TÁNH KHÔNG, THUYẾT TƯƠNG ĐỐI VÀ VẬT LÝ LƯỢNG TỬ
Nguyên bản: Emptiness, Relativity, and Quantum Physic (the Universe in a Single Atom)
Tác giả: Đức Đat Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
Thế giới quan của riêng tôi đặt nền tảng trong triết lý và giáo lý của Đạo Phật, vốn phát sinh từ trong môi trường trí thức của Ấn Độ cổ đại. Tôi đã khám phá triết lý cổ đại Ấn Độ từ tuổi ấu thơ. Những vị thầy của tôi vào lúc ấy là nhiếp chính đương nhiệm của Tây Tạng, Tadrak Rinpoche, và Ling Rinpoche. Tadrak Rinpoche là một ông già, rất được tôn kính và rất nghiêm khắc. Ling Rinpoche thì trẻ hơn nhiều; người luôn luôn nói năng mềm mõng, êm dịu, và nghiên cứu rất sâu sắc, nhưng không phải là một người nhiều lời (tối thiểu là lúc tôi là thiếu nhi). Tôi nhớ là tôi rất kinh khủng với sự hiện diện của cả hai vị. Tôi có vài vị phụ tá triết lý hổ trợ để tôi tranh luận với những gì tôi đã được dạy. Những vị này gồm Trijang Rinpoche và vị học giả tu sĩ Mông Cổ nổi tiếng Ngodrup Tsoknyi. Khi Tadrak Rinpoche viên tịch, thì Ling Rinpoche đã trở thành vị giáo thọ trưởng và Trijang Rinpoche được đưa lên làm giáo thọ phó của tôi.
Các ngài vẫn là những vị giáo thọ của tôi cho đến khi chấm dứt chương trình học chính thức của tôi, và tôi tiếp tục đón nhận di sản của nhiều dòng truyền thừa Phật giáo Tây Tạng từ cả hai vị. Các ngài là những người bạn thân cận nhau nhưng có những đặc tính rất khác biệt. Ling Rinpoche là một người bè bè chắc nịch với một cái đầu hói nhẳn bóng, và cả toàn thân sẽ rung lên khi ngài cười. Ngài có bộ dạng to lớn nhưng cặp mắt nhỏ. Trijang Rinpoche là một người cao và ốm của sự duyên dáng và dễ thương mà ta có thể nói đó là một người Tây Tạng. Ngài tế nhị và có một giọng sâu thẩm đặc biệt du dương khi ngài tán tụng. Ling Rinpoche là một triết gia sắc sảo với một tâm thức logic sắc bén và là một nhà tranh luận tài ba với trí nhớ phi thường. Trijang Rinpoche là một trong những nhà thơ lớn nhất trong thời của ngài, với một sự tinh thông chiết trung về nghệ thuật và văn học. Trong điều kiện của tính khí và tài năng tự nhiên của tôi, thì tôi nghĩ là tôi gần gũi với Ling Rinpoche hơn là bất cứ vị giáo thọ nào khác. Nói một cách công bằng có lẽ Ling Rinpoche đã có ảnh hưởng lớn nhất trong đời tôi.
Khi tôi bắt đầu học hỏi về những giáo lý khác nhau của những trường phái cổ điển Ấn Độ, thì tôi không có cách nào để liên hệ những thứ này tới bất cứ khía cạnh nào với kinh nghiệm cá nhân của tôi. Thí dụ, giáo lý Số Luận về nhân quả nói rằng bất cứ kết quả nào cũng là sự biểu hiện của những gì đã ở đấy trong nguyên nhân; giáo lý Thắng Luận tông về vũ trụ đề xuất rằng đa số bất cứ một thứ loại nào của các đối tượng đều có một tính khái quát lý tưởng thường hằng đó là độc lập với tất cả các chi tiết. Có những lập luận hữu thần Ấn Độ chứng minh sự tồn tại của Đấng Tạo Hóa và những phản luận của Phật giáo minh chứng điều ngược lại. Thêm nữa, tôi đã từng học nhiều điều phức tạp khó hiều trong những giáo lý của các trường phái khác nhau trong Phật giáo. Chúng quá huyền bí để liên quan trực tiếp đến một cậu bé trong độ tuổi mới mười mấy mà sự hăng hái của cậu ta là tháo gở và ráp lại những chiếc đồng hồ hay xe hơi và mãi mê nghiên cứu những tấm hình của Thế Chiến Thứ Hai trong sách và những quyển tạp chí Life. Trong thực tế, khi Babu Tashi tháo rời và tẩy rửa máy phát điện, tôi đứng bên cạnh và giúp ông ấy. Tôi quá thích thú với tiến trình nên thường quên sự học tập của tôi ngay cả những bửa ăn. Khi những người phụ giáo triết học đến để giúp tôi ôn bài, tâm tư tôi rong ruổi trở lại với máy phát điện và nhiều bộ phận của nó.
Nhưng mọi việc thay đổi khi tôi bước qua tuổi 16. Những sự kiện đang chuyển biến nhanh chóng. Khi quân đội Trung Cộng đến biên giới Tây Tạng vào mùa hè năm 1950, vị nhiếp chính, Tadrak Rinpoche, đã đề nghị rằng thời gian đã đến để tôi đảm đương trọn vẹn chức vụ lãnh đạo thế quyền cho đất nước. Có lẽ là sự đánh mất tuổi trẻ này, thúc đẩy tôi bởi thực tế nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng đang hiện ra trước mắt, làm tôi thấy rõ giá trị thật sự của giáo dục. Bất cứ nguyên nhân là gì đi nữa, với tuổi 16 thì sự dấn thân của tôi với việc học tập triết lý Phật giáo, tâm lý học, và tâm linh thì khác nhau về phẩm chất. Không chỉ tôi hết lòng trong việc theo đuổi những môn học này mà tôi cũng đi đến liên hệ nhiều khía cạnh của những gì tôi học hỏi với sự thấu hiểu của tôi về cuộc sống và những sự kiện của thế giới bên ngoài.
Khi tôi bắt đầu đào sâu nghiên cứu vào việc học tập, phản chiếu, quán chiếu hành thiền tư tưởng Phật giáo và thực tập, thì Tây Tạng đang đối phó với quân đội Trung Cộng trong đất nước – trong cố gắng để có một sự hài lòng thỏa thuận chính trị hổ tương nào đó – trở nên ngày càng phức tạp hơn. Cuối cùng, chẳng bao lâu khi tôi hoàn thành việc học tập chính thức và ngồi trong thành phố thiêng liêng Lhasa trong sự hiện diện của vài nghìn tu sĩ cho kỳ thi Geshe (tiến sĩ Phật học), một sự kiện vốn đánh dấu cho đỉnh điểm của những sự học tập đại học chính thức của tôi và cho đến ngày nay vẫn là suối nguồn toại nguyện lớn cho tôi, thì cuộc khủng hoảng ở trung tâm Tây Tạng đã đẩy tôi phải đào thoát khỏi quê hương đến Ấn Độ, để bắt tay vào đời sống của một người tị nạn vô tổ quốc. Đây vẫn là thân phận hợp pháp của tôi. Nhưng qua việc đánh mất quyền công dân trong chính xứ sở tôi, thì tôi tìm được nó trong một ý nghĩa rộng rãi hơn; tôi có thể nói một cách chân thành rằng tôi là một công dân của thế giới.
***
Một trong những tuệ giác triết lý quan trọng nhất của tôi trong Phật giáo đến từ những gì được biết như giáo lý tánh không. Như trọng tâm của nó là việc nhìn nhận rằng có một nền tảng khác hẳn nhau giữa cung cách chúng ta nhận thức thế giới, kể cả sự tồn tại của chính chúng ta trong nó, và cách mà mọi thứ thật sự là. Trong kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta, chúng ta có xu hướng liên hệ đến thế giới và tới chính chúng ta giống như đây là những thực thể sở hữu thực tại tự kiểm soát, có thể định nghĩa, tách biệt và trường cửu. Thí dụ, nếu chúng ta thẩm tra nhận thức của chính chúng ta về bản ngã, thì chúng ta thấy rằng chúng ta có xu hướng tin tưởng trong sự hiện diện của một cốt lõi thiết yếu cho sự tồn tại của chúng ta mà nó đặc trưng cho cá tính và bản sắc của chúng ta như một bản ngã trừu tượng, độc lập với những yếu tố vật chất và tinh thần vốn cấu thành sự tồn tại của chúng ta. Triết lý tánh không tiết lộ rằng điều này không chỉ là một sai lầm căn bản mà cũng là căn bản cho sự dính mắc, chấp thủ, và việc phát triển vô số thành kiến của chúng ta.
Theo giáo lý tánh không, thì bất cứ niềm tin nào trong một thực tại khách quan làm nền tảng cho sự thừa nhận về một sự tồn tại thực chất, độc lập là không đứng vững. Tất cả mọi sự vật và sự kiện, cho dù là vật chất, tinh thần hay ngay cả những khái niệm trừu tượng như thời gian, là trống rỗng về sự tồn tại khách quan, độc lập. Để sở hữu một sự tồn tại độc lập, thực chất như vậy sẽ hàm ý rằng mọi sự vật và sự kiện là thế nào đấy là trọn vẹn về phía chính chúng và do thế hoàn toàn tự túc (độc lập). Điều này có nghĩa rằng không có gì có khả năng để tương tác với và gây ảnh hưởng đến những hiện tượng khác. Nhưng chúng ta biết rằng có nguyên nhân và hệ quả - nhấn một nút khởi động, bugi bật lửa, động cơ chuyển động, và xăng dầu được đốt cháy. Trong vũ trụ của sự tự túc - độc lập, mọi thứ tồn tại cố hữu, những sự kiện này sẽ không bao giờ xảy ra. Tôi không thể viết trên giấy, và quý vị không thể đọc chữ nghĩa trên trang này. Cho nên vì chúng ta tương tác và biến đổi cùng nhau, vì vậy chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta không độc lập – mặc dù chúng ta có thể cảm thấy hay tri nhận trực giác như vậy.
