cái trí mà ở trong một tình trạng của thoái hóa từ từ. Và khi nào bạn thấy điều này? Khi bạn đau khổ? Nhưng liệu sự đau khổ nhất thiết phải đánh thức bạn nhận biết được sự quan trọng của loại bỏ tất cả những rào cản? Hay ngược lại, nó khiến cho bạn tạo ra nhiều rào cản thêm?

 Bạn sẽ phát giác rằng tất cả những rào cản rơi rụng khi chính bạn đang bắt đầu lắng nghe, quan sát, tìm ra. Không có lý luận cho việc loại bỏ những rào cản; và khoảnh khắc bạn giới thiệu một lý luận, bạn không đang loại bỏ chúng. Điều kỳ diệu, hạnh phúc to tát nhất là, trao tặng sự nhận biết bên trong của bạn một cơ hội để loại bỏ những rào cản. Nhưng khi bạn nói những rào cản phải được loại bỏ và sau đó luyện tập loại bỏ chúng, đó là công việc của cái trí, và cái trí không thể loại bỏ những rào cản. Bạn phải thấy rằng, không nỗ lực nào của bạn có thể loại bỏ chúng. Vậy là, cái trí trở nên yên lặng, bất động; và trong bất động này, bạn khám phá cái mà là sự thật.

 

XVI

 

C

húng ta đã và đang nói về những nhân tố gây thoái hóa trong sự tồn tại của con người, và chúng ta đã nói rằng sợ hãi là một trong những nguyên nhân cơ bản của sự thoái hóa này. Chúng ta cũng đã nói rằng sự tuân phục vào uy quyền trong bất kỳ hình thức nào, dù tự áp đặt hay được thiết lập từ phía bên ngoài, cũng như bất kỳ hình thức nào của sự bắt chước, sự sao chép, đều gây hủy hoại cho sáng kiến khởi đầu, cho sự sáng tạo, và nó ngăn cản sự khám phá của cái gì là sự thật.

 Sự thật không là cái gì đó mà có thể được theo đuổi; nó phải được khám phá. Bạn không thể tìm ra sự thật trong bất kỳ quyển sách nào hay qua bất kỳ sự tích lũy của trải nghiệm nào. Như ngày hôm trước chúng ta đã bàn luận, khi trải nghiệm trở thành một ghi nhớ, sự ghi nhớ đó hủy diệt sự hiểu rõ sáng tạo. Bất kỳ cảm thấy nào của hận thù hay ganh tỵ, dù nó có lẽ yếu ớt đến chừng nào, cũng hủy diệt sự hiểu rõ sáng tạo này mà nếu không có nó không có hạnh phúc. Hạnh phúc không thể được mua bán, nó cũng không đến khi bạn theo đuổi nó; nhưng nó hiện diện ở đó khi không có xung đột.

 Lúc này, liệu không quan trọng, đặc biệt trong khi chúng ta vẫn còn ở trong trường học, phải bắt đầu hiểu rõ ý nghĩa của những từ ngữ, hay sao? Từ ngữ, biểu tượng, đã trở thành một việc hủy diệt nhất cho hầu hết chúng ta, và chúng ta không nhận biết được điều này. Bạn biết tôi có ý gì qua từ ngữ biểu tượng? Biểu tượng là cái bóng của sự thật? Ví dụ, cái đĩa hát không là tiếng nói thực sự; nhưng tiếng nói đã được thâu vào cái đĩa, và chúng ta lắng nghe cái này. Từ ngữ, biểu tượng, hình ảnh, ý tưởng không là sự thật; nhưng chúng ta tôn sùng hình ảnh, chúng ta tôn thờ biểu tượng, chúng ta trao tặng ý nghĩa vô cùng cho từ ngữ, và tất cả điều này rất hủy hoại; bởi vì, lúc đó từ ngữ, biểu tượng, hình ảnh trở thành quan trọng nhất. Đó là lý do tại sao những đền chùa, những nhà thờ, và vô vàn những tổ chức tôn giáo khác nhau cùng những biểu tượng, những niềm tin và những giáo điều của chúng, đã trở thành những nhân tố ngăn cản cái trí không vượt khỏi và khám phá sự thật. Vì vậy, đừng bị trói buộc trong những từ ngữ, trong những biểu tượng, mà một cách tự động vun quén thói quen. Thói quen là một nhân tố hủy diệt nhất; bởi vì khi bạn muốn suy nghĩ một cách sáng tạo, thói quen chen vào cản trở.

 Có lẽ bạn không hiểu rõ toàn ý nghĩa của điều gì tôi đang trình bày; nhưng bạn sẽ hiểu rõ, nếu bạn suy nghĩ về nó. Thỉnh thoảng hãy ra ngoài dạo bộ một mìnhsuy nghĩ ra những điều này. Hãy tìm ra nó có nghĩa gì qua từ ngữ như ‘sống’, ‘Thượng đế’, ‘bổn phận’, ‘đồng-hợp tác’ – tất cả những từ ngữ lạ thường đó mà chúng ta sử dụng quá cẩu thả.

 Bạn có khi nào tự hỏi chính mình từ ngữ ‘bổn phận’ có nghĩa gì? Bổn phận đối với cái gì? Đối với những người lớn tuổi, đối với điều gì mà truyền thống nói: bạn phải hy sinhcha mẹ của bạn, vì quốc gia của bạn, vì những Thượng đế của bạn. Từ ngữ ‘bổn phận’ đó đã trở thànhý nghĩa cực kỳ đối với bạn, đúng chứ? Nó chứa đầy ý nghĩa được áp đặt vào bạn. Bạn đã được dạy bảo rằng bạn có một bổn phận đối với quốc gia của bạn, đối với những Thượng đế của bạn, đối với người hàng xóm của bạn; nhưng điều gì còn quan trọng hơn từ ngữ ‘bổn phận’ là tìm ra cho chính bạn sự thật là gì. Cha mẹxã hội của bạn sử dụng từ ngữ ‘bổn phận’ như một phương tiện của đúc khuôn bạn, định hình bạn tùy theo những đặc điểm riêng của họ, những thói quen thuộc suy nghĩ riêng của họ, những ưa thích và không ưa thích của họ, nhờ đó hy vọng bảo đảm sự an toàn riêng của họ. Vì vậy, hãy dành ra chút ít thời gian, hãy kiên nhẫn, hãy phân tích, hãy thâm nhập tất cả điều này và tìm ra cho chính bạn điều gì là đúng thật. Đừng chỉ chấp nhận từ ngữ ‘bổn phận’, bởi vì nơi nào có ‘bổn phận’, không có tình yêu.

 Tương tự như thế, hãy thâm nhập từ ngữ ‘đồng hợp tác’. Chính thể muốn bạn đồng hợp tác cùng nó. Nếu bạn đồng hợp tác cùng cái gì đó mà không hiểu rõ, bạn chỉ đang bắt chước, đang sao chép. Nhưng nếu bạn hiểu rõ, nếu bạn tìm ra sự thật của điều gì đó, vậy thì trong đồng hợp tác bạn đang sống cùng nó, đang chuyển động cùng nó; nó là bộ phận của bạn.

 Vì vậy, rất cần thiết phải nhận biết được những từ ngữ, những biểu tượng, những hình ảnh mà đang làm què quặt sự suy nghĩ của bạn. Nhận biết được chúng và tìm ra liệu bạn có thể vượt khỏi chúng là điều cốt lõi nếu bạn muốn sống một cách sáng tạo, một cách hợp nhất.

 Bạn biết, chúng ta cho phép từ ngữ ‘bổn phận’ giết chết chúng ta. Ý tưởng rằng bạn có một bổn phận đối với cha mẹ của bạn, đối với những nguời thân thuộc, đối với quốc gia, hy sinh bạn. Nó bắt buộc bạn ra ngoài để chiến đấu, để giết chết, và bị giết chết hay bị tàn phế. Người chính trị, người lãnh đạo nói rằng rất quan trọng phải hủy diệt những người khác để bảo vệ cộng đồng, quốc gia, học thuyết hay cách sống; thế là giết chóc trở thành bổn phận của bạn, và chẳng mấy chốc bạn bị cuốn hút vào tinh thần quân đội. Tinh thần quân đội khiến cho bạn vâng lời, thuộc thân thể nó khiến cho bạn rất kỷ luật; nhưng phía bên trong cái trí của bạn từ từ bị hủy diệt bởi vì bạn đang bắt chước, đang sao chép, đang tuân theo. Bạn trở thành một công cụ duy nhất của những người lớn tuổi, của người chính trị, một dụng cụ của sự tuyên truyền. Bạn có được sự chấp thuận giết chóc để bảo vệ tổ quốc của bạn như một điều không thể tránh khỏi bởi vì người nào đó đã nói điều đó là cần thiết. Nhưng không đặt thành vấn đề ai nói đó là cần thiết, bạn không nên suy nghĩ ra nó rất rõ ràng cho chính bạn, hay sao?

 Chắc chắn, giết chóc là hành động thoái hóa và hủy diệt nhất trong sống, đặc biệt khi giết chết một con người khác; bởi vì khi bạn giết chóc, bạn đầy hận thù, dù bạn nói bạn có lý luận nó đến chừng nào, và bạn cũng tạo ra hận thù trong những người khác. Bạn có thể giết chóc bằng một từ ngữ cũng như bằng một hành động; và giết chết những người khác không bao giờ giải quyết được bất kỳ vấn đề nào của chúng ta. Chiến tranh đã không bao giờ chữa trị được những bệnh tật thuộc xã hội hay kinh tế của chúng ta, nó cũng không tạo ra sự hiểu rõ lẫn nhau trong sự liên hệ của con người; và tuy nhiên toàn thế giới này đều luôn luôn đang chuẩn bị cho chiến tranh. Nhiều lý luận được đưa ra để bào chữa vấn đề tại sao lại cần thiết phải giết chết những con người; và cũng có nhiều lý luận để không giết chóc. Nhưng đừng bị trôi giạt đi bởi bất kỳ lý lẽ nào; bởi vì hôm nay bạn có lý luận tốt lành cho việc không giết chóc, và ngày mai bạn có lẽ có lý luận còn mạnh mẽ hơn nhiều cho việc giết chóc.

 Trước hết, hãy thấy sự thật của nó, hãy cảm thấy không giết chóc là cần thiết biết chừng nào. Không cần lưu tâm điều gì có lẽ được giải thích bởi những người khác, từ uy quyền cao nhất đến uy quyền thấp nhất, hãy tìm ra cho chính bạn sự thật của vấn đề; và khi phía bên trong bạn được rõ ràng về nó, vậy thì bạn có thể lý luận ra những chi tiết. Nhưng đừng khởi sự bằng một lý luận, bởi vì mọi lý luận có thể được gặp gỡ bởi một lý luận ngược lại và bạn sẽ bị trói buộc trong mạng lưới của lý luận. Điều quan trọng là thấy một cách trực tiếp cho chính bạn sự thật là gì; và sau đó bạn có thể bắt đầu sử dụng lý luận. Khi bạn nhận biết được cho chính bạn điều gì là đúng thật; khi bạn biết rằng giết chết một người khác không là tình yêu; khi phía bên trong bạn cảm thấy sự thật rằng phải không có hận thù trong sự liên hệ với một người khác của bạn, vậy thì không lý luận nào có thể hủy diệt sự thật đó. Vậy thì, không người chính trị, không người giáo sĩ, không người cha hay người mẹ nào có thể hy sinh bạn cho một ý tưởng hay cho sự an toàn riêng của họ.

 Những người lớn tuổi luôn luôn hy sinh những nguời trẻ tuổi; và đến phiên của bạn, khi bạn lớn lên, bạn sẽ hy sinh những người trẻ tuổi. Bạn không muốn kết thúc sự hy sinh này, hay sao? Bởi vì nó là cách hủy diệt nhất của sống, nó là một trong những nhân tố nghiêm trọng nhất của sự thoái hóa của con người. Muốn kết thúc nó, bạn, như một cá thể phải tìm ra sự thật cho chính bạn. Không phụ thuộc vào bất kỳ nhóm người hay tổ chức nào, bạn phải khám phá sự thật của không giết chóc, của không hận thù, của cảm thấy tình yêu. Vậy thì, không những từ ngữ nào, không những lý luận xảo quyệt nào có thể dụ dỗ bạn giết chóc hay hy sinh một người khác.

 Vì vậy, rất quan trọng, trong khi bạn còn trẻ tuổi, phải suy nghĩ ra, phải cảm thấy tất cả những điều này cho chính bạn, và thế là đặt nền tảng cho sự khám phá của sự thật.

 

Người hỏi: Mục đích của sự sáng tạo là gì?

Krishnamurti: Bạn thực sự quan tâm điều đó? Bạn có ý gì qua từ ngữ ‘sáng tạo’? Mục đích của sống là gì? Tại sao bạn sống, đọc sách, học hành, vượt qua những kỳ thi? Mục đích của sự liên hệ là gì – sự liên hệ của cha mẹ và con cái, của người chồng và người vợ? Sống là gì? Liệu đó là điều gì bạn có ý khi bạn đặt ra câu hỏi này, ‘Mục đích của sự sáng tạo là gì?’ Khi nào bạn đặt ra một câu hỏi như thế? Khi phía bên trong bạn không thấy rõ ràng, khi bạn bị rối loạn, đau khổ, tối tăm, khi bạn không nhận biết hay cảm thấy sự thật của vấn đề cho chính bạn, lúc đó bạn muốn biết mục đích của sống là gì.

 Lúc này, có nhiều người sẽ bảo cho bạn mục đích của sống; họ sẽ bảo cho bạn điều gì những quyển sách thiêng liêng đã nói. Những người khôn ngoan sẽ tiếp tục sáng chế những mục đích khác nhau của sống. Nhóm chính trị sẽ có một mục đích, nhóm tôn giáo sẽ có một mục đích khác, và vân vânvân vân. Và làm thế nào bạn sẽ tìm được mục đích của sống là gì khi chính bạn bị hoang mang? Chắc chắn, chừng nào bạn còn bị hoang mang, bạn chỉ có thể nhận được một đáp án mà cũng là hoang mang. Nếu cái trí của bạn bị rối loạn, nếu nó không thực sự yên lặng, bất kỳ đáp án nào bạn nhận được sẽ qua bức màn này của rối loạn, lo âu, sợ hãi; thế là, đáp án sẽ bị biến dạng. Vì vậy điều quan trọng là không phải hỏi mục đích của sống là gì, nhưng dọn dẹp sự rối loạn bên trong bạn. Nó giống như một người mù lòa đang hỏi, ‘Ánh sáng là gì?’ Nếu tôi cố gắng bảo cho anh ấy ánh sáng là gì, anh ấy sẽ lắng nghe tùy theo sự mù lòa của anh ấy, tùy theo sự tối tăm của anh ấy; nhưng từ khoảnh khắc anh ấy có thể thấy, anh ấy sẽ không bao giờ hỏi ánh sáng là gì. Nó hiện diện ở đó.

 Tương tự như thế, nếu bạn có thể dọn dẹp sự rối loạn bên trong bạn, lúc đó bạn sẽ tìm được mục đích của sống là gì; bạn sẽ không phải hỏi, bạn sẽ không phải tìm kiếm nó. Muốn được tự do khỏi sự rối loạn bạn phải thấy và hiểu rõ những nguyên nhân tạo ra sự rối loạn; và những nguyên nhân của sự rối loạn rất rõ ràng. Chúng bị bám rễ trong ‘cái tôi’ mà luôn luôn đang mong muốn tự-bành trướng chính nó qua sở hữu, qua trở thành, qua thành công, qua bắt chước; và những triệu chứng là sự ghen tuông, ganh tỵ, tham lam, sợ hãi. Chừng nào còn có sự rối loạn phía bên trong này, bạn luôn luôn đang tìm kiếm những đáp án phía bên ngoài; nhưng khi sự rối loạn phía bên trong được dọn dẹp, vậy thì bạn sẽ biết ý nghĩa của sống.

 

Người hỏi: Nghiệp là gì?

Krishnamurti: Nghiệp là một trong những từ ngữ kỳ lạ mà chúng ta sử dụng, nó là một trong những từ ngữ mà sự suy nghĩ của chúng ta bị trói buộc. Người nghèo khổ phải chấp nhận sống theo một lý thuyết. Anh ấy phải chấp nhận sự khổ cực, đói khát, tồi tàn, bởi vì anh ấy không được ăn uống đầy đủ và không có năng lượng để phá vỡ và sáng tạo một cách mạng. Anh ấy phải chấp nhận điều gì sống trao tặng anh ấy, và vì vậy anh ấy nói, ‘Nó là nghiệp của tôi để phải sống như thế này’; và những người chính trị, những người quan trọng, khuyến khích anh ấy chấp nhận sự khổ cực của anh ấy. Bạn không muốn anh ấy phản kháng chống lại tất cả điều này, đúng chứ? Nhưng khi bạn trả cho người nghèo khổ quá ít ỏi trong khi bạn có quá nhiều, đó là điều rất có thể xảy ra; thế là bạn sử dụng từ ngữ nghiệpmục đích khuyến khích sự chấp nhận thụ động của anh ấy về sự khổ cực trong sống của anh ấy.

 Con ngườigiáo dục, con người đã đạt được, con người đã thừa hưởng, đã đến tột đỉnh của mọi việc, con người có quyền hành, địa vị và những phương tiện của tham nhũng – anh ấy cũng nói, ‘Nó là nghiệp của tôi. Tôi đã tử tế trong một đời trước và bây giờ tôi đang gặt được phần thưởng của hành động quá khứ của tôi’.

 Nhưng liệu đó là ý nghĩa của từ ngữ nghiệpchấp nhận những sự việc như chúng là? Bạn hiểu rõ chứ? Nghiệp có nghĩa chấp nhận những sự việc như chúng là mà không nghi ngờ, mà không một tia lửa của phản kháng – mà là thái độ nhiều người chúng ta có? Vì vậy, bạn thấy quá dễ dàng làm sao khi những từ ngữ nào đó trở thành một mạng lưới mà chúng ta bị trói buộc trong nó, bởi vì chúng ta không thực sự đang sống. Ý nghĩa thực sự của từ ngữ nghiệp đó không thể được hiểu rõ như một lý thuyết; nó không thể được hiểu rõ nếu bạn nói, ‘Đó là điều gì kinh Bhagavad Gita nói’.

 Bạn biết, ‘Cái trí so sánh là cái trí dốt nát nhất trong tất cả, bởi vì nó không suy nghĩ; nó chỉ nói, ‘Tôi đã đọc một quyển sách như thế, và điều gì ông nói cũng giống như nó’. Khi bạn nói điều này, bạn đã không còn suy nghĩ; khi bạn so sánh, bạn không còn thâm nhập để tìm ra điều gì là đúng thật, không liên quan gì đến bất kỳ quyển sách đặc biệt hay vị đạo sư nào đã nói. Vì vậy, điều gì quan trọng là quẳng đi tất cả những uy quyền và hãy thâm nhập, hãy tìm ra, và không so sánh. So sánh là sự tôn sùng của uy quyền, nó là sự bắt chước, không suy nghĩ. So sánh là chính bản chất của cái trí mà không thức dậy để khám phá điều gì là đúng thật. Bạn nói, ‘Đó là như thế, nó giống như điều gì đã được nói bởi Phật’, và bạn nghĩ thế là bạn đã giải quyết được những vấn đề của bạn. Nhưng muốn thực sự khám phá được sự thật của bất kỳ thứ gì, bạn phải cực kỳ năng động, mãnh liệt, tự tin; và bạn không thể có sự tự tin chừng nào bạn còn đang suy nghĩ một cách so sánh. Làm ơn, hãy lắng nghe tất cả điều này. Nếu không có sự tự tin, bạn không còn tất cả khả năng để thâm nhậptìm ra điều gì là đúng thật. Sự tự tin mang lại một tự do nào đó để cho bạn khám phá; và khám phá đó bị khước từ bởi chính bạn khi bạn đang so sánh.

 

Người hỏi: Liệu có một yếu tố nào đó của sợ hãi trong sự kính trọng?

