Chương 13: Thiền Và Hội Họa

18/01/201112:00 SA(Xem: 11326)
Chương 13: Thiền Và Hội Họa

Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay
BƯỚC SEN
NỮ TU VÀ CƯ SĨ PHẬT GIÁO
CUỘC SỐNG, TÌNH YÊU VÀ THIỀN ĐỊNH
Walking On Lotus Flowers: Buddhist Women Living, Loving and Meditating
Tác Giả: Martine Batchelor - Biên Tập Viên: Gill Farrer-Halls
Việt Dịch: Diệu Ngộ -Mỹ Thanh & Diệu Liên-Lý Thu Linh
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

PHẦN III: CUỘC SỐNG ĐẦY SÁNG TẠO

Chương 13: Thiền Và Hội Họa

Okbong Sunim

 

Okbong Sunim là một trưởng lão ni, vừa là một họa sĩ Thiền. Ni Sư đã có nhiều cuộc triển lãm và một quyển sách về tranh của Ni Sư vừa được xuất bản gần đây. Ni Sư bị bệnh thấp khớp làm hạn chế nhiều sinh hoạt, nhưng Ni Sư vẫn rất sống động, thân thiện. Ni Sư sống trong một căn hộ nhỏ ở Seoul. 

 

VẼ LÀ THIỀN

Đối với tôi, vẽ là thiền. Khi cầm cây cọ lên, cũng không khác với khi tôi ngồi thiền. Dầu có bao vọng tưởng muốn phát khởi, cũng không có chỗ cho chúng khi tôi đang vẽ. Tâm tôi hoàn toàn không bị quấy nhiễu, trước mắt tôi chỉ có một việc phải làm là vẽ. Đó là thiền vì chỉ có một ý nghĩ trong đầu tôi. Nếu bạn đã ngồi thiền với một công án trong đầu, thì bạn sẽ thấy rằng vẽ hay quán công án cũng không khác nhau. Quán công ántrụ tâm vào việc vẽ cũng là một.

tu viện, hay ở đây, trong căn hộ nầy, tôi cũng tự nhiên thức dậy lúc 3 giờ sáng. Sau khi vệ sinh cá nhân, tôi ngồi thiền. Sau đó tôi ăn sáng, rồi làm các công việc bình thường trong ngày. Buổi tối khá yên tĩnh, nên tôi tụng kinh và lại ngồi thiền.

Có lúc tôi vẽ suốt ngày; có thể coi như tôi Thiền suốt ngày. Tôi chú tâm vào công việc đến nổi đôi khi tôi không nhận ra rằng ngày đã đi qua. Nếu quá mệt mỏi, tôi không thể vẽ, nhưng nếu đở hơn, thì tôi lại cầm cọ. Nếu có ai nhờ tôi chỉ dạy, thì tôi dạy họ.

HÃY KIÊN TRÌ

Khi dạy các sinh viên mỹ thuật, tôi bắt đầu bằng những điều căn bản. Thanh niên ngày nay rất bén nhạy, họ hiểu nhanh, áp dụng ngay được những điều tôi dạy, nhưng điều họ làm tôi thất vọng là sự thiếu kiên trì. Nếu bạn bắt đầu một việc gì, bạn phải cố gắng hoàn tất công việc đó. Nếu bạn cầm cây cọ lên, bạn phải vẽ, phải sơn đi sửa lại. Vẽ ‘bốn loại cây cao quý’ (lan, cúc, trúc và đào) không phải dễ, nhưng khi gặp công việc khó, bạn khắc phục bằng cách cố gắng không ngừng. Sự nỗ lực là điều quan trọng. Ngày nay, nhiều người chỉ bỏ chút ít sức lực, rồi xuôi tay đầu hàng. Người ta gọi đó là “Bắt đầu thì năng nổ, mà kết thúc thì yểu xìu”. Mỗi đầu khóa học, tôi đều hỏi họ: “Các bạn có tiếp tục theo đuổi hội họa cho đến tuổi 60, 70 không?” Tất cả đều gật đầu. Nhưng sau đó, lúc nào họ cũng có lý do để bỏ cuộc. Họ quá bận rộn hay vì lý do nầy, lý do nọ.

Là một họa sĩ hay nghệ sĩ, bạn cần giữ cái tâm ban đầu của mình, ngay cả khi bạn không thể cầm cọ vẽ mỗi ngày. Bạn cần tập thói quen cầm cọ ít nhất 10 hay 20 phút mổi ngày, nếu có thể vẽ trên một tờ báo cũ, coi như một trò chơi. Nếu bạn làm như thế, thì thói quen đó luôn ở với bạn, nó sẽ thành nếp. Không cần phải thực hành lâu hơn thế. Ngay như khi bạn phải theo đuổi những công việc khác, thì trong tâm bạn cũng không được buông bỏ ý chí, sự ý thức đến hội họa. 

HÃY LUYỆN TÂM

Hãy để tâm lắng đọng, chăm chú. Bạn sẽ không thể vẽ nếu tâm bạn lăng xăng, lo lắng. Tâm cần yên tĩnh, tự tại. Bạn nên lắng tâm ngồi Thiền trong vài phút trước khi bắt đầu vẽ. Nếu tâm bạn yên định thì không có lý do gì khiến bạn không thể vẽ. Vì tất cả đều do tâm mà ra. Tâm là tất cả. Nên hội họa cũng là tâm. Nếu tâm lăng xăng, không lắng đọng thì tranh vẽ của ta cũng lăng xăng, lộn xộn. “Vạn pháp tụ về một pháp”, là như thế đó.

Phật giáo thiên về những gì có vẻ tự nhiên, về sự tĩnh thức để trở về với chân tánh của mình, và hội họa là một cách để diễn tả nội tâm, cảm xúc của mình. Mỗi nghệ sĩ bày tỏ ra, tự nhiên như thế, những cá tính riêng của mình. Khi ta tạo ra được một sản phẩm nghệ thuật từ sự tĩnh lặng, thì sự tĩnh lặng đó được biểu lộ ra, không còn sự phân biệt giữa người và ta.

Nếu tác phẩm được tạo ra từ sự nhất quán, nó sẽ cho ta thấy sự nhất quánThí dụ, nếu tâm ta lắng sâu, yên tĩnh thì công án là thế nào? Rõ ràng công án phải là: “Cái gì đây?’ Nếu có những lúc bạn có thể cầm cây cọ lên và vẽ, thì là bạn đang vẽ với tâm nhất quán.

BỐN LOẠI CÂY CAO QUÝ

Lúc trẻ, tôi rất thích thư pháp và được học với một vị thầy giỏi. Tôi bắt đầu học vẽ năm 15 tuổi. Các tác phẩm của tôi không hoàn toàn Đông phương, mà cũng không phải Tây phương. Đó là ‘bốn cây cao quý’: lan, trúc, đào và cúc. Suốt đời tôi chỉ có vẽ bốn loại nầy.

Bốn loại cây cao quý nầy có rất nhiều ý nghĩa. Nếu bạn vẽ một cây lan, dầu chỉ có một lá, trong đó cũng hàm chứa sự toàn vẹn, chủ tâm. Nó tượng trưng cho thiên nhiên và cái đẹp. Có một loại lan rất đặc biệt; nếu nó có mặt ở đây thì cả căn phòng nầy sẽ lừng hương thơm, người đứng ngoài phòng cũng có thể ngửi thấy. Cây phong lan tự tõa vẻ đẹp thiên nhiên và đưa hương ra mà không màng đến lời khen, chê.

Trúc thì thẳng và xanh ngát, lúc nào cũng thế. Không bao giờ thay đổi sự thẳng đứng hay xanh tươi của mình. Dầu cho thời tiết nắng nóng hay lạnh lẽo tuyết rơi, lúc nào cũng như thế. Trong bốn loại cây cao quý nầy, trúc mạnh mẽ, đầy cá tính nhất. Trúc cũng được dùng làm cây sáo từ rất lâu vì nó cho tiếng thanh tao nhất.

Hoa đào nở rất đặc biệt vì nó nở trên những cành trơ, cuối mùa đông, trong gió tuyết, khi cành không còn lá, không có màu xanh hay bất cứ màu sắc nào. Sự bền bỉ của cây đào nở hoa thật tuyệt vời. Dầu thời tiết lạnh đến đâu, nó vẫn trổ hoa.

Cúc đặc biệt vì nó xuất hiện khi tất cả các loại hoa khác đều đã tàn vào mùa thu, và nở hoa sau những mảng tuyết đầu tiên của mùa đông vừa xuất hiện.

Do đó bốn loại cây cao quý nầy đều có những đặc tính riêng, và đều là biểu tượng của vẻ đẹp, sự bền bỉ, vẹn toàn.

Lúc trẻ tôi sống trong vùng nơi có bốn họa sĩ rất nổi tiếng. Một trong những vị nầy khuyên tôi không nên hạn chế mình với chỉ bốn loại cây quý nầy mà phải vẽ cả núi sông nữa. Tuy nhiên, tôi nghĩ chỉ các loại cây nầy cũng đủ rồi.

Thật ra để vẽ bốn loại cây quý nầy đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Bạn có thể chỉ nhìn thấy bức vẽ bằng mực đen và nghĩ nó được tạo ra dễ dàng, nhưng mỗi cái lá đều phải sống động; nếu không như thế là bức tranh đã không đạt. Lá nầy qua lá khác, từng cái phải sống động, và đó là lý do tại sao chúng đáng được vẽ ra. Những họa sĩ có tài thiên phú để vẽ bốn loại cây cao quý nầy rất hiếm. Khi tôi bắt đầu theo học với thầy tôi, tất cả có năm sinh viên, nhưng tôi là người duy nhất còn trụ lại được.

TRỞ LẠI VỚI HỘI HỌA

Tôi xuất gia từ năm ba mươi mấy tuổi, giờ tôi đã 80 tuổi. Tôi đã bắt đầu vẽ được vài năm trước khi xuất gia. Sau khi được giải phóng khỏi sự thống trị của người Nhật, thì tiếp theo sau đó là cuộc chiến Hàn Quốc. Hàn Quốc trước là một đất nước nguyên vẹn, sau đó bị chia cắt làm Nam và Bắc vào cuối cuộc thế chiến thứ hai, rồi Bắc Hàn lại gây chiến với Nam Hàn, dẫn đến cuộc chiến tranh Hàn Quốc. Nhiều sự chết chóc, đau khổ đã diễn ra, chính người Đại Hàn bắn giết lẫn nhau. Tôi chứng kiến mọi thứ với sự kinh hoàng và bắt đầu chán sống trong một thế giới như thế. 

Khi chiến tranh chấm dứt, đất nước bị chia cắt làm hai bởi một lằn ranh giới. Tôi không còn muốn sống dù chỉ thêm một ngày trong thế giới đó, vì thế tôi vào tu ở Tongkaksa, một Phật học đường. Tôi quyết định tu Thiền, vứt bỏ cọ vẽ qua một bên và đã tham dự nhiều khoá tu thiền ở nhiều thiền viện.

Ít năm sau, sau nhiều mùa an cư thiền định ở Soknamsa (một ni viện gần Pusan, ở miền nam của Nam Triều Tiên), gối tôi bắt đầu bị đau nhiều. Đau đến độ tôi không thể ngồi, hay quỳ lạy, đi đứng rất khó khăn. Tôi phải đến Seoul chữa bệnh, vì thế tôi cần tiền. Bao nhiêu năm tu hành, tôi hoàn toàn không để ý đến chuyện tiền bạc, nhưng giờ tôi cần đến chúng. Bạn bè khuyên tôi triển lãm tranh của mình.

Thành ra vì bệnh hoạn mà tôi bắt đầu vẽ trở lại. Tôi dồn hết tâm sức vào đó, và vẽ được nhiều bức tranh khá thành công. Sau cuộc triển lãm, tôi đi chữa bệnh, hy vọng rằng mình được chữa khỏi và muốn trở lên núi tiếp tục tu Thiền. Nhưng chân tôi vẫn không khỏi, lưng tôi cũng bắt đầu đau. Sự chữa trị có giúp căn bệnh tôi đôi chút, nhưng không khỏi bệnh.

Tôi có một đệ tử. Cô ấy đã theo tôi từ lúc cô vừa rời khỏi trường tiểu học, tôi ở lại Seoul cũng là để giúp cô theo đuổi việc học của mình. Giờ cô ấy đã vào đại học. Tôi cảm thấy có bổn phận lo cho việc học của cô. Vào thời đó, các ni cô trẻ cần được giáo dục nhiều điều. Vì thế tôi đã ở lại Seoul ngày qua tháng lại cho đến hôm nay, tôi vẫn còn ở đây. Bốn năm trước đây, một tạp chí tổ chức triển lãm tất cả tranh của tôi. Lúc đầu tôi từ chối nhưng sau đó đã nhận lời.

NGƯỜI NGHỆ SĨ

Họa sĩ thì phải vẽ tranh, vì thế tôi không thể không làm chuyện đó. Khi bệnh, tôi nghĩ về công án. Khi đở hơn, tôi cảm thấy phải cầm cọ vẽ. Lúc đó tôi quên hết mọi chuyện, vọng tưởng, và nhiều thứ nữa. Hội họa và tôi trở thành một. Ngay cả nếu tôi dự định làm chuyện gì khác, tôi cũng không thể; tôi quên tất cả, và mọi chuyện chìm lắng một cách tự nhiên.

Dù người nghệ sĩ thuộc trường phái nào, họ cũng có những cá tính nổi bật, vì thế họ dễ bị hiểu lầm, nhưng thật sự phải có cái gì trong họ, khiến họ có thể sáng tạo những tác phẩm trí tuệ, sắc sảo. Nếu có người nghệ sĩ nào mơ hồ, nhạt nhẻo, thì tác phẩm của họ cũng thế, cũng sẽ không thể nổi bật.

Đôi khi bạn có thể thắc mắc: “Tại sao người nầy lại cư xử như thế?” Bạn không thể hiểu, không thể biết. Các nghệ sĩ thường nói với nhau: “Bức họa nầy tiến triển không tốt rồi”. Điều đó khiến họ đau đầu, họ bực bội, la lối, rồi bỏ đi. “Sao lại bỏ đi?”, có người hỏi. “Vì bức họa không tiến triển tới đâu”, người kia trả lời. Nhưng nếu mọi tác phẩm đều là một thành công, thì cũng không thực tế, chúng cũng không còn giá trị nữa. Tác phẩm chỉ có giá trị khi giữa lúc nó dường như không tiến triển tới đâu, bổng nhiên ta tiến lên một cấp bậc cao hơn. Đó chính là nghệ thuật. Dầu bạn là người nghệ sĩ như thế nào, dầu bạn theo trường phái nào, khi nói đến cái tâm cần có để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật, thì tất cả đều giống nhau.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.