CHƯƠNG 9
Kết luận
Nếu những gì đã viết trong tập sách nầy khơi động được lòng ao ước muốn biết thêm về Thiên Chúa giáo và Phật giáo, chúng tôi sẽ vắn tắt xin đề nghị một số sách để đọc thêm. Một cuốn sách phổ thông và dễ đọc phô bày nhiều ngụy biện trong Thiên Chúa giáo là Jesus-the Evidence (Giê-su – chứng cớ) của Ian Wilson, xuất bản năm 1984. Wilson xem xét lịch sử của Kinh Thánh và trình bày việc các học giả đã làm thế nào để chứng minh một cách không còn nghi ngờ rằng đó là một sưu tập lộn xộn được biên tập qua nhiều thế kỷ. Ông cũng trình bày thêm làm thế nào một người như Giê-su dần dần trở thành được xem như một vị thần. Một cuốn sách hay khác là Rescuing the Bible from the Fundamentalists (Cứu Kinh Thánh khỏi những người Thiên Chúa giáo chính thống) của John Spong, xuất bản năm 1991. Spong là một giám mục và cũng là một học giả, ông chấp nhận một cách thoải mái rằng hầu hết mọi điều trong Kinh Thánh thì hoặc là thần thoại hoặc là sai lầm, và ông đưa ra nhiều chứng cớ phong phú cho vấn đề này. Nhưng có lẽ nghiên cứu học thuật và thấu suốt nhất trong thời gian gần đây là Is Christianity True? (Giáo lý Thiên Chúa giáo có chân thật không?) của Micheal Arnheim, xuất bản năm 1984. Nghiên cứu nổi bật này xem xét mọi học thuyết lớn của Thiên Chúa giáo và phơi bày mọi vấn đề của chúng duới ánh sáng lạnh lùng của lý trí – và không một vấn đề nào sống sót được dưới sự phơi bày nầy. Hiện có nhiều cuốn sách xuất sắc về giáo lý của Đức Phật như là:
Thiên Chúa giáo chính thống đã đặt ra một đe doạ thực sự đối với Phật giáo. Trong lúc chúng ta chẳng bao giờ hy vọng đối chọi được tính hung hăng hay kỹ năng tổ chức của những tín đồ đó, chúng ta có thể dễ dàng đối trị họ bằng cách làm quen với nhiều điểm yếu về học thuyết của Thiên Chúa giáo và nhiều điểm mạnh của Phật giáo. Nếu thách thức nầy của Thiên Chúa giáo mà khởi động được nơi người Phật tử một đánh giá sâu xa hơn đối với Phật Pháp và một khát khao được sống trong Phật Pháp, thì sự thách thức đó có thể là một lợi ích cho Phật giáo.
Thiên Chúa giáo chính thống đã đặt ra một đe doạ thực sự đối với Phật giáo. Trong lúc chúng ta chẳng bao giờ hy vọng đối chọi được tính hung hăng hay kỹ năng tổ chức của những tín đồ đó, chúng ta có thể dễ dàng đối trị họ bằng cách làm quen với nhiều điểm yếu về học thuyết của Thiên Chúa giáo và nhiều điểm mạnh của Phật giáo. Nếu thách thức nầy của Thiên Chúa giáo mà khởi động được nơi người Phật tử một đánh giá sâu xa hơn đối với Phật Pháp và một khát khao được sống trong Phật Pháp, thì sự thách thức đó có thể là một lợi ích cho Phật giáo.
- HẾT -