Chương 7: Phật Giáo Sự Thay Thế Hợp Lý

10/10/201012:00 SA(Xem: 17602)
Chương 7: Phật Giáo Sự Thay Thế Hợp Lý

TIN KHÔNG NỔI ! 
Một phê bình Thiên Chúa giáo từ góc độ Phật giáo 
Trí Tánh Đỗ Hữu Tài dịch từ 
Beyond Belief - A Buddhist Critique of Fundamentalist Christianity của A.L. de Silva
THIỆN TRI THỨC PUBLICATIONS

CHƯƠNG 7

Phật Giáo - Sự Thay Thế Hợp Lý

Nếu các con không có một vị sư phụ vừa ý thì hãy lấy Pháp xác thực rồi theo đó mà tu tập. Bởi vì Pháp thì xác thực, và ngay khi con tu tập đúng đắn, con sẽ được lợi lộchạnh phúc lâu dài. (Đức Phật)

Thiên Chúa giáo dựa trên một vài điều được cho là sự kiện lịch sử (giáng sinh, miễn nhiễm, phục sinh, v.v…) mà chứng liệu duy nhất chỉ là một tài liệu được cho là đáng tin cậy có tên là Kinh Thánh. Nếu những sự kiện nầy bị chứng minhchưa bao giờ xảy ra, và nếu tài liệu ghi chép các sự kiện đó tỏ ra không đáng tin, thì giáo lý Thiên Chúa giáo sẽ sụp đổ. Trong cuốn sách này, chúng ta đã từng thấy trong trường hợp tốt nhất thì các khẳng định đó vẫn rất đáng ngờ, và trong trường hợp tệ nhất thì các khẳng định đó rất sai lầm.

Khi chúng ta xem xét giáo lý của Đức Phật, chúng ta nhận ra một tình trạng hoàn toàn khác hẳn. Nếu ngay cả chúng tachứng minh được Đức Phật chẳng bao giờ hiện diện hay có các sai lầm trong kinh Phật chăng nữa, thì điều này cũng không thể làm tác hại đến Phật giáo.

Tại sao vậy? Vì Phật giáo chủ yếu không phải là về Đức Phật lịch sử hay là về những biến cố xảy ra trong quá khứ; mà là về đau khổ của con người, nguyên nhân của khổ đau, và làm thế nào để vượt thắng khổ đau hầu con người có thể được tự do, hạnh phúc và sáng chói. Nếu chúng ta muốn kiểm chứng hay thông hiểu Phật giáo, chúng ta không nhặt nhạnh trong kinh điển rồi cãi nhau về ý nghĩa của từ nầy hay đoạn kia, mà chúng ta cần bén nhạy với chứng nghiệm của chúng ta.

Hãy khảo sát bốn nguyên lý làm nền tảng giáo lý của đạo Phật.

(i) Sau khi chết chúng ta tái sinh

Tín đồ Thiên Chúa giáo tin rằng sau khi chết con người chỉ có thể có một trong hai số phận – Thiên đàng hay Địa ngục. Họ tin rằng các số phận này là vĩnh hằng và ta chịu số phận nào là do Chúa Trời phán xét và định đoạt.

Phật giáo dạy rằng khi chết đi ta có nhiều số phận (cõi trời, địa ngục, cõi người, súc sanh, v.v…) Giáo lý đó dạy rằng những số phận nầy không vĩnh hằng và rằng sau khi chấm dứt cuộc sống ở mỗi cõi, thì sẽ chết đi và đi qua cõi khác. Giáo lý đó còn dạy rằng số phận mỗi người tuỳ theo nghiệp của người đó (có nghĩa là tổng cọng tất cả hành động tốt xấu của người đó đã làm trong đời mình). Điều này có nghĩa là mọi người tốt, bất kể họ theo tôn giáo nào, sẽ có một số phận tốt đẹp. Điều đó cũng có nghĩa là ngay cả những ai đã làm điều xấu cũng có cơ hội để trở thành tốt trong kiếp sau.

Tín đồ Thiên Chúa giáo chế giễu ý tưởng tái sinh và bảo chẳng có bằng cớ nào là điều đó xảy ra. Nhưng ý tưởng tái sinh thì không khác mấy với tin tưởng thế giới bên kia của Thiên Chúa giáo - nếu người ta sau khi chết có thể trở thành thiên thần trên thiên đàng, thì tại sao họ lại không thể trở thành con người trên trái đất? Và để làm chứng cớ, chắc chắn không có chứng cớ cho lý thuyết kiếp sau của Thiên Chúa giáo cả, trong lúc ta có vài chứng cứ rằng con người có thể tái sinh (xin xem sách “Hai mươi Trường hợp Gợi ý về Tái sinh” - Twenty Cases Suggestive of Reincarnation, University Press of Virginia, Charlotteville U.S.A., 1975).

(ii) Cuộc sống là đau khổ

Nguyên lý tiếp theoPhật giáo căn cứ trên đó là ý niệm cho rằng cuộc sống là đau khổ. Mặc dù tín đồ Thiên Chúa giáo cáo buộc Phật tửyếm thế khi nói như thế, nhưng tình trạng không vừa ý vốn là bản chất hằng có của cuộc sống thì đã thực sự được xác nhận bởi Kinh Thánh: “Các ngươi sẽ có sự hoạn nạn trong thế gian” (Jn, 16:33); “Nhưng loài người sinh ra để bị khốn khó, Như lằn lữa bay chớp lên không” (Job, 5:7); “Mọi thứ đều đầy dẫy buồn chán” (Ecc, 1:8); “mặt đất khóc than và khô héo, thế giới tàn lụi và héo úa, thiên đàng cũng cùng héo úa theo mặt đất” (Is, 24:4). Nhưng trong lúc cả hai tôn giáo đều đồng ý về điểm này thì lại không đồng ý tại sao đau khổ hiện diện.

Thiên Chúa giáo hoàn toàn dựa trên một huyền thoại để giải thích nguồn gốc của sự xấu xađau khổ, họ khẳng định nguồn gốc này là do Adam và Eva đã ăn trái táo cấm của Cây Hiểu biết. Phật giáo xem đau khổ là một hiện tượng tâm lý, xuất phát từ một nguồn gốc tâm lýtham luyến, khao khát và dục vọng. Và kinh nghiệm cũng đã mách bảo cho chúng ta như thế. Khi chúng ta muốn điều gì mà không thực hiện được, chúng ta thất vọng, và thiếu thốn càng mạnh thì thất vọng càng lớn. Ngay cả khi chúng ta đạt được điều chúng ta muốn thì chẳng mấy chốc, chúng ta lại chán và bắt đầu muốn thứ khác. Ngay cả đau khổ thân xác cũng do ham muốn, vì ý muốn ham sống mãnh liệt quá nên đã làm cho chúng ta tái sinh, và khi tái sinh chúng ta trở thành đối tượng của bệnh tật, tai nạn, tuổi già v.v..

Phật giáo dạy ngay cả hạnh phúc nơi cõi trời cũng không trường cửu và không hoàn hảo, một sự thật mà chính Kinh Thánh cũng đã khẳng định. Kinh Thánh bảo chúng ta rằng Quỷ Satan nguyên là một thiên thần (tên là Lucifer) trên thiên đàng nhưng hắn đã nổi loạn chống lại Chúa Trời (có nghĩa là hắn đã từng bất mãn) và bị ném ra khỏi thiên đàng (có nghĩa là sự hiện hữu trên thiên đàng không nhất thiết phải là vĩnh cửu). Nếu đã từng ở thiên đàng mà người ta vẫn có thể rơi ra khỏi đó, thì điều này chứng tỏ rằng thiên đàng không hoàn hảo và không vĩnh hằng như tín đồ Thiên Chúa giáo khẳng định (xem Is, 14:12-15, II Pet, 2:4, Jude, 6, Rev, 12:9).

(iii) Có thể vượt qua được đau khổ

Nguyên lý thứ ba mà Phật giáo dựa lên đó là ý niệm ta có thể giải thoát khỏi đau khổ. Khi dừng được tham luyếnham muốn, đời người sẽ trở nên mãn nguyệnhạnh phúc hơn, và lúc chết sẽ không tái sinh nữa. Trạng thái được giải thoát hoàn toàn khỏi đau khổ này được gọi là Niết bàn và theo Đức Phật mô tả thì đó là “cực lạc” (Dharnmapada, 203). Tín đồ Thiên Chúa giáo thường nghĩ lầm rằng Niết bànhư không và cáo buộc Phật Giáo có tính hư vô. Sự hiểu lầm này nảy sinh do họ thiếu khả năng nhận thức một kiếp sau tinh tế hơn thiên đàng ngờ nghệch của họ - một nơi “trên đó” (Ps, 14:2, 53:2) có cửa nẻo (Gen, 28:17, Rev, 4:1, 2 Kg, 7:2, Mal, 3:10), nơi Chúa Trời ngự trên ngai vàng (Rev, 4:2) bao quanh là tín đồ Thiên Chúa giáo trong xiêm y đẹp đẻ với vòng hoa trên đầu và chơi kèn (Rev, 4:4). Đức Phật dứt khoát nói rằng Niết bàn không phải là hư không.

Khi người ta thanh thản đầu óc thì thần linh cũng không lần ra dấu vết họ, dù thần linh nghĩ: “Đây là ý thức gắn bó với đấng giác ngộ (vị Phật)” Và tại sao? Vì không thể lần theo dấu vết của đấng giác ngộ được. Mặc dù Ta đã nói như thế, nhưng vẫn có một số nhà ẩn dật và các bậc thầy tôn giáo xuyên tạc ta, trái với sự thật, nói rằng: “ Nhà sư Gotama (Đức Phật) là người theo thuyết hư vô, ông ta dạy cắt bỏ, huỷ diệt, làm biến mất thực thể hiện tại.” Nhưng đó lại chính là điều không phải Ta nói. Không nói bây giờ, không nói trong quá khứ, Ta chỉ giảng về đau khổ và sự vượt qua đau khổ (Majjhima Nikaya, kinh số 22).

Nhưng Ngài cũng nói rằng Niết bàn không phải là “cuộc sống vĩnh hằng” thô thiển như được mô tả kiểu Thiên Đàng trong Thiên Chúa giáo. Đấy là một trạng thái cực kỳ tinh khiếthạnh phúc mà không một ngôn ngữ bình thường nào có thể mô tả thỏa đáng.

Tín đồ Thiên Chúa giáo đôi lúc quả quyết rằng Phật giáo tự mâu thuẫn với chính mình vì khi ham muốn đạt được Niết bàn, người Phật tử đã củng cố chính điều làm ngăn chặn họ đạt được Niết bàn. Quan điểm này đã được nêu ra vào thời Đức Phật, và được trưởng môn đệ cùa ngài là Ananda trả lời.

Một nhà sư hỏi ngài Ananda: “Mục đích sống một cuộc sống linh thiêng theo sư phụ Gotama là gì?” – “Đấy là từ bỏ dục vọng” – “Có một phương pháp, một cách tu tập nào để theo đó hầu từ bỏ được dục vọng không ?” – “Có một phương pháp là bằng các phương tiện của sức mạnh khao khát tâm linh, nghị lực, tư duysuy xét với sự tập trung và nỗ lực” – “Nếu như thế, bạch ngài Ananda, có phải là một công việc không có kết thúc. Bởi vì thoát một dục vọng bằng một dục vọng khác là không thể được” - “Thế thì ta hỏi ngươi một câu hỏi mà ngươi có thể trả lời theo ý thích của ngươi. Trước khi đến đây, có phải ngươi đã có ham muốn, nghị lực, suy nghĩcân nhắc để đến hoa viên này không? Và khi đến được rồi, có phải ham muốn đó, nghị lực đó, tư duy đó và cân nhắc đó đã chấm dứt không?” - “Vâng, đã chấm dứt” – Vậy thì, đối với ai đã diệt được các vẩn đục, một khi đạt được giác ngộ, lòng khao khát đó, nghị lực đó, tư duy đó và suy xét đó để mong được giác ngộ, bấy giờ sẽ chấm dứt” (Samyutta Nikaya, Sánh số 7, kinh số 15).

(iv) Có một phương pháp để vượt qua đau khổ

Điều sau cùng của bốn nguyên lý đã tạo ra nền móng cho Phật giáo là chỉ cho chúng ta làm thế nào để loại trừ sự thèm muốn và nhờ đó giải thoát khỏi mọi đau khổ cả trong đời này lẫn trong tương lai. Ba nguyên lý đầu là làm thế nào Phật tử quán sát cuộc sống trong thế giớitình trạng gay go của con người, còn nguyên lý sau cùng là điều mà Phật tử quyết định sẽ ứng xử với cuộc sống và tình trạng đó. Phật tử đối phó lại với đau khổ bằng cách sống theo Bát Chánh Đạo. Hệ thống tu tập thực tế và có giá trị phổ quát này bao gồm sự triển khai Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mệnh, Chánh tinh tấn, Chánh niệmChánh định. Chúng ta sẽ xem xét vắn tắt từng bước này.

Chánh kiến

Nếu chúng ta cố chấp cứ tin rằng những xấu xađau khổ là do tội mà Adam và Eva đã làm, hay gây ra do ma quỷ, chúng ta sẽ không bao giờ vượt qua chúng được. Nhưng khi chúng ta hiểu biết rằng chính chúng ta đã tự gây ra đau khổ cho chính mình vì ngu silòng ham muốn của chúng ta, thì chúng ta đã đạt được bước thứ nhất trong việc vượt qua đau khổ. Biết được nguồn gốc thực sự của một vấn đềbước đầu để vượt qua được nó - Và tin không mà thôi thì chưa đủ – chúng ta phải phấn đấu để hiểu nữa. Hiểu biết đòi hỏi sự thông minh, sự quán sát thận trọng, cân nhắc sự kiện, đầu óc khai mở, và trong khi cố gắng phát triển nội quan, những phẩm chất kể trên sẽ được mạnh thêm.

Chánh tư duy, Chánh ngữChánh mệnh

Ba bước kế tiếp về Bát Chánh Đạo thể hiện giáo lý đạo đức của Phật Giáo. Tín đồ Thiên Chúa giáo thường cố gắng gây ấn tượng rằng chỉ giáo lý của họ mới là đạo đức, mang đến tính hiền lành, tình thương và sự tha thứ. Tuy nhiên, 500 năm trước Giê-su, Đức Phật đã dạy một nền đạo đức lấy tình thương làm trọng tâm. Nền đạo đức nầy cũng tốt như, và trong vài phương diện còn hoàn chỉnh hơn, đạo đức của Thiên Chúa giáo.

Để tu tập Chánh Tư duy, trí tuệ chúng ta phải tràn đầy tư duy của tình thươnglòng trắc ẩn.

Phát huy một tâm đầy tình thương, hãy động lòng thương và kềm chế bằng đức hạnh, đánh thức nghị lực của các ngươi, hãy kiên quyết trong tinh tiến (Theragatha, 979).

Với một tâm đầy tình thương, ta cảm thấy lòng thương yêu toàn thể thế giới ở trên, ở dưới và ở hai bên, không hạn chế nơi nào, tràn đầy một lòng tốt vô biên, trọn vẹn và phát huy tốt; bất kỳ hành vi nào bị kềm chế mà ta đã thực hiện đều chẳng còn vấn vương trong đầu óc ta (Jataka 37,38).

Cũng như nước làm mát dịu cả điều tốt lẫn điều xấu và rửa sạch mọi dơ bẩn và bụi bặm, các ngươi phải phát huy tâm yêu thương đối với bạn bè cũng như thù địch, và khi đã đạt được sự hoàn thiện trong tình thưong các ngươi sẽ được giác ngộ (Jataka Nidanakatha, 168-169).

Trong khi tu tập Chánh ngữ, chúng ta chỉ nên dùng lời nói của mình theo cách nào để tăng tiến sự lương thiện, lòng tốt và sự hoà thuận. Đức Phật giảng về Chánh ngữ như thế này.

Nếu lời nói có năm đặc tính thì đấy là nói đúng, không nói xấu, không bị những người khôn ngoan bắt lổi hay kết tội, nói đúng lúc, nói chân thật, nhẹ nhàng, đúng quan điểm và lấy tình thương làm động cơ thúc đẩy (Anguttara Nikaya, Book of Fives, kinh số 198).

Với một sự hoàn mỹtoàn diện rất đặc thù của Đức Phật, ngài mô tả một người đang phấn đấu để phát huy Chánh ngữ như thế này.

Từ bỏ nói dối, ta trở nên kẻ nói thật thà, đáng tin cậy, làm cho người khác tin tưởng, có thể nương tựa được, và không còn là kẻ lừa dối nữa.

Từ bỏ lời vu khống, ta không còn nghe chỗ này rồi lập lại chỗ kia, nghe chỗ kia rồi lập lại chỗ này, nhằm chia rẽ người khác. Như thế, ta là kẻ hoà giải những ai chia rẽ và kết hợp những ai đã đoàn kết, hoan hỉ vui thích trong an bìnhnâng cao sự an lạc, an lạc là động cơ của lời nói của ta.

Từ bỏ lời cộc cằn, ta nói những gì không ai trách cứ, dễ nghe, dễ đi vào lòng người, tao nhã, được mọi người ưa thích.

Từ bỏ những câu chuyện vô bổ, ta nói đúng lúc, nói về sự kiện, đúng vấn đề, nói về Pháp và giáo quy, những lời nói quý giá đáng trân trọng, hợp thời, có lý, rõ ràng và nối kết được với mục đích. (Dight Nikaya, kinh số 1).

Chánh mệnh đòi hỏi chúng ta tránh sát sanh, trộm cắp, tà dâmtu tập tính hoà nhã, khoan dung, tự chủ và có ích đối với người khác.

Chánh nghiệp

Để tu tập Chánh nghiệp, ta sẽ làm những việc bổ ích hợp luân lý và sản xuất những gì không có hại cho xã hội và môi trường. Một người chủ sẽ trả công sòng phẳng cho nhân công, tôn trọng họ trong đối xử và đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho họ. Ngược lại, người nhân công sẽ làm việc trung thựccần cù (xem Dight Nikaya, kinh số 31). Ta cũng phải sử dụng lợi tức của mình một cách có trách nhiệmvừa đủ cho nhu cầu của mình , dành một phần cho quỹ tiết kiệm và một phần cho việc bố thí.

Chánh tinh tấn

Đức tin của tín đồ Thiên Chúa giáo về Chúa Trời và về loài người làm cho nỗ lực tự thân của con người trở thành tầm thường. Bản tính của nhân loại là sa đoạ và con người là những kẻ có tội xấu xa.

Làm sao loài người được công bình trước mặt Chúa Trời. Kẻ nào bị người nữ sinh ra, sao cho là trong sạch được? (Job, 25:4).

Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, và rất là xấu xa (Jer, 17:9).

Phương chi loài người giống như con sâu, Và con cái loài người giống như một con giòi bọ (Job, 25:6)

Do đó, theo tín lý Thiên Chúa giáo, loài người không thể có một bản chất tốt được, nên không thể tự cứu rỗi qua nỗ lực bản thân họ mà chỉ qua sự chiếu cố của Chúa Trời mà thôi. Phật giáo, ngược lại, hiểu rằng con người chủ yếu có tánh thiện và trong những điều kiện tốt đẹp, con người hầu như sẽ làm việc thiện hơn là điều xấu (xem Milindapanha, 84). Trong Thiên Chúa giáo, con người không những chịu trách nhiệm về điều xấu mà họ đã phạm trong cuộc sống mà còn chịu trách nhiệm, và có thể bị trừng phạt, do tội lổi của Adam và Eva.

Trong Phật giáo, con người chỉ chịu trách nhiệm về hành vi của họ, và vì con người tính bổn thiện, nên điều này có nghĩa rằng nỗ lực, sự cố gắng và cần cù là rất quan trọng. Đức Phật dạy rằng:

Hãy từ bỏ điều sai. Vì điều đó có thể thực hiện được. Còn nếu không thực hiện được, ta cũng sẽ không thúc dục các con làm đâu. Nhưng vì điều đó có thể thực hiện được, nên ta dạy các con: “Hãy từ bỏ điều sai trái”. Nếu từ bỏ điều sai trái mà mang lại mất mát và buồn phiền, ta sẽ không thúc dục các con làm điều đó. Nhưng bởi vì nó mang lại lợi íchhạnh phúc, nên ta thúc dục các con: “Hãy từ bỏ điều sai trái”.