Krishnamurti: Bạn nói gì? Khi bạn thể hiện sự kính trọng đối với giáo viên của bạn, cha mẹ của bạn, vị đạo sư của bạn, và không kính trọng đối với người giúp việc của bạn; khi bạn xua đuổi những người không quan trọng đối với bạn, và liếm giầy những người trên bạn, những viên chức, những người chính trị, những người quan trọng – không có một yếu tố của sợ hãi trong việc này, hay sao? Từ những người quan trọng, từ giáo viên, người giám thị, người giáo sư, từ cha mẹ của bạn, từ người chính trị hay người giám đốc ngân hàng, bạn hy vọng kiếm được cái gì đó; vì vậy, bạn kính trọng. Nhưng những người nghèo khổ có thể cho bạn cái gì? Thế là những người nghèo khổ bạn không thèm lưu tâm, bạn đối xử với họ đầy khinh miệt, thậm chí bạn không cần biết họ tồn tại ở đó khi họ đi ngang qua bạn ngoài đường phố. Bạn không thèm nhìn họ, nó không liên quan đến bạn khi họ run lập cập vì lạnh lẽo, khi họ bẩn thỉu hay đói khát. Nhưng bạn sẽ biếu xén cho những người quan trọng, cho những người vĩ đại của quốc gia, thậm chí khi bạn chẳng có bao nhiêu, vì mục đích để kiếm được nhiều thêm nữa ân huệ của họ. Trong việc này, dứt khoát có một yếu tố của sợ hãi, đúng chứ? Không có tình yêu. Nếu bạn có tình yêu trong quả tim của bạn, bạn sẽ bày tỏ sự kính trọng của bạn đối với những người không có gì cả cũng như những người có mọi thứ; bạn không sợ hãi những người giàu có cũng như không khinh miệt những người nghèo khổ. Sự kính trọng trong hy vọng nhận được phần thưởng là kết quả của sự sợ hãi. Trong tình yêu không có sợ hãi.

XVII

 

C

húng ta đã và đang thâm nhập những nhân tố khác nhau mà tạo ra sự thoái hóa trong những sống của chúng ta, trong những hoạt động của chúng ta, trong những suy nghĩ của chúng ta; và chúng ta đã thấy rằng xung đột là một trong những nhân tố chính của sự thoái hóa này. Và hòa bình, như thông thường nó được hiểu, cũng không là một nhân tố hủy diệt, hay sao? Liệu hòa bình có thể được tạo ra bởi cái trí? Nếu chúng ta có thể có hòa bình qua cái trí, điều đó cũng không dẫn đến sự suy sụp, sự thoái hóa, hay sao? Nếu chúng ta không tỉnh táocảnh giác, từ ngữ ‘hòa bình’ đó trở thành giống như một cửa sổ chật hẹp qua đó chúng ta quan sát thế giớicố gắng hiểu rõ nó. Qua một cửa sổ chật hẹp chúng ta chỉ thấy một phần của bầu trời, và không phải toàn sự bao la, sự mênh mông của nó. Không thể có hòa bình bằng cách chỉ theo đuổi hòa bình, mà chắc chắn là một qui trình của cái trí.

 Hiểu rõ điều này có lẽ phải hơi hơi khó khăn, nhưng tôi sẽ cố gắng trình bày nó hết sức đơn giản. Nếu chúng ta có thể hiểu rõ hòa bình có nghĩa gì, vậy thì có lẽ chúng ta sẽ hiểu rõ ý nghĩa thực sự của tình yêu.

 Chúng ta nghĩ rằng hòa bình là cái gì đó sẽ kiếm được qua cái trí, qua lý luận; nhưng như thế sao? Liệu có khi nào hòa bình có thể xảy ra qua bất kỳ làm yên lặng, qua bất kỳ kiểm soát hay chi phối nào của suy nghĩ? Tất cả chúng ta đều muốn hòa bình; và đối với hầu hết chúng ta, hòa bình có nghĩa được để lại một mình, không bị quấy rầy hay can thiệp, thế là chúng ta dựng lên một bức tường quanh cái trí riêng của chúng ta, một bức tường của những ý tưởng.

 Hiểu rõ điều này rất quan trọng cho bạn, bởi vì khi bạn lớn lên bạn sẽ bị đối diện với những vấn đề của chiến tranh và hòa bình. Liệu hòa bình là điều gì đó để được theo đuổi, được trói buộc và được thuần thục bởi cái trí? Điều gì hầu hết chúng ta gọi là hòa bình là một qui trình của trì trệ, của sự phân rã từ từ. Chúng ta nghĩ chúng ta sẽ tìm được hòa bình bằng cách bám vào một bộ của những ý tưởng, bằng cách phía bên trong dựng lên một bức tường của sự an toàn, sự bảo đảm, một bức tường của những thói quen, những niềm tin; chúng ta nghĩ rằng hòa bình là một vấn đề của theo đuổi một nguyên tắc, của vun quén một khuynh hướng đặc biệt, một ưa thích đặc biệt, một mong ước đặc biệt. Chúng ta muốn sống mà không có sự phiền muộn, thế là chúng ta tìm ra một góc nào đó của vũ trụ, hay của thân tâm chúng ta, mà chúng ta lê lết vào trong đó, và chúng ta sống trong sự tối tăm của tự-bao bọc. Đó là điều gì hầu hết chúng ta đều tìm kiếm trong sự liên hệ của chúng ta với người chồng, với người vợ, với cha mẹ, với bạn bè. Một cách không nhận biết được, chúng ta muốn hòa bình bằng bất kỳ cái giá nào, và thế là chúng ta theo đuổi nó.

 Nhưng có khi nào cái trí có thể tìm được hòa bình? Chính cái trí không là một cái nguồn của sự bất an, hay sao? Cái trí chỉ có thể thâu lượm, phủ nhận, khẳng định, ghi nhớ, theo đuổi. Một cách tuyệt đối, hòa bình là cốt lõi, bởi vì nếu không có hòa bình chúng ta không thể sống một cách sáng tạo. Nhưng liệu hòa bình là điều gì đó được nhận ra qua những đấu tranh, những từ bỏ, những hy sinh của cái trí? Bạn hiểu rõ điều gì tôi đang nói?

 Chúng ta có lẽ bất mãn khi chúng ta còn trẻ tuổi, nhưng khi chúng ta lớn lên, nếu chúng ta không thông minhcảnh giác, sự bất mãn đó sẽ được dẫn vào một cái kênh của một hình thức cam chịu an phận đối với sống. Cái trí luôn luôn đang tìm kiếm một thói quen, niềm tin, ham muốn tách biệt, cái gì đó mà nó có thể sống an phận và trong tình trạng hòa bình với thế giới. Nhưng cái trí không thể tìm được hòa bình, bởi vì nó có thể suy nghĩ chỉ phụ thuộc vào thời gian, phụ thuộc vào quá khứ, hiện tại và tương lai: cái gì nó đã là, cái gì nó là, và cái gì nó sẽ là. Nó liên tục đang chê bai, đang đánh giá, đang cân nhắc, đang so sánh, đang theo đuổi những ảo tưởng riêng của nó, những thói quen, những niềm tin riêng của nó; và một cái trí như thế không bao giờ có thể hòa bình. Nó có thể đánh lừa chính nó vào một trạng thái mà nó gọi là hòa bình; nhưng đó không là hòa bình. Cái trí có thể tự thôi miên chính nó bằng cách lặp lại những từ ngữ và những cụm từ, bằng cách theo sau người nào đó, hay bằng cách tích lũy những hiểu biết; nhưng nó không hòa bình, bởi vì chính một cái trí như thế là trung tâm của sự bất an; tại ngay bản chất của nó, nó là bản thể của thời gian. Vì vậy, cái trí mà dựa vàochúng ta suy nghĩ, chúng ta tính toán, chúng ta xoay xởso sánh, không thể tìm được hòa bình.

 Hòa bình không là kết quả của sự lý luận; và tuy nhiên, như bạn sẽ thấy nếu bạn quan sát chúng, những tôn giáo có tổ chức đều bị trói buộc trong sự theo đuổi hòa bình này qua cái trí. Hòa bình thực sự có tánh sáng tạotinh khiết ngược lại với chiến tranh có tánh hủy diệt; và để tìm được hòa bình đó, người ta phải hiểu rõ vẻ đẹp. Đó là lý do tại sao rất quan trọng, trong khi chúng ta còn rất nhỏ, phải có vẻ đẹp này quanh chúng ta – vẻ đẹp của những cao ốc mà có những cân đối đúng cách, vẻ đẹp của sự sạch sẽ, vẻ đẹp của nói chuyện yên lặng giữa những người lớn. Trong hiểu rõ vẻ đẹp là gì, chúng ta sẽ biết tình yêu, bởi vì sự hiểu rõ về vẻ đẹp là sự hòa bình của quả tim.

 Hòa bình không thuộc quả tim, không thuộc cái trí. Muốn biết hòa bình bạn phải tìm ra vẻ đẹp là gì. Cách bạn nói chuyện, những từ ngữ bạn sử dụng, những cử chỉ bạn chuyển động – những điều này quan trọng lắm, bởi vì qua chúng bạn sẽ phát hiện sự tinh lọc của quả tim riêng của bạn. Vẻ đẹp không thể được định nghĩa, nó không thể được giải thích trong những từ ngữ. Nó có thể được hiểu rõ chỉ khi nào cái trí rất yên lặng.

 Vì vậy, trong khi bạn còn nhỏ và nhạy cảm, rất cần thiết rằng bạn – cũng như những người có trách nhiệm chăm sóc bạn – phải sáng tạo một bầu không khí của vẻ đẹp. Cách bạn mặc, cách bạn đi đứng, cách bạn nằm ngồi, cách bạn ăn uống – tất cả những việc này, và tất cả những việc quanh bạn, là rất quan trọng. Bởi vì khi bạn lớn lên bạn sẽ gặp những xấu xa của sống – những cao ốc xấu xí, những con người xấu xa cùng sự hiểm độc, ganh tỵ, tham vọng, độc ác của họ; và nếu trong quả tim của bạn không được hình thành và thiết lập sự nhận biết của vẻ đẹp, bạn sẽ dễ dàng bị cuốn trôi bởi dòng chảy hung tợn của thế giới. Vậy thì, bạn sẽ bị trói buộc trong sự đấu tranh liên tục để tìm được hòa bình qua cái trí. Cái trí chiếu rọi một ý tưởng của hòa bình và cố gắng theo đuổi nó, thế là bị trói buộc trong mạng lưới của những từ ngữ, trong mạng lưới của những ưa thích và những ảo tưởng.

 Hòa bình có thể đến chỉ khi nào có tình yêu. Nếu bạn kiếm được hòa bình chỉ qua sự an toàn, thuộc tài chánh hay cách khác, hay qua những niềm tin, những nghi thức, những lặp lại bằng từ ngữ nào đó, không có sự sáng tạo; không có sự cấp bách phải sáng tạo một cách mạng cơ bản trong thế giới. Hòa bình như thế chỉ dẫn đến sự mãn nguyện và sự cam chịu. Nhưng khi trong bạn có sự hiểu rõ của tình yêu và vẻ đẹp, vậy thì bạn sẽ tìm được hòa bình mà không chỉ là một chiếu rọi của cái trí. Chính hòa bình này mới là sáng tạo, mới dọn dẹp sự rối loạn và mang lại trật tự trong chính người ta. Nhưng hòa bình này không hiện diện qua bất kỳ nỗ lực nào để tìm ra. Nó hiện diện khi bạn liên tục đang nhìn ngắm, khi bạn nhạy cảm đến cả những xấu xí và những đẹp đẽ, đến cả những tốt lành và những xấu xa, đến tất cả những dao động của sống. Hòa bình không là cái gì đó tầm thường, được tạo ra bởi cái trí; nó lớn lao vô cùng, mở rộng vô hạn, nó có thể được hiểu rõ chỉ khi nào quả tim được giàu có.

 

Người hỏi: Tại sao chúng ta cảm thấy thấp kém trước những người cao cấp hơn của chúng ta?

Krishnamurti: Bạn nghĩ những người cao cấp hơn của bạn là ai? Những người mà biết? Những người mà có những tước hiệu, những bằng cấp? Những người mà bạn muốn cái gì đó từ họ, một loại phần thưởng hay địa vị nào đó? Khoảnh khắc bạn nghĩ người nào đó như là cao cấp, bạn không nghĩ người nào khác là thấp kém, hay sao?

 Tại sao chúng ta có sự phân chia này về những người cao cấp hơn và những người thấp kém hơn? Nó tồn tại chỉ khi nào chúng ta mong muốn cái gì đó, đúng chứ? Tôi cảm thấy ít thông minh hơn bạn, tôi không có nhiều tiền bạc hay khả năng như bạn có, tôi không hạnh phúc như bạn dường như có, hay tôi muốn cái gì đó từ bạn; vì vậy tôi cảm thấy thấp kém hơn bạn. Khi tôi ganh tỵ bạn, hay khi tôi đang cố gắng bắt chước bạn, hay khi tôi muốn cái gì đó từ bạn, ngay tức khắc tôi trở thành người thấp kém của bạn, bởi vì tôi đã đặt bạn trên một cái bệ, tôi đã cho bạn một giá trị cao cấp. Vì vậy, thuộc tâm lý, phía bên trong, tôi tạo ra cả những người cao cấp lẫn những người thấp kém; tôi tạo ra ý thức của bất bình đẳng này giữa những người mà có và những người mà không có.

 Giữa những con người có sự bất bình đẳng to lớn của khả năng, đúng chứ? Có con người sáng chế máy bay phản lực và có con người điều khiển cái máy cầy. Sự khác biệt to lớn trong khả năng – thuộc trí năng, thuộc từ ngữ, thuộc thân thể – không thể tránh khỏi. Nhưng bạn thấy, chúng ta trao ý nghĩa lạ lùng cho những chức năng nào đó. Chúng ta nghĩ rằng người thống đốc, người thủ tướng, người sáng chế, người khoa học, lại quan trọng hơn người giúp việc; vì vậy chức năng đảm đương địa vị. Chừng nào chúng ta còn trao cho địa vị những chức năng đặc biệt, chắc chắn phải có một ý thức của bất bình đẳng, và khoảng trống giữa những người có khả năng và những người không khả năng trở thành không thể nối liền được. Nếu chúng ta có thể giữ được chức năng mà không có địa vị, vậy thì có thể sáng tạo một cảm thấy thực sự của bình đẳng. Nhưng muốn có điều này phải có tình yêu; bởi vì chính là tình yêu mới hủy diệt ý thức của những người cao cấp hơn và những người thấp kém hơn.

 Thế giới được phân chia thành những người có – những người giàu có, những người quyền hành, những người khả năng, những người có mọi thứ – và những người không có. Và liệu có thể sáng tạo một thế giới trong đó sự phân chia này giữa ‘những người có’ và ‘những người không có’ không tồn tại? Thật ra, việc gì đang xảy ra là thế này: thấy sự chia cách, cái vực thẳm này giữa những người giàu có và những người nghèo khổ, giữa con người có khả năng to lớn và con người có chút ít hay không có khả năng, những người chính trị và những người kinh tế đang cố gắng giải quyết vấn đề qua sự đổi mới thuộc xã hội và thuộc kinh tế. Việc đó có lẽ được thôi. Nhưng một thay đổi thực sự không bao giờ có thể xảy ra chừng nào chúng ta còn không hiểu rõ toàn qui trình của sự hận thù, sự ganh tỵ, sự hiểm độc; bởi vì chỉ khi nào qui trình này được hiểu rõkết thúc mới có thể có tình yêu trong những quả tim của chúng ta.

 

Người hỏi: Liệu có thể có hòa bình trong những sống của chúng ta khi tại mỗi khoảnh khắc chúng ta đang đấu tranh chống lại môi trường sống của chúng ta?

Krishnamurti: Môi trường sống của chúng ta là gì? Môi trường sống của chúng taxã hội, môi trường sống thuộc dân tộc, giai cấp, kinh tế, và tôn giáo của quốc gia trong đó chúng ta lớn lên; và cũng cả khí hậu. Hầu hết chúng ta đều đang đấu tranh để phù hợp vào, để điều chỉnh chính chúng ta đến môi trường sống của chúng ta bởi vì chúng ta hy vọng kiếm được một việc làm từ môi trường sống đó, chúng ta hy vọng có được những lợi lộc của xã hội đặc biệt đó. Nhưng xã hội đó được cấu thành từ cái gì? Bạn có khi nào suy nghĩ về nó? Bạn có khi nào quan sát kỹ lưỡng xã hội đó mà bạn đang sống trong nó và bạn đang cố gắng điều chỉnh chính bạn vào nó? Xã hội đó được đặt nền tảng trên một bộ của những niềm tin và những truyền thống mà được gọi là tôn giáo, và trên những giá trị thuộc kinh tế nào đó, đúng chứ? Bạn là bộ phận của xã hội đó, và bạn đang đấu tranh để điều chỉnh chính bạn vào nó. Nhưng xã hội đó là kết quả của sự tham lợi, nó là kết quả của sự ganh tỵ, sợ hãi, tham lam, những theo đuổi sở hữu, cùng thỉnh thoảng những lóe sáng của tình yêu. Và nếu bạn muốn thông minh, không sợ hãi, không tham lợi, liệu bạn có thể điều chỉnh chính bạn vào một xã hội như thế? Liệu bạn có thể?

 Chắc chắn, bạn phải sáng tạo một xã hội mới mẻ, mà có nghĩa rằng bạn, như một cá thể phải được tự do khỏi sự tham lợi, khỏi sự ganh tỵ, khỏi sự tham lam; bạn phải được tự do khỏi chủ nghĩa quốc gia, khỏi chủ nghĩa ái quốc, và khỏi tất cả sự thâu hẹp của suy nghĩ thuộc tôn giáo. Chỉ lúc đó mới có thể sáng tạo cái gì đó mới mẻ, một xã hội hoàn toàn mới mẻ. Nhưng chừng nào bạn còn đấu tranh một cách không suy nghĩ để điều chỉnh chính bạn vào xã hội hiện nay, bạn chỉ đang tuân theo khuôn mẫu cũ kỹ của sự ganh tỵ, của quyền hành và thanh danh, của những niềm tin gây thoái hóa.

 Vì vậy rất quan trọng, trong khi bạn còn nhỏ, phải bắt đầu hiểu rõ những vấn đề này và tạo ra sự tự do thực sự bên trong chính bạn, bởi vì lúc đó bạn sẽ sáng tạo một thế giới mới mẻ, một xã hội mới mẻ, một liên hệ mới mẻ giữa con ngườicon người. Và giúp đỡ bạn thực hiện việc này chắc chắnchức năng thực sự của giáo dục.

 

Người hỏi: Tại sao chúng ta đau khổ? Tại sao chúng ta không thể được tự do khỏi bệnh tật và chết chóc?

Krishnamurti: Qua sự vệ sinh, qua những điều kiện sống thích hợpthực phẩm dinh dưỡng, con người đang bắt đầu thoát khỏi những bệnh tật nào đó. Qua giải phẫu và những hình thức khác nhau của điều trị, khoa học y tế đang cố gắng tìm ra một chữa trị cho những căn bệnh không thể chữa trị được như bệnh ung thư. Một bác sĩ có khả năng làm tất cả mọi việc anh ấy có thể làm để giảm bớtloại bỏ bệnh tật.

 Và liệu chết có thể chinh phục được? Tại tuổi của bạn, thật lạ thường quá khi bạn quan tâm đến chết. Tại sao bạn quá bận tâm đến nó? Có phải vì có quá nhiều chết quanh bạn – những giàn hỏa thiêu, thân thể được khiêng đến bờ sông? Đối với bạn, chết là một cảnh quen thuộc, bạn liên tục chứng kiến nó; và có sợ hãi của chết.

 Nếu bạn không suy nghĩhiểu rõ cho chính bạn những hàm ý của chết, bạn sẽ liên tục đi từ một người giảng đạo này đến một người giảng đạo khác, từ một hy vọng này sang một hy vọng khác, từ một niềm tin này sang một niềm tin khác, cố gắng tìm được một đáp án cho nghi vấn của chết này. Bạn hiểu rõ chứ? Đừng tiếp tục hỏi người nào khác, nhưng hãy cố gắng tìm ra cho chính bạn sự thật của vấn đề. Đặt ra vô số câu hỏi mà không khi nào cố gắng tìm ra hay khám phá, thuộc đặc tính của một cái trí tầm thường.

 Bạn thấy, chúng ta sợ hãi chết chỉ khi nào chúng ta bám vào sống. Hiểu rõ toàn qui trình của sống cũng là hiểu rõ toàn ý nghĩa của chết. Chết chỉ là sự triệt tiêu của sự tiếp tục; và chúng ta sợ hãi không thể tiếp tục; nhưng cái gì tiếp tục không bao giờ có thể mới mẻ. Hãy suy nghĩ ra nó; hãy khám phá cho chính bạn điều gì là đúng thật. Chính sự thật mới giải thoát bạn khỏi sự sợ hãi của chết, và không phải là những lý thuyết thuộc tôn giáo của bạn, cũng không phải là niềm tin của bạn trong sự đầu thai hay trong cuộc sống đời sau.

 

 

XVIII

 

T

rong khi chúng ta còn khá trẻ, có lẽ hầu hết chúng ta đều không bị ảnh hưởng nhiều bởi những xung đột của sống, bởi những lo âu, những hân hoan thoáng chốc, những thảm họa vật chất, sự sợ hãi của chết và những biến dạng thuộc tinh thần đã đè nặng thế hệ lớn tuổi. May thay, trong khi chúng ta còn trẻ hầu hết chúng ta vẫn chưa tiếp xúc với trận chiến của sống. Nhưng khi chúng ta lớn lên, những vấn đề, những đau khổ, những ngờ vực, sự đấu tranh phía bên trong và thuộc kinh tế, tất cả đều bắt đầu ập vào chúng ta, và sau đó chúng ta muốn tìm ra ý nghĩa của sống, chúng ta muốn biết sống là gì. Chúng ta thắc mắc về những xung đột, những đau khổ, những thảm họa, sự nghèo khổ. Chúng ta muốn biết tại sao một số nguời lại sung sướng và những người khác lại không; tại sao một người lại khỏe mạnh, thông minh, có tài năng, có năng lực, trong khi một người khác không có. Và nếu chúng ta thỏa mãn một cách dễ dàng, chẳng mấy chốc chúng ta bị trói buộc trong những giả thuyết nào đó, trong lý thuyết hay niềm tin nào đó; chúng ta tìm được một đáp án, nhưng nó không bao giờ là đáp án thực sự. Chúng ta nhận ra rằng sống là xấu xa, phiền muộn, đau khổ, và chúng ta khởi sự tìm hiểu; nhưng bởi vì không có đủ tự tin, sinh lực, thông minh, hồn nhiên để tiếp tục thâm nhập, chẳng mấy chốc chúng ta bị trói buộc trong những lý thuyết, trong những niềm tin, trong loại phỏng đoán hay giáo điều nào đó mà giải thích một cách hài lòng tất cả những điều này. Dần dần, những niềm tingiáo điều của chúng ta trở nên bám rễ sâu và không thể lay động, bởi vì đằng sau chúng có một sợ hãi liên tục về cái không biết được. Chúng ta không bao giờ quan sát sự sợ hãi đó; chúng ta lẩn tránh nó và ẩn náu trong những niềm tin của chúng ta. Và khi chúng ta tìm hiểu những niềm tin này – niềm tin Ấn giáo, niềm tin Phật giáo, niềm tin Thiên chúa giáochúng ta phát hiện rằng chúng gây phân chia con người. Mỗi bộ của những giáo điều hay những niềm tin có một chuỗi của những nghi thức tôn thờ, một chuỗi của những ép buộctrói buộc cái trí và tách rời con người khỏi con người.

Thế là, chúng ta khởi sự tìm hiểu để tìm ra điều gì là đúng thật, điều gì là ý nghĩa của tất cả đau khổ này, đấu tranh này, phiền muộn này, và chúng ta kết thúc bằng một bộ của những niềm tin, những nghi thức, những lý thuyết. Chúng ta không có sự tự tin, cũng không có sinh ực, cũng không có sự hồn nhiên để xóa sạch niềm tinthâm nhập; thế là, niềm tin bắt đầu hành động như một nhân tố gây thoái hóa trong những sống của chúng ta.

Niềm tin gây thoái hóa, bởi vì đằng sau niềm tinluân lý thuộc lý tưởng ẩn núp ‘cái tôi’, cái ngã – cái tôi mà liên tục đang tăng trưởng to hơn và to hơn, quyền hành hơn. Chúng ta nghĩ rằng niềm tin trong Thượng đếtôn giáo. Chúng ta nghĩ rằng có tin tưởng là một người tôn giáo. Nếu bạn không tin tưởng, bạn sẽ bị coi như là một người vô thần và bị chê trách bởi xã hội. Một xã hội chê trách những người không tin tưởng Thượng đế, và một xã hội khác chê trách những người tin tưởng. Cả hai đều giống hệt nhau.

Thế là, tôn giáo trở thành một vấn đề của niềm tin, và niềm tin hành động như một giới hạn vào cái trí; và vì vậy cái trí không bao giờ được tự do. Nhưng chỉ trong sự tự do bạn mới có thể tìm ra điều gì là đúng thật, điều gì là Thượng đế, không phải qua bất kỳ niềm tin nào; bởi vì niềm tin của bạn chiếu rọi điều gì bạn suy nghĩ Thượng đế nên là gì; điều gì bạn suy nghĩ nên là đúng thật. Nếu bạn tin tưởng Thượng đế là tình yêu, Thượng đếtốt lành, Thượng đế là cái này hay cái kia, chính niềm tin của bạn ngăn cản bạn không hiểu rõ Thượng đế là gì, sự thật là gì. Nhưng, bạn thấy, bạn muốn quên bẵng mình trong một niềm tin; bạn muốn hy sinh bạn; bạn muốn ganh đua với một người khác, bạn muốn loại bỏ sự đấu tranh liên tục này mà đang xảy ra bên trong bạn và theo đuổi đạo đức.

Sống của bạn là một đấu tranh liên tục trong đó có phiền muộn, đau khổ, tham vọng, vui thú thoáng qua, hạnh phúc đến rồi đi; thế là, cái trí muốn điều gì đó thật vĩ đại để bám vào, điều gì đó vượt khỏi chính nó mà nó có thể được đồng hóa cùng. Cái gì đó cái trí gọi là Thượng đế, sự thật, và nó tự đồng hóa cùng Thượng đế qua niềm tin, qua thuyết phục, qua lý luận, qua những hình thức khác nhau của kỷ luật và luân lý thuộc lý tưởng. Nhưng cái gì đó vĩ đại, mà sáng chế sự phỏng đoán, vẫn còn là bộ phận của ‘cái tôi’, nó được chiếu rọi bởi cái trí trong sự ham muốn của nó để tẩu thoát khỏi những khốn khổ của sống.

Chúng ta đồng hóa chính chúng ta cùng một quốc gia đặc biệtẤn độ, Anh, Đức, Nga, Mỹ. Bạn nghĩ về chính bạn như một người Ấn độ. Tại sao? Tại sao bạn đồng hóa mình cùng nước Ấn độ? Có khi nào bạn đã quan sát nó, thâm nhập đằng sau những từ ngữ mà đã giam giữ cái trí của bạn? Đang sống trong một thành phố hay một thị trấn nhỏ, đang theo một sống phiền muộn cùng những đấu tranh và những cãi cọ trong gia đình của bạn, bị bất mãn, không hài lòng, không hạnh phúc, bạn đồng hóa mình cùng một quốc gia được gọi là Ấn độ. Điều này trao tặng bạn một ý thức của vô hạn, của quan trọng, một thỏa mãn thuộc tâm lý, thế là bạn nói, ‘Tôi là một người Ấn độ’; và bởi vì điều này, bạn sẵn lòng giết chóc, chết hay bị tàn phế.

Trong cùng cách, bởi vì bạn rất tầm thường, đang đấu tranh liên tục với chính bạn và với những người khác, bởi vì bạn bị hoang mang, phiền muộn, rối loạn, bởi vì bạn biết có chết, bạn đồng hóa mình cùng cái gì đó vượt khỏi, cái gì đó vĩ đại, quan trọng, đầy ý nghĩa, mà bạn gọi là Thượng đế. Sự đồng hóa này cùng cái gì bạn gọi là Thượng đế, trao tặng bạn một ý thức của quan trọng vô cùng, và bạn cảm thấy hạnh phúc. Thế là sự đồng hóa của chính bạn cùng cái gì đó vĩ đại là một qui trình của tự-bành trướng; nó vẫn còn là sự đấu tranh của ‘cái tôi’, cái ngã.

Như chúng ta thông thường biết nó, tôn giáo là một chuỗi của những niềm tin, những giáo điều, những nghi thức, những mê tín; nó là sự tôn sùng của những hình tượng, của những mê hoặc và những đạo sư, và chúng ta nghĩ tất cả việc này sẽ dẫn chúng ta đến mục đích tối thượng nào đó. Mục đích tối thượng đó là sự chiếu rọi riêng của chúng ta; nó là điều gì chúng ta ao ước, điều gì chúng ta suy nghĩ sẽ khiến cho chúng ta hạnh phúc, một cam đoan của tình trạng vĩnh cửu. Bị trói buộc trong sự ham muốnvĩnh cửu này, cái trí sáng chế một tôn giáo của những giáo điều, của giai cấp giáo sĩ, của những mê tín và sự tôn thờ hình tượng; và có những trì trệ. Liệu đó là tôn giáo? Liệu tôn giáo là một vấn đề của niềm tin, một vấn đề của chấp nhận hay có hiểu biết của những trải nghiệm hay những khẳng định của những người khác? Liệu tôn giáo chỉ là sự thực hành của luân lý? Bạn biết, có luân lý là một điều tương đối dễ dàng – làm việc này và không làm việc kia. Bạn có thể chỉ bắt chước một hệ thống luân lý. Nhưng đằng sau luân lý như thế ẩn núp cái tôi hung hăng, đang tăng trưởng, đang bành trướng, đang thống trị. Và đó là tôn giáo?

Bạn phải tìm ra sự thật là gì, bởi vì đó là điều gì thực sự quan trọng – không phải liệu bạn giàu có hay nghèo khổ, hay liệu bạn lập gia đình và sống hạnh phúc cùng con cái, bởi vì tất cả những việc này đều phải đến một kết thúc; và luôn luôn có chết. Vậy là, nếu không có bất kỳ hình thức nào của niềm tin, bạn phải có sinh lực, sự tự tin, sáng kiến khởi đầu để tìm ra cho chính bạn sự thật là gì, Thượng đế là gì. Niềm tin sẽ không giải thoát cái trí của bạn; niềm tin gây thoái hóa, gây mù lòa, gây dốt nát. Cái trí có thể giải thoát chỉ qua sinh lực và sự tự tin riêng của nó.

Chắc chắn, một trong những chức năng của giáo dụcsáng tạo những cá thể không bị trói buộc bởi bất kỳ hình thức nào của niềm tin, bất kỳ khuôn mẫu nào của luân lý hay kính trọng. Chính là ‘cái tôi’ mới chỉ tìm kiếm để trở nên có luân lý, được kính trọng. Cá thể tôn giáo thực sự là người mà khám phá, mà trải nghiệm một cách hiệp thông Thượng đế là gì, sự thật là gì. Trải nghiệm hiệp thông đó không bao giờ có thể xảy ra được qua bất kỳ hình thức nào của niềm tin, qua bất kỳ nghi thức nào, qua bất kỳ sự theo sau hay tôn thờ một người khác. Cái trí tôn giáo thực sự được tự do khỏi tất cả những đạo sư. Bạn như một cá thể, khi bạn lớn lên và sống theo sống riêng của bạn, từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc có thể khám phá sự thật, và thế là bạn có thể tự do.

Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng được tự do khỏi những vật chất của thế giớibước đầu tiên hướng về tôn giáo. Không phải vậy. Đó là một trong những cách dễ dàng nhất để thực hiện. Bước đầu tiên là được tự do để suy nghĩ nguyên vẹn, tổng thể, và độc lập, mà có nghĩa không bị trói buộc bởi niềm tin hay bị nghiền nát bởi những hoàn cảnh, bởi môi trường sống, để cho bạn là một con người tổng thể, có khả năng, có sinh lực và sự tự tin. Chỉ đến lúc đó cái trí của bạn, bởi vì tự do, không bị thành kiến, không bị quy định, có thể tìm được Thượng đế là gì. Chắc chắn, đây là mục đích cơ bản mà bất kỳ trung tâm giáo dục nào nên tồn tại: giúp đỡ mỗi cá thể tại trường học được tự do để khám phá sự thật. Điều này có nghĩa không tuân theo bất kỳ hệ thống, không bám vào bất kỳ niềm tin hay nghi thức, và không tôn sùng bất kỳ đạo sư nào. Cá thể phải thức dậy thông minh của anh ấy, không qua bất kỳ hình thức nào của kỷ luật, kháng cự, cưỡng bách, ép buộc, nhưng qua tự do. Chỉ qua thông minh được sinh ra từ tự do thì cá thể mới có thể khám phá cái vượt khỏi cái trí. Bao la đó – cái không thể đặt tên, cái không giới hạn, cái không thể đo lường được bởi những từ ngữ và trong nó có tình yêu mà không thuộc cái trí – phải được hiệp thông trực tiếp. Cái trí không thể hình dung nó; vì vậy cái trí phải rất yên lặng, bất động kinh ngạc, mà không có bất kỳ đòi hỏi hay bất kỳ ham muốn nào. Chỉ lúc đó cái mà có lẽ được gọi là Thượng đế hay sự thật mới có thể hiện diện.

 

Người hỏi: Vâng lời là gì? Liệu chúng ta nên vâng lời một mệnh lệnh thậm chí không hiểu rõ nó?

Krishnamurti: Đó không là việc mà hầu hết chúng ta đều làm, hay sao? Những cha mẹ, những giáo viên, những người lớn tuổi nói, ‘Làm việc này’. Họ nói nó rất lịch sự, hay bằng một cây gậy, và bởi vì chúng ta sợ hãi, chúng ta vâng lời. Đó cũng là việc gì những chính phủ, việc gì những người quân đội làm đối với chúng ta. Chúng ta được dạy dỗ từ niên thiếu để vâng lời, không cần biết nó là gì. Những cha mẹ của chúng ta càng độc đoán nhiều bao nhiêu và chính phủ càng chuyên chế nhiều bao nhiêu, chúng ta càng bị bắt buộc, bị định hình từ những năm sớm nhất của chúng ta chặt chẽ nhiều bấy nhiêu; và bởi vì không hiểu rõ tại sao chúng ta phải làm việc gì chúng ta được yêu cầu, chúng ta vâng lời. Chúng ta cũng được dạy bảo phải suy nghĩ cái gì. Những cái trí của chúng ta bị lột bỏ bất kỳ suy nghĩ nào mà không được ưng thuận bởi Chính thể, bởi những chính quyền địa phương. Chúng ta không bao giờ được chỉ bảo hay được giúp đỡ để suy nghĩ, để tìm ra, nhưng được yêu cầu phải vâng lời. Những giáo sĩ bảo chúng ta nó là như thế, những quyển sách tôn giáo bảo chúng ta nó là như thế, và sợ hãi phía bên trong của chúng ta thúc ép chúng ta phải vâng lời; bởi vì nếu chúng ta không vâng lời chúng ta sẽ bị hoang mang, chúng ta sẽ cảm thấy lạc lõng.

 Thế là, chúng ta vâng lời bởi vì chúng ta rất không suy nghĩ. Chúng ta không muốn suy nghĩ bởi vì suy nghĩ phiền phức lắm; muốn suy nghĩ, chúng ta phải nghi ngờ, tìm hiểu, chúng ta phải tìm ra cho chính chúng ta. Và những người lớn tuổi không muốn chúng ta tìm hiểu, họ không đủ kiên nhẫn để lắng nghe những câu hỏi của chúng ta. Họ quá bận rộn bởi những tranh cãi riêng của họ, bởi những tham vọng và những thành kiến của họ, bởi những làm và những không làm của luân lýkính trọng của họ; và chúng ta những người trẻ tuổi chúng ta sợ hãi sống sai trái, bởi vì chúng ta cũng muốn được kính trọng. Tất cả chúng ta đều không muốn mặc cùng loại quần áo, để trông giống nhau, hay sao? Chúng ta không muốn làm bất kỳ việc gì khác biệt, chúng ta không muốn suy nghĩ độc lập, đứng tách rời, bởi vì việc đó gây phiền phức lắm; thế là chúng ta hợp thành một nhóm người.

 Dù chúng ta thuộc bất kỳ tuổi tác nào, hầu hết chúng ta đều vâng lời, tuân theo, bắt chước, bởi vì phía bên trong chúng ta sợ hãi bị rối loạn. Chúng ta muốn ổn định, cả tiền bạc lẫn luân lý; chúng ta muốn được chấp nhận. Chúng ta muốn ở trong một vị trí an toàn, được bao bọc và không bao giờ phải đương đầu với phiền muộn, đau đớn, khổ sở. Chính là sự sợ hãi, có ý thức hay không ý thức, mới khiến chúng ta vâng lời người thầy, người lãnh đạo, người giáo sĩ, chính phủ. Chính là sợ hãi bị trừng phạt mới ngăn cản chúng ta không làm những việc gây tổn thương cho những người khác. Thế là, đằng sau tất cả những hành động của chúng ta, những theo đuổi và những tham lam của chúng ta, ẩn nấp sự ham muốn cho vĩnh cửu này, sự ham muốn được an toàn, được bảo đảm này. Nếu không được tự do khỏi sợ hãi, chỉ vâng lời chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Điều gì có ý nghĩanhận biết được sợ hãi này ngày sang ngày, quan sát nó phơi bày như thế nào trong những cách khác nhau. Chỉ khi nào có tự do khỏi sợ hãi mới có thể có chất lượng phía bên trong đó của hiểu rõ, cô đơn đó mà không có sự tích lũy của hiểu biết hay trải nghiệm.

 

 

XIX

 

K

hi chúng ta lớn lên và rời trường học sau khi đã nhận được một sự việc tạm gọi là giáo dục, chúng ta phải đối diện nhiều vấn đề. Nghề nghiệp gì chúng ta sẽ chọn lựa, để cho trong nó chúng ta có thể thành tựu và được hạnh phúc? Trong nghề nghiệp hay việc làm nào chúng ta sẽ cảm thấy rằng chúng ta không đang trục lợi và không đang tàn nhẫn với những người khác? Chúng ta phải đối diện với những vấn đề của đau khổ, thảm họa, chết chóc. Chúng ta phải hiểu rõ đói khát, dư thừa dân số, tình dục, đau khổ, vui thú. Chúng ta phải giải quyết nhiều sự việc mâu thuẫnhỗn loạn trong sống: những cãi cọ giữa đàn ông và đàn ông, giữa đàn ông và đàn bà; những xung đột phía bên trong và những đấu tranh phía bên ngoài. Chúng ta phải hiểu rõ tham vọng, chiến tranh, tinh thần quân đội – và cái sự việc lạ thường đó được gọi là hòa bình, mà còn có sức sống nhiều hơn chúng ta nhận biết được. Chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của tôn giáo, mà không chỉ là sự phỏng đoán và tôn thờ của những hình ảnh, và cũng cả cái sự việc rất lạ thường và phức tạp này được gọi là tình yêu. Chúng ta phải nhạy cảm với vẻ đẹp của sống, một con chim đang bay lượn – và cũng với người ăn xin, với sự dơ bẩn của những người nghèo khổ, với những cao ốc xấu xícon người đã dựng lên, với những con đường dơ dáy và những ngôi đền còn bẩn thỉu hơn. Chúng ta phải đối diện tất cả những vấn đề này. Chúng ta phải đối diện vấn đề của tuân theo hay không tuân theo ai, và liệu chúng ta có nên tuân theo bất kỳ ai hay không.

 Hầu hết chúng ta đều quan tâm tạo ra một thay đổi nhỏ nhoi ở nơi này hay nơi kia, và chúng ta thỏa mãn bởi thay đổi đó. Chúng ta càng lớn tuổi bao nhiêu, chúng ta càng ít muốn bất kỳ thay đổi cơ bản, sâu thẳm nào bấy nhiêu, bởi vì chúng ta sợ hãi. Chúng ta không suy nghĩ về sự thay đổi tổng thể, chúng ta chỉ suy nghĩ về sự thay đổi hời hợt; và nếu bạn quan sát nó, bạn sẽ thấy rằng sự thay đổi hời hợt đó không là thay đổi gì cả. Nó không là một thay đổi cơ bản, nhưng chỉ là một thay đổi được bổ sung của cái gì đã là. Bạn phải đối diện tất cả những điều này, từ hạnh phúcđau khổ riêng của bạn đến hạnh phúcđau khổ của nhiều người; từ những tham vọng và những theo đuổi tự tìm kiếm riêng của bạn đến những tham vọng, những động cơ và những theo đuổi của những người khác. Bạn phải đối diện sự ganh đua, sự thoái hóa trong chính bạn và trong những người khác, sự suy sụp của cái trí, sự trống rỗng của quả tim. Bạn phải biết tất cả điều này, bạn phải đối diệnhiểu rõ nó cho chính bạn. Nhưng rủi thay, bạn không chuẩn bị cho nó.

 Chúng ta đã hiểu rõ điều gì khi chúng ta rời trường học? Chúng ta có lẽ đã lượm lặt một chút ít hiểu biết, nhưng chúng ta cũng dốt nát, trống rỗng, nông cạn như khi chúng ta vào trường học. Những học hành của chúng ta, trường học đang theo của chúng ta đã không giúp đỡ chúng ta hiểu rõ những vấn đề rất phức tạp này của sống. Những giáo viên dốt nát, và chúng ta cũng trở thành dốt nát như họ. Họ sợ hãi, và chúng ta sợ hãi. Vì vậy, nó là vấn đề riêng của chúng ta. Chính là trách nhiệm riêng của chúng ta cũng như trách nhiệm của những giáo viên để thấy rằng chúng ta rời trường vào thế giới cùng sự chín chắn, cùng suy nghĩ sâu sắc, không có sợ hãi, và vì vậy có thể đối diện với sống một cách thông minh.

 Lúc này, có vẻ rất quan trọng phải tìm ra một đáp án cho tất cả những vấn đề phức tạp này, nhưng không có đáp án. Tất cả mọi việc mà bạn phải làm là đối diện với tất cả những vấn đề này một cách thông minh khi chúng nảy sinh. Làm ơn, hãy hiểu rõ điều này. Theo bản năng, bạn muốn một đáp án, đúng chứ? Bạn nghĩ rằng bằng cách đọc những quyển sách, bằng cách theo sau người nào đó, bạn sẽ tìm được những đáp án cho tất cả những vấn đề rất tinh tếphức tạp của sống. Bạn sẽ tìm được những niềm tin, những lý thuyết, nhưng chúng sẽ không là những đáp án, bởi vì những vấn đề này đã được tạo ra bởi những con người giống như bạn. Sự dửng dưng kinh hoàng, sự đói khát, sự tàn nhẫn, sự ghê tởm, sự tồi tàn – tất cả việc này đã được tạo ra bởi những con người, và để sáng tạo một cách mạng cơ bản bạn phải hiểu rõ cái trí và quả tim của con người, mà là chính bạn. Chỉ tìm kiếm một đáp án trong một quyển sách, hay đồng hóa mình cùng một hệ thống chính trị hay kinh tế nào đó, dù nó có lẽ hứa hẹn đến chừng nào, hay thực hành những vô lý thuộc tôn giáo nào đó cùng những mê tín của nó, hay theo sau một đạo sư – không việc nào sẽ giúp đỡ bạn hiểu rõ những vấn đề của con người này, bởi vì chúng được tạo ra bởi bạn và những con người khác giống như bạn. Muốn hiểu rõ chúng, bạn phải hiểu rõ về chính bạn – hiểu rõ về chính bạn khi bạn sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, từ ngày sang ngày, từ năm sang năm; và để thực hiện việc này bạn cần thông minh, dư thừa thấu triệt, tình yêu và kiên nhẫn.

 Vì vậy, bạn phải tìm ra thông minh là gì, đúng chứ? Tất cả các bạn đã sử dụng từ ngữ đó rất tự do; nhưng bằng cách chỉ nói về thông minh bạn không thể trở thành thông minh. Những người chính trị liên tục lặp lại những từ ngữ như ‘thông minh’, ‘hội nhập’, ‘một văn hóa mới’, ‘một thế giới hợp nhất’, nhưng chúng chỉ là những từ ngữ mà chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Vì vậy, đừng sử dụng những từ ngữ mà không hiểu rõ thực sự tất cả mọi điều chúng hàm ý.

 Chúng ta đang cố gắng tìm ra thông minh là gì – không chỉ định nghĩa của nó, mà có thể được tìm thấy trong bất kỳ quyển tự điển nào, nhưng biết của nó, cảm thấy của nó, hiểu rõ của nó; bởi vì nếu chúng tathông minh đó, khi chúng ta lớn lên, nó sẽ giúp đỡ mỗi người chúng ta giải quyết những vấn đề to lớn trong sống của chúng ta. Và nếu khôngthông minh đó, dù chúng ta có lẽ đọc sách, học hành, tích lũy hiểu biết, đổi mới, tạo ra những thay đổi chút ít đó đây trong khuôn mẫu của xã hội, không thể có sự thay đổi thực sự, không hạnh phúc vĩnh cửu.

 Lúc này, thông minh có nghĩa gì? Tôi sẽ tìm ra nó có nghĩa gì. Có lẽ đối với một số nguời các bạn điều này sẽ khó khăn; nhưng đừng bận tâm quá nhiều bằng cách cố gắng nắm bắt những từ ngữ, thay vì thế cố gắng cảm thấy nội dung của điều gì tôi đang trình bày. Cố gắng cảm thấy sự việc, chất lượng của thông minh. Nếu bạn cảm thấy nó ngay lúc này, vậy thì bạn sẽ, khi bạn lớn lên, thấy mỗi lúc một rõ ràng hơn ý nghĩa của điều gì tôi đã và đang nói.

 Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng thông minh là kết quả của thâu lượm hiểu biết, thông tin, trải nghiệm. Bằng cách có nhiều hiểu biết và trải nghiệm, chúng ta nghĩ chúng ta có thể gặp gỡ sống bằng thông minh. Nhưng sống là một việc lạ thường, nó không bao giờ đứng yên; giống như con sông, nó luôn luôn đang trôi chảy, không bao giờ đứng yên. Chúng ta nghĩ rằng bằng cách thâu lượm nhiều trải nghiệm hơn, nhiều hiểu biết hơn, nhiều đạo đức hơn, nhiều của cải hơn, nhiều sở hữu hơn, chúng ta sẽ có thông minh. Đó là lý do tại sao chúng ta kính trọng những người đã tích lũy hiểu biết, những học giả, và cũng cả những người giàu có và đầy những trải nghiệm. Nhưng liệu thông minh là kết quả của ‘nhiều hơn’? Cái gì đằng sau qui trình của có nhiều hơn, muốn nhiều hơn này? Trong muốn nhiều hơn chúng ta quan tâm đến sự tích lũy, đúng chứ?

 Lúc này, điều gì xảy ra khi bạn đã tích lũy hiểu biết, trải nghiệm? Bất kỳ hiểu biết thêm nào mà bạn có lẽ có ngay tức khắc được diễn giải theo ‘nhiều hơn’, và bạn không bao giờ đang trải nghiệm thực sự, bạn luôn luôn đang thâu lượm; và thâu lượm này là qui trình của cái trí, mà là trung tâm của ‘nhiều hơn’. ‘Nhiều hơn’ là ‘cái tôi’, cái ngã, thực thể tự khép kín mà chỉ quan tâm đến thâu lượm, hoặc tích cực hoặc tiêu cực. Vì vậy, cùng trải nghiệm được tích lũy của nó, cái trí gặp gỡ sống. Trong gặp gỡ sống cùng sự tích lũy của trải nghiệm này, lại nữa cái trí đang tìm kiếm ‘nhiều hơn’, vì vậy nó không bao giờ trải nghiệm, nó chỉ thâu lượm. Chừng nào cái trí chỉ là một dụng cụ của thâu lượm, không có đang trải nghiệm thực sự. Làm thế nào bạn có thể khoáng đạt để trải nghiệm khi bạn luôn luôn đang suy nghĩ về kiếm được cái gì đó từ trải nghiệm đó, thâu lượm cái gì đó nhiều hơn?

 Vì vậy, con người đang tích lũy, đang thâu lượm, con người đang ham muốn nhiều hơn không bao giờ đang trải nghiệm sống một cách trong sáng. Chỉ khi nào cái trí không quan tâm đến nhiều hơn, đến tích lũy, cái trí đó mới có thể thông minh. Khi cái trí đó quan tâm đến ‘nhiều hơn’, mọi trải nghiệm thêm nữa củng cố bức tường của ‘cái tôi’ tự khép kín, qui trình vị kỷ mà là trung tâm của tất cả xung đột. Làm ơn, theo sát điều này. Bạn nghĩ rằng trải nghiệm làm tự do cái trí, nhưng không phải vậy. Chừng nào cái trí của bạn còn quan tâm đến sự tích lũy, đến ‘nhiều hơn’, mọi trải nghiệm bạn kiếm được chỉ củng cố bạn trong chủ nghĩa vị kỷ, trong sự ích kỷ của bạn, trong qui trình tự khép kín của sự suy nghĩ của bạn.

 Thông minh chỉ có thể hiện diện khi có sự tự do thực sự khỏi cái ngã, khỏi ‘cái tôi’, đó là, khi cái trí không còn là trung tâm của sự đòi hỏi cho ‘nhiều hơn’, không còn bị trói buộc trong sự ham muốn cho trải nghiệm lan rộng hơn, to tát hơn, bao quát hơn. Thông minh là sự tự do khỏi áp lực của thời gian, đúng chứ? Bởi vì ‘nhiều hơn’ hàm ý thời gian, và chừng nào cái trí còn là trung tâm của sự đòi hỏi cho ‘nhiều hơn’, nó là kết quả của thời gian. Vì vậy, sự vun quén của ‘nhiều hơn’ không là thông minh. Hiểu rõ của toàn qui trình này là hiểu rõ về chính mình. Khi người ta biết về chính người ta như người ta là, mà không có một trung tâm đang tích lũy, từ hiểu biết về chính mình đó hiện diện thông minh mà có thể gặp gỡ sống; và thông minh đó là sáng tạo.

 Hãy quan sát sống riêng của bạn. Nó dốt nát, đờ đẫn, nông cạn làm sao, bởi vì bạn không sáng tạo. Khi bạn lớn lên, bạn có lẽ có con cái, nhưng đó không là sáng tạo. Bạn có lẽ là một viên chức, nhưng trong đó không có sức sống, đúng chứ? Nó là một lề thói chết rồi, một nhàm chán hoàn toàn. Sống của bạn bị vây bủa bởi sợ hãi, và thế là có uy quyền và sự bắt chước. Bạn không biết sáng tạo có nghĩa gì? Qua từ ngữ sáng tạo tôi không có ý vẽ những bức tranh, viết những bài thơ, hay có thể ca hát. Tôi có ý bản chất sâu thẳm của sáng tạo mà, khi một lần được khám phá, là một cái nguồn vĩnh cửu, một luồng chảy vô tận; và nó có thể được tìm thấy chỉ qua thông minh. Cái nguồn đó là cái không thời gian; nhưng cái trí không thể tìm được cái không thời gian chừng nào nó còn là trung tâm của ‘cái tôi’, của cái ngã, của thực thể mà đang đòi hỏi không ngừng nghỉ cho ‘nhiều hơn’.

 Khi bạn hiểu rõ tất cả điều này, không chỉ bằng từ ngữ, nhưng thăm thẳm, vậy thì bạn sẽ phát giác rằng cùng thông minh được thức dậy, kia kìa hiện diện một sáng tạo mà là sự thật, mà là Thượng đế, mà không thể được phỏng đoán hay được tham thiền. Bạn sẽ không bao giờ nhận được nó qua sự thực hành tham thiền của bạn, qua những cầu nguyện của bạn cho ‘nhiều hơn’ hay những tẩu thoát của bạn khỏi ‘nhiều hơn’. Sự thật đó có thể hiện diện chỉ khi nào bạn hiểu rõ trạng thái của cái trí riêng của bạn, sự hiểm độc, sự ganh tỵ, những phản ứng phức tạp khi chúng nảy sinh từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc mỗi ngày. Trong hiểu rõ những điều này, kia kìa hiện diện một trạng thái mà có lẽ được gọi là tình yêu. Tình yêu đó là thông minh, và nó sinh ra một sáng tạo mà là không thời gian.

 

Người hỏi: Xã hội được đặt nền tảng trên sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng ta. Người bác sĩ phải phụ thuộc vào người nông dân, và người nông dân phải phụ thuộc vào người bác sĩ. Vậy thì làm thế nào một con người có thể hoàn toàn độc lập?

Krishnamurti: Sống là liên hệ. Thậm chí người khất sĩ cũng phải có liên hệ; anh ấy có lẽ từ bỏ thế giới, nhưng anh ấy vẫn còn liên quan với thế giới. Chúng ta không thể tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Đối với hầu hết chúng ta, sự liên hệ là một nguồn của xung đột; trong sự liên hệsợ hãi; bởi vì thuộc tâm lý chúng ta phụ thuộc vào lẫn nhau, hoặc vào người chồng, vào người vợ, vào cha mẹ, hoặc vào một người bạn. Sự liên hệ tồn tại không chỉ giữa chính người ta và cha mẹ, giữa chính người ta và đứa trẻ, nhưng còn cả giữa chính người ta và người giáo viên, người nấu nướng, người giúp việc, người thống đốc, người chỉ huy, và toàn xã hội; và chừng nào chúng ta còn không hiểu rõ sự liên hệ này, không có tự do khỏi sự phụ thuộc tâm lý mà tạo ra sợ hãi và trục lợi. Tự do hiện diện chỉ qua thông minh. Nếu khôngthông minh, chỉ tìm kiếm độc lập hay tự do khỏi sự liên hệtheo đuổi một ảo tưởng.

 Vì vậy, điều gì quan trọng là hiểu rõ sự phụ thuộc tâm lý trong sự liên hệ. Chính là trong khai mở những sự việc giấu giếm của quả tim và cái trí, trong hiểu rõ sự cô độc, sự trống rỗng riêng của người ta, thì mới có tự do, không phải thoát khỏi sự liên hệ, nhưng thoát khỏi sự phụ thuộc tâm lý mà gây ra xung đột, phiền muộn, đau khổ, sợ hãi.

 

Người hỏi: Tại sao sự thật lại không thể chấp nhận được?

Krishnamurti: Nếu tôi nghĩ tôi rất đẹp và bạn nói tôi không đẹp, mà có lẽ là một sự kiện, liệu tôi thích nó? Nếu tôi nghĩ tôi rất thông minh, rất khôn ngoan, và bạn nói rằng tôi thực sự là một người khá dốt nát, nó không thể chấp nhận được đối với tôi? Và việc nói ra sự dốt nát của tôi cho bạn một ý thức của vui thú, đúng chứ? Nó tâng bốc sự kiêu ngạo của bạn, nó phô trương bạn thông minh biết chừng nào. Nhưng bạn không muốn quan sát sự dốt nát riêng của bạn; bạn muốn lẩn tránh bạn là gì, bạn muốn giấu giếm, bạn muốn che đậy sự trống rỗng riêng của bạn, sự cô độc riêng của bạn. Thế là, bạn tìm kiếm những người bạn mà không bao giờ bảo cho bạn biết bạn là gì. Bạn muốn phơi bày những người khác họ là gì; nhưng khi những người khác phơi bày bạn là gì, bạn không thích nó. Bạn lẩn tránh điều mà phơi bày bản chất bên trong riêng của bạn.

 

Người hỏi: Từ trước đến nay những giáo viên của chúng tôi đã rất tự tin và đã dạy bảo chúng tôi trong cách thông thường; nhưng sau khi đã lắng nghe điều gì đã được trình bày ở đây và sau khi tham gia những bàn luận, họ đã trở nên rất hoang mang. Một học sinh thông minh sẽ biết làm thế nào để tự hướng dẫn em ấy dưới những tình huống này; nhưng những người không thông minh sẽ làm gì?

Krishnamurti: Những giáo viên hoang mang về việc gì? Không phải về phải giảng dạy điều gì, bởi vì họ có thể tiếp tục môn toán, môn địa, những môn học thông thường. Đó không là điều gì họ hoang mang. Họ hoang mang về phương cách để ứng xử với học sinh, đúng chứ? Họ hoang mang trong sự liên hệ của họ với học sinh. Vừa mới đây họ không bao giờ đặc biệt quan tâm về sự liên hệ của họ với học sinh; họ chỉ đến lớp học, giảng dạy, và đi ra. Nhưng lúc này họ quan tâm về vấn đề liệu họ đang tạo ra sự sợ hãi bằng cách vận dụng uy quyền của họ để bắt buộc học sinh phải vâng lời. Họ quan tâm về vấn đề liệu họ đang kiềm chế học sinh, hay đang khuyến khích sáng kiến của em và giúp đỡ em tìm được nghề nghiệp đúng thật của em. Tự nhiên, tất cả điều này đã khiến cho họ hoang mang. Nhưng chắc chắn giáo viên cũng như học sinh phải hoang mang; cậu ấy cũng phải tìm hiểu, thâm nhập. Đó là toàn tiến hành của sống từ khởi đầu đến kết thúc, đúng chứ? – đừng bao giờ ngừng lại tại bất kỳ nơi nào và nói, ‘Tôi biết’.

 Một người thông minh không bao giờ đứng yên, anh ấy không bao giờ nói, ‘Tôi biết’. Anh ấy luôn luôn đang thâm nhập, luôn luôn lưỡng lự, luôn luôn đang quan sát, đang khoét sâu, đang tìm ra. Khoảnh khắc anh ấy nói, ‘Tôi biết’, anh ấy đã chết rồi. Và liệu chúng ta là những người trẻ tuổi và già nua, hầu hết chúng ta – bởi vì truyền thống, bắt buộc, sợ hãi, bởi vì sự hống hách và những vô lý thuộc tôn giáo của chúng ta – tất cả đều chết rồi, không sinh lực, không sức sống, không tự tin? Vì vậy người giáo viên cũng phải tìm ra. Anh ấy phải khám phá cho chính anh ấy xu hướng hống hách riêng của anh ấy và chấm dứt gây què quặt những cái trí của những người khác; và đó là một tiến hành rất khó khăn. Nó cần đến sự hiểu rõ kiên nhẫn.

 Vì vậy, người học sinh thông minh phải giúp đỡ người giáo viên, và người giáo viên phải giúp đỡ người học sinh; và cả hai phải giúp đỡ những cậu trai và cô gái chậm chạp, không thông minh lắm. Đó là sự liên hệ. Chắc chắn, khi chính người giáo viên bị hoang mang, đang thâm nhập, anh ấy có dư thừa khoan dung, ngần ngừ, kiên nhẫnthương yêu với người học sinh chậm chạp, và nhờ đó thông minh của họ có lẽ được thức dậy.

 

Người hỏi: Người nông dân phải phụ thuộc vào người bác sĩ để chữa trị sự đau đớn thuộc thân thể. Liệu đây cũng là một liên hệ phụ thuộc?

Krishnamurti: Như chúng ta đã thấy, nếu thuộc tâm lý tôi phụ thuộc bạn, sự liên hệ của tôi với bạn được đặt nền tảng trên sự sợ hãi; và chừng nào sự sợ hãi còn tồn tại, không có độc lập trong sự liên hệ. Vấn đề của làm tự do cái trí khỏi sự sợ hãi rất phức tạp.

 Bạn thấy, điều gì quan trọng không phải là điều gì người ta trả lời cho tất cả những câu hỏi này, nhưng cho bạn phải tìm ra cho chính bạn sự thật của vấn đề bằng cách thâm nhập liên tục – mà có nghĩa không bị trói buộc trong bất kỳ niềm tin hay hệ thống nào của sự suy nghĩ. Chính là sự thâm nhập liên tục mới tạo ra sáng kiến khởi đầu và mang lại thông minh. Chỉ thỏa mãn bởi một đáp án gây đờ đẫn cái trí. Vì vậy rất quan trọng cho bạn không chỉ chấp nhận, nhưng liên tục thâm nhập và bắt đầu phát hiện một cách tự do cho chính bạn toàn ý nghĩa của sống.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/08/2013(Xem: 16755)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.