Chương 15: Đôi Mắt Là Viên Ngọc Quý

18/01/201112:00 SA(Xem: 10409)
Chương 15: Đôi Mắt Là Viên Ngọc Quý

Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay
BƯỚC SEN
NỮ TU VÀ CƯ SĨ PHẬT GIÁO
CUỘC SỐNG, TÌNH YÊU VÀ THIỀN ĐỊNH
Walking On Lotus Flowers: Buddhist Women Living, Loving and Meditating
Tác Giả: Martine Batchelor - Biên Tập Viên: Gill Farrer-Halls
Việt Dịch: Diệu Ngộ -Mỹ Thanh & Diệu Liên-Lý Thu Linh
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

PHẦN IV: HÀN GẮN THẾ GIỚI

Chương 15: Đôi Mắt Là Viên Ngọc Quý

Ni Sư Chân Không

 

Chân Không, một ni sư Phật giáo Việt Nam, hết lòngsự nghiệp chuyển hoá xã hội. Hơn ba thập kỷ, Sư đã hợp tác chặt chẽ với Thiền sư Thích Nhất HạnhViệt Nam cũng như ở làng Hồng bên Pháp Lúc nào Sư cũng tìm cách giải quyết những khó khăn và tán thán niềm vui trong cuộc sống vì người khác. Làng Hồng thường vang lên giọng hát thanh thót của Sư, và phong phú hơn vì sự có mặt đầy an nhiên tự tại của Sư.


HÃY DỪNG LẠI VÀ QUÁN SÁT

Ở nhà tôi khuyên bạn nên bỏ ít nhất năm phút vào buổi sáng chỉ để dừng lại. Thiền Phật giáo chia ra làm hai phần: dừng lại và quán sát. Dừng lại là samathaquán sátvipassana.

Chỉ cần năm phút cho những người rất bận rộn và cảm thấy mình không có thời gian để ngồi thiền. Bạn có thể thực hành ít nhất năm phút, trước khi đi làm: theo dõi hơi thở, thầm nhủ, ‘Thở vào, tôi lắng dịu thân tâm, thở ra, tôi mỉm cười.’ Hoặc bạn có thể chú tâm vào một hình ảnh được Thầy [Thích Nhất Hạnh] minh họa: ‘Thở vào, tôi thấy tôi là một đoá hoa; thở ra tôi thấy mình tươi mát’. Vào buổi chiều, lúc ăn bạn có thể dành thời gian để dừng lại và theo dõi ba hơi thở trước khi ăn.

Phần thứ hai của thiền Phật giáoquán sát. Nếu bạn tỉnh thức suốt trong ngày, thân tâm bạn sẽ không rơi vào cái bẫy của những hoạt động bất thiện. Buổi tối rất quan trọng vì bạn có thể trở nên chánh niệm về tất cả những hoạt động bạn đã làm trong ngày.

Mặc dù bạn đã cố gắng hành động một cách có chánh niệm, điều đó rất dễ quên. Vào buổi tối bạn có thể suy ngẫm về các động cơ hành động của mình. Có thể bạn được mời trở thành chủ tịch của một hội đoàn nào đó để giúp người hoạn nạn và bạn rất phấn khởi về điều đó. Khi quán sát lại, bạn sẽ ngạc nhiên để nhận ra rằng bạn không quan tâm mấy về các nạn nhân bằng việc có một vị trí quan trọng.Vì thế bạn phải quan sát sâu sắc để thấy rõ những ý nghĩ, động cơ, và chủ đích của bạn tốt hơn. Như thế, bạn sẽ không bị danh lợi, tiền tài hay tiếng tăm lôi cuốn duới cái vỏ bọc là sự quan tâmxã hội.

HƠI THỞ LÀ CHỐN NƯƠNG TỰA

Đức Phật thực hành việc thở trong tỉnh thức cho đến khi Ngài nhập diệt. Sau khi giác ngộ, Đức Phật thực hành chánh niệm trong hơi thở để sống nhập thế gian mà không bị vướng mắc vào các hoạt động của thế gian. Chúng ta thường nghĩ khi một người trở thành Phật, thì sẽ thường hằng. Nhưng trở thành một vị Phật cũng là vô thường, vì thế quả vị Phật của chúng ta cần luôn được vung bồi. Nếu quá tự mãn về sự chứng ngộ của mình, chúng ta có thể sa lầy. Người đã tu tập phải luôn tiếp tục tu tập.

Đức Phật dạy rằng dù thân ta ở nơi nầy, tâm của ta có thể ở rất xa. Hơi thở là sợi dây kết nối thân và tâm. Bất cứ một thiền sinh nào khi mới bắt đầu đều phải học 16 cách thở tĩnh thức mà đức Phật đã dạy trong Kinh Quán Niệm Hơi Thở (Anapanasati Sutra). Thầy tôi, Thích Nhất Hạnh, đã tóm lược 16 bài tập nầy trong những bài thơ ngắn như sau: ‘Trong – Ngoài – Sâu lắng - Chậm rãi, tĩnh lặng - thư giản - mỉm cười – buông thả, giây phút hiện tại – giây phút tuyệt vời.’

Nghe thì dễ quá, như là cho trẻ con, nhưng kể cả người đã thực hành 50 năm, cũng vẫn phải tiếp tục thực hành, nhất là khi họ lo âu, giận dữ hay không an lạc. Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể an nhiên, tự tại, vì thế ta phải luôn trở về với hơi thở - khi ngồi trên xe lửa, trên máy bay, ngay cả trong một cuộc họp quan trọng, vì không phải lúc nào chúng ta cũng có thể đến thiền đường để thực tập.

Hơi thở của chúng tanơi nương tựa vững chắc nhất. Khi trở về với hơi thở, ta có thể tách mình ra khỏi những phiền não. Thí dụ, trong một cuộc thảo luận ở một buổi họp, ta có thể tách mình khỏi cái miệng, khỏi đôi tai. Chúng ta thở một cách có ý thức bốn hay năm lần để chắc chắn rằng tâm đang có mặt với hơi thở vào ra.

Sau đó, chúng ta có thể chuyển thành bình tĩnh, thư giãn, bình tĩnh, thư giãn. Hoặc ta có thể cảm nhận hơi thở của mình chậm hay sâu hơn. Rồi ta sẽ thấy bình an. Đó là vì không khí làm cho các tế bào ở phổi ta dịu xuống, rồi khi hơi thở sâu hơn, theo máu đi khắp nơi, làm cho mọi tế bào trong thân bình lặng. Hít vào và thư giãn. Thư giãn tất cả các dây thần kinh, làm cho các tế bào lắng dịu. Mỉm cườithở ra, buông xả mọi lo âu; vì thế hãy bình tĩnh, thư giãn, mỉm cười và buông xã.

Khi cườì, chúng ta buông thả tất cả những căng thẳng nơi các bắp thịt. Ta không chỉ mỉm cười trên mặt, ta còn mỉm cười với tất cả mọi tế bào trong thân. Mỗi tế bào đều mỉm cười, mỉm cười và buông thả. Khi đã cảm thấy bình tĩnh, thư thái, ta có thể trở về với giây phút hiện tại. Ta chỉ có thể là một vị Phật trong giây phút hiện tại; từ một ngạ quỷ, ta có thể chuyển hóa mình thành một vị Phật.

Không có sự khác biệt giữa bên trong và bên ngoài. Khi bạn ra ngoài với cảm giác tức giận, hãy trở về với hơi thở: vào, ra, trầm tĩnh, thư giãn, mỉm cười, buông thả. Khi bạn cảm thấy nỗi sân hận quá mãnh liệt, và với nhiều người ở xung quanh bạn không thể giải toả nó, bạn có thể đi vào phòng vệ sinh hay nhà tắm để thiền hành. Trước hết hãy dừng lại, tự trấn tĩnh mình, rồi quán sát để nhìn rõ vấn đề, để tìm giải pháp nào có thể khắc phục được vấn đềchuyển hoá tình trạng tiêu cực thành một tình trạng tốt hơn.

Quán sát không phải là suy đoán hay vận dụng trí óc. Nó có nghĩa là thử đặt mình vào địa vị của người kia trong trường hợp đó. Cố cảm nhận được những trở ngại từ quan điểm của người. Dựa vào đó, bạn có thể hiểu và chấp nhận người kia. Nếu cần bàn luận về điều gì hoặc làm cho người kia thông hiểu, bạn có thể làm được cũng dựa trên cơ bản đó. Mỗi khía cạnh của việc bạn làm sẽ trở nên dễ chấp nhận đối với người, một khi bạn đã đặt mình vào hoàn cảnh của họ.

SỐNG VỚI NIỀM VUI VÀ AN LẠC

Nhìn thấy người khác được hạnh phúc là niềm vui lớn nhất trong cuộc sống tâm linh của tôi. Tôi muốn cống hiến điều gì đó cho hạnh phúc của người. Hạt giống muốn chia sẻ hạnh phúc với người trong tôi rất mãnh liệt. Tôi muốn mang mọi người sang bờ bên kia.

Tôi cố gắng giữ chánh niệm càng nhiều càng tốt khi đi, khi ngồi, khi ăn. Tôi không nhắm tới một kết quả đặc biệt nào. Tất cả những hạt giống lành của chủ đích tôi là ở đó. Khi tôi thanh tịnh, trong sạch, tất cả mọi hạt giống tốt trong tiềm thức của tôi, như sự cởi mở, lòng tự nguyện giúp đỡ người, sẽ tự nẩy mầm.

Mục đích của tôi là đạt được niềm vui, an lạcthanh tịnh, sống một cách sâu sắc, và làm mới lại cuộc sống trong từng giây phút. Khi ở bên cạnh ai đó, tôi cố gắng luôn có mặt, tươi cười, vui vẻ. Khi đến bưu điện để mua tem, tôi cố gắng mỉm cười, tử tế, chánh niệm hết sức mình với người làm việc ở đó. Trong mỗi bước chân, tôi không có mục đích nào khác ngoài việc làm cho mỗi bước đi đầy chánh niệm, và khi làm được như thế, niềm uớc muốn lớn lao của tôi là mang hạnh phúc đến cho nguời khác tự động phát sinh.

Tôi cố gắng hết sức để thực tập mà không có lòng kỳ vọng. Khi tôi thực tập lòng không kỳ vọng, người ta có thể nghĩ rằng tôi chẳng làm gì hết, chỉ trú trong trạng thái an lạc, hạnh phúc, thật ra tôi rất năng động, đầy tinh thần trách nhiệm. Nếu suy nghĩ quá nhiều về điều nầy, tôi có thể trở nên bất an. Nhưng khi tôi thực tập không kỳ vọng, niềm vui và an lạc trong từng bước, cố gắng tươi mát, mỉm cười, làm mới lại chính mình từng giây phút, thì khi gặp ai đó tôi có thể hoàn toàn có mặt bên họ.

Thời sinh viên, tôi thích làm việc với những người nghèo trong các xóm lao động ở Saigon. Chương trình học ở trường được sắp xếp để sinh viên không có nhiều bài thi trong năm, nhưng lúc cuối năm tôi phải hoàn toàn thuộc lòng 3000 trang về khoa sinh vật và ký sinh vật. Trong năm học, tôi bỏ thời gian với những người nghèo trong các khu ổ chuột, đến lúc thì tôi chỉ còn hai tháng trước khi thi. Tôi tự nhủ phải ráng học thật chăm để không làm buồn lòng cha tôi. Trong hai tháng, mỗi ngày tôi học từ 60 –100 trang. Tôi thích học như thế và tôi học đi học lại mỗi trang một cách có hệ thống. Trong hai tháng, tôi học hết 3000 trang. Vấn đề là ở chỗ biết sắp xếp, nhưng sau khi sắp xếp xong bạn có thể thực tập không kỳ vọng.

CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRÊN THẾ GIAN

Tham gia công tác xã hội luôn là một phần trong đời sống của tôi. Lúc đầu, tôi không biết chi về Phật pháp, dù tôi được sanh ra trong một gia đình rất rộng rãi, thích giúp đỡ người nghèo. Khi còn trẻ tôi muốn học một cái gì đó để có khả năng giúp đỡ người nghèo một cách rộng rãì hơn. Dần dần tôi bắt đầu học về Phật giáo và những lời dạy của Đức Phật làm tôi rất cảm kích.

Tôi muốn sử dụng những lời dạy đó để tạo nên công bằng xã hội, nhưng các vị sư mà tôi biết lúc ấy không đồng ý với tôi. Họ nói rằng tôi cần phải giác ngộ trước. Chỉ khi nào tôi giác ngộ, tôi mới có thể giúp đỡ mọi người. Nhiều vị sư quá bảo thủ đến độ cho rằng làm thân người nữ là một trở ngại; họ khuyên tôi nên tu tập để được tái sinh làm người nam. Rồi sau đó, nhiều kiếp nữa tôi mới có thể trở thành Phật.

Tôi nghĩ là tôi không cần có thân người nam, tôi không cần trở thành Phật, tôi chỉ cần sử dụng một số lời dạy của Đức Phật để mang công bằng xã hội đến cho thế gian nầy. Sau nhiều năm tìm kiếm, tôi được gặp thầy Thích Nhất Hạnh. Thầy nói chỉ cần làm một việc, nhưng nếu ta làm với chánh niệm, ta có thể giác ngộ. Thầy kể cho tôi nghe chuyện một vị sư chỉ thực hành bằng cách may đồ, nhưng may với chánh niệm, trở về với mỗi hơi thở, hoàn toàn chú tâm vào công việc; sau sáu năm, vị sư nầy giác ngộ. Tương tự như thế, có một vị thầy chỉ giã gạo và một vị khác nữa đã giác ngộ khi nấu ăn.

Tôi quyết định là tôi có thể giác ngộ khi là một cán sự xã hội. Tôi không cần trở thành người nam, và trải qua nhiều kiếp để trở thành Phật. Tôi có thể giúp người nghèo, làm giảm nỗi khổ đau của họ, dần dần họ trở thành một phần của con đường đạo của tôi.

CHƯA TỪNG NÓI LỜI NÀO

Người ta gán cho tôi nhiều danh hiệu – ‘cán sự xã hội’, ‘sư cô’, ‘hành giả’– nhưng chúng chỉ là tên gọi. Một cán sự xã hội cần phải là một người thực hành chánh niệm tinh tấn. Nếu người cán sự xã hội làm việc với chánh niệm, với sự hiểu biết sâu sắc, công việc họ làm sẽ trở nên tuyệt vời, giống như tác phẩm của một nghệ sĩ. Tên gọi chỉ là tạm bợ, những nhãn hiệu ngẫu nhiên. Tôi chỉ là tôi.

Sau 45 năm thuyết pháp, Đức Phật tuyên bố: ‘Ta chưa từng nói lời nào’. Đức Phật muốn nhắn nhủ rằng Ngài chỉ sử dụng ngôn từ như chiếc bè để đưa con người từ bến bờ khổ đau sang bến bờ giác ngộ, nhưng sau khi đã sang được bên kia bờ rồi, ta không nên bám víu một cách cứng ngắc vào chiếc bè, là những lời dạy, những giáo pháp.

Khi tôi được biết đến Phật pháp lần đầu tiên vào những năm 1950, tôi muốn trở thành một ni cô, một người từ bỏ tất cả - việc làm, danh lợi, vinh quang, vân vân - để sống trọn vẹn cho người khác với tấm lòng từ bi, thông cảm. Danh hiệu ‘ni cô’ đối với tôi thật cao quý. Nhưng sau đó tôi đã gặp một số ni không xứng với hình ảnh tôi đã phác họa, vì vậy tôi quyết định trở thành ni cô không màng hình thức. Nghĩa là tôi vẫn để tóc, không cạo đầu trong nhiều năm, nhưng vẫn tu tập như một người ni. Gần đây, vào năm 1988, tôi quyết định trở thành một ni cô thật sự, thọ giới với thầy Thích Nhất Hạnh ở đỉnh Linh Sơn, Ấn Độ.

ĐÔI MẮT LÀ NHỮNG VIÊN NGỌC QUÝ

Tôi luôn cố gắng giúp đỡ các gia đình Việt Nam gặp mâu thuẫn. Có khi là người cha ghét người mẹ và ngược lại. Con cái đau khổ, hoặc gây gổ với cha chúng vì bậc cha mẹ không tôn trọng lẫn nhau. Tôi cố gắng giúp những gia đình nầy giải quyết mâu thuẫn để họ có thể sống hoà hợp.

Là một giảng sư tôi đã chuyển hoá được khá nhiều gia đình, nhiều người trong số đó sau nầy muốn giúp tôi trong công việc tôi làm, chính họ cũng trở thành các cán sự xã hội. Có người đã thành lập những cộng đồng riêng ở Châu Âu, Châu Úc, và Châu Mỹ để giúp các trẻ em đói nghèo ở Việt Nam. Vì vậy bây giờ tôi không phải cống hiến tất cả thời gian của mình để trực tiếp giúp đỡ trẻ em nghèo, thay vào đó tôi làm việc với những người tôi có thể chuyển đổi, để rồi họ trở lại giúp tôi trong công việc chuyển đổi xã hội.

Với nhiều gia đình, tôi phải vờ dạy con cái giáo pháp để có thể gần gủi với người lớn. Khi tôi trao đổi với con cái, cha mẹ cũng thấy xúc động sâu xa, và rồi họ cũng chuyển đổi theo.

Tôi thích giảng dạy giáo pháp mà không sử dụng những từ ngữ to lớn, nhất là đối với trẻ em. Tôi có thể nói, ‘Hôm nay cô có món quà cho tất cả các cháu. Không phải thuốc, không phải thức ăn. Các cháu có biết là đôi mắt của mình là những viên ngọc quý không? Khi các cháu mở mắt, các cháu được thấy mẹ, thấy cha và bầu trời trong xanh. Các cháu có thể thấy tất cả các hình dáng, tất cả màu sắc. Các cháu có viếng thăm trường dành cho người mù ở kế bên không? Họ không thể thấy, còn các cháu thì có những viên ngọc quý.

‘Các cháu còn có một món quà quý hơn nữa. Hãy nhìn mẹ kìa. Mẹ thật hiền, luôn chăm sóc các con thật chu đáo. Hãy biết sự có mặt của mẹ là quý nhường bao, vì một ngày nào đó có lẽ sẽ quá muộn. Hãy nhớ điều đó.’

Bằng cách nầy tôi đã dạy cho họ biết trân trọng lẫn nhau.

LẮNG NGHE

Gia đình đầu tiên mà tôi giúp đỡ, người con gái than phiền là cha cô rất khó chịu. Cứ khoảng 3 giờ, mỗi sáng, ông đều thức dậy, chơi đàn ghi-ta. Không ai có thể ngủ được. Tiếng đàn của ông làm phiền cả gia đình. Tôi đến thăm họ và trong một bữa ăn tôi lắng nghe người cha và các con bày tỏ sự khó chịu của họ.

Tôi hiểu rằng khi người cha dậy vào lúc 3 giờ sáng để chơi đàn ghi-ta, đó là vì ông nhớ nhà. Đối với ông, chơi đàn ghi-ta là để gắn bó với cố hương, cái nền văn hoá sâu thẳm Việt Nam mà đứa con gái lớn lên ở phương Tây, không thể nào hiểu. Đối với ông, đàn ghi-ta không phải là âm nhạc, mà là quê hương - một người em đang bệnh mà đói nghèo, một người anh lâm vòng tù tôi, và nhiều thứ nữa mà ông không thể bày tỏ bằng cách nào khác.

Con gái của ông nói tiếng Anh và lớn lên như bao cô gái Úc bình thường khác. Cô không biết gì về Việt Nam và điều nầy làm cho ông càng buồn giận. Ông không biết làm sao giải thích cho cô hiểu, vì thế ông chơi đàn. Ông còn đập phá đồ đạc để bày tỏ sự tức giận của mình. Khi tôi kể chuyện nầy với Thầy, Thầy khuyên hai cha con nên có nhiều thời gian bên nhau, bớt bận rộn để nói chuyện và lắng nghe nhau, để chia sẽ khổ đau của nhau.

Tôi xếp đặt cho hai cha con tham gia giúp đỡ những người nghèo khóViệt Nam và công việc nầy đã giúp cả gia đình. Lúc đầu, vì đứa con gái sống ở phương Tây không hiểu được cái khổ ở Việt Nam, nên cô bất cần. Nhưng khi bắt đầu giúp đỡ một số người trong dòng họ, cả gia đình đã bắt đầu lắng nghe người cha.

Rồi tôi giải thích với người cha: ‘Con gái ông đi làm, cô rất mệt mỏi. Khi về nhà thì đã kiệt sức, cô cần được nghỉ ngơi. Ông có thể giúp con thư giãn chứ?’ Bằng cách nầy, cả gia đình tập lắng nghe, tôn trọng lẫn nhau.

LỄ HỘIVUI CHƠI

Tôi sử dụng âm nhạc và hát ca như một phần của sự thực tập. Âm nhạc là một nghệ thuật, nó có thể làm rung động lòng người sâu xa. Tôi thường được nhắc nhở rằng tu sĩ không nên ca hát, nhưng ở tất cả chùa Phật giáo đều có xướng tụng. Tụng kinhâm nhạc tâm linh. Một bản nhạc thể hiện vấn đề tâm linh có thể tưới tẩm hạt giống tâm linh cho người. Tôi không phân biệt giữa âm nhạctụng kinh. Chỉ cần chúng sâu sắc, thanh cao, làm rung động lòng người là đủ. Thực tập thiền nhạc có nghĩa là bạn hát với tất cả tâm trí. Tôi hát với đôi mắt, với âm thanh, với cả sự hiện hữu của mình.

Chúng tôi có rất nhiều lễ hội ở Làng Mai, để tán thán cuộc sống. Có lễ hội quýt. Khi một nhóm 20 đứa trẻ, cùng ăn 20 quả quýt, quán sát quả quýt, tận hưởng cái thú khi lột vỏ, ngửi mùi quýt, và nếm vị của quýt, đó thật sự là một sự ăn mừng. Hoàn toàn khác biệt với việc ăn quýt với sự thờ ơ. Chúng tôi có nhiều lễ hội giống như thế.

lễ hội, chúng tôi làm mới lại những dây liên hệ với gốc rễ của mình, và người dự lễ đến để cảm nhận, hiểu rõ hơn giá trị của nền văn hoá của mình. 

CHÂN KHÔNG

Pháp danh của tôi, Chân Không, nghĩa là ‘cái không thực sự’. Trong Phật giáo chữ “không” được dịch từ tiếng Sankrit sunyata có nghĩa ‘vắng bóng một cái ngã riêng biệt’. Đây không phải là một từ tiêu cực, tuyệt vọng. Đây là sự tán thán về các mối liên kết nội tại, của sự tương tức. Nó có nghĩa là không có gì có thể hiện hữu riêng lẻ, rằng tất cả các pháp đều liên hệ một cách chặt chẽ với nhau.

Tôi biết là tôi phải luôn tu tập để nhớ rằng tôi không có một tự ngã riêng biệt, mà mang bao kỳ diệu của vũ trụ, bao gồm lòng rộng lượng của ông bà, cha mẹ, bao thiện hữu tri thức, các vị thầy đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi trên con đường đạo. Chúng ta ‘những hiện hữu liên kết’, do đó chúng ta không có một cá tính tách biệt khỏi mối liên kết ấy.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :