Chương 4: Căn Bản Thiền

18/01/201112:00 SA(Xem: 10761)
Chương 4: Căn Bản Thiền

Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay
BƯỚC SEN
NỮ TU VÀ CƯ SĨ PHẬT GIÁO
CUỘC SỐNG, TÌNH YÊU VÀ THIỀN ĐỊNH
Walking On Lotus Flowers: Buddhist Women Living, Loving and Meditating
Tác Giả: Martine Batchelor - Biên Tập Viên: Gill Farrer-Halls
Việt Dịch: Diệu Ngộ -Mỹ Thanh & Diệu Liên-Lý Thu Linh
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

PHẦN I : THIỀN LỘ.

Chương 4: Căn Bản Thiền

Aoyama Sensei

 

Aoyama Sensei là ni trưởng của một trung tâm đào tạo Ni, thuộc truyền thống Thiền Soto của Nhật bản. Bà là một nhà văn nổi tiếng, cũng là một nhà chuyên môn về trà đạo và nghệ thuật cắm hoa. Bà rất trang nghiêm nhưng cũng bình dị, dáng vẻ uy nghi nhưng vẫn toát ra lòng đại bi.

 

NGỒI THẲNG VÀ THẲNG THẮN

Căn bản của việc tọa thiền (Zazen) {za, “toạ, ngồi”, zen, “thiền”} là để điều chỉnh thân; nghĩa là, ngồi tréo chân, đôi tay để lên nhau, lưng thẳng. Ngồi thẳng lưng nghĩa là phần mông sau đưa ra, bụng cũng đưa ra phía trước và lưng thì thắt chặt. Rồi bạn điều hòa hơi thở. Điều chỉnh thân và tâm không phải là hai công việc tách biệt; bản thể tâm linh được biểu tượng hóa bằng hình thể vật lý nầy.

Đừng nghiêng bên nầy, bên kia, qua bên trái hay bên phải. Hãy giữ tư thế cho thẳng. Nếu việc toạ thiền phát triển tốt, bạn có thể sinh tự kiêu và nghĩ rằng mình hơn hẳn thiên hạ. Trái lại, nếu việc toạ thiền không suông sẻ, bạn có thể thất vọng, chán nản, nhưng điều quan trọng là không đi đến hai thái cực này, phải trung dung. Ngồi cho thẳng và thẳng thắn trong sự thực tập.

Bước cuối cùng để phát triển tư thế toạ thiền đúng cách là hòa hợp hơi thở với tư thế. Bắt đầu bằng cách thở ra, đẩy hết hơi thở của bạn ra và để cho thân theo hơi thở, rồi hít thở vào từ từ trong lúc bạn sửa lại tư thế cho đúng. Khi thở ra, bạn đẩy ra tất cả các khí xấu (năng lượng). Khi bạn để thoát ra ngoài tất cả những khí cũ, hôi hám chất chứa trong phổi, từc là bạn cũng đẩy ra tất cả những ý nghĩ lộn xộn và các vọng tưởng.

Khi bạn thở ra, các cơ quan cũng được thư giãn. Nếu có sự căng thẳng các cơ quan tế bào, bạn sẽ bị giao động và nếu bạn ngồi thiền với sự căng thẳng này, kết quả là bạn sẽ cảm thấy buồn bực hơn. Một khi bạn thở các căng thẳng nầy ra, cảm thấy nhẹ nhàng, là bạn đã ở tư thế sẵn sàng để tọa thiền.

SỰ PHẢN CHIẾU TRONG GƯƠNG

Giờ bạn đang hít thở điều hoà và thân đang ở vị trí thiền toạ. Mọi thứ đều thăng bằng, nhưng bạn phải nhớ rằng thân nầy liên hệ đến tâm. Kể cả khi mọi thứ đều đâu vào đó và tâm bạn mở ngõ cho thanh tịnh thì vọng tưởng dấy lên. Tiếng động đến tai. Mắt thấy ánh sáng thay đổi. Tất cả đều là những hoạt động tự nhiên của tâm, ta không cần phải chối bỏ chúng, nhưng cũng không nên chạy theo chúng. Chúng như những hình ảnh phản chiếu qua chiếc gương soi.

Các tư tưởng dấy khởi giống như mũi tên xuất phát. Quan trọng là đừng nắm bắt và theo đuổi chúng, cũng như là những mũi tên kế tiếp. Hãy để cho mũi tên đầu tiên rơi xuống chứ đừng bám theo nó. Nếu bạn có nghe tiếng xe bên ngòai, đừng bắt đầu nghĩ: “Người này đi đâu mà vội vã quá?” Nếu một tư tưởng dấy khởi, đừng theo đuổi nó, vì đó là sự bắt đầu của bám víu, si mê.

Tư tưởng dấy khởi thường làm chủ, trong ý nghĩachúng ta có khuynh hướng chạy theo nó như một kẻ nô lệ. Hành thiền là không để cho các vọng tưởng làm chủ. Đừng theo đuổi nó, hãy để nó tự đến, tự đi. Nếu các tư tưởng xuất hiện, chỉ cần quay lại tư thế ngồi ngay thẳng. Ở đây tôi muốn dùng một biểu tượng của Thiên Chúa giáo. Toạ thiền giống như cây thập tự giá. Đấng Christ trên thập tự giá là biểu tượng của cái chết của tự ngã tầm thường. Tự ngã chết đi và tái sanh thành vũ trụ vạn vật.

Chúng ta thường nghĩ rằng các ý tưởng của mình là những điều tuyệt diệu, nhưng chúng đã từng có mặt ở đây 20, 30, 50 hoặc có thể là 100 năm rồi. Những gì mà con người có thể suy nghĩ và hiểu được thật rất giới hạn, và thường xoay quanh cái ngã. Rất ít có những ý tưởng đáng để ta theo đuổi.

Chúng ta toạ thiền, là mong cái tự ngã thường theo đuổi các vọng tưởng, có thể chấm dứt, nhưng các vọng tưởng cứ tiếp tục hiện đến. Mỗi khi nhận thức được rằng chúng ta đang dong ruổi trên chuyến xe lửa vọng tưởng về Luân đôn hay đến Mỹ quốc, chúng ta phải quay lại việc toạ thiền của mình. Chúng ta phải khơi dậy niềm mong muốn đạt được giải thoát. Dầu ta có dong ruổi hằng tỷ lần, nhưng tất cả việc ta cần làm là quay trở về với tâm tỉnh thức và sự toạ thiền của mình.

Việc toạ thiền là nền tảng, và quá trình điều khiển thân tâm, sự hít thở; không chạy đuổi theo những vọng tưởng, lúc nào cũng quay trở lại với công việc trước mắt, chỉ toạ thiền. Đây là nền tảng dựa trên đó bạn vun trồng tâm linh nầy, đem nó trở về với đời sống nội tâm của mình.

Khi bạn lau chùi và giặt giũ, bạn hãy giữ chánh niệm về thân và tâm nơi việc ấy. Bất kỳ bạn làm gì, chỉ chú tâm vào việc đang làm và quay trở về với nó ngay khi biết mình đang lạc hướng. Cả cuộc đời bạn phải là chỉ để thực hành. Kodo Sawaki có nói: ‘Tôn giáo là đời sống’. Đây là cuộc sống hằng ngày của chúng ta – lau chùi, giặt giũ, chỉ làm bổn phận của mình. Tôn giáo cần phải đến với cuộc đời, hoà nhập vào cuộc sống đời thường.

NGƯỜI ĂN XIN CỬA THIỀN

Đừng cố gắng đạt được điều gì đó qua việc tu tập của mình. Dĩ nhiên một người đã từng tu tập sẽ khác, nhưng đấy chỉ là kết quả, không phải là chủ đích mà ta nhắm đến. Tu tập với ý muốn sẽ đạt được một cái gì đó cho bản thânkẻ ăn mày cửa thiền.

Chữ “thực tập”, viết theo tiếng Nhật là shuygyo. Có hai cách để viết chữ shu. Một là nét chữ được dùng trong chữ “đại thương” (big business). Nó có nghĩa là một công việc với năng khiếu đặc biệt hoặc với một khả năng nhất định nào đó, như bác sĩ, chẳng hạn. Một nét chữ khác có nghĩa là tự dâng hiến mình cho cái gì đó. Tôn giáogyo, nghĩa là di động, thi hành. Đó là việc bạn phải thực hiện, không phải để phát triển một năng khiếu đặc biệt nào. Những người hành thiền với ý muốn là nó sẽ dẫn ta đến đâu đó hay đạt được điều gì đó cho bản thân, thường bỏ cuộc sau vài năm thực tập.

TRÍ TUỆLÒNG TỪ BI

Mặc dù hành thiền là nền tảng của việc tu tập cả một đời, bạn vẫn có thể ngồi thiền với ý niệm sai lầm. Sau vài năm thực tập, nó sẽ thay đổi tính tình của bạn, vì vậy việc hành thiền cũng phải được chỉnh sữa. Bạn biết mình làm đúng hay không bằng cách lắng nghe một vị thầy mà bạn kính phục và bằng cách đọc những bài viết về Phật giáo. Đấy là trí tuệ.

Thế giới của trí tuệthế giới của tri thức. Từ bithế giới của cảm xúc. Chúng ta phải nhớ rằng cảm xúc mạnh hơn tri thức. Chúng ta có thể biết một hành động là bất thiện, nhưng cảm thấy không thể dừng lại; thí dụ, người ta vẫn hút thuốc, dù biết nó có hại cho sức khoẻ.

Từ bi bao gồm tình thương yêu, nhưng gốc rễ của từ bi là biết rõ tất cả chúng ta đều đau khổ. Đức Phật đã chịu khổ cùng với tất cả chúng sanh. Vì thế Ngài hiểu rõ tất cả nỗi đau cũng như lòng ái dục của chúng ta. Nếu bạn hiểu sâu sắc về điều này, năng lượng cảm xúc sẽ thấm vào bạn và sẽ hỗ trợ cho công phu tu tập của bạn. Lần nữa, việc tu tập phải theo một hướng đi đúng, và đó là công việc của trí tuệ.

NGUỒN GỐC CỦA ĐAU KHỔ

Từ bi là cái nhìn về thế gian với tất cả chúng sanh được xem như là biểu hiện của tính đồng nhất của vạn vật. Tuy nhiên, cái ngã nhỏ bé của chúng ta không nhận biết rằng sự hiện hữu của chúng ta phát xuất từ một nguồn ánh sáng vũ trụ. Cái tự ngã nhỏ bé không muốn bị đau đớn, nó muốn mọi thứ tốt đẹp cho nó, và muốn bảo vệ cái ngã nhỏ bé ấy; đó là nguồn gốc của khổ đau. Chừng nào chúng ta còn chưa nhận biết đó là nguồn gốc của khổ đau, thì sẽ không có cách gì để khắc phục.

Căn phòng đầy ánh sáng nầy, nhìn có vẻ sạch sẻ, nhưng nếu ta làm cho nó tối đi, chỉ cho ánh sáng chiếu qua khe, ta có thể thấy bụi bậm rất rõ trong luồng ánh sáng đó. Lắng nghe các bài pháp Phật giáo, ta có thể nhận biết các lỗi lầm của mình, và nguồn gốc của chúng. Chúng ta nhận ra hoàn cảnh đáng thương của mình.

Qua sự hiểu biết này và những giọt mắt đi kèm, ta có thể nhìn những kẻ đau khỗ khác, đang chỉ lo cho bản thân của chính họ, mà không trách móc họ. Ta có thể thông cảm với họ, cảm thương họ. Đó là bước khởi đầu của lòng từ bi chân thật; chia sẻ khổ đau với người khác thay vì phê bình, quay lưng lại với họ.

Chỉ thực hành trí tuệ thôi chưa đủ, nếu bạn không có lòng từ bi, thì sự tu tập của bạn rất nông cạn. Cùng chia sẻ đau khổ với người khác, đó mới là sụ tu tập chân chánh. Khi người khác thấy bạn không kết tội họ mà bạn cũng đang khổ như họ, hoặc bạn chịu khổ vì họ, họ sẽ cảm nhận một cách khác. Bạn có thể thực sự thức tỉnh qua việc thông cảm hoàn toàn với người khác.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :