Bài ca kính ngưỡng

31/07/20152:53 CH(Xem: 6529)
Bài ca kính ngưỡng

BÀI CA KÍNH NGƯỠNG
Nguyễn Lương Vỵ
Tặng Nguyên Giác Phan Tấn Hải

1.

Kính ngưỡng mây và kính ngưỡng sương
Và nắng bay rồi tan theo hương
Bóng Mẹ thơm lừng kinh diệu nghĩa
Quán Âm rúng động cõi vô thường
Mở mắt nhìn mười phương khổ nạn
Lắng tâm nghe vạn nẻo kêu thương
Xương máu réo mịt mùng oan nghiệt
Nghiệp trần ai chưa hết nhiễu nhương.

2.

Kính ngưỡng gần và kính ngưỡng xa
Và chuông ngân rồi mưa liên hoa
Đóa sen lay nhẹ lời bi mẫn


Cánh gió vang lừng giọng thiết tha
Phố cũ tê nhòa năm tháng mộng
Lòng đây sáng tỏ phút giây qua
Gửi một bài ca vô tận xứ
Độc cô kham nhẫn niệm bao la.

3.

Kính ngưỡng trưa và kính ngưỡng chiều
Và sắc màu đã thấm tịch liêu  
Bóng Mẹ như rừng xanh ngất gió
Quán Âm như biển biếc dâng triều
Trông lên cảm tạ mùa hương chín
Ngó xuống tri ân đời dấu yêu
Gửi một bài ca vô tận ý
Đưa tay hứng trọn tiếng chim kêu...

 

07.2015 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/09/2017(Xem: 8726)
04/12/2019(Xem: 6923)
08/01/2020(Xem: 4508)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.