Thực tế là, khái niệm về sự tồn tại thực chất, độc lập là không hợp với quan hệ nhân quả. Đây là bởi vì quan hệ nhân quả nghĩa là ngẫu nhiên và lệ thuộc, trong khi bất cứ thứ gì sở hữu sự tồn tại độc lập là không thay đổi và tự kiểm soát. Mọi thứ được hình thành bởi những sự kiện liên hệ lệ thuộc, của những hiện tượng tương tác liên tục mà không có một bản chất cố định, hay không thay đổi, mà vốn tự chúng ở trong những mối quan hệ thay đổi năng động liên tục. Mọi sự vật và sự kiện là “trống rỗng” trong điều rằng chúng không sở hữu bất cứ thực chất không thay đổi nào, bản chất thực tại, hay “thể chất” tuyệt đối có đủ điều kiện độc lập. Chân lý căn bản này về “cung cách mọi thứ thật sự là” được diễn tả trong kinh luận Phật giáo như “tánh không” hay shunyata trong Sanskrit.
Trong quan điểm ngây ngô hay thường tình của chúng ta về thế giới, chúng ta liên hệ đến mọi sự vật và sự kiện giống như chúng sở hữu một thực tại bền vững bên trong. Chúng ta có xu hướng tin tưởng rằng thế giới được hình thành bằng những sự vật và sự kiện, mỗi thứ có một thực tại độc lập khác biệt của chính nó và những thứ này với những cá tính khác biệt và độc lập tương tác với nhau. Chúng ta tin tưởng rằng những hạt giống có bản chất thật sự sản sinh những mùa vụ có bản chất thật sự vào những thời điểm có bản chất thật sự trong những nơi chốn có bản chất thật sự. Mỗi thành viên của mối quan hệ nhân quả này – hạt giống, thời gian, nơi chốn, và hệ quả - chúng ta nắm lấy để có trạng thái bản thể học đồng nhất. Quan điểm này về thế giới như được làm từ những đối tượng cụ thể và những đặc tính cố hữu được củng cố xa hơn bởi ngôn ngữ của chúng ta về những chủ thể và những điều khằng định, vốn được cấu thành với những danh từ và tĩnh từ biểu thị sự tồn tại về mặt này và những động từ hành động về mặt kia. Nhưng mọi thứ được cấu thành bởi những bộ phận – một người với cả thân thể và tâm thức. Xa hơn nữa, chính đặc tính của mọi thứ thì lệ thuộc trên nhiều nhân tố, chẳng hạn như những cái tên chúng ta cho chúng, những chức năng của chúng, và những khái niệm chúng ta có về chúng.
Mặc dù được đặt nền tảng trong sự diễn giải những kinh điển cổ truyền từ Đức Phật lịch sử, nhưng giáo thuyết tánh không này đã được trình bày chi tiết một cách có hệ thống lần đầu tiên bởi đại triết gia Phật giáo Long Thọ (thế kỷ thứ hai sau Công nguyên). Cuộc đời ngài chỉ được biết một ít, nhưng ngài đã đến từ Nam Ấn và sau chính Đức Phật – nhân vật quan trọng duy nhất cho sự phát biểu có hệ thống Phật giáo ở Ấn Độ. Những sử gia công nhận ngài với sự xuất hiện của trường phái Trung Đạo Đại thừa Phật giáo, vẫn là trường phái chiếm ưu thế trong Phật giáo Tây Tạng cho đến ngày nay. Tác phẩm có ảnh hưởng nhất của ngài trong triết học là Căn Bản Tuệ Giác Trung Đạo, vốn tiếp tục được học thuộc lòng, nghiên cứu và tranh luận trong những đại học tu viện Tây Tạng.
Tôi đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu những vấn đề được nêu lên trong luận điển này, tranh luận nó với những vị thầy và đồng đạo của tôi. Trong những năm 1960, thập niên đầu tiên của tôi như một người lưu vong ở Ấn Độ, tôi có thể nghiên cứu chuyên sâu và rất cá nhân vào triết lý tánh không. Không như ngày nay, cuộc sống của tôi thời bấy giờ được thư giản hợp lý, với tương đối ít những việc làm chính thức, tôi chưa bắt đầu việc du hành thế giới, một tiến trình mà bây giờ chiếm một phần quan trọng trong thời gian của tôi. Trong thập niên quý giá này, tôi đã có dịp may dành nhiều thời giờ với những vị giáo thọ của tôi, cả những vị chuyên môn trong triết lý và hành thiền về tánh không.
Tôi cũng nhận được những giáo lý từ một học giả Tây Tạng khiêm tốn nhưng tài năng tên là Nyima Gyaltsen. Được biết một cách trìu mến như Gen Nyima, ông là một trong những cá nhân hiếm hoi với biệt tài diễn đạt rõ ràng tuệ giác triết lý thậm thâm rành mạch dễ hiểu nhất. Ông hơi hói đầu và đeo đôi kính tròn, rộng, sậm màu. Ông có chứng co giật bất giác ở mắt phải, vốn làm phải thường chớp mắt. Nhưng năng lực về tập trung, đặc biệt khi theo dõi một loạt tư tưởng phức tạp và đào sâu hơn bao giờ hết trong một vấn đề, thì thật kinh ngạc - không thể chối cải được, là huyền thoại. Ông trở nên hoàn toàn quên lãng những gì đang xảy ra chung quanh ông khi ông ở vào một trong những tình trạng này. Thực tế thì triết lý về tánh không là chuyên môn đặc biệt của Gen Nyima làm những giờ trao đổi của tôi với ông đem lại sự thỏa mãn ở mức độ cao nhất.
***
Một trong những thứ lạ thường và hấp dẫn nhất của vật lý học hiện đại là cung cách mà thế giới vĩ mô của cơ học lượng tử thử thách sự thấu hiểu thông thường của chúng ta. Sự kiện rằng ánh sáng có thể được thấy hoặc như là hạt hay sóng, và rằng nguyên lý không chắc chắn nói với chúng ta là chúng ta có thể không bao giờ biết cùng lúc điện tử làm gì và ở đâu, và khái niệm lượng tử chồng chéo tất cả đều đề xuất một cung cách hoàn toàn khác biệt về sự thấu hiểu thế giới từ vật lý học cổ điển, trong đó các đối tượng hoạt động trong một cách thức có thể đoán trước được. Thí dụ, trong một câu chuyện rất quen thuộc về con mèo của Schorodinger, trong ấy con mèo được đặt trong một chiếc hộp chứa nguồn phóng xạ có 50 phần trăm khả năng phát ra chất độc chết người, chúng ta bị buộc để chấp nhận rằng, cho đến khi nắp được mở ra, thì con mèo ấy cả chết và sống, dường như thách đố luật mâu thuẩn.
Với một Phật tử Đại thừa hướng về tư tưởng của Long Thọ, thì có một cộng hưởng không sai lầm giữa tánh không và vật lý mới. Ở trình độ lượng tử, vật chất được cho thấy là ít rắn và ít có thể định rõ hơn là nó xuất hiện, thế thì đối với tôi là khoa học đang đến gần với tuệ giác quán chiếu của Phật giáo về tánh không và lệ thuộc lẫn nhau. Tại một hội nghị ở New Delhi, tôi đã một lần nghe Raja Ramanan, nhà vật lý được những người đồng nghiệp của ông biết như Sakharov của Ấn Độ, xác lập những tương tự giữa triết lý của Long Thọ về tánh không và cơ học lượng tử. Sau khi nói chuyện với nhiều nhà khoa học trải qua hàng năm, thì tôi tự tin rằng những khám phá vĩ đại của vật lý ngược lại đến thời Copernicus cho chúng ta sự hiểu biết sâu sắc rằng thực tại không phải như nó xuất hiện đến chúng ta. Khi chúng ta đặt thế giới dưới mắt kính nghiêm túc của thẩm tra – cho dù nó là phương pháp và thực nghiệm khoa học hay tánh không logic Phật giáo hay phương pháp hành thiền quán chiếu phân tích – thì chúng ta thấy mọi thứ là vi tế hơn, và trong một số trường hợp thậm chí là mâu thuẩn với những giả thiết về quan điểm phổ quát thông thường của chúng ta về thế giới.
Một người có thể hỏi, ngoài việc trình bày sai về thực tại ra, thì điều sai nữa với sự tin tưởng vào sự tồn tại độc lập, thuộc về bản chất của mọi thứ? Đối với Long Thọ, niềm tin này có những hậu quả tiêu cực nghiêm trọng. Long Thọ lập luận rằng chính niềm tin trong sự tồn tại thuộc bản chất cố hữu đã duy trì căn bản cho việc tự kéo dài sự rối loạn chức năng trong sự tương tác của chúng ta với thế giới và với chúng sinh đồng loại của chúng ta. Bằng việc chấp nhận những đặc tính bản chất của sức hấp dẫn, chúng ta phản ứng đến những đối tượng và sự kiện nào đó với sự dính mắc lừa dối, trong khi với những thứ khác thì chúng ta chấp nhận những đặc tính bản chất nội tại của tính không hấp dẫn, thì chúng ta phản ứng với ác cảm lừa dối. Nói cách khác, Long Thọ lập luận rằng việc chấp thủ vào sự tồn tại độc lập của mọi thứ dẫn đến phiền não, là thứ vốn làm sinh ra một chuỗi những hành vi, phản ứng tàn phá, và khổ đau. Trong sự phân tích cuối cùng, đối với Long Thọ, giáo thuyết tánh không thì không là một vấn đề của sự thấu hiểu nhận thức đơn thuần về thực tại mà nó có những quan hệ mật thiết với tâm lý và đạo đức sâu xa.
Một lần tôi đã hỏi người bạn vật lý David Bohm của tôi câu này: Theo quan điểm của khoa học hiện đại, ngoài vấn đề trình bày sai lạc ra, thì có điều gì sai với niềm tin trong sự tồn tại độc lập của mọi thứ? Sự đáp ứng của ông thế này. Ông nói rằng nếu chúng ta thẩm tra các ý thức hệ khác nhau hướng đến việc phân chia nhân loại, chẳng hạn như chủng tộc, chủ nghĩa quốc gia cực đoan, và cuộc đấu tranh của tầng lớp Mác xít, thì một trong những nhân tố then chốt về nguồn gốc của chúng là khuynh hướng nhận thức mọi thứ như bị chia cắt và phân cách một cách cố hữu. Từ nhận thức sai lầm này nổi lên một niềm tin rằng mỗi sự phân chia này là độc lập và tự tồn tại một cách căn bản. Đáp ứng của Bohm, được đặt nền tảng trong việc làm của ông với vật lý lượng tử, gợi lại sự quan tâm đạo đức về việc dung dưỡng những niềm tin [chấp thủ] như vậy vốn đã làm Long Thọ lo lắng, người đã bộc lộ gần hai nghìn năm trước. Đương nhiên, nói một cách nghiêm túc, khoa học không đối diện với những vấn đề của đạo đức và những phán xét đánh giá, nhưng thực tế hiện hữu rằng khoa học, là sự cố gắng của nhân loại, vẫn tiếp tục nối kết với vấn đề căn bản về sự cát tường của nhân loại. Do thế, trong một ý nghĩa, không có gì ngạc nhiên về lời đáp của Bohm. Tôi hy vọng có thêm những nhà khoa học đồng cảm với sự thấu hiểu của ông về mối nhạy cảm tương liên của khoa học, các phạm vi nhận thức của nó, và lòng nhân đạo.
Như tôi hiểu nó, khoa học hiện đại đã đối diện một sự khủng hoảng vào đầu thế kỷ 20. Công trình kiến trúc vĩ đại của vật lý cổ điển được phát triển bởi Isaac Newton , James Maxell, và rất nhiều người khác nữa, vốn dường như cung cấp những giải thích có hiệu quả cho những thực tế nhận thức về thế giới và tương xứng rất tốt với cảm nhận thông thường, đã bị xói mòn bởi sự khám phá về tính tương đối và hoạt động kỳ lạ của vật chất dưới trình độ hạ nguyên tử, là thứ được khám phá trong cơ học lượng tử. Như một lần nọ, Carl von Weizsacker đã giải thích nó với tôi, vật lý cổ điển chấp nhận một thế giới quan cơ học mà trong ấy những quy luật vật lý phổ quát nào đó, kể cả trọng lực và những quy luật cơ học, quyết định một cách hiệu quả mô hình của những hoạt động tự nhiên. Trong mô thức này, có bốn thực tại khách quan – những vật thể, các năng lực, không gian, và thời gian – và luôn luôn có một sự phân biệt rõ ràng giữa đối tượng được biết và chủ thể là kẻ biết. Nhưng thuyết tương đối và cơ học lượng tử, như von Weizsacker diễn tả, nhắc nhở rằng chúng ta phải bãi bỏ như vấn đề nguyên tắc, sự tách biệt giữa chủ thể và đối tượng và với tất cả những điều chắc chắn của chúng ta về tính khách quan của những dữ liệu thực nghiệm. Tuy nhiên – và đây là điều gì đó mà von Weizsacker đã nhấn mạnh đến – mô hình duy nhất mà chúng ta có cho việc diễn giải cơ học lượng tử và những thực nghiệm là những thứ thẩm tra lại bức ảnh mới của thực tại là những thứ của vật lý cổ điển, mà vốn thuyết lượng tử đã bác bỏ. Bất chấp những vấn nạn này, von Weizsacker đã kết luận rằng chúng ta cần tiếp tục tìm kiếm cho sự gắn kết với nhau trong tự nhiên và cho sự thấu hiểu về thực tại, khoa học, và vị trí của con người mà chúng đúng đắn hơn với những kiến thức mới nhất của khoa học.
Trong ánh sáng của những khám phá khoa học như vậy, tôi cảm thấy rằng Phật giáo cũng vậy phải sẳn sàng thích nghi với các nguyên lý thô sơ của thuyết nguyên tử nguyên thủy, mặc dù thẩm quyền của chúng được thiết lập từ lâu xa trong truyền thống. Thí dụ, giáo lý ban sơ của Phật giáo về những nguyên tử, vốn chưa trải qua bất kỳ sự sửa đổi quan trọng nào, đề xuất rằng vật chất được cấu thành bởi một tập hợp của các thứ được gọi là tám thể chất nguyên tử: đất, nước, lửa, và không khí, vốn là bốn yếu tố, và hình sắc, mùi hương, vị nếm, và cảm xúc, là bốn điều được gọi là bốn thể chất dẫn xuất. Yếu tố đất chống đở, nước nối kết, lửa nâng cao, và không khí cho phép chuyển động. Một “nguyên tử” được thấy như là một hợp chất của tám thể chất này, và trên căn bản của của sự tập họp của “những nguyên tử” hợp chất như vậy, thì sự tồn tại của những vật thể trong thế giới vĩ mô được giải thích. Theo một trong những trường phái sớm nhất của Phật giáo, Tỳ Bà Sa Luận, thì những thể chất nguyên tử cá thể là những thành phần nhỏ nhất của vật chất, không thể phân chia và vì thế không có những thành phần. Khi “những nguyên tử” như vậy tập họp để hình thành các vật thể, thì giáo lý Tỳ Bà Sa Luận thừa nhận rằng những cá thể nguyên tử không chạm vào nhau. Sự hổ trợ từ yếu tố không khí và những năng lực khác trong tự nhiên giúp cho những yếu tố cấu thành nối kết trở thành một hệ thống hơn là sụp đổ vào bên trong hoặc mở rộng vô hạn.
Không cần phải nói, những lý thuyết như vậy phải được phát triển qua sự gặp gở bình phẩm với những trường phái triết học Ấn Độ khác, đặc biệt những hệ thống lý luận của Chánh Lý Luận[1] và Thắng Luận Phái[2]. Nếu chúng ta thẩm tra những tác phẩm triết học Ấn Độ từ cổ xưa, chúng ta sẽ cảm nhận một nền văn hóa khuyến khích cao độ việc tranh luận, đối thoại và đàm luận giữa những môn đồ của các trường phái và hệ thống khác nhau. Những trường phái Ấn Độ cổ điển – chẳng hạn như Phật giáo, Chánh Lý Luận, Thắng Luận Phái, Nhĩ mạn sa phái[3], và Aivaidavedanta – chia sẻ cùng sự quan tâm và những phương pháp phân tích. Xu hướng tranh luận loại này giữa những trường phái tư tưởng đã là một nhân tố chính cho việc phát triển kiến thức và tinh luyện những ý tưởng triết học, từ những thời điểm sớm nhất của Phật giáo Ấn Độ đến Tây Tạng trung đại và hiện đại.
Những nguồn gốc được biết sớm nhất của giáo lý Tỳ Ba Sa Luận Phật giáo về nguyên tử có lẽ là tác phẩm của Pháp Thắng[4] là Tinh Hoa của Kiến Thức Cao Cấp[5] và sự hoan nghênh Đại Luận Khởi Tạo. Luận thứ nhất theo những học giả hiện đại ở vào khoảng giữa thế kỷ thứ hai trước Công Nguyên và thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên. Mặc dù tác phẩm này chưa từng được dịch sang Tạng ngữ, nhưng tôi nghe nói rằng bản Hoa ngữ được thực hiện khoảng thế kỷ thứ ba sau Công Nguyên. Tác phẩm của Pháp Thắng thể hiện một cố gắng tinh tế để hệ thống hóa những quan điểm chính của triết lý Phật giáo ban sơ, cho nên rất nhiều ý kiến căn bản của nó phải là thông dụng khoảng thời gian nào đó trước khi nó được biên soạn. Trái lại, Đại Luận Khởi Tạo[6], là một văn bản tổng hợp, thời gian vào khoảng giữa thế kỷ thứ nhất và thứ ba sau Công Nguyên. Đại Luận Khởi Tạo thiết lập những giáo lý của một trường phái triết lý Phật giáo đặc trưng như là chính thống và đáp lại nhiều phản đối khác nhau chống lại những giáo lý này bằng việc cung ứng chúng với một nền tảng triết học hợp lý. Mặc dù những tranh luận về Đại Luận thì quen thuộc với Phật giáo Tây Tạng, nhưng chính tự luận bản này trong thực tế chưa từng được chuyển dịch trọn vẹn sang Tạng ngữ.
Trên căn bản của hai bộ luận này, đặc biệt là bộ sau, Thế Thân, một trong những bậc kiệt xuất của triết học Phật giáo Ấn Độ, đã viết Kho Tàng Kiến Thức Cao Cấp (A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận) vào thế kỷ thứ 4 sau Công Nguyên. Bộ Luận này tổng kết những điểm chính từ Đại Luận, đưa chúng đến sự phân tích xa hơn. Nó trở thành tác phẩm chuẩn mực về triết lý và tâm lý học Phật giáo ban sơ ở Tây Tạng; thí dụ, như một tăng sĩ trẻ, tôi phải học thuộc lòng bản gốc Luận điển này của Thế Thân.
Giống như là tập họp những nguyên tử và mối quan hệ tương liên của những nguyên tử với những thể chất cấu thành của chúng, Phật giáo ban sơ sản sinh tất cả những loại giáo thuyết lý luận. Thật hấp dẫn rằng trong Kho Tàng Kiến Thức Cao Cấp thậm chí có một thảo luận về kích thước vật lý của những “nguyên tử” khác nhau. Hạt nhỏ nhất cực kỳ không thể phân chia, được nói là khoảng 1 phần 2.400 kích thước của một “nguyên tử”con thỏ, bất kể ý nghĩa nó là gì đi nữa, thì tôi cũng không biết làm thế nào Thế Thân lại có được sự tính toán như vậy.
Trong khi chấp nhận thuyết nguyên tử căn bản, những trường phái Phật giáo khác đã điều nghiên khái niệm về những nguyên tử không thể phân chia. Một số đã đặt nghi vấn về những thể chất dẫn xuất: hình sắc, mùi hương, vị nếm, và cảm xúc như căn bản của những sự cấu thành vật chất. Thí dụ, chính Thế Thân đã nổi tiếng vì sự phê bình của ngài về khái niệm những nguyên tử thật sự khách quan, không thể phân chia. Nếu những nguyên tử độc lập, không thể phân chia tồn tại, ngài lập luận, thế thì không thể giải thích cho sự hình thành các vật thể của thế giới hàng ngày. Nhằm để cho những vật thể như vậy sinh khởi, thì phải có một cách giải thích vấn đề làm thế nào các nguyên tử đơn giản đến với nhau thành những hệ thống hợp chất phức tạp.
Nếu một tổng hợp như vậy hiện hữu, như nó phải như vậy, rồi thì hãy tưởng tượng một nguyên tử đơn độc bao quanh bởi sáu nguyên tử khác, bốn nguyên tử ở bốn hướng chính, và một ở trên, cùng một ở dưới. Chúng ta rồi thì hỏi: Có phải cùng một phần của nguyên tử trung tâm chạm với nguyên tử hướng đông và cũng chạm nguyên tử phía bắc? Nếu không, thế thì nguyên tử giữa phải có nhiều hơn một bộ phận và vì thế tối thiểu là khái niệm có thể phân chia được [hiện hữu]. Nguyên tử ở giữa có một bộ phận mà nó chạm với nguyên tử phía đông nhưng không chạm nguyên tử phía bắc. Bằng nếu trái lại, phần phía đông này thật sự chạm những nguyên tử phía bắc, thì cũng không có gì ngăn trở nó với việc chạm những nguyên tử ở tất cả những hướng còn lại. Trong trường hợp ấy, Thế Thân lập luận rằng, những vị trí không gian của tất cả bảy nguyên tử - một ở trung tâm và sáu ở chung quanh nó – sẽ là giống nhau, và tất cả đều đổ vào nguyên tử đơn độc. Như một kết quả của thí nghiệm tư tưởng này, Thế Thân lập luận, thật không thể giải thích cho những vật thể của thế giới vĩ mô trong dạng thức tổng hợp của vật chất đơn giản, chẳng hạn như những nguyên tử không thể phân chia như vậy.
Chính cá nhân, tôi chưa bao giờ thấu hiểu rằng những phẩm chất như mùi hương, vị nếm, và cảm xúc là những cấu thành căn bản của các đối tượng vật chất. Tôi có thể thấy vấn đề người ta có thể phát triển một lý thuyết nối kết nguyên tử của vật chất trên căn bản của bốn yếu tố như những thành phần. Thế nào đi nữa, cảm nhận của riêng tôi là khía cạnh này của tư tưởng Phật giáo, là một hình thức vật lý phôi thai thuộc về lý thuyết, thì bây giờ phải được điều chỉnh trong ánh sáng tường tận và thực nghiệm của vật lý hiện đại để kiểm chứng sự thấu hiểu về căn bản cấu trúc của vật chất trong dạng thức những hạt chẳng hạn như những điện tử xoay quanh một hạt nhân của những proton và neutron. Khi chúng ta lắng nghe những sự diễn tả các hạt hạ nguyên tử, chẳng hạn như quark[7] và lepton[8], trong vật lý hiện đại, thì chứng cứ rằng những lý thuyết nguyên tử ban sơ của Phật giáo và khái niệm của chúng về những hạt không thể phân chia nhỏ nhất của vật chất là những kiểu mẫu thô sơ tuyệt nhất. Tuy nhiên, chủ đề căn bản của những luận sư Phật giáo, là ngay cả những thành phần vi tế nhất của vật chất phải được thấu hiểu trong dạng thức của những hợp chất, chứng tỏ đã đi đúng hướng.
Một trong những động lực chính tiềm tàng dưới sự thẩm tra khoa học và triết học vào trong những thành phần căn bản của vật chất là để tìm khối xây dựng không thể rút gọn được nữa của vật chất. Điều này không chỉ đúng với triết học Ấn Độ cổ điển và khoa hoa hiện đại mà cũng đúng với những nhà khoa học Hy Lạp cổ đại, chẳng hạn như “những nhà nguyên tử” (atomists). Thực tế, đây là một sự tìm kiếm cho bản chất tối hậu của thực tại, mặc dù người ta có thể đưa ra một định nghĩa nó. Tư tưởng Phật giáo lập luận trên những nền tảng logic rằng sự tìm kiếm này bị lạc đường. Vào một thời kỳ, khoa học tin rằng trong việc tìm ra nguyên tử thì nó đã tìm thấy thành phần cuối cùng của vật chất, nhưng vật lý thực nghiệm của thế kỷ 20 đã chia nhỏ nguyên tử thành những hạt thậm chí vi tế hơn bao giờ hết. Mặc dù nhìn vào cơ học lượng tử người ta tối thiểu cho rằng chúng ta có thể không bao giờ tìm ra một hạt thật sự không thể rút gọn được nữa một cách vô tư, nhưng nhiều nhà khoa học vẫn sống trong hy vọng về sự khám phá ra nó.
Mùa hè năm 1998, tôi đã thăm phòng thí nghiệm của nhà vật lý người Áo, Anton Zeilinger tại trường đại học Innsbruck. Anton đã chỉ cho tôi một khí cụ để chúng ta quan sát một đơn nguyên tử bị ion hóa. Thử như tôi có thể, mặc dù, đơn giản là tôi không thể thấy nó. Có lẽ là nghiệp duyên của tôi chưa chín đủ để tôi thưởng thức cảnh tượng này. Tôi gặp Anton lần đầu tiên khi ông đến dự hội nghị Tâm Thức và Đời Sống ở Dharamsala năm 1997. Trong những cách nào đó thì ông là sự đối lập với David Bohm – một người to lớn với hàm râu quay nón và đeo kính, một cảm giác tiếu lâm tuyệt vời, và một cây cười rung chuyển cả thân mình. Như một nhà vật lý thực nghiệm, ông đã thổ lộ một cách đáng chú ý đến bất cứ sự đổi mới nào có thể có của các vấn đề lý thuyết trong ánh sáng của những kết quả thí nghiệm mới nhất. Ông thích thú trong một đối thoại với Phật giáo trong một sự so sánh những lý thuyết tri thức – vật lý lượng tử và Phật giáo – vì như ông thấy, cả hai đều phủ nhận bất cứ khái niệm nào về một thực tại độc lập khách quan.
Cũng chính trong thời gian này, tôi đã gặp một nhà vật lý Hoa Kỳ Arthur Zajonc. Arthur là một người nói chuyện khá mềm dịu và có đôi mắt sắc bén, đặc biệt khi ông đang chăm chú sâu xa vào một vấn đề, là một vị thầy có tài với năng lực làm cho ngay cả những đề tài phức tạp nhất cũng dễ hiểu. Như một người điều tiết, Arthur sẽ tóm tắt và tổng kết những lập luận một cách cô đọng nhất, vốn rất lợi lạc cho tôi.
Vài năm trước đây, tôi đã may mắn viếng thăm Viện Niels Bohr ở Conpenhagen để tham dự một cuộc đối thoại không chính thức. Vài ngày trước cuộc viếng thăm này, trong một lần lưu trú ngắn ngủi tại Luân Đôn, tôi đã mời David Bohm và phu nhân dùng trưa tại khách sạn của tôi. Vì tôi đã nói với ông rằng tôi đang đi đến dự một cuộc đối thoại về vật lý và triết lý Phật giáo tại Viện Bohr. Nên Bohm đã ân cần mang đến một bản tóm tắt của chính Bohr về những quan điểm triết học của ông với bản chất của thực tại. Thật là say mê để nghe sự giải thích của Bohm về mô thức hành tinh của một nguyên tử theo Bohr và mô hình của một nguyên tử như một hạt nhân với những quỷ đạo điện tử theo Rutherford, cả hai là những sự phản ứng với mô hình “bánh mận pudding”.
Mô hình pudding đã sinh khởi vào cuối thế kỷ 19, sau khi J.J. Thomson khám phá âm điện tử; nó cho rằng nguồn điện dương cân bằng những âm điện tử lan qua nguyên tử như một bánh pudding, mà trong ấy các điện tử là những trái mận. Đầu thế kỷ 21, Ernest Rutherford khám phá ra rằng khi những hạt dương điện alpha được bắn vào màng mỏng bằng vàng, hầu hết xuyên qua nhưng một số bị dội lại. Ông đã kết luận một cách đúng đắn rằng nguồn điện dương của những nguyên tử vàng không thể lan qua được những nguyên tử như một bánh pudding mà phải được tập trung tại những trung tâm của chúng: khi một hạt alpha va chạm với trung tâm của một nguyên tử vàng, thì điện dương đầy đủ để đẩy lùi nó. Từ việc này, Rutherford đã đề xuất mô hình “hệ thống mặt trời” của nguyên tử, với một hạt nhân điện dương, di chuyển theo quỹ đạo bởi những âm điện tử. Niels Bohr sau này làm tinh tế hơn mô hình của Rutherford với một mô hình hành tinh của nguyên tử, trong nhiều cách thì đó là tổ tiên của cơ học lượng tử.
Trong cuộc đàm đạo Bohm cũng cho tôi biết khái quát về cuộc tranh luận dai dẳng giữa Bohr và Einstein trong việc diễn giải vật lý lượng tử. Bản chất của việc đàm luận này xoay quanh việc Einstein từ chối chấp nhận giá trị của nguyên lý không chắc chắn; trung tâm của việc tranh luận là vấn đề có phải thực tại ở trình độ cơ bản là vô định, không thể đoán trước, và theo xác suất. Einstein hết sức phản đối khả năng này, như được phản chiếu trong lời thốt lên nổi tiếng của ông “Thượng Đế không chơi xúc xắc!” Toàn bộ việc này nhắc tôi nhớ lại lịch sử truyền thống Phật giáo của tôi, nơi mà tranh luận đóng một vai trò thiết yếu trong việc hình thành và sàng lọc nhiều ý tưởng triết lý.
Không như những vị đưa ra lý thuyết Phật giáo ban sơ, các nhà vật lý học hiện đại có thể nâng cao năng lực đôi mắt họ một cách không thể tưởng qua những khí cụ như những kính viễn vọng khổng lồ, chẳng hạn như kính thiên văn Hubble, hay qua kính hiển vi điện tử. Kết quả là kiến thức thực nghiệm về những đối tượng vật chất là vượt xa hơn cả sự tưởng tượng của thời xa xưa. Trong việc quán sát khả năng này, tôi đã mạnh mẽ thực hiện trong vài cơ hội cho việc giới thiệu vật lý học căn bản vào sự học tập của những học viện cao đẳng Tây Tạng. Tôi lập luận rằng trong thực tế chúng ta không đang giới thiệu một môn học mới; nhưng trong mức độ nào đó chúng ta sẽ cập nhật hóa một phần vốn có trong chương trình. Tôi vui mừng rằng những học viện cao đẳng bây giờ duy trì những câu lạc bộ chuyên nghiệp về vật lý hiện đại. Những câu lạc bộ này được hoạt động bởi các giáo sư vật lý và những sinh viên thâm niên đã tốt nghiệp từ những đại học phương Tây. Tôi hy vọng rằng sự khởi đầu này cuối cùng sẽ đi đến kết quả của việc thâm nhập trọn vẹn vật lý học hiện đại vào trong chương trình triết học theo quy củ của những tu viện Tây Tạng.
Mặc dù tôi đã nghe về thuyết tương đối riêng biệt của Einstein rất lâu về trước, thì một lần nữa David Bohm, đối với tôi, là người đầu tiên giải thích nó, cùng với một số ẩn ý triết học của nó. Vì tôi vốn không biết về toán học trước đây, cho nên việc giảng cho tôi về vật lý hiện đại, đặc biệt về những đề tài cần quan tâm sâu sắc chẳng hạn như thuyết tương đối, thì không phải là một công việc dễ dàng. Khi tôi nghĩ về sự nhẫn nại của Bohm, giọng nói êm ái và thái độ tao nhã, cùng sự ân cần mà với nó ông bảo đảm rằng tôi đang hiểu được sự giải thích của ông, thì tôi nhớ ông tha thiết.
Khi bất cứ một tín hữu nào cố gắng để thấu hiểu học thuyết này thì nhận thức thấy, ngay cả một sự lãnh hội căn bản về nguyên lý của Einstein cũng đòi hỏi một ý chí thách đố với cảm nhận thông thường. Einstein đưa ra hai nguyên lý cơ bản: sự bất biến của vận tốc ánh sáng, và nguyên lý cơ bản của ông về thuyết tương đối, vốn xác nhận rằng tất cả những quy luật vật lý một cách chính xác phải giống nhau đối với tất cả những người quán sát trong chuyển động tương đối. Với hai tiền đề này, Einstein đã cách mạng hóa sự thấu hiểu khoa học của chúng ta về không gian và thời gian.
Thuyết tương đối của ông cho chúng ta một phương trình nổi tiếng về vật chất và năng lượng, E=mc² , phải thừa nhận là phương trình khoa học duy nhất mà tôi biết (ngày nay tôi thậm chí thấy nó trên áo thun) và một loạt những thí nghiệm tư tưởng thách thức và thú vị. Nhiều thứ này, chẳng hạn như cặp sinh đôi nghịch lý của thuyết đặc biệt tương đối, sự giản nở thời gian, hay sự mâu thuẩn của những vật thể ở vận tốc cao, bây giờ được thực nghiệm thừa nhận. Cặp sinh đôi nghịch lý, mà trong ấy nếu một người đi trên một phi thuyền với vận tốc gần như ánh sáng tới một vì sao nói là trong hai mươi năm và rồi trở lại trái đất, người ấy sẽ thấy người sinh đôi kia già hơn người trên phi thuyền hai mươi tuổi, nhắc chúng ta nhớ về câu chuyện của tổ sư Vô Trước được đưa lên Cõi Trời Đâu Suất của Bồ tát Di Lặc như thế nào, nơi mà ngài tiếp nhận năm quyển kinh của Bồ tát Di Lặc, một bộ những kinh điển Đại thừa quan trọng, tất cả chỉ trong khoảng thời gian uống một chung trà, nhưng khi ngài trở lại trái đất, thì năm mươi năm đã trôi qua.
Nhận thức được bản chất trọn vẹn của câu chuyện cặp sinh đôi nghịch lý liên hệ đến sự thấu hiểu một loạt những tính toán phức tạp là thứ mà tôi sợ là vượt ngoài khả năng của tôi. Như tôi hiểu biết nó, quan hệ mật thiết quan trọng nhất của thuyết tương đối của Einstein là khái niệm về không gian, thời gian, và đa số không thể thấy như những cái gì đó tuyệt đối, tồn tại trong chính họ như những bản chất hay thực thể thường hằng, không thay đổi. Không gian không phải là một lãnh vực độc lập, ba chiều, và thời gian không là một thực thể riêng lẻ, đúng hơn chúng cùng tồn tại như thể liên tục bốn chiều của “không – thời gian”. Tóm lại, thuyết tương đối riêng biệt của Einstein hàm ý rằng, trong khi vận tốc của ánh sáng là không thay đổi, thì không có một khung tuyệt đối, đặc quyền của sự quy chiếu, và mọi thứ, kể cả không gian và thời gian, về căn bản là tương đối. Đây là một khám phá thật sự xuất sắc.
Trong thế giới triết lý Phật giáo, khái niệm về thời gian như tương đối là không xa lạ. Trước thế kỷ thứ hai Tây lịch, Kinh Lượng Bộ lập luận chống lại khái niệm thời gian như tuyệt đối. Việc phân chia tiến trình thời gian thành quá khứ, hiện tại, và tương lai, Kinh Lượng Bộ chứng minh sự phụ thuộc lẫn nhau của cả ba và lập luận cho tình trạng không đứng vững của bất cứ khái niệm nào về quá khứ, hiện tại và tương lai thật sự độc lập. Họ cho thấy rằng thời gian không thể được nhận thức như một thực thể thật sự bản chất, tồn tại một cách độc lập của những hiện tượng thời gian, nhưng phải được thông hiểu như một tập họp của những mối quan hệ giữa những hiện tượng thời gian với nhau. Ngoại trừ những hiện tượng thời gian mà ở trên ấy chúng ta xây dựng khái niệm thời gian, thì không có thời gian thật sự như thế nào đấy là cái chậu lớn và trong ấy mọi sự vật và sự kiện xảy ra hay là một sự tuyệt đối vốn có sự tồn tại của chính nó.
Những tranh luận này về sự tương đối của thời gian, rồi sau đó được Long Thọ phát triển, là triết lý ban sơ, nhưng sự kiện thuộc về thời gian vốn đã được nhận thức như tương đối trong truyền thống Phật giáo gần hai nghìn năm. Mặc dù tôi nghe nói rằng một số nhà khoa học xem không-thời gian bốn chiều của Einstein như một cái chậu lớn với sự tồn tại cố hữu mà trong ấy mọi sự kiện xảy ra; nhưng đối với một tư tưởng gia Phật tử quen thuộc với những lập luận của Long Thọ, thì sự chứng minh của Eistein về sự tương đối của thời gian, đặc biệt qua những thí nghiệm tư tưởng nổi tiếng của ông, thì cực kỳ hữu ích trong việc làm sâu sắc sự thấu hiểu của chúng ta về bản chất tương đối của thời gian.
Sự thấu hiểu của tôi về thuyết lượng tử, tôi tự thú, là không hoàn toàn tốt đẹp vậy – mặc dù tôi đã hết sức cố gắng! Tôi nghe nói rằng một trong những nhà lý luận lượng tử lớn nhất, Richard Feynman, đã viết, “Tôi nghĩ tôi có thể nói một cách chắc chắn rằng không có ai thông hiểu cơ học lượng tử,” vậy thì tối thiểu, tôi cũng cùng chung trong đoàn thể tốt đẹp ấy chứ. Nhưng ngay cả cho một người nào đó như tôi, người không thể theo dõi những chi tiết toán học phức tạp của lý thuyết – trong thực tế, toán học là một lãnh vực của khoa học hiện đại mà với nó tôi dường như hoàn toàn không có nghiệp duyên nối kết – rõ ràng rằng chúng ta không thể nói về những hạt hạ nguyên tử như những thực thể xác định, độc lập, hay loại trừ lẫn nhau. Những thành phần cơ bản của vật chất và những photon (quang tử - vốn là những thể chất căn bản, tương ứng, của vật chất và của ánh sáng) có thể hoặc là những hạt hay những làn sóng hoặc cả hai. (Trong thực tế, người đoạt giải Nobel trong việc cho thấy điện tử là một làn sóng, George Thomson, là chính con trai của người đã từng đoạt cùng giải thưởng trong việc cho thấy rằng điện tử là một hạt, J.J. Thomson.) Cho dù chúng ta nhận thức những điện tử là những hạt hay những làn sóng, thì tôi nghe nói rằng, tùy thuộc vào sự hoạt động của người quán sát và việc chọn lựa của người ấy về dụng cụ hay sự đo lường.
Mặc dù từ lâu tôi đã nghe về bản chất nghịch lý này của ánh sáng, nhưng chỉ phải đến năm 1997 – khi nhà vật lý thực nghiệm Anton Zeilinger giải thích nó cho tôi với những minh họa chi tiết – thì tôi mới thật sự cảm thấy cuối cùng tôi mới đạt mục đích hiểu thấu được vấn đề. Anton đã cho thấy vấn đề sự thí nghiệm tự nó đã quyết định để một điện tử hoạt động như một hạt hay một làn sóng. Trong Thí nghiệm khe Young[9] nổi tiếng các điện tử được bắn một lần xuyên qua một rào cản giao thoa với hai khe và được hiển lộ trên vật chất chẳng hạn như một tấm phông chụp ảnh phía sau rào cản. Nếu một khe được mở ra, mỗi điện tử tạo nên một dấu vết trên tấm phông chụp ảnh theo kiểu của một hạt. Tuy nhiên, nếu cả hai khe đều được mở, khi nhiều điện tử được bắn ra, dấu vết trên tấm phông chụp ảnh biểu hiện rằng chúng đã xuyên qua cả hai khe cùng một lúc, để lại một mô hình như sóng.
Anton đã mang một thiết bị có thể lập lại thí nghiệm này trong một quy mô nhỏ hơn, vì thế tất cả những người tham dự đã có những giây phút tuyệt vời. Anton vẫn cứ thích thân cận những khía cạnh thực nghiệm về cơ học lượng tử, vốn là nền tảng tất cả những sự thông hiểu của ông mà trong ấy chúng ta có thể trực tiếp học hỏi từ những thí nghiệm. Điều này hoàn toàn khác biệt với sự tiếp cận của David Bohm, người quan tâm chính yếu trong những ngụ ý lý thuyết và triết lý của cơ học lượng tử. Sau này tôi biết rằng Anton đã là và tiếp tục là một người tán thành mạnh mẽ điều được gọi là sự diễn giải Copenhagen của cơ học lượng tử, trong khi David Bohm là một trong những nhà phê bình mạnh mẽ nhất của nó.
Tôi phải thừa nhận rằng tôi vẫn không hoàn toàn chắc chắn những hàm ý trọn vẹn của nhận thức và triết lý về nghịch lý hạt-sóng nhị nguyên có thể là gì. Tôi không có rắc rối gì trong việc chấp nhận hàm ý triết học căn bản, rằng ở trình độ hạ nguyên tử chính khái niệm về thực tại không thể tách rời khỏi những hệ thống đo lường được những người quan sát sử dụng, và vì thế không thể được nói là hoàn toàn khách quan. Tuy thế, sự nghịch lý này dường như cũng nhắc nhở rằng – ngoại trừ người ta phù hợp với một loại thông minh nào đó về những điện tử - ở trình độ hạ nguyên tử hai trong những nguyên lý quan trọng nhất của logic, luật mâu thuẩn và luật loại trừ khoảng giữa - xem ra bị phá vở. Trong kinh nghiệm bình thường, chúng ta nghĩ rằng một làn sóng không thể là hạt, tuy nhiên ở trình độ lượng tử, sự thật hiện hữu là một mâu thuẩn bởi vì chúng hoạt động như cả hai. Tương tự thế, trong thí nghiệm hai khe Young, hình như rằng một số photon xuyên qua cả hai khe cùng một lúc, như vậy phá vở luật loại trừ khoảng giữa, vốn đòi hỏi chúng xuyên qua hoặc là khe này hoặc là khe kia.
Đối với những ngụ ý khái niệm về các kết quả của thí nghiệm hai khe của Young, tôi nghĩ vẫn còn tranh luận đáng kể. Nguyên lý bất định nổi tiếng của Heisenberg tuyên bố rằng sự đo lường của một người về vị trí của một điện tử càng tỉ mỉ thì kiến thức của người ấy về xung lượng của nó càng bất định, và sự đo lường của một người về xung lượng của nó càng tỉ mỉ thì người đó càng bất định về vị trí của nó. Người ta có thể biết điện tử ở đâu bất cứ lúc nào nhưng không biết nó đang làm gì, hay biết nó đang làm gì nhưng không biết nó ở đâu. Xét cho cùng điều này cho thấy rằng người quán sát là căn bản: trong việc chọn lựa để nghiên cứu xung lượng của một nguyên tử, thì chúng ta loại trừ việc nghiên cứu vị trí của nó; trong việc chọn lựa nghiên cứu vị trí của nó, thì ta loại trừ việc nghiên cứu xung lượng của nó. Người quán sát, rồi thì, thật sự là một tham dự viên trong thực tại bị quan sát. Tôi nhận ra rằng vấn đề vai trò của người quán sát là một trong những câu hỏi gai góc nhất của cơ học lượng tử. Thực tế, tại hội nghị Tâm Thức và Đời Sống năm 1997, các tham dự viên khoa học đa dạng giữ những quan điểm tế nhị khác nhau. Một số lập luận rằng vai trò người quán sát bị giới hạn trong việc lựa chọn dụng cụ đo lường, trong khi những người khác chấp nhận tầm quan trọng lớn hơn với vai trò của người quán sát như một yếu tố cấu thành trong thực tại bị quan sát.
Vấn đề này từ lâu xưa đã là một trọng tâm của sự thảo luận trong tư tưởng Phật giáo. Trên một cực đoan là những người Phật tử “hữu giáo[10]”, là những người tin rằng thế giới vật chất được tạo thành bởi những hạt không thể phân chia, là những hạt có một thực tại độc lập khách quan của tâm thức. Một cực đoan khác là những người “duy thức”, còn gọi là trường phái Duy tâm, là những người phủ nhận bất cứ cấp độ thực tại khách quan nào của thế giới ngoại tại. Họ nhận thức thế giới vật chất ngoại tại, trong sự phân tích cuối cùng, là một sự mở rộng của tâm quán sát. Tuy nhiên, có một quan điểm thứ ba, đó là vị thế của trường phái Trung Quán Cụ Duyên tông, một quan điểm được giữ gìn trong sự trân trọng nhất bởi truyền thống Tây Tạng. Trong quan điểm này, mặc dù thực tại của thế giới bên ngoài không bị phủ nhận, nhưng nó được hiểu là tương đối. Nó lệ thuộc trên ngôn ngữ của chúng ta, những quy ước xã hội, và những khái niệm chia sẻ. Khái niệm về một thực tại được cho trước, độc lập với người quán sát là không đứng vững, không bảo vệ được. Như trong vật lý mới, vật chất không thể được nhận thức hay diễn tả một cách khách quan mà không kể đến người quán sát – vật chất và tâm thức là cùng phụ thuộc lẫn nhau.
Sự thừa nhận này về bản chất lệ thuộc một cách nền tảng của thực tại – được gọi là “duyên sanh” trong Phật giáo – chiếm vị trí trung tâm của sự thông hiểu Phật giáo về thế giới và bản chất sự tồn tại của loài người. Nói tóm lại, nguyên lý nguồn gốc lệ thuộc hay duyên sanh có thể được hiểu trong ba cách sau đây:
- Thứ nhất, tất cả những sự vật và sự kiện duyên sanh trong thế giới hình thành sự hiện hữu chỉ như một kết quả của sự tương tác giữa những nguyên nhân và những điều kiện (giữa nhân và duyên). Chúng không sinh khởi từ hư không, không tự hình thành trọn vẹn.
- Thứ hai, có một sự lệ thuộc hổ tương giữa những bộ phận và tổng thể; không có những bộ phận thì không thể có tổng thể, không có tổng thể thì vô nghĩa để nói về những bộ phận. Sự lệ thuộc hổ tương này giữa những bộ phận và tổng thể áp dụng trong cả quan hệ không gian và thời gian.
- Thứ ba, bất cứ thứ gì tồn tại và có một đặc tính thì hoạt động duy chỉ trong mạng lưới toàn bộ của mọi thứ, vốn có một mối quan hệ có thể hay tiềm năng với nó. Không hiện tượng nào tồn tại với một đặc tính độc lập hay thực chất.
Và thế giới được hình thành từ một mạng lưới của những mối quan hệ hổ tương phức tạp. Chúng ta không thể nói về một thực tại riêng biệt ở bên ngoài phạm vi những mối quan hệ hổ tương của nó với môi trường của nó và những hiện tượng khác, kể cả ngôn ngữ, các khái niệm, và những quy ước khác. Vì vậy, không có chủ thể nào mà không có đối tượng mà qua nó chúng được định rõ, không có đối tượng nào mà không có chủ thể để cảm nhận nó, không có người thực hiện mà không có những thứ được làm xong. Không có chiếc ghế mà không có chân, một chỗ ngồi, một chỗ dựa, gỗ, đinh, sàn nhà mà trên đó nó được đặt lên, những bức tường định rõ chiếc phòng mà nó ở trong, những con người tạo nên nó, và những cá nhân đồng ý gọi nó là chiếc ghế và việc nhận ra nó như thứ gì đó để ngồi lên. Sự tồn tại của những sự vật và sự kiện không chỉ là hoàn toàn tạm thời, mà phù hợp với nguyên lý này, chính những đặc tính của chúng là hoàn toàn lệ thuộc trên những thứ khác.
Trong vật lý, bản chất lệ thuộc sâu xa của thực tại đã được tập trung sắc nét bằng thứ được gọi là nghịch lý EPR[11] - được đặt tên những người tạo ra nó, Albert Einstein, Boris Podolsky, và Nathan Rosen – là thứ được xây dựng để thử thách cơ học lượng tử. Lấy thí dụ, một cặp những hạt được tạo ra và rồi tách chúng ra, đưa chúng ra riêng biệt nhau trong những hướng đối lập nhau – có lẽ đến những địa điểm cực kỳ xa nhau, thí dụ, Dharamsala, nơi tôi sống, và, New York. Một trong những tính chất của cặp những hạt này là sự quay tròn của chúng phải ở trong những hướng đối lập – vì thế một này là đều đặn “đi lên” và một kia sẽ được thấy là “đi xuống”. Theo cơ học lượng tử, phép đo lường tương quan (thí dụ, khi một đi lên, thế thì một kia đi xuống) phải tồn tại ngay cả mặc dù những thuộc tính cá thể không được xác định cho đến khi những người thí nghiệm đo lường một trong những hạt, thí dụ là ở New York. Vào lúc đó, hạt ở New York sẽ có được một trị số - chúng ta nói là đi lên – mà trong trường hợp ấy hạt kia phải đồng thời trở thành đi xuống. Những sự quyết định về lên và xuống này là tức thời, ngay cả cho hạt ở Dharamsala, vốn là chính nó chưa được đo lường. Mặc cho sự tách biệt của chúng, hai hạt hiện hữu như một thực thể vướng mắc vào nhau, có vẻ như, theo cơ học lượng tử, là một sự liên kết kinh ngạc và sâu sắc ở trung tâm vật lý.
Một lần tại buổi nói chuyện công cộng ở Đức quốc, tôi hướng chú ý đến xu thế tăng trưởng trong những nhà khoa học nghiêm túc trong việc tiếp nhận tuệ giác của những truyền thống quán chiếu trên thế giới vào sự quan tâm. Tôi đã nói về nền tảng gặp gở giữa truyền thống Phật giáo của tôi và khoa học hiện đại – đặc biệt trong những tranh luận Phật giáo về tính tương đối của thời gian và cho việc phủ nhận bất cứ khái niệm nào về chủ nghĩa bản chất.Sau đó tôi đề cập đến von Weizacker tới thính chúng, và khi tôi diễn tả sự biết ơn của tôi với ông cho sự thông hiểu chút ít về vật lý lượng tử mà tôi sở hữu, ông đã bình luận một cách từ tốn rằng nếu thầy của ông là Werner Heisenberg hiện diện bây giờ, thì ông ấy sẽ rất hào hứng để nghe trọn vẹn, sự cộng hưởng song song giữa triết lý Phật giáo và tuệ giác khoa học của ông.
Một loạt những vấn đề nổi bật khác trong cơ học lượng tử quan tâm vấn đề phương pháp đo lường. Trong thực tế, tôi hiểu được rằng, có toàn bộ một lãnh vực của nghiên cứu hướng đến vấn đề này. Nhiều nhà khoa học nói rằng hoạt động của sự đo lường làm “sụp đổ” hoạt động hoặc là của sóng hay của hạt, tùy thuộc trên hệ thống đo lường được sử dụng trong thí nghiệm: chỉ trên sự đo lường làm tiềm năng trở thành thật sự. Tuy thế, chúng ta sống trong một thế giới của những đối tượng hàng ngày. Cho nên vấn đề là, Làm thế nào, từ quan điểm của vật lý, chúng ta giải quyết ổn thỏa những khái niệm thường tình của chúng ta về một thế giới hàng ngày của các đối tượng và những tính chất của chúng về một mặt và thế giới kỳ quặc của cơ học lượng tử về mặt kia? Hai nhận thức này có thể được giải quyết ổn thoả hoàn toàn không? Chúng ta có bị lên án không để sống với điều dường như là một quan điểm tâm thần phân liệt về thế giới?
Trong khóa tu hai ngày về những vấn đề nhận thức luận gắn liền với những nền tảng của cơ học lượng tử và triết lý Phật giáo Trung Đạo tại Innsbruck, nơi Anton Zeilinger, Arthur Zajonc, và tôi gặp gở cho một cuộc thảo luận, Anton đã nói với tôi rằng một người bạn nổi tiếng của ông một lần nọ đã lưu ý rằng hầu hết những nhà vật lý lượng tử liên hệ đến lãnh vực này thì ở trong phong thái tâm thần phân liệt. Khi họ ở trong phòng thí nghiệm và chơi đùa với mọi thứ, thì họ là những người thực tế. Họ nói về những quang tử (photon) và điện tử đi đây và đi đó. Tuy nhiên, lúc chuyển sang việc thảo luận triết lý, và hỏi họ về nền tảng của cơ học lượng tử, thì hầu hết sẽ nói rằng không có gì thật sự tồn tại mà không có cơ cấu nhận-định nó.
Thế nào đấy những vấn nạn song song sinh khởi trong triết lý Phật giáo trong mối quan hệ với sự khác hẳn nhau giữa quan điểm thường tình của thế giới và nhận thức được Long Thọ đề xuất về tánh không. Long Thọ gợi lên khái niệm về hai chân lý, “quy ước” và “tối hậu”(thế đế và chân đế), liên hệ tương ứng với thế giới thường ngày của kinh nghiệm và đến những sự vật và sự kiện trong kiểu mẫu hiện hữu tối hậu của chúng, đó là ở trình độ tánh không. Ở trình độ quy ước, chúng ta có thể nói về một thế giới đa nguyên của mọi sự vật và sự kiện với những đặc tính phân biệt và quan hệ nhân quả. Đây là thế giới mà chúng ta cũng có thể hy vọng những quy luật của nguyên nhân và hệ quả, và những quy luật của logic – chẳng hạn như những nguyên lý đồng nhất, mâu thuẩn, và quy luật loại trừ khoảng giữa – vận hành mà không vi phạm. Thế giới của kinh nghiệm thực nghiệm này không phải là vọng tưởng, cũng không phải là không thật. Nó là thật trong việc chúng ta kinh nghiệm nó. Một hạt lúa mạch thật sự sinh mầm lúa mạch, là thứ cuối cùng có thể thu hoạch một vụ lúa mạch. Uống thuốc độc có thể làm cho người ta chết, và tương tự thế, uống thuốc có thể chửa bệnh. Tuy nhiên, từ nhận thức của chân lý tối hậu, mọi sự vật và sự kiện không sở hữu những thực tại riêng biệt, độc lập. Vị thế thực thể học tối hậu của chúng là “trống rỗng” mà trong ấy không có gì sở hữu bất cứ một loại tồn tại bản chất hay thực thể nào (chúng là vô tự tánh).
Tôi có thể hình dung điều gì đó tương tự với nguyên lý hai chân lý này áp dụng trong vật lý. Thí dụ, chúng ta có thể nói rằng mô hình Newton là một kiểu mẫu xuất sắc cho thế giới thường ngày như chúng ta biết nó, trong khi thuyết tương đối của Eistein – căn cứ trên những sự giả định trước hoàn toàn khác nhau – thêm nữa tượng trưng cho một mô hình tuyệt vời cho một lãnh vực khác biệt hay độc đáo hơn. Mô hình của Eistein diễn tả những khía cạnh của thực tại vốn cho những trạng thái của chuyển động tương đối là thiết yếu nhưng không thật sự ảnh hưởng đến khung cảnh thông thường của chúng ta dưới hầu hết mọi trường hợp. Giống như thế, những mô hình cơ học vật lý về thực tại trình bày những hoạt động của một lãnh vực khác biệt – trong thực tại “suy luận” chủ yếu là của những hạt, đặc biệt trong phạm vi của kính hiển vi. Mỗi hình ảnh này là tuyệt vời theo cách riêng của nó và cho mục đích mà nó được thiết kế, nhưng nếu chúng ta tin tưởng bất cứ mô hình nào trong những mô hình này là được cấu thành bởi những thứ thật sự thuộc bản chất, thì chúng ta chắc chắn phải thất vọng.
Ở đây tôi thấy thật hữu ích để phản chiếu trên một phân biệt quan trọng được Nguyệt Xứng (Chandrakirti – thế kỷ thứ 7 Tây lịch) đưa ra trong mối quan hệ với những lãnh vực của cuộc đàm luận có liên quan đến những chân lý quy ước (thế đế) và tối hậu (chân đế) của mọi vật. Nguyệt Xứng lập luận rằng, khi trình bày rõ ràng sự thấu hiểu một người về thực tại, thì người ấy phải nhạy cảm với mục tiêu và những thông số của một kiểu mẫu thẩm tra đặc thù. Thí dụ, ngài lập luận rằng để phủ nhận đặc tính, sự tạo ra kết quả, và nguồn gốc khác biệt trong thế giới hàng ngày, như một số diễn giả của triết lý tánh không đã đề xuất, đơn giản bởi vì những khái niệm này là không vững theo nhận thức của thực tại tối hậu, thì cấu thành một lỗi lầm của phương pháp luận.
Trên trình độ quy ước, chúng ta có thể thấy nguyên nhân và hiệu quả trong mọi lúc. Khi chúng ta đang cố gắng để tìm ai lỗi trong một tai nạn, thì chúng ta không đào sâu vào bản chất sâu hơn của thực tại, nơi một chuỗi vô hạn của những sự kiện sẽ làm nó không thể quy lỗi. Khi chúng ta chấp nhận những đặc tính như vậy như nguyên nhân và hiệu quả với thế giới thực nghiệm, thì chúng ta không đang làm việc trên căn bản của một sự phân tích trừu tượng vốn thẩm tra vị thế bản thể học tối hậu của mọi sự vật và tính chất của chúng. Chúng ta cũng làm như vậy trong giới hạn của quy ước, ngôn ngữ, và logic hàng ngày. Trái lại, Nguyệt Xứng lập luận, những nguyên lý trừu tượng cơ bản của những trường phái triết lý, chẳng hạn như khái niệm về Đấng Tạo Hóa hay linh hồn vĩnh cửu, có thể bị phủ nhận qua sự phân tích về vị thế bản thể học tối hậu của nó. Đây là bởi vì những thực thể này được đặt trên căn bản của một sự khám phá vào trong mô thức hiện hữu tối hậu của mọi vật.
Về bản chất, Long Thọ và Nguyệt Xứng đang đề nghị điều này: khi chúng ta liên hệ đến thế giới kinh nghiệm thực nghiệm, miễn là chúng ta đừng dành cho mọi sự vật với sự tồn tại độc lập, bản chất (hay tự tánh),thì những khái niệm nhân quả, đặc tính, và sự khác biệt, và những nguyên lý logic sẽ tiếp tục vẫn là hợp lý, bảo vệ được. Tuy nhiên, giá trị của chúng là giới hạn đối với khuôn mẫu tương đối của chân lý quy ước (thế đế). Việc tìm kiếm cho những khái niệm nền tảng như đặc tính, sự tồn tại, và nhân quả trong một sự tồn tại khách quan, độc lập là vượt quá những giới hạn của logic, ngôn ngữ, và quy ước. Chúng ta không cần đòi hỏi sự tồn tại khách quan, độc lập của mọi sự vật, vì chúng ta có thể hài hòa với một thực tại rõ ràng, không tùy tiện với mọi sự vật và sự kiện vốn không chỉ hổ trợ những chức năng hàng ngày mà cũng cung cấp một căn bản vững vàng cho đạo đức và hoạt động tâm linh. Thế giới, theo triết lý tánh không, là được cấu thành bởi một mạng lưới của những thực tại khởi thủy lệ thuộc và liên hệ hổ tương hay duyên khởi, mà trong ấy những nguyên nhân duyên khởi làm phát sinh những hậu quả duyên khởi phù hợp với luật duyên sanh nhân quả. Những gì chúng ta làm và suy nghĩ trong đời sống của chính chúng ta, rồi thì, trở thành cực kỳ quan trọng như nó ảnh hưởng đến mọi thứ mà chúng ta liên hệ đến.
Bản chất nghịch lý của thực tại được khám phá cả trong triết lý tánh không của Phật giáo và vật lý hiện đại biểu hiện một sự thử thách sâu sắc đến kiến thứcgiới hạn của con người. Cốt lõi của vấn đề là nhận thức luận: chúng ta khái niệm và thấu hiểu về thực tại một cách mạch lạc như thế nào? Không chỉ những triết gia Phật giáo về tánh không đã phát triển một sự thấu hiểu toàn diện về thế giới căn cứ trên việc phủ nhận một sự quyến rũ thâm căn cố đế, vốn xử sự với thực tại giống như nó được tạo thành bởi những thực thể khách quan có bản chất thật sự, nhưng họ cũng phải cố gắng để sống với những tuệ giác này trong đời sống hàng ngày của họ. Giải pháp của Phật giáo đến vấn đề này dường như là một mâu thuẩn nhận thức luận liên hệ sự thấu hiểu thực tại trong dạng thức của hai chân lý. Vật lý học cần phát triển một nhận thức luận mà nó sẽ giúp để giải quyết hố sâu dường như không thể bắc cầu giữa khung cảnh của thực tại trong vật lý cổ điển cùng kinh nghiệm hàng ngày và trong bộ phận tương ứng của cơ học lượng tử. Như việc quan tâm đến cho một sự áp dụng hai chân lý trong vật lý có thể giống như thế nào, thì tôi không có ý kiến gì. Ở căn bản của nó, vấn nạn triết lý đối diện với vật lý trong sự trổi dậy của cơ học lượng tử thì chính là khái niệm về thực tại – xác định đặc điểm trong dạng thức của những thành phần thiết yếu thật sự của vật chất – là bảo vệ được hay không. Những gì triết lý Phật giáo về tánh không có thể cống hiến là một mô hình mạch lạc của sự thấu hiểu thực tại vốn là không bản chất hay vô tự tánh. Điều này có thể chứng minh là hữu dụng hay không thì chỉ thời gian mới nói được.
Ẩn Tâm Lộ
Dịch xong: Thursday, August 24, 2017
Hiệu đính: Wednesday, August 30, 2017
[1] Nyaya - Chánh Lý Luận: Một tôn phái Bà la môn vào thế kỷ thứ 7.
[2] Vaiśeṣika - Thắng Luận Phái: Một trong 6 học phái ra đời vào khoảng thế kỳ thứ nhất lấy 6 nguyên lý: thực thể, tánh chất, vận động, phổ biến, đặc thù, nội thuộc để nói về những hiện tượng. Tổ là ngài Kiết na đà (Kanada), Kinh căn bản là Kinh Thắng luận.
[3] Mīmāmsā - Nhĩ mạn sa phái.
[4] Dharmashri - Pháp Thắng.
[5] Essence of Higher Knowledge: Tinh hoa của kiến thức cao cấp / A tỳ đàm tâm luận / theo Làng Đậu
[6] Great Treatise on Instantiation: Đại luận khởi tạo / Đại tỳ bà sa luận / theo Làng Đậu
[7] Quark (phát âm /ˈkwɔrk/ hay /ˈkwɑrk/) (tiếng Việt đọc là Quắc) là một hạt cơ bản sơ cấp và là một thành phần cơ bản của vật chất.
[8] Lepton (tiếng Việt đọc là Lép tôn hay Lép tông) là những hạt cơ bản, có spin bán nguyên (spin 1⁄2) không tham gia vào tương tác mạnh, nhưng tuân theo nguyên lý loại trừ Pauli.[1]
[9] Thí nghiệm khe Young, được thực hiện lần đầu bởi Thomas Young vào khoảng năm 1805, là một thí nghiệm quang học chiếu ánh sángqua hai khe hẹp và quan sát vân giao thoa trên màn ảnh nằm sau.
[10] The realistic school as opposed to the teaching of unreality: “Hữu Giáo” để đối lại với “Không Giáo”. Realist: người theo chủ nghĩa hiện thực. Theo Làng Đậu: những nhà “Duy Vật”.
[11] Nghịch lý Einstein–Podolsky–Rosen hay nghịch lý EPR[1] năm 1935 là một thí nghiệm lớn trong cơ học lượng tử của Albert Einstein và các đồng nghiệp của ông - Boris Podolsky và Nathan Rosen.
- Từ khóa :
- Tánh Không
- ,
- thuyết tương đối
- ,
- vật lý
- ,
- lượng tử