Cửa thứ mười một: Quán Tam Thời

17/07/20179:14 SA(Xem: 1951)
Cửa thứ mười một: Quán Tam Thời
THẬP NHỊ MÔN LUẬN
LUẬN VỀ MƯỜI HAI CỬA
Tác giảLong Thọ (Nàgàrjuna)
Dịch giả Hoa Ngữ: Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập 
Dịch giả Việt Ngữ: Thích Viên Lý
Viện Triết Lý Việt Nam và Thế Giới xuất bản 2000



CỬA THỨ MƯỜI MỘT 
QUÁN TAM THỜI

 

 Các pháp đều là không. Tại sao? Một nhân không có trước, hay sau, hay đồng thờivới quả. Như đã nói trong những câu:

Nhân có trước quả, có sau quả, hay có đồng thời với quả,
Những biến cố như vậy đều không thành.
Làm sao nhân có thể sanh ra biến cố?

 Nếu nói chân có trước quả là không đúng. Tại sao? Nếu một nhân có trước và từ nó sanh ra quả sau, thì không có quả ngày từ đầu, vậy thì nhân của nó là gì? Nếu một quả có trước nhân thì quả đã thành khi chưa có nhân, vậy tại sao nó cần tới nhân? Nếu nhân và quả cùng một lúc thì không có sự sanh sản. Thí dụ, hai cái sừng của một con bò sanh ra cùng một lúc; sừng bên trái và sừng bên phải không sanh ra lẫn nhau. Bởi vậy có thể suy luận rằng khi hai cái cùng sanh ra một lúc thì chúng chẳng phải là những liên hệ “tam thời” (trước, sau, và đồng thời) giữa nhân và quả.

 Hỏi: Việc ngài bác bỏ liên hệ nhân quả trong tam thời cũng không thành. Nếu sự bác bỏ có trước cái có thể bác bỏ thì không thể có cái bị bác bỏvậy thì lấy cái gì để mà bác bỏ? Nếu cái có thể bác bỏ có trước sự bác bỏ, có nghĩa là cái có thể bác bỏđã thành, cần gì bị bác bỏ? Nếu sự bác bỏ và cái có thể bác bỏ có cùng một thời gian với nhau thì cũng không có nhân. Thí dụ, hai sừng của một con bò được sanh ra đồng thời; sừng bên trái và sừng bên phải không sanh ra nhau. Cho nên sự bác bỏkhông sanh ra cái có thể bác bỏ, hay ngược lại.

 Đáp: Sự bác bỏ của bạn và có thể bác bỏ đều có cùng sai lầm giống nhau. Nếu các pháp là không thì không thể có sự bác bỏlẫn cái bị bác bỏ. Nay bạn nói rằng sự bác bỏ của tôi là không, vậy có nghĩa là điều tôi nói là đúng [vì tôi nói các pháp đều là không]. Nếu tôi nói rằng phải có sự bác bỏ và cái có thể bác bỏ thì tôi sai lầm như bạn nói; nhưng tôi không nói rằng phải có sự bác bỏ và cái có thể bác bỏvì vậy tôi sẽ không bị bạn coi là sai lầm.

 Hỏi: Chúng ta nhận thấy một nhân có trước một quả; thí dụ: người thợ gốm tạo một cái bình. Một nhân không thể có sau một quả; thí dụ: vì có đệ tử cho nên có thầy’ và họ chỉ được coi là đệ tử sau khi đã thụ huấn. Một nhân và một quả cũng có thể đồng thời hiện hữuthí dụngọn đèn và ánh sáng hiện hữu cùng một lúc. Vì vậy, nếu nói rằng một nhân không có trước, không có sau, không đồng thời với một quả là không đúng.

 Đáp: Thí dụ của bạn về người thợ gốm làm cái bình là không đúng. Tại sao? Nếu chưa có cái bình thì người thợ gốm là nhân của cái gì? Giống như trường hợp của người thợ gốm, không có thứ gì có thể là nhân trược quả.

 Cũng không thể có nhân sau quả. Nếu không có đệ tử thì ai có thể là thầy? Vì vậy không thể có nhân sau quả.

 Nếu bạn nói rằng giống như ngọn đèn và ánh sáng, nhân và quả hiện hữu đồng thời, thì nhân mà bạn nói đó vẫn không đúng. Hãy cho rằng ngọn đèn và ánh sáng hiện hữu đồng thời, làm sao chúng có thể sanh ra nhau?

 Vì vậy nhân và duyên là không. Do đó, bạn nên biết rằng tất cả hữu vi phápvô vi pháp và chúng sanh đều là không
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/01/2015(Xem: 21772)
06/12/2022(Xem: 2113)
30/10/2010(Xem: 49719)
Chiều 26/5/2023 (08.4 Quý Mão) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế – Ban Văn hóa đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” nhằm kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2567-DL.2023 và tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023).
- Lễ Rước Phật Và Nghi Thức Mộc Dục Tại TP. Hồ Chí Minh / - Diễu hành xe hoa kính mừng ngày Đức Phật đản sinh tại chùa Ba Vàng, tỉnh Quảng Ninh / - Đại lễ Phật đản 2023 tại Chùa Ba Vàng / - Đại lễ Phật đản 2023 tại chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn / - Đại lễ Phật đản 2023 tại Việt Nam Quốc Tự, TP. Hồ Chí Minh - Đại lễ Phật Đản chung vùng Đông-Bắc Hoa Kỳ lần thứ V tại Philadelphia, USA
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.