Hãy trau dồi việc thiện. Vì điều đó có thể thực hiện được. Còn nếu không thực hiện được, ta đã không thúc dục các con làm thế. Nhưng vì điều đó có thể thực hiện được, nên ta dạy các con: “Hãy trau dồi việc thiện.” Nếu trau dồi việc thiện mà mang lại mất mát và buồn phiền, ta sẽ không thúc dục các con làm điều đó. Nhưng bởi vì nó mang lại lợi íchhạnh phúc, nên ta thúc dục các con: “Hãy trau dồi việc thiện. ”(Anguttara Nikaya, Book of Twos, kinh số 9).

Chánh niệmChánh định

Hai bước chót của Bát Chánh Đạo cùng quy chiếu về sự quán tưởng, một cách tu tậpý thức và nhẹ nhàng về trước hết là những hiểu biết về tâm, rồi điều phục tâm, và sau cùng là chuyển hóa tâm. Mặc dù từ “quán tưởng” xuất hiện khoảng hai mươi lần trong Kinh Thánh , nhưng nó chỉ đơn giản liên quan đến sự suy gẫm các đoạn kinh (e.g. Josh, 1:8). Kinh Thánh có vẻ hầu như hoàn toàn không có gì về những kỹ thuật quán tưởng tinh vi được tìm thấy trong kinh Phật

Vì thế, khi tín đồ Thiên Chúa giáo bị lây nhiểm các dục vọng xấu xa hay rắc rối vì những suy nghĩ ngang ngạnh tiêu cực, gần như tất cả họ có thể làm là cầu nguyện mạnh hơn. Sự thiếu quán tưởng đó cũng là lý do tại sao tín đồ Thiên Chúa giáo thường múa may kích động và thiếu phẩm cách thâm trầm là đặc tính nơi người Phật tử.

Chúa Trời bảo “Hãy yên lặng và biết ta là Chúa Trời” (Ps, 46:10) nhưng tín đồ Thiên Chúa giáo hình như không thể ngồi yên lặng, nói chi đến chuyện giữ cho tâm trí yên tĩnh, vì thế có lúc Chúa Trời cũng nói “Hãy trầm ngâm với con tim các ngươi trên giường và hãy yên lặng” (Ps, 4:4) thì đấy chính là điều Phật tử đã làm từ lâu khi họ quán tưởng. Nhưng những buổi lễcầu kinh của Thiên Chúa giáo thường giống một buổi hoà nhạc rock trong một bệnh viện thần kinh, với vị mục sư hét to và vung tay mạnh mẽ trong lúc những tín đồ trong giáo đoàn lắc lư tới lui, nói líu lo, khóc ròng và vổ tay.

Ưu điểm lớn nhất của Phật giáo không chỉ là những lời khuyên chúng ta phải trầm tĩnh, an bình, giải thoát các dục vọng phóng túng và tự nhận thức, mà còn chỉ cho chúng ta làm thế nào để phát huy những trạng thái đó.

Có những quán tưởng để cảm nhận tình trạng thanh tịnh, để giảm bớt các vẩn đục của tâm, để cổ vũ những trạng thái tinh thần tích cực, và để thay đổi các thái độ ứng xữ.

dĩ nhiên khi tâm thanh tịnhthoát khỏi định kiến, những sở tri và những vọng tưởng, thì hình như ta thấy được bản chất đích thực của sự việc. Cho nên thực chẳng đáng ngạc nhiên khi những kỹ thuật quán tưởngĐức Phật đã dạy từ lâu thì bây giờ lại được các nhà tâm lý học, phân tâm họctư vấn tâm lý sử dụng.

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/01/2019(Xem: 9682)
04/12/2020(Xem: 5924)
11/01/2013(Xem: 20160)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.