Đi chùa đầu năm là một nét văn hóatinh thần không thể thiếu trong đời sống của người miền Bắc. Những ngôi chùa dù lớn, dù nhỏ đều có một vai trò rất quan trọng trong tín ngưỡngtâm linh mỗi người. Đầu năm, hãy cùng dạo quanh những ngôi chùa cổ và đẹp nhất nội đô Hà Nội.
Chùa Trấn Quốc Chùa Trấn Quốc xưa thường là nơi các vua chúa đến thưởng ngoạn, vãn cảnh, cúng lễ vào những ngày lễ, Tết. Theo sổ sách xưa còn lưu lại, chùa Trấn Quốc được xây dựng trước khi có thành Thăng Long, vào thời kỳ tiền Lý Nam Đế (544 – 548). Chùa tuy không lớn nhưng kiến trúc hài hòa với phong cảnh hồ nước mênh mông, trong chùa có lưu dấu ấn của nhiều giai đoạn lịch sử, với những pho tượng rất đẹp. Trước chùa có cây bồ đề chiết từ cây tổ ở Bồ Đề đạo tràng, do Thủ tướngẤn Độ tặng năm 1959. Sau chùa là khu tháp mộ của những đời sư trụ trì. Tòa tháp lục độ bằng gạch đỏ cũng hài hòa với khung cảnh chung, trở thành một điểm nhấn của chùa và cả Hồ Tây. Có thể nói chùa Trấn Quốc là ngôi chùa có giá trịlịch sử và cảnh quan bậc nhất ở Hà Nội.
Chùa Quán Sứ
Chùa Quán Sứ nằm ở số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm. Trước đây, khu vực này thuộc thôn Yên Tập, huyện Thọ Xương, phủ Phụng Thiên. Chùa thờ Phật và thờ vị quốc sư triều Lý là Nguyễn Minh Không.
Chùa Quán Sứ có lẽ là một trong rất ít ngôi chùa ở Việt Nam mà tên chùa cũng như nhiều câu đối đều được viết bằng chữ quốc ngữ. Chùa là trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Chùa Láng
Chùa Láng được xây dựng từ thời vua Lý Thần Tông (1128-1138) để thờ Từ Đạo Hạnh là một nhà tu hànhđắc đạo, nổi tiếng thời Lý. Chùa được xây trên một khu đất rộng, có nhiều cây cổ thụ, từ xưa vẫn được coi là nơi đệ nhất tùng lâm của kinh đô Thăng Long. Trong chùa có nhiều đồ thờ cổ, có nhiều tượng phật, có tượng Lý Thần Tông và đặc biệt là tượng Từ Đạo Hạnh không tạc bằng gỗ đá, mà đan bằng mây và quét sơn bên ngoài.
Trước đây, trong chùa còn giữ được một cuốn sách kinh bằng đồng khắc chữ, tương truyền là của vua Lý Nhân Tông dùng tụng niệm khi sinh thời. Từ thời Lý đến nay, chùa đã được nhiều lần sửa chữa, nhưng vẫn giữ được vẻ cổ kính, bình yên, thanh tịnh.
Chùa Kim Liên
Chùa có từ thế kỷ XVII, được dựng trên dải đất của làng Nghi Tàm, bên bờ hồ Tây, nay thuộc phường Nghi Tàm, quận Tây Hồ. Tương truyền nơi dựng chùa là nền cũ của cung Từ Hoa có từ đời Lý. Nguyên công chúa Từ Hoa, con gái vua Lý Thần Tông (1128-1138) đã đem cung nữ tới khu vực này trồng dâu, nuôi tằm, mở ra trại Tàm Tang (tằm dâu).Trại này sau đổi tên là phường Nghi Tàm.
Ngày nay, chùa Kim Liên là nơi vô cùng tĩnh lặng, bình yên, nằm khiêm nhường bên hồ Tây mộng mơ. Mỗi du khách khi đến đây đều bỏ dép bước chân trần trên những bậc đá rêu phong.
Chùa Tảo Sách
Chùa Tảo Sách có tên là chùa Linh Sơn nằm ở phía Tây của Hồ Tây, trước khi con đường ven hồ được mở thì chùa nằm sát bờ hồ. Xưa kia để đến chùa người ta phải đi thuyền từ bờ hồ bên này, và chỉ có một ngõ nhỏ vòng ra phía sau thông với các làng đào ở Nhật Tân. Hiện nay chùa nhìn ra hồ với tòa cổng đồng thời là gác chuông bằng gỗ mới dựng khá đẹp.
Khuôn viên chùa trước kia cũng là vườn hoa đào và quất, nay đã bị thu hẹp một phần do hai con đường mới mở. Trước chính điện là mấy cây mít dân dã, một bể non bộ hài hòa, có pho tượng Quan Thế Âm bằng đá ngọc trắng khá lớn và đẹp chếch phía trước. Cổng mở ra đường Lạc Long Quân cũng đã được dựng lại bằng gỗ.
Chùa Vạn Niên
Chùa Vạn Niên nằm gần chùa Tảo Sách, là một trong bộ ba ngôi chùa cầu sự bền vữnglâu dài cho đất nước được dựng ở vùng này: Thiên Niên, Vạn Niên, Ức Niên. Khuôn viên chùa không rộng lắm nhưng sát với Hồ Tây nên tầm nhìn rất đẹp, nhất là các buổi sáng khi mặt trời lên. Chùa được trùng tu lại với các gian được dựng bằng gỗ, trong chùa có pho tượng Phật bằng ngọc rất đẹp.
Trước sân chùa, dưới gốc muỗm cổ thụ rất lớn là pho tượng Phật bằng đồng nặng ba tấn. Một bên của tượng Phật là tòa gác gỗ thờ Quan Âm, bên kia là tòa tháp đá mang phong cách Tây Tạng. Hàng rào phía trước chùa là một loạt các bức điêu khắc gỗ với hình các pháp bảo. Cổng chùa nhìn ra hồ tuy nhỏ nhưng rất hợp với cảnh quan, cũng làm hoàn toàn bằng gỗ.
Chùa Quảng Bá
Chùa có tên là chùa Long Ân, sau đổi là Hoằng Ân, nằm trong làng Quảng Bá. Chùa cũng nằm trong khu vực ven hồ Tây, nhưng không gần hồ, mà nằm trong một khu vườn rộng rãi, với ao nước, vườn cây, vườn hoa tĩnh mịch. Chùa rất thâm nghiêm, trong chùa có nhiều pho tượng với phong cách điêu khắc rất riêng.
Phía trước chùa có một ngọn đồi nhỏ, trên có tượng Quan Âm lộ thiên, với những cây mai cây đào trồng xung quanh, mùa xuân hoa nở rất đẹp. Bước vào chùa Quảng Bá, ta như gặp lại phong cảnh thôn quê giữa lòng Hà Nội, và vào dịp gần Tết, lại được ngắm những vườn quất vàng rực của một mùa xuân mới.
Chùa Sải
Nằm ở phía Nam của Hồ Tây, chùa Sải – tên chữ là chùa Tĩnh Lâu – cũng nhìn ra hồ, phía trước cổng có một cây bồ đề rất lớn. Sân chùa có nhiều cây cối xanh tốt. Chùa đã được trùng tu nên nền chùa được nâng cao lên rất nhiều so với trước đây, với các lan can đá chạm trổ cầu kỳ.
Trong chùa còn giữ nhiều pho tượng cổ rất đẹp. Khu nhà Mẫu bên cạnh chùa gần đây được trang trí bởi nhiều bức tranh vẽ các vị thần thánh của nước Việt, từ hình ảnh Hùng Vương đến Trần Hưng Đạo, cũng như các vị trong hệ thống thờ Mẫu, Tứ phủ. Những bức tranhcầu kỳ này cũng tạo thành một phong cách riêng cho ngôi chùa cổ.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tuyên bố rằng một cậu bé Mông Cổ sinh ra ở Mỹ là tái sinh của nhà lãnh đạo tinh thần quan trọng thứ ba trong Phật giáo Tây Tạng. Cậu bé tám tuổi được chụp ảnh với Đức Đạt Lai Lạt Ma tại một buổi lễ diễn ra ở Dharamshala thuộc tiểu bang Himachal Pradesh của Ấn Độ.
Sinh hoạt trong lãnh vực truyền thông tại Quận Cam bao lâu nay, tôi chưa bao giờ tham dự một buổi ra mắt kinh sách Phật Giáo mang ý nghĩa trọng đại đối với cộng đồng Phật Giáo Việt Nam như buổi ra mắt bộ Thanh Văn Tạng của Đại Tạng Kinh Việt Nam tại Nhà Hàng Brodard Chateau, Thành phố Garden Grove, Quận Cam, California, Hoa Kỳ, vào chiều Chủ Nhật, ngày 19 tháng 3 năm 2023.
Được tin không vui, Ni sư Thích Nữ Hạnh Đoan đang lâm trọng bệnh ở giây phút cuối đời. Ni sư đã có công dịch thuật nhiều sách Phật học, đặc biệt là bộ sách 7 tập Báo Ứng Hiện Đời khuyên người tin sâu nhân quả hướng về Phật Pháp và ước nguyện cuối đời là muốn độ hết chúng sinh thoát khổ. Thư Viện Hoa Sen đã chuyển tải thông điệp của Ni sư qua việc phổ biến các sách của Ni sư và nay xin được long trọng bố cáo đến toàn thể quý độc giả bài viết cuối cùng của Ni Sư. Ước mong quý độc giả đồng cùng với các thành viên ban biên tập Thư Viện Ha Sen dành chút giây hướng về Ni sư và cầu nguyện cho Ni sư thân tâm được an lạc khi chưa thuận thế vô thường và khi thuận thế vô thường thanh thản về cõi Tây Phương Cực Lạc tiếp tục tu hành rồi trở lại cõi Ta Bà cứu độ chúng sinh.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.