Góc nhìn Phật Giáo về giải phóng phụ nữ

06/03/20219:00 SA(Xem: 3264)
Góc nhìn Phật Giáo về giải phóng phụ nữ

GÓC NHÌN PHẬT GIÁO VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ

Tác giả. Tỳ kheo Bhikkhu Bodhi

Minh Hằng dịch sang tiếng Việt

 

Bhikkhu_Bodhi2Tỳ kheo Bhikkhu Bodhi là một tăng sĩ Hoa Kỳ, Hội trưởng hội Phật giáo Hoa Kỳ, người sáng lập và chủ tịch Quỹ Buddhist Global Relief (Quỹ Phật Giáo Cứu Trợ Toàn Cầu).

Mùa đông này, Chủ tịch BGR (Buddhist Global Relief- Quỹ Phật Giáo Cứu Trợ Toàn Cầu) TT. Bhikkhu Bodhi đã dành hai tháng ở Ấn Độ. Trong suốt thời gian này, ngài được mời thuyết trình chính tại hội nghị về “Phật Giáo và Giải Phóng Phụ Nữ”, được tổ chức tại Bodhgaya vào ngày 30 và 31 tháng 1 năm 2019, dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Maha Bodhi của Ấn Độ. Đây là phiên bản đã được chỉnh lý sơ trong bài diễn văn của ngài.

 

Những Trở Ngại Cho Sự Tự Do Của Phụ Nữ

 

Khi chúng ta nói về “giải phóng phụ nữ”, đầu tiên chúng ta phải xác định phụ nữ được giải phóng khỏi cái gì. Những trở ngại cho sự tự do của phụ nữ là gì? Có lẽ sự lan tràn nhất – và tước quyền tinh tế nhất – là hạn chế đưa ra những cơ hội dành cho phụ nữ để thể hiện bản thânthành tích. Trong các nền văn hóa truyền thống và thậm chí ở Tây phương ngày nay, những hạn chế này gần như được xem là bản chất đối với trật tự xã hội. Sự đồng thuận ngầm phổ biến là ném phụ nữ vào những vai trò rập khuôn nhằm cản trở nghiêm trọng sự tự do phát huy những tiềm năng sáng tạo của họ.  

Phụ nữ về bản chất được gán cho là vợ và mẹ. Họ là người chăm sóc gia đìnhvai trò của họ trong cuộc sống bị vắt kiệt bởi các phận sự tìm chồng tốt, sinh con, và gìn giữ gia đình. Nếu phụ nữ thật có cơ may chọn nghề nghiệp, quan điểm chung cho rằng phụ nữ nên phục vụ trong các ngành nghề chăm sóc – như y tá, giáo viên, hoặc nhân viên xã hội – nhưng ngoài những điều này, khi đi đến các nghề nghiệp và vị trí lãnh đạo xã hội đòi hỏi khắt khe hơn thì phần lớn các cánh cửa đều đóng lại gây bất lợi cho họ. Tuy nhiên, ngày nay nhờ tác động của tư tưởng hiện đại về bình đẳng con người, phụ nữ được gia nhập gần như trong tất cả các lãnh vực hoạt động theo truyền thống được xem là đặc quyền dành riêng cho phái mạnh. Phụ nữ đã xuất sắc thành các bác sĩluật sư, thành quản lý điều hành công ty, thành nhà khoa học và kỹ sư; thậm chí họ phục vụ trong chính phủ và trở thành các nguyên thủ quốc gia. Tuy vậy, trong khi phụ nữ vươn lên đỉnh cao, các cơ hội dành cho họ lại ít hơn nhiều so với nam giới và những yêu cầu đặt ra cho họ để leo lên nấc thang thành công cũng đòi hỏi và khắt khe hơn nhiều. Ở nhiều quốc gia, phụ nữ bị ép làm công việc thấp kém, thường là đơn điệu, gian khổ và nguy hiểm. Họ làm việc với mức lương thấp hơn những đồng nghiệp nam làm cùng công việc và họ còn nhận phúc lợi ít hơn.

Ngoài những hạn chế nghề nghiệp, phụ nữ còn đương đầu với những trở ngại khác để được giải phóng hoàn toàn. Có một điều, phụ nữ chịu bạo hành thể xác ở mức độ không tương xứng, có ít phương tiện mở ra cho họ để đòi bồi thường vì những phẫn uất của mình. Bạo hành thể xác thường nổi bật tại mặt trận gia đình và thậm chí có thể dẫn đến cái chết của người vợ và các con gái. Ở Ấn Độ, người vợ làm bên nhà chồng thất vọng – thường vì của hồi môn của vợ bị cho là không đủ – có thể bị bên chồng giết hoặc bị dồn vào tuyệt vọng đến nỗi phải tự kết liễu. Báo cáo năm 1997 quả quyết rằng ít nhất 5.000 phụ nữ chết mỗi năm ở Ấn Độ bởi vì các mâu thuẫnliên quan tới của hồi mônít nhất một tá người chết mỗi ngày với cái gọi là “cháy bếp” được cho là có chủ ý. Pháp luật trong nước đã được thông qua nhằm ngăn chặn nạn thiêu cô dâu, nhưng hiếm khi pháp luật được thực thi thỏa đáng

Phụ nữ ở những nước nghèo thường không chống nổi bọn buôn người. Họ được giao cho những kẻ buôn mang đi khỏi quê nhà sang các nước khác (thường lấy những cớ giả) và ở đó họ bị bắt buộc làm công việc đê hèn, kể cả mại dâm. Theo Báo cáo của LHQ về Buôn Người (2009), hình thức buôn người phổ biến nhất (79%) là bóc lột tình dục, chủ yếu là phụ nữ và con gái. Đáng ngạc nhiên, phụ nữ chiếm phần lớn nhất trong các tổ chức buôn người.

 

Vẫn còn một hành vi vi phạm khác đe dọa phụ nữquấy rối tình dục, vả lại có nhiều mối biểu hiện, từ áp bức tình dục tại nơi làm việc cho đến trêu chọc và xúc phạm liên quan đến giới tính. Biểu hiện quá kích của quấy rối tình dục là cưỡng hiếp, tuy nhiên trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, ngay cả ở những nước phương Tây tiến bộ, phụ nữ rất khó tố cáo cưỡng hiếp với chính quyền. Nếu tuyên bố về cưỡng hiếp không bị gạt bỏ thô bạo vì không có vẻ hợp lý, thì phụ nữ bị xem là người cám dỗ tự gây ra cưỡng hiếp qua chính hành vi khiêu gợi của họ.

 

Một ví dụ về các nạn nhân của cưỡng hiếp bị làm nhục hoặc bị mang tai tiếng như thế nào đã được công bố rộng rãi ở Hoa Kỳ vào mùa thu vừa qua này. Tổng thống Trump đã đề cử thẩm phán tên Brett Kavanaugh thế vào vị trí trống ở Tòa Án Tối Cao. Vừa lúc ông sắp được Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện phê chuẩn, một phụ nữ tên Christine Blasey Ford, giáo sư tâm lý, cáo buộc rằng Kavanaugh đã cố cưỡng hiếp bà tại một buổi tiệc khi họ còn ở trung học. Mặc dù bà đã đưa ra lời khai hết sức thuyết phục tại phiên điều trần Thượng Viện, thậm chí tuyên bố rằng bà đã “chắc chắn 100 phần trăm” rằng người thiếu niên đã cố cưỡng hiếp bà là Brett Kavanaugh (điều này sẽ làm cho ông không đủ tư cách giữ chức vụ), các Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa trong hội đồng đã đi tới bênh vực ông và cố gắng nghi ngờ lời khai của bà. Cuối cùng, các Thượng nghị sĩ đã bác lời khai của bà – và của những phụ nữ khác đã tố cáo hành vi sách nhiễu tình dục về phía ông – và đã phê chuẩn Kavanaugh trước Tòa án.

 

Khi lời khai thương tâm như vậy bị bác bỏ, chúng ta có thể dễ dàng hình dung những thử thách mà một phụ nữ bình thường phải đối mặt trong việc tố cáo một người có quyền lực và tầm cỡ lạm dụng tình dục. Tuy vậy, trong nhiều năm qua, một phong trào đã giành được vị thế tại Hoa Kỳ (và lan rộng sang các quốc gia khác) có tên gọi “Me Too” (Tôi cũng vậy), qua đó phụ nữ trình bày họ bị lạm dụng hoặc bốc lột tình dục bởi người đàn ông quyền lực như thế nào. Trong một số trường hợp, tiết lộ của họ đã làm cho sự nghiệp của những người đàn ông đã lạm dụng họ kết thúc.

 

 

Các Bước Hướng Đến Giải Phóng Phụ Nữ

 

Tôi muốn đề nghị bốn biện pháp chủ yếu như là các phương tiện để đẩy mạnh giải phóng phụ nữ. Những biện pháp này không bao hàm hết mọi khía cạnh nhưng tôi nghĩ chúng thiết yếu cho bất kỳ chương trình giải phóng phụ nữ nào. 

(1)           Đầu tiên là mở ra cơ hội cho những bé gái nhận được sự giáo dục. Điều này đặc biệt cần thiết trong các xã hội truyền thống, nơi người ta tin rằng con gái không cần phải đến trường bởi vì số phận của chúng chỉ làm vợ và mẹ. Mười năm trước, cùng với một số sinh viên và bạn bè của mình, tôi đã lập một tổ chức gọi là Quỹ Phật Giáo Cứu Trợ Toàn Cầu (BGR), có sứ mệnh chống đói nghèo toàn cầu. Một trong những chiến lược chủ yếu của chúng tôi là hỗ trợ giáo dục cho các bé gái và chúng tôi có những dự án như vậy ở Bangladesh, Campuchia, Haiti, Ấn Độ, và Nicaragua.

 

Tại Ấn Độ, BGR cộng tác với Quỹ Bồ Đề Tâm, một tổ chức có cơ sở ở Nagpur được thành lập bởi một Ni sư Phật giáo người Úc, Ayya Yeshe. Quỹ tiến hành các chương trình ba năm nhằm rèn luyện 30 bé gái và những phụ nữ trẻ lúc đó đến từ cộng đồng Dalit để có bằng cấp về công tác xã hội, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, và điều dưỡng. Quá trình đào tạo của họ cũng bao gồm các khóa học về sức khỏe phụ nữ và các vấn đề kinh tế.

 

Một bé gái trong chương trình hiện tại tên là Sonali, 15 tuổi. Cha em đã bỏ rơi gia đình khi em còn thơ ấu và mẹ em trở thành người hành nghề mại dâm để nuôi sống gia đình. Mẹ em mắc phải AIDS và mất lúc Sonali lên 10. Em và chị/em gái đã chuyển từ gia đình này sang gia đình khác, làm việc cả ngày chỉ để chống đỡ chính các em. Sonali nghe nói về Bồ Đề Tâm và được nhận vào chương trình. Giờ đây, em nói, “lần đầu tiên từ khi mẹ em mất, em cảm thấy có một ngôi nhà nơi đó em được yêu thương và nuôi nấng, không trơ trọi”. Khi em học xong trung học, Sonali dự định học chính trị toàn cầu và nghiên cứu giới tính tại trường đại học. Em nói, “Bất bình đẳng giới tính đúng là giết chết phụ nữ… Em nghĩ phụ nữ phải đứng lên vì quyền lợi, giáo dục và công việc trả lương thích đáng của mình. Nếu mẹ em được dạy dỗ và tìm được công việc phù hợp thì bây giờ mẹ đã không mất”.

 

Tôi tin nhiều bé gái nghèo ở các nước kinh tế chậm tiến có những tiềm năng chưa được khai thác. Nếu những bé gái này được giáo dục đúng cách, tôi nghĩ có thể ít nhất một số ít các em có khả năng tạo ra những đóng góp rất có ích cho xã hội – như các giáo viên, nhân viên xã hội, và thậm chí lãnh đạo cộng đồng. Nhưng đáng buồn là cuộc đời của các em đã bị lãng phí bởi vì các em không có cơ may đến trường – đến một trường tốt có thể trau dồi các tài năng tiềm tàng của các em.

 

(2)           Biện pháp thứ haicấp cho phụ nữ sự bảo hộ hợp pháp khỏi bạo hànhquấy rối tình dục dưới mọi hình thức. Cụ thể, thái độ đối với cưỡng hiếp phải thay đổi. Hệ thống pháp luật phải thừa nhận cưỡng hiếp gây tác động tai hạibao gồm “cưỡng ép tình dục trong hôn nhân” – lên lòng tự trọng của phụ nữ. Những buộc tội về cưỡng hiếp của phụ nữ phải được xem xét nghiêm túc, với cảm thônghiểu biết. Đây là chướng ngại khó vượt, vì những người thực thi luật pháp – cảnh sát và thẩm phán – thường là nam giới hướng về phía bị cáo hơn là phụ nữ đưa ra lời buộc tội.

 

Cách thực tế để giải quyết vấn đề này là thành lập các cơ quan pháp lý (hoặc do nhà nước điều hành hoặc do tư nhân quản lý) có thể giữ vai trò trung gian giữa phụ nữ cảm thấy bị xâm phạm với các cơ quan dân sự, cảnh sát và tòa án. Những cơ quan như vậy có ở các nước phương Tây, nhưng cũng cần nhiều hơn nữa ở các nước khác. Những cơ quan này sẽ bố trí nhân viên là các chuyên gia pháp lý, tốt nhất là phụ nữ, người sẽ nghe những khiếu nại của phụ nữđại diện cho họ tương tác với cảnh sát và trước tòa. Sở cảnh sát cũng nên có văn phòng chuyên thụ lý trường hợp cưỡng hiếp, được thành lập chủ yếu bởi các phụ nữ. Họ sẽ phụ trách điều tra những lời buộc tội để xác định liệu họ có đáng truy tố không.

 

(3)           Biện pháp thứ ba để giải phóng phụ nữ khỏi các địa vị thấp trong xã hội sẽ là các chỉ tiêu cho đại diện nữ giới trong doanh nghiệp, dịch vụ chính phủ, và hành chính chính trị. Những chỉ tiêu này sẽ đảm bảo phụ nữ được thừa nhận vào những vị trí trọng trách và khi họ đạt được tầm nhìn và quyền hạn ngày càng tăng, họ sẽ đảm bảo rằng trong tương lai nhiều phụ nữ có cơ hội vươn lên hơn.

 

(4)           Như biện pháp thứ tư, giải phóng phụ nữ khỏi những nghĩa vụ mà họ gánh chịu sẽ đòi hỏi những thay đổi rộng rãi trong các phong tục xã hội, nói cách khác điều này đòi hỏi sự thay đổi trong nhận thức – thay đổi triệt để tách khỏi những quan điểm truyền thống hạ thấp phụ nữ và quy giá trị thấp hơn cho đời sống phụ nữ. Chúng ta cần phải đổi hướng toàn diện ra khỏi các mô hình gia trưởng cố hữu sâu sắc mang lại vị trí cao quý cho phái mạnh, thay bằng các mô hình được thiết lập dựa trên sự bình đẳng giới tính. Bước tối thiểu trong khuynh hướng này là triển khai “huấn luyện nhạy cảm giới tính” tại nơi làm việc và các trường học. Huấn luyện này cho phụ nữ cơ hội bày tỏ cảm xúc liên quan đến hành vi không phù hợp về phía nam giới và dạy nam giới những cách thức thích hợp khi liên hệ với phụ nữ.

 

Giải phóng phụ nữ trong mọi lĩnh vực – thế tụctâm linh – trên tất cả cần đến sự công nhận sâu sắc phẩm cách vốn có của họ, tôn vinh bản chất nhân văn trọn vẹn của họ. Quay về năm 1869, triết gia người Anh John Stuart Mill đã viết ở đoạn mở đầu trong tiểu luận của ông, Sự Áp Bức Phụ Nữ:

 

Một quan điểm mà tôi đã nắm vững từ thời kỳ sơ khai nhất… rằng nguyên tắc điều chỉnh các quan hệ xã hội hiện hữu giữa hai giới – sự lệ thuộc hợp pháp của giới này vào giới kia – bản thân nó là sai, và giờ đây là một trong những cản trở chính cho tiến bộ nhân loại; và rằng nó buộc phải thay thế bằng nguyên lý bình đẳng hoàn toàn, không thừa nhận quyền lực hay đặc quyền của một bên, cũng như hạn chế của bên kia.

 

Tuyên bố này của J.S. Mill vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Nếu “nguyên lý bình đẳng hoàn toàn” được chấp nhận, thì phụ nữ được hưởng các quyền bình đẳng tại nơi làm việc, bao gồm việc trả lương bằng với nam giới. Họ sẽ được công nhận là bạn đời bình đẳng trong hôn nhân, có quyền quyết định liệu và khi nào họ sẽ sinh con. Họ sẽ được hưởng đầy đủ các loại lựa chọn chăm sóc sức khỏe, đặc biệt quyền tránh thai vì vậy họ có thể kiểm soát việc sinh con của bản thân. Và các khiếu nại của họ về hành vi tình dục sai trái với các cơ quan pháp lý và doanh nghiệp sẽ được công nhậnđiều tra thích đáng.

 

Phật GiáoGiải Phóng Phụ Nữ

 

Khi chúng ta chuyển từ phạm vi thế tục sang Phật giáo, chúng ta thấy rằng ghi chép liên quan đến giải phóng phụ nữ là một sự pha trộn. Một mặt, Đức Phật đã dành sự tôn trọng phi thường đối với phụ nữcông nhận những tiềm năng của họ cho cả đời sống trần tụcphạm vi tâm linh. Ví dụ, trong kinh Giáo Thọ Thi-ca-la-việt, Ngài định rõ mối quan hệ vợ chồng theo những cách công nhận người vợ như bạn đời trọn vẹntự do trong quan hệ tình cảm. Ở nơi khác Ngài miêu tả hôn nhân lý tưởnghôn nhân trong đó cả vợ lẫn chồng đều tuân thủ các giới luật, thực hành quảng đại, và tôn trọng khổ hạnh (Tăng Chi Bộ Kinh 4:54). Với nhiều sự do dự, Ngài đã tán thành sáng lập tu viện cho nữ giới, Tăng đoàn Tì kheo Ni và Ngài đã đưa phụ nữ vào danh sách các đệ tử ưu tú của Ngài.

Song các văn bản Phật giáo – bao gồm các kinh – bao hàm những đoạn hạ thấp phụ nữ và giảm giá trị năng lực đạo đứctâm hồn của phụ nữ. Chẳng hạn, Tăng Chi Bộ Kinh 5:229 nói: “Phụ nữ như con rắn đen – họ không thanh tịnh, hôi thúi, sợ hãi, rụt rè, đáng sợ hãi, và làm hại bạn” (Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch). Còn nữa chúng ta đọc trong Tăng Chi Bộ Kinh 2:61: “Người phụ nữ khi lâm chung chưa được thỏa mãn, chưa được vừa đủ trong hai điều. Thế nào là hai? Sự giao cấu và sanh con” (Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch). Ngay cả các câu chuyện trong Kinh Bổn Sanh còn đi xa hơn với biểu trưng phụ nữ là bị thú tính không thể thỏa mãn được ám ảnh, thậm chí sẵn sàng bày mưu chống lại chồng để thỏa mãn tham đắm.

Ham muốn tình dục tất nhiên là nét chung của con người, do đó không tha cho phụ nữ; không ai được sinh ra đã thành các vị a la hán. Mặc dù vậy, các câu hỏi có thể được đặt ra: “Giới nào chịu trách nhiệm cho ngành công nghiệp khiêu dâm hàng tỷ đô la, nam giới hay nữ giới? Giới nào nắm giữ việc kinh doanh nhà chứa? Giới nào có khả năng dính líu tới cưỡng hiếp và bạo hành tình dục nhất?” Tôi nghĩ, các câu trả lờirõ ràng.

Khi thành lập Tăng đoàn Tỳ kheo Ni, Đức Phật đã không sắp đặt Tăng đoàn vào một vị thế hoàn toàn bình đẳng với Tăng đoàn Tỳ kheo, điều này không thể có trong hoàn cảnh xã hội mà Ngài đang sống. Như chúng ta biết, Ngài đã làm cho Tăng đoàn Tỳ kheo Ni tùy thuộc vào Tăng đoàn Tỳ kheo bằng các cách khác nhau. Ví dụ, các Tỳ kheo Ni phải được cả hai giáo đoàn truyền giới, trong khi các Tỳ kheo chỉ cần được truyền giới bởi các Tỳ kheo. Một Ni sư trưởng lão phải tỏ lòng kính trọng ngay cả với một Tỳ kheo mới được thọ giáo. Tỳ kheo Ni không thể khiển trách Tỳ kheo, trong khi Tỳ kheo có thể khiển trách Tỳ kheo Ni. Trong các bản văn, Đức Phật cho thấy lời tiên đoán rằng phụ nữ xuất gia sẽ làm cho sự tồn tại của Chánh Pháp bị giảm một nửa – lời tuyên bố phần nào gây ra nhận thức tiêu cực cho nhiều tăng sĩ gây trở ngại cho sự phục hồi lòng tin của Ni đoàn.

 

Diễn biến này đã là vấn đề gây ra sự bất đồng qua đó chủ nghĩa bảo thủ ngự trị trong số các trưởng lão trong Tăng đoàn trở thành chướng ngại vật chủ yếu đối với tinh thần giải phóng phụ nữ cao nhất. Sự phản đối của họ, trái ngược với quan điểm sai lầm thông thường, thường không những dựa vào thành kiến đối với phụ nữ mà còn theo cách hiểu hẹp hòi các quy định thọ giới chủ đạo. Song cách hiểu đầy đủ hơn là hợp lý và được thông qua bởi một số các tăng uyên bác cả ở Châu Á và Phương Tây. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, để Phật giáo ủng hộ hoàn toàn giải phóng phụ nữ, thì những nhóm nhỏ các tăng có cái nhìn cởi mở tổ chức các lễ thọ giới Tì kheo ni bên lề là không đủ. Điều cần thiết hơn nữa, trong các trung tâm của Phật giáo, có các Tì kheo ni cao quý được công nhận bởi các Tăng đoàn thẩm quyền và, nếu có liên quan được chính phủ chính thức công nhận.        

 

Đương nhiên, truyền thống cũng có khẳng định rõ rệt về lòng trung thành của chúng tachúng ta không nên loại bỏvội vàng. Không có sức mạnh và lực bảo tồn truyền thống thì nhiều điều cốt yếu của Pháp có thể bị mất chất hoặc mai một. Phải làm gì để đạt được sự cân bằng lành mạnh giữa việc gìn giữ các hình thể cổ xưa và thích nghi với những thực tại hiện giờ. Nếu chúng ta vội vã đổi mới và hờ hững với truyền thống, thì chúng ta có thể mất đi nơi nương tựa trong di sản tương tục của Phật giáo. Nhưng nếu chúng ta để chủ nghĩa bảo thủ cứng nhắc đưa ra quyết định cuối cùng thì chúng tathể không nhận ra tiềm năng giải phóng của Pháp dành cho mọi người, nữ cũng như nam. 

 

Thay Đổi Trong Các Giá Trị

 

Thời đại hiện nay đã thấy sự xuất hiện một nhận thức to lớn hơn về tính độc đáo của nữ giớiyêu cầu đóng góp những phát biểu của nữ giới – những phát biểu đã bị đánh bại nếu không thì cấm hoàn toàn trong các nền văn hóa Phật giáo truyền thống. Cá nhân tôi tin rằng để Phật giáo phát triển mạnh và thấy rõ tiềm năng, Phật giáo cần được nuôi dưỡng, cải thiện và đổi mới bằng những góc nhìn nữ giới, tạo không gian cho phụ nữ lên tiếng, đặc biệt trong những vấn đề cốt yếu như công bằng xã hội và chăm lo cho môi trường tự nhiên. Các giá trị trọng tâm của Pháp mang đến sự đồng thuận hợp lý với quan điểm của nữ giới. Vì vậy, tôi cảm thấy những giá trị này nên được trình bày rõ ràng và hợp nhất trong các cộng đồng Phật giáo của chúng ta.  

 

Ngoài áp dụng cụ thể vào Phật giáo, tôi muốn nói rằng giải phóng phụ nữ hoàn toàn trong mọi lĩnh vực đời sốngthen chốt cho sự tồn tại của nền văn minh nhân loại. Từ buổi đầu của lịch sử cho đến ngày nay, các động lực chủ yếu của nền văn minh đã có mặt các quan điểm nam giới, các giá trị nam giới, các phạm vi hoạt động nam giới. Tôi tin rằng sự thống trị của các giá trị nam giới không bị cản trở đã thúc đẩy loài người đến gần bờ vực của sự hủy diệt. Để kéo chúng ta quay lại từ bờ vực, chúng ta cần phải lắng nghe phụ nữ.

 

Tổng quát hóa luôn nguy hiểm, nhưng tôi thừa nhận ba giá trị, đã bén rễ sâu trong tâm trí phái mạnh, quyết định phần lớn tiến trình lịch sử nhân loại. Đây là chinh phục, cạnh tranhkhai phá. Sự thôi thúc chinh phục và đánh bại những người khác đã sản sinh ra nền văn hóa của chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh. Trong các thế kỷ thứ 17 đến 19, quan điểm này đã lên đến tột độ là chủ nghĩa thực dân, theo đó các quốc gia ở Châu Âu đã phân chia đất ở Châu Á, Châu Phi, và Châu Mỹ, lấy đi các nguồn tài nguyên để nâng cao sự giàu có của chính họ. Sự tôn vinh quân đội của thế kỷ trước dẫn đến bùng nổ hai cuộc chiến tranh thế giới và chiến tranh lạnh kéo dài, thời đại ngày nay có thể thấy nhiều cuộc xung đột nhỏ hơn rải rác trên thế giới.

 

Cạnh tranh đã dẫn đến sự nổi lên hệ thống kinh tế khắc nghiệt – chủ nghĩa tư bản doanh nghiệp – trong đó những tuyên bố về đồng cảm nhân loại bị đẩy sang một bên ủng hộ sự đấu tranh tàn bạo dành cho thống trị kinh tế. Trong hệ thống này, mọi giá trị bị bắt phải theo giá trị tiền tệ, mọi đức hạnh đều bị hạ thấp giá trị để có lợi cho sự giàu cótham vọng. Kết quả chúng ta thấy các tập đoàn đa quốc gia hành xử sự kiểm soát thông qua kiểu hậu thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Hệ thống kinh tế tư bản cũng dẫn đến khoảng cách lớn giữa bộ phận nhỏ, những nhân vật cực kỳ giàu cómọi người khác, đẩy gần một tỷ người đến gần bờ vực sống còn.      

 

Quan điểm khai phá chi phối mối quan hệ con người với thế giới tự nhiên. Chúng ta xem thiên nhiên như là hơn một chút nguồn nguyên liệu cho sản xuất và tiêu thụ, và vì thế chúng ta cố tìm cách khai thác các sức mạnh của nó đúng với các động cơ thương mại. Một hậu quả của việc này là khủng hoảng khí hậu, theo đó chúng ta đang đẩy các ranh giới sinh thái của hành tinh vượt quá điểm mà chúng có thể duy trì các hình thái cao hơn của sự sống, bao gồm sự sống con người. Nếu chúng ta vẫn cứ theo quỹ đạo này – và chúng ta cứ ngốc nghếch làm như vậy – chúng ta có thể hủy hoại các hệ địa vật lý mà sự sống con người phụ thuộc vào đó. Các nhà khoa học đã dự báo rằng nếu việc này không được ngăn chặn, biến đổi khí hậu dữ dội sẽ gây ra các thảm họa trên phạm vi quá xa khả năng thích ứng của chúng ta.

 

Trái với những quan điểm nam tính này, tôi tin là tương lai của sự sống trên trái đất cần thay đổi theo hướng các giá trị nữ tính hơn. Tôi sẽ liệt kê những giá trị này thành ba yếu tố, như để sửa chữa các giá trị nam tính cực đoan. Thay cho chinh phục, chúng ta cần phải tiếp thu tinh thần cộng tác trong việc thúc đẩy một nền văn hóa hòa bình và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc thuộc các quốc gia, chủng tộc, sắc tộc, và các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau. Thay cho cạnh tranh, chúng ta cần hợp tác nhằm xây dựng một xã hội được chi phối bởi các ý tưởng bình đẳng hơn, một xã hội cung cấp cho mọi người những nhu cầu thiết yếu – thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, công việc có ý nghĩa, và các dịch vụ xã hội cơ bản khác. Và thay cho khai phá cạn kiệt tài nguồn nguyên dồi dào của thiên nhiên, chúng ta cần một thái độ tôn trọng thiên nhiên và một nền kinh tế bền vững, làm nổi bật nền văn hóa được ghi dấu bằng sự trân trọng sâu sắc đối với các kỳ quan đáng kinh ngạc, không thể thay thế được của thế giới tự nhiên. Trong việc thúc đẩyhiện thực hóa những giá trị khẳng định cuộc sống này, tôi tin phụ nữ có thể thực hiện đóng góp rất cần thiết vào tương lai nhân loại chung của chúng ta. Giải phóng phụ nữ sẽ không chỉ giải thoát cho phụ nữ khỏi những ràng buộc lâu đời. Quả thực, đó là giải phóng kép, cũng giải phóng nam giới nữa, thoát khỏi những điểm yếu kém nhất và những kích động tự diệt của họ.   

Nguồn: https://buddhistglobalrelief.me/2019/07/10/a-buddhist-perspective-on-womens-liberation/

 

 

 

A Buddhist Perspective on Women’s Liberation

Posted on July 10, 2019 by Bhikkhu Bodhi | Comments Offon A Buddhist Perspective on Women’s Liberation

By Ven. Bhikkhu Bodhi

 

This winter, BGR chair Ven. Bhikkhu Bodhi spent two months in India. During this time he was invited to give the keynote address at a conference on “Buddhism and Women’s Liberation,” held in Bodhgaya on January 30 and 31, 2019, under the auspices of the Maha Bodhi Society of India. Here is a lightly edited version of his address.

Obstacles to Women’s Freedom

When we speak of “women’s liberation,” we first have to determine what women are to be liberated from. What are the obstacles to their freedom? Perhaps the most pervasive—and the most subtly disempowering—is the limitation placed on the opportunities available to women for personal expression and achievement. In traditional cultures, and even in the West today, these limitations are considered almost intrinsic to the social order. An unspoken consensus prevails that casts women into stereotyped roles that severely hamper their freedom to realize their creative potentials.

Women are seen assigned by nature to be wives and mothers. They are caretakers of the family whose role in life is exhausted by the tasks of finding a good husband, bearing children, and maintaining the household. If women do get the chance to take up a career, the general view holds that they should serve in the caring professions—as nurses, teachers, or social workers—but beyond these, when it comes to the more demanding professions and positions of social leadership, the gates are largely closed against them.

Today, however, through the impact of the modern ideal of human equality, women are entering almost all the spheres of activity traditionally considered the exclusive prerogative of men. They have excelled as doctors and lawyers, as corporate executives, as scientists and engineers; they have even served in government and become heads of state. Nevertheless, while women have risen to the top, the openings available to them have been much fewer than for men, and the requirements imposed on them to climb the ladder of success are much steeper and more rigorous. In many countries, women are condemned to work at menial jobs, often monotonous, arduous, and dangerous. They work for lower pay than their male counterparts who perform the same work, and yet they receive fewer benefits.

Apart from vocational limitations, women face other obstacles to full liberation. For one thing, women are disproportionately subject to physical violence, with few outlets open to them to seek redress for their grievances. Physical violence is common at the home front, and can even result in the death of a wife and daughters. In India, a wife who disappoints her in-laws—usually because her dowry is considered insufficient—may be killed by them or driven to such despair that she resorts to suicide. A 1997 report claimed that at least 5000 women die each year in India because of dowry conflicts and at least a dozen die each day in so called “kitchen fires” thought to be intentional. Domestic legislation has been passed to prevent bride-burning, but it is seldom adequately enforced.

Women in poor countries often fall victim to human trafficking. They are given over to traffickers, shipped from their home country to other countries (usually under false pretexts), and there they are compelled to perform degrading work, including prostitution. According to the UN Report on Human Trafficking (2009), the most common form of human trafficking (79%) is sexual exploitation, predominantly of women and girls. Surprisingly, women make up the largest proportion of trafficking agents.

Still another transgression against women is sexual harassment, which again has multiple expressions, from sexual pressures at work to taunts and insults relating to sex. The extreme manifestation of sexual harassment is rape, yet in the current social milieu, even in the advanced Western countries, it is very hard for women to report rape to the authorities. If their claims of rape are not rudely dismissed as implausible, the women are regarded as temptresses who brought the rape upon themselves through their own provocative behavior.

One example of how victims of rape are humiliated or discredited was highly publicized in the U.S. this past fall. President Trump had nominated a judge named Brett Kavanaugh to fill an empty seat on the Supreme Court. Just as he was about to be confirmed by the Senate Judiciary Committee a woman named Christine Blasey Ford, a professor of psychology, alleged that when they were in high school, Kavanaugh had attempted to rape her at a party. Although she gave extremely convincing testimony at a Senate hearing, even stating that she was “100 percent certain” that the boy who tried to rape her was Brett Kavanaugh (which would have disqualified him for the position), the Republican senators on the committee came to his defense and tried to discredit her testimony. In the end, the Senators dismissed her testimony–and that of other women who reported sexually inappropriate behavior on his part–and confirmed Kavanaugh to the Court.

When such moving testimony is rejected, we can easily imagine the ordeals an ordinary woman must face in reporting sexual abuse by a person of power and stature. Nevertheless, over the past several years, a movement has gained ground in the U.S. (with offshoots in other countries) called “Me Too,” whereby women report how they were sexually abused or exploited by powerful men. In a number of cases, their revelations have brought to an end the careers of the men who abused them.

Steps toward the Liberation of Women

I would propose four key measures as means to promote the liberation of women. These are not exhaustive, but I would consider them essential to any program of women’s liberation.

(1) The first is opening up opportunities for girls to receive an education. This is especially necessary in traditional societies where it is believed that girls do not need to attend school because their destiny is to become mere wives and mothers. Ten years ago, together with some of my students and friends, I founded an organization called Buddhist Global Relief, whose mission is to combat global poverty and hunger. One of our key strategies is to support the education of girls, and we have projects like this in Bangladesh, Cambodia, Haiti, India, and Nicaragua.

In India, BGR partners with the Bodhicitta Foundation, an organization based in Nagpur founded by an Australian Buddhist nun, Ayya Yeshe. The Foundation runs three-year programs that train 30 girls and young women at a time from the Dalit community for degrees in social work, health care, education, and nursing. Their training also includes courses in women’s health and economic issues.

One girl in the current program is named Sonali, aged 15. Her father abandoned the family when she was an infant and her mother became a sex worker to support the family. The mother contracted AIDS and died by the time Sonali was 10. She and her sister were passed from family to family, working all day just to sustain themselves. Sonali heard about Bodhicitta and was accepted into the program. Now, she says, “for the first time since my mother died, I feel I have a home where I am loved and supported and not alone.” When she finishes high school, Sonali intends to study global politics and gender studies at university. She says, “Gender inequality literally kills women.… I think women have to stand up for their rights and education and proper paying jobs. If my mother had been educated and found a proper job, she would not be dead now.”

Many of the poor girls in economically backward countries have, I believe, untapped potentials. If these girls were properly educated, I think it likely that at least a few would be capable of making valuable contributions to society—as teachers, social workers, and even community leaders. But sadly, their lives are wasted because they don’t get the chance to go to school—to a good school that could cultivate their latent talents.

(2) A second measure is providing women legal protection from violence and sexual harassment in all its forms. In particular, attitudes toward rape have to change. The legal system has to recognize the disastrous impact rape—including “marital rape”—has on a woman’s self-esteem. A woman’s accusations of rape have to be taken seriously, with sympathy and understanding. This is a difficult hurdle to overcome, since those who administer the law—the police and judges—are usually males who tend to side with the accused rather than with the women making the accusation.

One practical way to deal with this problem would be to establish legal agencies (run either by the government or privately managed) that can serve as intermediaries between the women who feel violated and the civil authorities, the police and the courts. Such agencies exist in Western countries, but more are needed in other countries as well. These agencies would be staffed by legal professionals, preferably women, who would hear the complaints of the women and represent them in their interactions with the police and in court. The police department too should include a bureau specializing in rape cases, again made up primarily of women. They would be charged with investigating the charges to determine whether they merit prosecution.

(3) A third measure to liberate women from subordinate positions in society would be quotas for female representation in business, government service, and political administration. The quotas would ensure that women are admitted to positions of responsibility, and as they gain increasing visibility and authority, they would guarantee that in the future more women gain the opportunity to rise.

 

(4) As a fourth measure, liberating women from the liabilities to which they are subject will require far-reaching changes in social customs, and this in turn requires a change in perceptions–a radical shift away from traditional attitudes that demean women and ascribe a lower value to their lives. We need to make a complete turn away from deeply entrenched patriarchal models that give pride of place to men, replacing them with models founded upon the equality of the sexes. A minimal step in this direction would be implementing “gender sensitivity training” at the workplace and in schools. This training gives women the opportunity to express their feelings about inappropriate conduct on the part of men and to teach men the proper ways to relate to women.

The liberation of women in all spheres–secular and spiritual–requires above all a deep recognition of their inherent dignity, an honoring of their full humanity. As far back as 1869, the British philosopher John Stuart Mill wrote in the opening paragraph of his tract, On the Subjection of Women:

An opinion which I have held from the very earliest period … is that the principle which regulates the existing social relations between the two sexes—the legal subordination of one sex to the other—is wrong itself, and now one of the chief hindrances to human improvement; and that it ought to be replaced by a principle of perfect equality, admitting no power or privilege on the one side, nor disability on the other.

This claim by J.S. Mill has still not been fully implemented. If a “principle of perfect equality” were to be adopted, women would enjoy equal rights at the workplace, including equal pay with males. They would be recognized as equal partners in marriage, with the right to determine whether and when they will bear children. They would be granted the full range of health care options, particularly the right to contraception so they can regulate their own reproduction. And their complaints of sexual misconduct to legal and business authorities would be recognized and properly investigated.

Buddhism and Women’s Liberation

When we turn from the secular sphere to Buddhism, we find that its record with regard to women’s liberation is a mixed one. On the one hand, the Buddha accorded extraordinary respect to women and recognized their potentials in both mundane life and the spiritual domain. In the Sigalovāda Sutta, for example, he describes the marital bond in ways that recognize the wife as a full and free partner in the relationship. Elsewhere he describes the ideal marriage as one in which both husband and wife observe the precepts, practice generosity, and revere ascetics (Aṅguttara Nikāya 4:54). With a great deal of hesitation, he sanctioned the creation of a monastic order for women, the Bhikkhuni Sangha, and he included women in his list of pre-eminent disciples.

Yet the Buddhist texts–including the suttas–contain passages that demean women and devalue their moral and spiritual capacities. For instance, Aṅguttara Nikāya 5:229 says: “Women are like a black snake–they are impure, foul-smelling, frightening, dangerous, and they betray friends.” Again we read in Aṅguttara Nikāya 2:61: “Women die unsatisfied and discontent in two things. What two? Sexual intercourse and giving birth.” The Jātaka stories go even further in representing women as obsessed by insatiable lust, even willing to plot against their husbands to satisfy their craving.

Sexual desire of course is a universal human trait, and thus women are not exempt from it; none are born as arahants. Still, the questions might be raised: “Which gender is responsible for the multi-billion dollar pornography industry, males or females? Which gender keeps the brothels in business? Which gender is most likely to engage in rape and sexual violence?” The answers, I think, are obvious.

In establishing the Bhikkhuni Sangha, the Buddha did not set it up in a position of complete equality with the Bhikkhu Sangha, which would have been unthinkable in the social milieu in which he lived. As we know, he subordinated it in various ways to the Bhikkhu Sangha. Bhikkhunis, for example, must be ordained by both communities, while bhikkhus need be ordained only by bhikkhus. A senior bhikkhuni must pay homage even to a newly ordained bhikkhu. A bhikkhuni cannot reproach a bhikkhu, while a bhikkhu can reproach a bhikkhuni. In the texts, the Buddha is seen to predict that the going forth of women will cause the life span of the good Dhamma to be cut in half—a statement that has been partly responsible for the negative perception many monks hold about the revival of the Bhikkhuni Sangha.

This development has been a divisive issue over which a reigning conservatism among the prelates in the Sangha has become a major stumbling block to the highest spiritual liberation of women. Their objections, contrary to a common misconception, are usually not based on prejudice against women but on a narrow way of interpreting the rules governing ordination. Yet a more liberal mode of interpretation is possible and has been adopted by a number of learned monks both in Asia and the West. However, in my view, for Buddhism to become a full advocate of women’s liberation, it is not enough for small groups of open-minded monks to hold bhikkhuni ordinations on the sidelines. It is further necessary, in the heartlands of Buddhism, to have the status of bhikkhuni recognized by the Sangha authorities and, where relevant, officially endorsed by the government.

Of course, tradition too has a strong claim on our allegiance and we should not discard it in haste. Without the strength and conserving force of tradition, much that is central to the Dhamma could be diluted or lost. What must be done is to strike a healthy balance between the preservation of ancient forms and adaptation to present realities. If we hasten to innovate and neglect tradition, we might lose our anchorage in the continuous heritage of Buddhism. But if we let a rigid conservatism have the final word, we might fail to realize the Dhamma’s liberating potential for everyone, women as well as men.

A Change in Values

The present age has seen the emergence of a greater awareness of the uniqueness of the feminine and a call for the contribution of feminine voices—voices which have been subdued if not entirely suppressed in traditional Buddhist cultures. I personally believe that for Buddhism to thrive and realize its potential, it needs to be nourished, enriched, and renewed by feminine perspectives, to give space to feminine voices, especially on such crucial matters as social justice and care for the natural environment. The values at the heart of the Dhamma resonate well with the feminine point of view. Thus, I feel, these values should be clearly articulated and embodied in our Buddhist communities.

Beyond specific application to Buddhism, I would say that the full liberation of women in all spheres of life is critical to the survival of human civilization. From the dawn of history down to the present, the primary driving forces of civilization have been male attitudes, male values, male activities. I believe that the unchecked dominance of masculine values has been pushing humanity close to the edge of self-annihilation. To draw us back from the precipice, we need to listen to women.

Generalizations are always dangerous, but I would posit three values, deeply rooted in the masculine mind, that have largely determined the course of human history. These are conquest, competition, and extraction. The urge to conquer and subdue others has generated a culture of militarism and war. In the 17th through 19th centuries, this attitude culminated in colonialism, by which the countries of Europe divided up the lands of Asia, Africa, and the Americas, taking their resources to enhance their own wealth. In the last century the glorification of military might exploded in two world wars and a long cold war, and today can be seen in the many smaller conflicts dotting the globe.

 

Competition has led to the rise of a harsh economic system–corporate capitalism–in which the claims of human sympathy are pushed aside in favor of the brute struggle for economic dominance. In this system all value is reduced to monetary value, all virtues are downplayed in favor of wealth and ambition. As a result we see multinational corporations exercising control through a post-colonial type of imperialism. The capitalist economic system also leads to vast gaps in wealth between a small, extremely rich elite and everyone else, pushing almost a billion people close to the edge of survival.

 

The attitude of extraction governs humanity’s relationship with the natural world. We regard nature as little more than a source of materials for production and consumption, and thus we seek to exploit its forces in compliance with commercial motives. One consequence of this is the climate crisis, by which we are pushing the planet’s ecological boundaries beyond the point where they can sustain higher forms of life, including human life. If we continue along this trajectory—and we are foolishly doing so—we may decimate the geophysical systems on which human life depends. Already scientists predict that if it is not checked, intensified climate change will cause catastrophes on a scale far beyond our adaptive capacities.

 

In contrast to these masculine attitudes, I believe the future of life on earth requires a shift toward more feminine values. I will enumerate these as threefold, as correctives to the extreme masculine values. In place of conquest, we need to adopt a spirit of collaboration in promoting a culture of peace and mutual understanding between peoples of different nations, races, ethnicities, and religious beliefs. In place of competition, we need cooperation in building a society governed by more egalitarian ideals, a society that provides everyone with their essential needs–food, health care, education, meaningful work, and other basic social services. And in place of the extractive exploitation of nature’s abundant resources, we need an attitude of respect for nature and a sustainable economy, leading to the emergence of a culture marked by a deep appreciation for the awe-inspiring, irreplaceable wonders of the natural world. It is in promoting and actualizing these life-affirming values that I believe women can make an indispensable contribution to our shared human future. The liberation of women will not only free women from long-standing constraints. It will be, indeed, a double liberation, freeing men as well from their blind spots and self-destructive impulses.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.