Chương 9. Kết Luận

10/10/201012:00 SA(Xem: 17057)
Chương 9. Kết Luận

TIN KHÔNG NỔI ! 
Một phê bình Thiên Chúa giáo từ góc độ Phật giáo 
Trí Tánh Đỗ Hữu Tài dịch từ 
Beyond Belief - A Buddhist Critique of Fundamentalist Christianity của A.L. de Silva
THIỆN TRI THỨC PUBLICATIONS

CHƯƠNG 9

Kết luận

Nếu những gì đã viết trong tập sách nầy khơi động được lòng ao ước muốn biết thêm về Thiên Chúa giáoPhật giáo, chúng tôi sẽ vắn tắt xin đề nghị một số sách để đọc thêm. Một cuốn sách phổ thông và dễ đọc phô bày nhiều ngụy biện trong Thiên Chúa giáoJesus-the Evidence (Giê-su – chứng cớ) của Ian Wilson, xuất bản năm 1984. Wilson xem xét lịch sử của Kinh Thánh và trình bày việc các học giả đã làm thế nào để chứng minh một cách không còn nghi ngờ rằng đó là một sưu tập lộn xộn được biên tập qua nhiều thế kỷ. Ông cũng trình bày thêm làm thế nào một người như Giê-su dần dần trở thành được xem như một vị thần. Một cuốn sách hay khác là Rescuing the Bible from the Fundamentalists (Cứu Kinh Thánh khỏi những người Thiên Chúa giáo chính thống) của John Spong, xuất bản năm 1991. Spong là một giám mục và cũng là một học giả, ông chấp nhận một cách thoải mái rằng hầu hết mọi điều trong Kinh Thánh thì hoặc là thần thoại hoặc là sai lầm, và ông đưa ra nhiều chứng cớ phong phú cho vấn đề này. Nhưng có lẽ nghiên cứu học thuật và thấu suốt nhất trong thời gian gần đâyIs Christianity True? (Giáo lý Thiên Chúa giáochân thật không?) của Micheal Arnheim, xuất bản năm 1984. Nghiên cứu nổi bật này xem xét mọi học thuyết lớn của Thiên Chúa giáo và phơi bày mọi vấn đề của chúng duới ánh sáng lạnh lùng của lý trí – và không một vấn đề nào sống sót được dưới sự phơi bày nầy. Hiện có nhiều cuốn sách xuất sắc về giáo lý của Đức Phật như là:

  • The Life of the Buddha (Cuộc đời Đức Phật) của H. Saddhatissa, xuất bản năm 1988, trình bày rất hay tiểu sử Đức Phật và một mô tả rỏ ràng những ý niệm căn bản của Phật giáo
  • What the Buddha Taught (Đức Phật đã dạy gì) của W. Rahula, xuất bản năm 1985.
  • The Buddha's Ancient Path (Con đường cổ xưa của Đức Phật) của Plyadassi Thera, xuất bản năm 1979.
  • A Buddhist Critique of the Christian Concept of God (Một phê bình về ý niệm Chúa Trời của Thiên Chúa giáo từ góc độ Phật giáo) của G. Dharmasiri, xuất bản năm 1988, là một khảo sát xuất sắc nhưng rất chuyên môn về khái niệm Chúa Trời của đạo Tin Lành hiện đại từ góc độ Phật giáo.
  • Two Masters One Message (Hai bậc thầy Một thông điệp) của Roy Amore, xuất bản năm 1978. Trong nghiên cứu này, tác giả chứng minh rằng hầu hết những điều Giê-su dạy thì xuất phát từ Phật giáo.

Thiên Chúa giáo chính thống đã đặt ra một đe doạ thực sự đối với Phật giáo. Trong lúc chúng ta chẳng bao giờ hy vọng đối chọi được tính hung hăng hay kỹ năng tổ chức của những tín đồ đó, chúng ta có thể dễ dàng đối trị họ bằng cách làm quen với nhiều điểm yếu về học thuyết của Thiên Chúa giáo và nhiều điểm mạnh của Phật giáo. Nếu thách thức nầy của Thiên Chúa giáo mà khởi động được nơi người Phật tử một đánh giá sâu xa hơn đối với Phật Pháp và một khát khao được sống trong Phật Pháp, thì sự thách thức đó có thể là một lợi ích cho Phật giáo.

Thiên Chúa giáo chính thống đã đặt ra một đe doạ thực sự đối với Phật giáo. Trong lúc chúng ta chẳng bao giờ hy vọng đối chọi được tính hung hăng hay kỹ năng tổ chức của những tín đồ đó, chúng ta có thể dễ dàng đối trị họ bằng cách làm quen với nhiều điểm yếu về học thuyết của Thiên Chúa giáo và nhiều điểm mạnh của Phật giáo. Nếu thách thức nầy của Thiên Chúa giáo mà khởi động được nơi người Phật tử một đánh giá sâu xa hơn đối với Phật Pháp và một khát khao được sống trong Phật Pháp, thì sự thách thức đó có thể là một lợi ích cho Phật giáo

- HẾT -

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/01/2019(Xem: 9341)
04/12/2020(Xem: 5434)
11/01/2013(Xem: 19694)
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.