Tòng Lâm Lô Sơn Tịnh Độ Thôn Như Xuân, Xã Vĩnh Phương, Tp Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa

16/04/201212:00 SA(Xem: 18848)
Tòng Lâm Lô Sơn Tịnh Độ Thôn Như Xuân, Xã Vĩnh Phương, Tp Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa

TÒNG LÂM LÔ SƠN TỊNH ĐỘ
Thôn Như Xuân, Xã Vĩnh Phương, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Trú trì: Thượng Tọa Thích Trừng Thi

“Chùa đứng hiền lành tự thuở xưa,
Hồn dân gởi gắm tự bao giờ,
Tổ tiên bồi đắp qua năm tháng,
Nối tiếp không ngừng lớp tuổi thơ”.

 

Từ ngã ba Thành, theo quốc lộ 1A cải lộ tuyến, hướng về phía Bắc khoảng 3km là đến núi Đá Lố, Vĩnh Phương. Tòng Lâm Lô Sơn Tịnh Độ, tọa lạc tại Núi Đá Lố, thôn Như Xuân, Xã Vĩnh Phương, TP Nha Trang tỉnh Khánh Hòa, còn gọi là chùa Đá Lố, do cố đại lão Hòa Thượng Thích Chánh Ký, lúc đó ngài là Thượng thủ Tăng già Phật giáo Khánh Hoà đã đứng ra Khai sơn phạt mộc vào năm Mậu Tuất (1957). Ban đầu chùa được dựng bởi những mái tranh mộc mạc đơn sơ, và được Giáo hội Tăng già Khánh Hoà an danh là : TÒNG LÂM LÔ SƠN TỊNH NGHIỆP TỰ.

 Từ đó, bước chân vân du kiến lập đạo tràng của quý ngài vượt ngàn chông gai, đã làm thềm cấp cho tương lai bước tới. Năm Canh tý ( 1960 ) Giáo hội Tăng già Khánh Hoà, đã cung thỉnh Hoà Thượng Thích TRÍ THỦ làm Tòng lâm trưởng, và ngài đã đổi tên chùa là : TÒNG LÂM LÔ SƠN TỊNH ĐỘ TỰ và cung thỉnh Hòa thượng Thích Nhơn Hưng ( Chùa Thanh Hải ) làm Trú trì, cung thỉnh Hòa Thượng Thich Thiện Duyên ( Chùa Hoa Tiên ) làm chánh thư ký, cung thỉnh Hòa Thượng Thích Như Pháp ( Chùa Thiên Lộc ) làm phó thư ký, cung thỉnh Hòa Thượng Thích Trừng Sang ( Chùa Diên Thọ ) làm thủ quỷ. Như vậy, lúc bấy giờ nơi thâm sơn u tịch này bước chân mở đường kiến lập đạo tràng của chư tôn đức đã hình thành trong sở nguyệnKiến pháp tràng ư xứ xứ ”

 “Phật pháp xương minh do tăng già hoằng hóa
 Thiền môn hưng thịnh bởi đàn việt phát tâm ”.

 Trãi qua những năm tháng hoang tàn xuống cấp, bỏ vắng nhiều năm Phật tổ lặng tăm không nhang, đèn, hương khói, không một bóng người đến viếng thăm. Rồi một ngày nhân duyên đã đến, năm Ất hợi (1995 ) Phật giáo tỉnh Khánh Hòa đã ủy thác Thượng Tọa Thích Trừng Thi làm Trú trì, lúc này chung quanh là một bải mìn trên 600 quả còn nằm im dưới đât.

”Bàn tay ta làm nên tất cả. Có sức người sỏi đá cùng thành cơm” hay nói cho phù hợp với hoàn cảnh ở đây “Bàn tay ta làm nên tất cả. Có sức người bom đạn cũng thành chùa”. Sau nhiều năm tháng khai hoang, gở mìn, hiểm nguy, gian khổ, tháng 7 năm Nhâm Ngọ (2002) Thượng tọa Thích Trừng Thi chính thức động thổ trùng hưng ngôi Tòng Lâm Lô Sơn.

Sau 10 năm xây dựng, với kinh phí trên 20 tỷ đồng quần thể tâm linh Tòng Lâm Lô Sơn đã hoàn thành gồm ngôi Đại hùng bửu điện, Tổ đường, nhà linh, Quan Âm điện, Di Lặc Phật đài, Lộc Uyển, giảng đường, phương trượng, tăng phòng, nhà khách, trường Sơ cấp Phật học, đặc biệttượng Phật A Di Đà phóng quang lộ thiên cao 44 mét, cao nhất Việt Nam, đường kính đài sen rộng 14m. Thân tượng 37 m, tượng trưng cho 37 phẩm trợ đạo, đứng trên hoa sen lơ lửng giữa hư không, bên dưới là bể cả sóng dập chập chồng, mắt Ngài nhìn xuống xa xăm, tay trái đưa lên ngang ngực, tay phải duổi xuống như sẵn sàng tiếp độ mọi người đang đắm chìm trong bể khổ, sông mê.

Đúng như bài kệ: “Ái hà thiên xích lãng, Khổ hải vạn trung ba, Dục thoát luân hồi khổ, Tảo cấp niệm Di Đà” (Sông ái sóng ngàn thước, Bể khổ dậy muôn trùng, Kiếp luân hồi muốn thoát, Sớm gấp niệm Di Đà)

“ Bao nhiêu năm mới có ngày này
Hồn quê sống dạy cỏ cây giao mùa
Tòng lâm tên gọi của chùa
Qua bao năm tháng dựng xây đã thành
Chúng con nguyện giữ khắc in
Trăm người như một niềm tin vững vàng.”

Trong 3 ngày 30,31/3,01/4-2012 (09,10,11-3-Nhâm Thìn, TT Thích Trừng Thi- Chánh Đại diện Phật giáo huyện Diên Khánh, Trú Trì Tòng Lâm Lô Sơn đã tổ chức Đại lễ Khánh thành và an vị tượng Phật A Di Đà lộ thiên theo nghi lễ truyền thống: Lễ hưng tác thượng phan, Lễ phóng sanh đăng, Lễ hoa đăng, Thuyết pháp, Thuyết linh, lễ Trai tăng cúng dường, Đăng đàn chẩn tế bạc độ âm linh..cầu âm siêu, dương thái dưới sự chứng minh của HT Thích Thiện Bình- Phó Thư ký HĐCM, Ủy viên Kiểm soát HĐTS, Trưởng Ban Trị sự THPG Khánh Hòa và chư tôn giáo phẩm BTS THPG Khánh Hòa, Ban Đại diện huyện hội Phật giáo Diên Khánh cùng chư tôn đức tăng ni, Phật tử, trong và ngoài tỉnh.

Tòng Lâm Lô Sơn ngày nay không chỉ là nơi thâm nghiêm, tịnh cảnh, phạm vũ huy hoàng, trang nghiêm tú lệ, nơi chư tăng, Phật tử chiêm bái, tu học, tu nhân hướng thiện mà còn là địa chỉ du lịch văn hóa tâm linh của TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa sẵn sàng đón nhận du khách thập phương tham quan, lễ Phật, viếng cảnh.

 

tonglamloson-7tonglamloson-6tonglamloson-5tonglamloson-4tonglamloson-3tonglamloson-2tonglamloson-1

tonglamloson-10tonglamloson-9tonglamloson-8

Đại tượng Đức Phật A Di Đà cao 44 m, lớn nhất Việt Nam

Ghi chú thêm của BBT:

Gần đây, nhiều ý tưởng xây đại tượng Phật đã được đề xuất với chính quyền thành phố Nha Trang. Đó là công trình tượng Phật Thích Ca bằng đá cao 70-100 m tại khu vực hòn Dồ, phía nam thành phố Nha Trang (xã Phước Đồng) và bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát cao 108 m ở núi Cô Tiên, phía bắc Nha Trang (phường Vĩnh Hòa). Nếu tất cả công trình đều được thực hiện, tại Nha Trang sẽ có 3 pho tượng Phật khổng lồ “trấn” ở 3 cực bắc, nam và tây. Đó là chưa kể pho Kim thân Phật Tổ trên đỉnh đồi Trại Thủy, thuộc chùa Long Sơn ở trung tâm Nha Trang.

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/04/2014(Xem: 18334)
31/03/2013(Xem: 12434)
03/04/2014(Xem: 49628)
15/09/2016(Xem: 9584)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :