Thiên Trúc Tiểu Du Ký - Thiện Phúc

23/01/201112:00 SA(Xem: 46208)
Thiên Trúc Tiểu Du Ký - Thiện Phúc


THIÊN TRÚC TIỂU DU KÝ
Thiện Phúc

MỤC LỤC

Phần 1
Hành Hương Xứ Phật
Tân Đề Li
Bồ Đề Đạo Tràng
Cây Bồ Đề
Kim Cang Tòa 
Hình Ảnh Bồ Đề Đạo Tràng 
Phần 2 
Khổ Hạnh Lâm 
Hình Ảnh Khổ Hạnh Lâm 
Sông Ni Liên Thiền 
Làng Sujata 
Những Ngôi Chùa Tại Bồ Đề Đạo Tràng 
Thành Vương Xá-Đỉnh Kỳ Xà Quật 
Tháp Hòa Bình 
Phần 3
Núi Linh Thứu 
Hình Ảnh Núi Linh Thứu 
Trúc Lâm Tịnh Xá 
Phế Tích Na Lan Đà 
Hình Ảnh Na Lan Đà 
Nhà Ngục Giam Vua Bình Sa Vương 
Ao Rắn Tại Bồ Đề Đạo Tràng 
Ngôi Làng Phật Giáo Gần Bồ Đề Đạo Tràng 
Viện Bảo Tàng Bodhgaya 
Phần 4
Thành Tỳ Xá Ly 
Câu Thi Na 
Đại Tháp Niết Bàn 
Tháp Trà Tỳ Angrachaya 
Viện Bảo Tàng Câu Thi Na 
Chùa Linh Sơn Tại Câu Thi Na 
Các Chùa Khác Tại Câu Thi Na 
Phần 5
Lâm Tỳ Ni 
Trụ Đá Vua A Dục Tại Lâm Tỳ Ni 
Giếng Thiêng Tại Lâm Tỳ Ni 
Tháp Thờ Hoàng Hậu Ma Da Tại Lâm Tỳ Ni 
Hình Ảnh Tại Lâm Tỳ Ni
Các Chùa Quanh Vùng Lâm Tỳ Ni 
Ca Tỳ La Vệ (Népal) 
Cửa Thành Đông 
Ca Tỳ La Vệ Bên Nào? Népal Hay Ấn Độ 
Xá Vệ Thành 
Ca Tỳ La Vệ Bên Phía Ấn Độ 
Đức Phật Tranh Luận Với Lục Sư Ngoại Đạo 
Phần 6
Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên
Cây Bồ Đề A Nan Tại Vườn Kỳ Thọ 
Hình Ảnh Xá Vệ Quốc
Thành Phố Varanasi 
Sông Hằng 
Hình Ảnh Tại Varanasi 
Vườn Lộc Uyển 
Đức Phật Và Năm Anh Em Kiều Trần Như 
Khu Vườn Nai 
Tháp Dhamekh 
Nền Tịnh Xá Phật Trong Khu Lộc Uyển 
Trụ Đá A Dục Tại Lộc Uyển 
Tịnh XáMulagandhakuti 
Viện Bảo Tàng Sarnatha 
Hình Ảnh Lộc Uyển 
Bảo Tàng Viện Varanasi 
Taj Mahal – Agra 
Hình Ảnh Họp Mặt Tăng Ni Sinh Tại New Delhi


Lời Đầu Sách

Kính thưa quý vị,

Gần hai mươi sáu thế kỷ về trước, trong lúc chúng sanh đang lăn trôi trong biển đời sanh tử thì một ánh sáng kỳ diệu lóe lên nơi miền Bắc Ấn báo hiệu cho sự thị hiện kỳ diệu của một đấng Giác Ngộ. Đức Phật đã thị hiện chỉ nhằm một mục đích duy nhất là “khai thị cho chúng sanh được ngộ nhập tri kiến Phật.” Sau những năm tháng tu hành tầm cầu chơn lý, Đức Phật đã giác ngộgiải thoát. Ngài đã mang hết những gì mình liễu ngộ ra mà trao truyền lại cho chúng ta, chỉ với một mục đích là những mong cho chúng sanh mọi loài đều có được cuộc sống an lạctự tại. Vì lòng bi mẫn tới muôn loài mà dấu chân của Ngài đã giẫm lên toàn khắp cả một vùng rộng lớn giữa Népal và Bắc Ấn. Với những tiến bộ khoa học kỹ thuật cân đại thì việc giao thông qua lại giữa các vùng đất ấy cũng không lấy gì làm khó khăn cho lắm, nhưng với phương tiện của gần 26 thế kỷ về trước, thì quả là những bước chân Phật đã giẫm đạp lên không biết bao nhiêu chông gai của cả vùng núi đồi Hy Mã. Ngoài những khó khăn vật chất này, Đức Phật thời đó còn phải giẫm đạp lên không biết bao nhiêu là khó khăn khác về mặt xã hội nhân sinh. Riêng đối với người Phật tử Việt Nam, đã từng được nuôi lớn bằng bầu sữa tinh thần Phật pháp, đã tự chọn cho tinh thần mình một hướng đi hướng thượng theo con đường mà năm xưa Đức Từ Phụ đã đi và đã đến, dĩ nhiên ai trong chúng ta cũng luôn ao ước là một ngày nào đó chúng ta được đặt chân lên những vùng đất có liên hệ hay những vùng đất đã một thời là trụ xứ của Đấng Cha Lành mà chúng ta thường thân thương gọi là Đấng Từ Phụ. Những vùng đất ấy chẳng những thiêng liêng đối với chúng ta, mà còn là những chứng tích thực của cái nôi văn hóa Phật giáo mà bao nhiêu thế hệ cha anh chúng ta đã từng ôm ấp. 

Phật tử chúng ta, bất kỳ là từ vùng đất nào của địa cầu này, có lẽ đều hướng mắt nhìn về khung trời Hy Mã tuyết trắng, vì ngay dưới chân rặng núi ấy, những dấu tích của một thời hoàng kim, dưới chân rặng núi ấy là quê hương của Đấng Cha Lành, mà giáo pháp của Ngài đã từ gần 26 thế kỷ nay đã dìu dắt chúng ta cùng nhau hướng thượng. Chắc ai trong chúng ta cũng đều ao ước, sẽ có một ngày chúng ta về lại quê cha, dò dẫm lại từng bước chân xưa của Ngài. Về lại Vườn Lâm Tỳ Ni để nghe lòng mình lâng lâng niềm xúc cảm về luật vô thường mà chính cha mình đã dạy năm xưa. Về đó để thấy cảnh hoang tàn đổ nát của một Ca Tỳ La Vệ trù phú phồn thịnh năm xưa. Về để thấy một Bồ Đề Đạo Tràng với tấp nập người đến kẻ đi chỉ với một mục đích duy nhất là thấy lại nơi Đức Thế Tôn đã thành đạo năm xưa. Về để nghe lại tiếng Pháp Âm vẫn còn vang vọng đâu đó bên trong khu Vườn Nai, và để thấy hình như năm anh em ông A Nhã Kiều Trần Như vẫn còn lảng vảng đâu đây. Về Thánh địa để thấy sông Hằng vẫn còn sức quyến rũ như ngày nào. Ngày ngày, trước khi bình minh ló dạng là từng đoàn, từng đoàn người lũ lượt kéo nhau về bờ Tây sông Hằng, con số lên đến hằng trăm ngàn hay hàng triệu người. Chủ đích của họ thật đơn giản mà thật thiêng liêng: một lần được tới tắm giặt trên sông Hằng là đủ mãn nguyện cho cả một đời người. Và về để nghe nơi chính lòng mình nỗi niềm đau xót tràn dâng khi đặt chân tới thành Câu Thi Na. Đến đó để thấy dù đến phút sắp nhập diệt, Đấng Cha Lành vẫn an nhiên nằm đó với nụ cười bi mẫn vượt không gianthời gian

Vào thế kỷ thứ 5 và thứ 7, hai ngài Pháp HiểnHuyền Trang đã bất kể an nguy, phải vượt qua vạn dặm, trải qua bao núi rừng, biển cả nguy hiểm, cũng như khí hậu khắc nghiệt để tìm đến những Thánh tích Phật giáo để thỉnh kinh hay tòng học với những bộ phái Phật giáo thời đó, thế mà họ vẫn làm được. Bây giờ với phương tiện giao thông tương đối dễ dàng hơn, vào những ngày cuối tháng 11 đến giữa tháng 12 năm 2005, chúng tôi có duyên may được về thăm lại Thiên Trúc năm xưa. Dù chỉ trong một thời gian ngắn, chúng tôi đã đi lại hầu hết những nơi mà ngày xưa Đức Từ Phụ đã đi qua, hoặc giả đến những nơi mà các vị đại đệ tử của Ngài đã từng đến và làm rạng danh dòng họ Thích. Trong suốt thời gian chỉ hơn nửa tháng, chúng tôi đi liên tục, hầu như không ngừng nghỉ để được đến và được thấy càng nhiều càng tốt bất cứ nơi nào có dính dáng đến Đấng Cha Lành của mình. Đến để thấy tận mắt, để nghe lòng mình thổn thức, đến để nhớ và để tìm về cội nguồn đã nuôi lớn tinh thần bao nhiêu thế hệ nhân sinh. Và hơn hết chúng tôi đến tận nơi để tìm cho chính mình một chất liệu dinh dưỡng kỳ diệu mà không có ngôn ngữ nào của loài người có thể diễn đạt được. Thật vậy, sau chuyến đi hành hương chiêm bái Phật tích, chúng tôi cảm thấy như mình lớn thêm lên vì đây không phải là một chuyến du lịch, đây cũng không phải là một chuyến ngao du sơn thủy, mà là một cuộc hành trình hướng về tâm linh cho riêng từng cá nhân, không thể chia sẻ được bằng ngôn ngữ loài người. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không đem những gì chính mình đã mắt thấy tai nghe tại những Thánh tích này san sẻ với mọi người, để chúng ta, dù có duyên may hay không có duyên may, đều có được chút kiến thứccảm giác tối thiểu về những nơi thân thương của Đức Từ Phụ. Với tâm nguyện đó, chúng tôi xin ghi chép lại đây tất cả những gì chúng tôi có thể ghi chép được ở từng nơi, từ những người hướng dẫn, từ những lời thuyết minh của chư Tăng Ni, cũng như từ những tài liệu lịch sử được ghi lại từ những nơi ấy trong một quyển nhật ký nhỏ mà tôi xin mạo muội đặt tên cho nó là “Thiên Trúc Tiểu Du Ký.” Vì chúng tôi không phải là những nhà biên khảo hay khảo cổ nên những ghi chép của một người không thể nào tránh khỏi những thiếu sót. Mong những bậc cao minh, những bậc Thầy vui lòng góp ý nếu có những sai sót, để cho ai nấy đều được lợi lạc

Chúng tôi cũng nhân đây xin chân thành tri ân thầy bổn sư là Hòa Thượng Thích Giác Nhiên, Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới, người đã tận tình chỉ dạy chúng tôi từng li từng tí trên bước đường hướng thượng. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm tạ những lời thuyết minh vô cùng quý giá của sư Minh Thành, sư Giác Hành, sư Minh Huệ, sư Minh Hoa, sư Minh Thường, sư Minh Sang, sư Giác Phổ, sư cô Liên Phụng, sư cô Liên Mẫn, Liên Hiệp, Liên Quí, Liên Trân... Chúng tôi cũng xin chân thành cảm tạ các anh Thiện Tài, Thiện Minh, Thiện Trí, Thiện Phước, Viên Giác... đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong suốt cuộc hành hương. Cuối cùng, chúng tôi xin hồi hướng công đức đến tất cả quý đạo hữu đã tham dự cuộc hành hương đi về xứ Phật trong phái đoàn của Hòa Thượng Thích Giác Nhiên từ ngày 29 tháng 11 năm 2005 đến ngày 13 tháng 12 năm 2005. Nguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia hộ cho thân tâm quý vị luôn an lạc trên bước đường hướng thượng. Mong một ngày không xa nào đó pháp giới chúng sanh đều sớm quy ngưỡng dưới ánh Từ Quang của Đấng Từ Phụ, để cùng nối theo chân Ngài bước theo con đường giải thoát, hạnh phúcan lạc miên viễn.

Viết tại California ngày 20 tháng 1 năm 2006
Thiện Phúc 






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/07/2013(Xem: 13431)
21/07/2013(Xem: 13418)
21/07/2013(Xem: 14508)
08/12/2010(Xem: 45455)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :