Những bài Thơ dâng Mẹ nhân mùa Lễ Vu Lan

08/08/20248:41 CH(Xem: 491)
Những bài Thơ dâng Mẹ nhân mùa Lễ Vu Lan

blankNhững bài Thơ dâng Mẹ nhân mùa Lễ Vu Lan

blank

***

Nhà xưa nhớ Mẹ!

Vu Lan lại về, bên bếp nhà xưa

Con ngồi nhớ Mẹ những mùa mưa qua

Mái hiên khói phủ mây nhòa

Trời quang gió lạnh dây hoa cội dừa

Thương con chốn ngủ, giường thưa

Những nơi thấm ướt Mẹ chừa, Mẹ mang

Để con gối mộng thênh thang

Giấc nồng ấm cả mây vàng thiên thanh

Nắng lùa qua chốn nhà tranh

Bóng hình Mẹ thoáng bên mành song xưa

Tóc bay mỏng mảnh sa mưa

Chông chênh trắng tựa nửa mùa khói loang

Bóng chiều đổ giữa triền giang

Một đời Mẹ đã qua ngàn đắng cay

Nguyện cho một sớm mưa đầy

Nắng ngoài hiên vắng thôi lay bão lòng

Thương đôi mắt đục, lưng còng

Thương miền xưa cũ mênh mông bóng gầy

Mẹ ơi, Mẹ hãy ngồi đây!

Để con được nói điều này Mẹ nghe!

Con thương Mẹ tựa gió hè

Tựa như sóng nước, lũy tre quê mình

Con thương Mẹ tựa mạng sinh,

Một đời thương Mẹ giữ gìn sắc son

Mẹ là điểm tựa cho con

Mẹ là biển cả, núi non đất trời

Mẹ như sóng biển ngoài khơi

Đã mang con đến một đời bình yên!

***

Gặp Mẹ trong mơ

Đêm qua con thức giấc

Thấy Mẹ về trong mơ

Con chạy theo gọi Mẹ

Bỗng giật mình bơ vơ

 

Giờ Mẹ đâu còn nữa

Mái tóc trắng hôm nào

Con chỉ còn gặp lại

Người trong giấc chiêm bao

 

Nụ cười con đã tắt

Khi con gọi Mẹ ơi!

Rồi đến khi thức giấc

Thấy trong lòng chơi vơi…

 

Một khoảng không vô tận

Một khoảng trống ngập tràn

Con như người chấp chới

Giữa nỗi buồn mênh mang.

 

Con ngồi đây tự hỏi

Mẹ ở chốn nơi nào?

Xa xôi miền thăm thẳm

Đến khi nào bên nhau?!

 

Nguyện cho ai còn Mẹ

Hãy thương Mẹ thật nhiều

Đừng để khi vắng Mẹ

Mới thấy lòng hoang liêu

***

Vu Lan có Mẹ!

Hôm nay con về sớm

Giữa biển người xa xăm

Góc nhà quen ấm cúng

Có Mẹ ngồi bao năm

 

Con đưa tay ra đón

Mẹ đã khác xưa nhiều

Bây giờ Mẹ đã ốm

Bóng dáng ngồi liêu xiêu

 

Tháng năm con còn nhỏ

Lo tất bật chuyện đời

Con đã quên, bỏ ngỏ

Những tiếng cười trên môi

 

Mùa Vu Lan lại đến

Con đặt đóa hoa hồng

Hạnh phúc thay còn Mẹ

Thấy tuổi đời mênh mông!

 

Bên hương trầm ấm cúng

Con cầu nguyện Phật Trời

Chở che cho Mẹ khỏe

Những nỗi buồn tan rơi!

 

Tác giả: Võ Đào Phương Trâm





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/09/2017(Xem: 8758)
04/12/2019(Xem: 6955)
08/01/2020(Xem: 4542)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :