Phần 2

23/01/201112:00 SA(Xem: 11594)
Phần 2
MỤC LỤC PHẦN 2:
Khổ Hạnh Lâm 
Hình Ảnh Khổ Hạnh Lâm 
Sông Ni Liên Thiền 
Làng Sujata 
Những Ngôi Chùa Tại Bồ Đề Đạo Tràng 
Thành Vương Xá-Đỉnh Kỳ Xà Quật
Tháp Hòa Bình 

Phần 2

KHỔ HẠNH LÂM


Sáng sớm ngày 1 tháng 12, chương trình có phần thay đổi, thay vì đi thăm Thành Vương Xá và núi Linh Thứu như đã dự tính, đoàn đi thăm Khổ Hạnh Lâm (Uruvela), làng Sujata và sông Ni Liên Thiền (Naranjana). Khổ Hạnh Lâm cách Gaya không xa lắm, nhưng đường sá gồ ghề xấu xí nên đoàn phải mất gần 2 giờ mới tới làng Bakraur. Xe buýt cố gắng chạy len lỏi vào những con đường rất hẹp và rất xấu cho đoàn hành hương đỡ phải đi bộ. Tuy nhiên, gần đến đồi Pragbodhi, xe không còn vào được nữa, nên chúng tôi phải đi bộ khoảng 10 phút sau mới đến đỉnh Uruvela. Chính nơi đây Đức Phật đã rời bỏ năm người bạn đồng tu để chuyển sang con đường “Trung Đạo.” Ngài đã từng trú ngụ trong hang đá Dungeswari trong một thời gian dài. Ngày đó, sau khi rời bỏ kinh thành Ca Tỳ La Vệ, thái tử Tất Đạt Đa đã phi ngựa qua vùng quê hương của dòng họ Thích Ca, rồi vượt qua xóm làng của bộ tộc Malla. Ngài đã cùng Sa Nặc (Sarnath) đến bên bờ sông A Nô Ma, tại đây Ngài đã cắt mớ tóc nhờ Sa Nặc Mang về trao lại cho phụ vương, cởi bỏ áo hoàng bào để đổi lấy chiếc áo rách cũ kỹ của người thợ săn, rồi chia tay trong tiếng khóc nức nở của Sa Nặc. Kể từ đó Thái tử Tất Đạt Đa đã trở thành vị sa môn khổ hạnh, cô thân vạn lý du tìm chân lý giải thoát cho nhân loại. Mỗi sáng Ngài ôm bình bát ra đi, Ngài đi một cách lặng lẽ, đến trưa thì dừng chân lại trước nhà của những dân làng để chờ sự cúng dường của họ, sau khi thọ trai, Ngài dừng lại một bóng cây nào đó để tu tập khổ hạnh. Ngài tìm hết thầy này đến thầy khác, từ thầy Bạt Già Bà (Bhagava), rồi đến thầy A Ra La Ca Lan (Aralakalama), rồi lại đến thầy Uất Đầu Ka La Ma Tử (Udraka-Ramaputta)... để thọ giáo, nhưng không có vị nào vượt qua được sự thông thái của Ngài, nên Ngài tiếp tục đi về xứ Ma Kiệt Đà, vào kinh thành Vương Xá


thientructieuduky-02-1

thientructieuduky-02-2
(Hòa Thượng Giác Nhiên và 
đoàn hành hương vừa mới tới khu Khổ Hạnh Lâm)

Tại đây Ngài hạnh ngộ với vua Tần Bà Sa La, và cũng tại đây Ngài gặp năm anh em A Nhã Kiều Trần Như trong khu rừng Khổ Hạnh Lâm, nơi mà Ngài đã cùng họ tu tập ròng rã trong 6 năm liền. Ngày nay ngọn đồi này có tên là Dhongra, cách làng Bakraur chừng 1.6 cây số về phía Đông Bắc, dọc theo bờ sông Ni Liên Thiền. Trên ngọn đồi này ngày nay có một ngôi chùa Tây Tạng. Khách hành hương leo lên tới đỉnh thường được các vị sư Tây Tạng đãi trà. Hòa Thượng cùng đoàn leo lên hang Khổ Hạnh nằm trong khu khổ hạnh lâm. Sau đó đoàn bố thí tài vật cho những người nghèo trong khu quanh rừng Khổ Hạnh trước khi đến làng Sujata. 

Hình Ảnh Tại Khổ Hạnh Lâm

thientructieuduky-02-3

1 (Xe buýt lòn lách qua những con đường gồ ghề đưa đoàn hành hương đến Khổ Hạnh Lâm)

thientructieuduky-02-6

2 (HT Thích Giác Nhiên đang hướng dẫn đoàn hành hương lên Hang Khổ Hạnh )

thientructieuduky-02-11
3 (Không biết thời Đức Phật còn tại thế như thế nào chứ hiện giờ thì người dân ở khu Khổ Hạnh Lâm cũng không khá gì hơn cái tên của nó)

thientructieuduky-02-6
4 (Đoàn đang được Hòa Thượng Thích Giác Nhiên hướng dẫn đi lên Hang núi nơi Đức Phật đã từng trú ngụ lúc Ngài tu Khổ Hạnh)

thientructieuduky-02-7
5 (Đoàn hành hương đang thăm viếng Khổ Hạnh Lâm)

thientructieuduky-02-8
6 (Hang Khổ Hạnh Dungeswari trong rừng Khổ Hạnh Lâm)

thientructieuduky-02-9
7 (Những người dân nghèo khổ tại Khổ Hạnh Lâm đang chờ được ủy lạo)

thientructieuduky-02-10
8 (Trên đường từ Hang Khổ Hạnh đi xuống, một số vị trong đoàn đang bố thí tiền bạc cho những người nghèo trong khu Khổ Hạnh Lâm)

thientructieuduky-02-5
9 (Những người dân nghèo khổ tại Khổ Hạnh Lâm vẫn còn luyến tiếc với khách hành hương)

thientructieuduky-02-12
10 (Khổ Hạnh Lâm ngày nay chỉ còn lác đác những dân nghèo)

thientructieuduky-02-13
11 (Đoàn hành hương chụp hình lưu niệm tại Khổ Hạnh Lâm)


Sông Ni Liên Thiền (Naranjana)

Sông cách Đại Tháp khoảng 200 mét về phía Đông. Ngày nay sông này có tên là Lilajan. Sông rộng trên 1 cây số. Vào mùa nắng, sông khô cạn gần như không còn một giọt nước. Đến mùa mưa thì nước chảy rất mạnh. Hiện nay chánh phủ Ấn Độ đã bắt ngang qua sông này một cây cầu thật dài, rất thuận tiện cho việc giao thông qua lại với làng Bakraur. Theo truyền thống Phật giáo thì chính tại nơi này Đức Phật đã tắm gội sạch sẽ, sau đó Ngài nhận bát cháo sữa do nàng Sujata cúng dường, rồi Ngài nhận thêm bó cỏ kiết tường làm gối ngồi thiền từ một nông dân trong vùng, trước khi Ngài đi về cội Bồ Đề bắt đầu thiền định.

Hình Ảnh Sông Ni Liên Thiền

 

thientructieuduky-02-14
14 (Chụp hình lưu niệm tại bờ sông Ni Liên Thiền)
thientructieuduky-02-15

15 (Cây Bồ Đề bên bờ sông Ni Liên Thiền)

 

thientructieuduky-02-16

16 (Sông Ni Liên Thiền khô cạn)


Làng Sujata

thientructieuduky-02-17
(Chính tại gốc cây này bên bờ sông Ni Liên Thiền, nàng Sujata 
đã dâng cúng bát sữa cháo lên Đức Phật)

Làng Sujata-Kuti, nơi nàng Tu Xà Đa (Sujata) đã dâng bát cháo sữa lên Đức Phật. Vị trí của làng nằm khoảng 2 cây số về phía Nam bờ sông Ni Liên Thiền, thuộc địa phận làng Bakraur bây giờ. Tại đầu làng có một ngôi miếu nhỏ thờ hình Đức Phật ngồi thiền và cô gái chăn cừu Tu Xà Đa dâng sữa để ghi nhớ chính nơi đóThái Tử Tất Đạt Đa đã nhận bát cháo sữa do nàng Tu Xà Đa cúng dường. Không biết ngày xưa làng Sujata thế nào, nhưng chắc là sung túc hơn bây giờ nhiều vì thuở ấy nhà của nàng Sujata hãy còn có sửa để cúng dường Đức Phật, chứ ngày nay ngôi làng ấy xơ xác điều hiu, dân làng nghèo nàn thê thảm, nên họ chỉ biết có xin chứ không hề biết đến chuyện “cho” ai thứ gì. Còn sông Ni Liên Thiền, một chứng tích lịch sử trong việc Đức Phật chuyển sang “Trung Đạo,”con sông ấy hãy còn đây trên bản đồ, nhưng trên thực tế nó chỉ còn là một bãi cát bao la, không còn lấy một chút nước nào nữa. Chính nơi đây, sau khi vượt sông Ni Liên Thiền, Thái Tử Tất Đạt Đa đã nhận bát cháo sữa của nàng Sujata, nhờ đó mà sức khỏe của Ngài hồi phục dần dần. Rồi tiếp đó Ngài nhận bó cỏ cúng dường của một người nông dân để làm gối tọa thiền. Sau đó Ngài tìm đến gốc cây Bồ Đề, tại Bồ Đề Đạo Tràng, và quyết chí thiền định cho đến khi đạt thành đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác

Theo truyền thuyết Phật giáo, thì hôm đó nàng Sujata đang vừa đi vừa dệt mộng cho một buổi cơm trưa ngon lành với túi mật ngọt mà cha cô đã mua khi bán hết củi khi sớm. Khi ấy nàng thấy thấp thoáng một sa môn đang ngồi dưới một gốc cây. Dù sau sáu năm tu khổ hành, thân thể của Thái tử Tất Đạt Đa đã gầy tóp, má hóp sâu, nhưng nơi Ngài toát ra một cái gì vô cùng cao quý, mà theo cô nghĩ phải là dáng vẻ của một vị trời. Cô nghĩ mình phải cúng dường cho vị trời này mới được. Thế là nàng lấy túi cháo sữa trên vai xuống đổ vào bình bát, sau đó cô trút hết túi mật mà cô đang mong thèm cho buổi cơm trưa hôm đó. Rồi với tất lòng thành kính cô quỳ xuống và cúng dường cho Thái tử và thầm vái là đang cúng dường cho một vị trời. Lúc đó Thái tử bèn ra định và bảo nàng là Ngài chỉ là một vị sa môn chứ không phải là một vị trời. Nàng Sujata với lòng kính ngưỡng vô biên đã bẩm với Ngài rằng: “Dù Ngài là một vị trời hay chỉ là một đạo sĩ, cũng xin Ngài nhận nơi con sự cúng dường này. Con nguyện cầu cho Ngài được giải thoát giác ngộ như mục tiêu hành đạo của Ngài.” Sau khi Thái tử chấp nhận sự cúng dường này thì nàng Sujata hết sức sung sướng, đứng dậy ra về. Trong khi đó, năm anh em Kiều Trần Như thấy hết cớ sự, tưởng rằng Thái tử đã phá bỏ lời nguyện tu hành năm xưa, và đầu hàng trước sự hành xác, nên họ quày quả quay lưng bỏ Ngài mà đi. Lúc đó Thái tử mới nhận chân rằng “không thể nào thái quá, mà cũng không thể nào bất cập được.” Vì vậy sau khi thọ nhận xong bát cháo sữa, Ngài liền đặt cái bát xuống dòng Ni Liên mà thệ nguyện: “Ta nguyện đạt được giác ngộ rốt ráo, nếu lời nguyện của ta thành sự thật thì chiếc bát này sẽ trôi ngược dòng.” Mà thật vậy, lúc ấy một luồng nước xoáy đã làm cho chiếc bát trôi ngược dòng. Sau đó Thái tử đã băng qua bên kia dòng Ni Liên Thiền, được một anh nông dân cúng dường bó cỏ Kusa (một loại cỏ thơm), Ngài bèn dùng bó cỏ làm gối lót tọa thiền, rồi đến ngồi tại một gốc cây mà phát nguyện: “Nếu không đạt thành đạo quả, ta quyết không đứng dậy và không rời khỏi chỗ này.” Sau 49 ngày đêm liên tuc tọa thiền Ngài đã đạt thành đạo quả Cháng Đẳng Chánh Giác

Tại khu làng Sujata, Hòa Thượng Thích Giác Nhiên cũng hướng dẫn đoàn thăm viếng khu trường học và ủy lạo một số học sinh và thầy cô nghèo tại đây. Khoảng giữa trưa, chúng tôi từ giã dân làng Sujata và lên đường trở về Bồ Đề Đạo Tràng

Sau khi rời khu làng Sujata, chúng tôi trở về lại Bồ Đề Đạo Tràng. Khoảng 1:00 giờ trưa ngày 1 tháng 12, 2005, đoàn dự lễ Hòa Thượng làm lễ xuất gia cho hai vị cư sĩ tại Bồ Đề Đạo Tràng, rồi thăm viếng một vài ngôi chùa lớn tại đây. Tối đêm đó Phật tử chúng tôi được tự do thăm viếng Đạo Tràng.

thientructieuduky-02-19thientructieuduky-02-18
(Lễ quy-y tại Bodhgaya trưa 3/12/05)

(Sau lễ quy-y Hòa Thượng hướng dẫn tụng kinh cầu an)


Những Ngôi Chùa Tại Bồ Đề Đạo Tràng

Có thể nói Bồ Đề Đạo Tràng là một trong những Thánh tích hãy còn khá nguyên vẹn. Chung quanh khu vực Đạo Tràng, các quốc gia trên thế giới đến đây xây những ngôi chùa thật uy nghiêm và to lớn. Buồi chiều ngày 1 tháng 12 năm 2005, đoàn chúng tôi được Hòa Thượng Thích Giác Nhiên và các Tăng Ni sinh hướng dẫn đi thăm các chùa quanh vùng như chùa Việt Nam Phật Bảo Tự, chùa Nhật Bản, Tích Lan, vân vân. Tất cả đều uy nghi đồ sộ. Vì không đủ thì giờ nên chúng tôi chỉ ghé lại một số chùa do Tăng Ni sinh giới thiệu, chứ chúng tôi không đến được từng nơi để thăm viếng. Tuy nhiên, trên đường đi, Sư Cô Liên Phụng và Thầy Minh Thành thay phiên nhau thuyết minh về tất cả những ngôi chùa trong vùng này. 

Hội Đại Bồ Đề-Mahabodhi Society

Sau đó chúng tôi ghé qua thăm Hội Mahabodhi Society nằm kế bên chùa Tây Tạng, không xa Đại Tháp bao nhiêu. Hội được ngài Anagarika Dharmapala người Tích Lan sáng lập vào năm 1891, là một Hội có tầm vóc lớn có trụ sở khắp nơi trên thế giới, như tại Hoa Kỳ, Anh, Tích Lan, Nhật Bản, Népal... và hoạt động rất mạnh ở Ấn Độ. Trụ sở Hội tại Bồ Đề Đạo Tràng được chính phủ Sri Lanka tài trợ xây cất và do các vị sư người Tích Lan quản trị. Đây còn là trung tâm thiền quán, cơ sở giáo dục, trạm y tế từ thiện xã hội cho dân làng. Ngoài ra, phía sau Hội còn xây nhiều phòng khách xá cho khách hành hương nhằm tạo ngân quỹ cho các lớp cấp I cho học sinh nghèo tại địa phương. 

Chùa Ấn Độ MahaBodhi Mahavihara at Bodhgaya

Ngôi chùa Maha Bodhi Mahavihara, nằm đối diện với Đại Tháp, được chính phủ Ấn Độ tài trợ xây cất và đặt dưới sự quản trị của Ban Quản Trị Đại Tháp Bồ Đề (Buddha Gaya Temple Management Committee). Được biết ủy ban này do quận trưởng Gaya làm chủ tịch, cùng với tám thành viên, bốn thuộc Ấn giáo và bốn vị sư Phật giáo. Chùa Maha Bodhi Mahavihara được đặt làm trụ sở ủy ban. Chùa còn là trụ sở thông tin chính thức cho toàn khu Bồ Đề Đạo Tràng. Bên trong chùa có phòng nghỉ ngơi cho khách hành hương. Các vị sư Ấn Độ tại ngôi chùa này luôn túc trực tại Bồ Đề Đạo Tràng để hướng dẫn khách hành hương

Chùa Thái Lan-Thai Temple at Bodhgaya

Kế bên Hội Mahabodhi Society là ngôi chùa Thái Lan, với dáng vẻ uy nghi sừng sững, tạo cho khu vực quanh Bồ Đề Đạo Tràng một vẻ đặc thù riêng của nó. Bên trong chánh điện là tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni bằng vàng, tạc đúc theo kiểu Thái Lan. Theo tài liệ lịch sử ngôi chùa thì pho tượng này được Thái Tử Thái Lan tên Hanon Kittikheaenhern dâng cúng 60.000 mỹ kim để đúc vào năm 1956. Năm 1957, hoàng gia Thái Lan tài trợ cho việc xây cất ngôi chùa này. Toàn bộ chùa được xây cất theo kiến trúc và vật liệu đặc biệt của người Thái Lan. Chùa có một khuôn viên rộng rải, nằm về hướng Tây của khu Đại Tháp. Mái chùa có những đường nét cong đặc biệt, mái lợp ngói vàng rất công phu. Phía sau chánh điện là hai dãy phòng nghỉ, xây theo hình chữ U, có thể chứa trên 300 khách hành hương

Chùa Nhật Bổn-Japanese Temple at Bodhgaya

 Cách chùa Thái Lan một quãng không xa mấy là chùa Nhật Bản. Cũng như dân Tây Tạng, Nhật Bản có rất nhiều chùa tại Bồ Đề Đạo Tràng vì hầu như mỗi tông phái đều muốn có một ngôi chùa riêng cho mình tại đây. Ngôi chùa này do Tông Nhật Liên xây dựng vào năm 1973, nằm sát bên chùa Tây Tạng, tọa lạc trên một khu đất cao. Muốn lên chánh điện phải bước lên hàng chục bậc cấp. Chùa được lót bằng một loại gạch rất đặc biệt, được lau chùi bóng loáng, có thể thấy bóng mình in trên đó. Tuy nhiên, chánh điện chùa rất nhỏ, thờ Đức Bổn Sư và hình ngài Nhật Liên. Cũng như các chùa khác tại đây, phía sau chùa là phòng nghỉ cho khách hành hương. Sau đó chúng tôi đến thăm một ngôi chùa khác của Nhật Bản, tên là chùa Đại Phật, với một pho tượng Phật vĩ đại. Tuy nhiên, chúng tôi không vào được vì chùa đang còn trong thời kỳ xây cất. Ngoài ra, Nhật Bản còn ngôi chùa Kim Cang Thừa nằm gần chùa Nhật Bổn Sơn, do Hội Daijokoyo xây dựng vào năm 1983, nhưng chúng tôi không có thì giờ thăm viếng ngôi chùa này. Nghe nói tại chùa Kim Cang Thừa, tiếng chuông “Hòa Bình” ngày hai thời sáng chiều vang dậy cả một góc trời. 

thientructieuduky-02-20
(Chùa Đại Phật do chánh phủ Nhật tài trợ đang xây cất, 
dự trù hoàn thành vào năm 2007 )

Việt Nam Phật Quốc Tự-
Vietnam Phat Quốc Tu at Bodhgaya

Riêng chùa Việt Nam Phật Bảo Tự, nằm trong một ngôi làng cách Bảo Tháp chừng 7 cây số, là một quần thể lớn, gồm ngôi Chánh Điện, ngôi khách xá thật lớn và một khu vườn rậm mát. Đây là ngôi chùa Việt Nam đầu tiên trên đất nước Ấn Độ do thầy Thích Huyền Diệu xây dựng vào tháng 5 năm 1987. Chùa được xây trên một khu đất rất rộng, khoảng hai mẫu tây, giữa khu đất bao la. Khi bước chân vào sân chùa là chúng ta biết ngay đó ngôi chùa Việt Nam vì tất cả đều mang dáng dấp Việt Nam. Trên đường trải sỏi đi vào chánh điện là hai hàng bông dừa, đủ các màu trắng, chen lẫn đỏ, hồng và màu tím thẳm. Trong sân chùa là những đám rau muống, rau đay pha lẫn với rất nhiều loại bông hoa khác, hòa lẫn với nhiều tiếng chim hót líu lo, tạo cho sân chùa một sắc thái thật đặc biệt của một vùng thôn dã Việt Nam. Chính khu đất rộng rãi này đã làm cho cảnh chùa càng thanh u tĩnh mịch hơn. Khu chánh điện vuông cạnh 16 mét, cao 24 mét gồm 3 tầng. Tầng dưới đất gồm trên 30 phòng khách xá, mỗi phòng đều có bia khắc tên một vị Thánh Tăng. Tầng nhì dùng để trưng bày những di tích và kinh sách. Tầng ba thờ Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Chùa Viên Giác-Viên Giác Temple 

Chùa Viên Giác là ngôi chùa Việt Nam thứ hai tạo Bồ Đề Đạo Tràng. Chùa do Thượng Tọa Thích Như Điển tại Đức thành lập. Chùa hoàn thành vào năm 2002 trên một khu đất khang trang rộng rải, với nhiều phòng nghỉ cho khách hành hương. Hiện tại trong chùa có một nhà hàng chuyên làm các món ăn chay Tàu và Việt Nam để phục vụ khách hành hương

Ngoài ra, tại Bồ Đề Đạo Tràng còn có nhiều ngôi chùa khác của các xứ Trung Quốc, Đài Loan, Tây Tạng thuộc nhiều tông phái khác nhau như phái Gelukpa, phái Karmapa, chùa Shechen Tennyi Dargyeling, trung tâm Root, một trung tâm thiền thất của ngài Zopa Rinpoche, chùa Bhutan, chùa Népal, chùa Đại Hàn, chùa Miến Điện, vân vân. Tuy nhiên, đoàn chúng tôi rất tiếc không có thì giờ thăm viếng từng chùa một. 

Tối ngày 1 tháng 12, Hòa Thượng lại hướng dẫn cả đoàn ra đảnh lễ Đại Tháp. Đêm đó có nhiều vị hữu duyên hữu phúc lưu lại Bồ Đề Đạo Tràng để thiền định như các anh Thiện Tài, Thiện Phước... Cảnh Bồ Đề Đạo Tràng về đêm vừa kỳ vĩ, vừa huyền bí làm sao ấy. Những ánh đèn, những khuôn mặt thành kính dâng tấc lòng thành cúng dường lên Đức Bổn Sư. Những đoàn người đi kinh hành với những ánh đèn cúng Phật... tạo cho cảnh trí của Đạo Tràng một sắc thái thật đặc biệt, vừa uy nghi, vừa cảm động

 

Thành Vương Xá Đỉnh Kỳ Xà Quật

thientructieuduky-02-21
(đường lên núi Linh Thứu trong Thành Vương Xá)

Sáu giờ sáng ngày 2 tháng 12, đoàn khởi hành đi thăm thành Vương Xá (Rajgir), thăm đỉnh Kỳ Xà Quật, và thăm núi Linh Thứu (Hill of Vultures). Từ Bodhgaya đi về phía đông bắc khoảng 50 cây số là đến thành Vương Xá. Thành này nằm về hướng Đông Nam thành Hoa Thị (Pataliputra nay là thủ phủ Patna của bang Bihar). Ngày trước Vương Xá là một kinh thành trù phú vào bậc nhất trong vùng Bắc Ấn, nhưng nay chỉ còn trơ lại một bức tường thành nằm trơ trọi giữa những túp lều tranh lụp sụp. Vương Xá là một trong những thành phố lâu đời nhất ở Ấn Độ. Thành Vương Xá là nơi gắn liền với cuộc đời hoằng pháp của Đức Thế Tôn trong nhiều năm. Chính nơi đây đã diễn ra nhiều pháp hội quan trọng và Đức Phật cũng đã về đây an cư kiết hạ nhiều lần. Thời Bình Sa Vương thì thành Vương Xá chính là kinh đô của vương quốc Ma Kiệt Đà. Ma Kiệt Đà thời đó là một vương quốc hùng mạnh với một địa thế hết sức đặc biệt. Vương quốc này đã tuần tự được cai trị bởi những quân vương Phật tử như Tần Bà Sa La, A Xà Thế, trong thời Đức Phật, rồi về sau này đến vua A Dục dưới triều đại Khổng Tước... Ngày đó Vương Xá thật sầm uất, dân cư đông đúc, sinh hoạt nhộn nhịp, kinh tế trù phú. Theo truyền thuyết Phật giáo thì sau khi Thái Tử xuất gia, Ngài đã gặp vua Bình Sa Vương, và vị sa môn trẻ tuổi Cồ Đàm đã hứa với nhà vua là trở về đây độ vua khi đắc đạo. Bảy năm sau đó, kinh thành Vương Xá tưng bừng nhộn nhịp mở hội đón một bậc Đại Giác đến đây. Đây là một trong những biến cố quan trọng trong lịch sử của thành này. Vương Xá còn có những tên khác như Girivraja, Vasumati, Barhadrathapura, Kusagrapura, và Rajagriha. Có lẽ vì Vương Xá được bao quanh bởi núi đồi nên nó có tên là Girivraja, có nghĩa là đồi núi chung quanh. Còn tên Vasumati có lẽ được đặt để tưởng nhớ đến vua Vasu khi ông lấy thành này làm kinh đô. Barhadrathapura đặt theo Brihadratha, tên của một vị vua sáng lập ra một triều đại tại kinh thành này. Trong Đại Đường Tây Vực Ký ngài Huyền Trang đã gọi thành này là Kusagrapura, có lẽ vì lúc này tại kinh thành này có nhiều loại cỏ thơm, nhưng theo truyền thuyết Ấn Độ thì tên này được đặt theo tên vua Kusagra, người kế vị vua Brihadratha. Còn tên Rajagriha, âm theo Hán tự là Vương Xá, có nghĩa là nơi vua chúa ngự trị, có lẽ vì nơi đây đã trở thành kinh đô trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, theo Ngài Huyền Trang trong Đại Đường Tây Vực Ký thì tên Rajagriha dùng để gọi thành Vương Xá mới nằm về phía Bắc của khu Vương Xá thời Đức Phật còn tại thế: “Đi về phía Đông của dòng sông Mahi là một khu rừng lớn, sâu trong rừng là ngọn núi Cam Túc (Kukkutapadagiri), còn gọi là núi Chân Gà. Triền núi cao và dốc, với những vực thẳm rất nguy hiểm, không thể nào vào được. Những tảng đá lở thường lăn từ trên xuống, trong những vực thẳm này có nhiều cây cao. Trên cao có ba đỉnh, mây mù thường che khuất các đỉnh ấy. Từ trên những hang động này, ngài Ma Ha Ca Diếp đã triệu tập cuộc kết tập kinh điển lần thứ nhất dưới sự bảo trợ của vua A Xà Thế. Nơi này có động đá A Tu La, từ động này đi về phía Đông khoảng 60 lý sẽ đến thành phố Kussagara, có nghĩa là thành phố vua chúa của loại cỏ thơm. Đây chính là thủ đô của nước Ma Kiệt Đà. Những vị vua trước đã thành lập kinh đô tại đây. Xứ này sản xuất loại cỏ thơm rất tốt, và cỏ này là biểu tượng của sự may mắn. Những ngọn núi cao bao bọc thành phố như một tường thành kiên cố.Về phía Tây có một con đường nhỏ đi xuyên giữa núi. Về phía Bắc là con đường vượt trên triền núi. Thành rộng từ Đông sang Tây, nhưng lại hẹp về hước Bắc Nam. Chu vi thành khoảng 150 lý. Những tàn tích của thành nội có chu vi khoảng 30 lý. Những cây nguyệt tác dọc hai bên đường có bông hoa vàng óng ả, tỏa ra một mùi thơm đặc biệt. Về phía Bắc thành phố là một tháp. Chính nơi này Đề Bà Đạt ĐaA Xà Thế đã toa rập nhau để hãm hại Đức Phật. Phía Đông Bắc nơi này cũng có một ngôi tháp. Đây chính là nơi ngài Xá Lợi Phất lần đầu tiên được nghe ngài A Thuyết Thị (Asvajita) nói pháp nên sau đó tìm tới quy-y với Đức Thế Tôn. Về phía Bắc ngôi tháp này có một cái hồ rất sâu, bên bờ hồ có một cái tháp. Nơi đây Thắng Mật (Srigupta), một đệ tử của Ni Kiền Đà, đã thiết bị một hầm lửa âm mưu hại Phật. Thế nhưng Thắng Mật đã được Đức Thế Tôn độ và về sau cũng chứng được quả A La Hán. Phía Đông Bắc của kinh thành khoảng 14 hay 15 lý là Linh Thứu Sơn. Linh Thứu Sơn có hình như con chim và trên đó loài kênh kênh đã dùng làm nơi trú ngụ. Trong gần 45 năm hoằng hóa, Đức Phật thường về núi này thuyết giảng những giáo lý cao siêu. Vua Tần Bà Sa La đã cho lấp những hố sâu để làm con đường lên núi. Đỉnh núi chạy dài từ hướng Đông sang Tây và rộng từ Nam lên Bắc. Trên đỉnh có một tịnh xá bằng gạch, cửa thất quay về hướng Đông. Chính nơi đây Đức Phật đã giảng những bài kinh quan trọng của Phật giáo. Về phía Đông của tịnh xá là một tảng đá dài nơi Đức Phật dùng làm đường đi kinh hành. Kế bên tảng đá này là một tảng đá khác, cao khoảng 5 mét và rộng khoảng 10 mét. Đây chính là nơi Đề Bà Đạt Đa đã đứng để lăn đá xuống hãm hại Phật. Phía Nam nơi này có một ngôi tháp nằm bên dưới mỏm đá. Chính nơi này Đức Thế Tôn đã giảng kinh Pháp Hoa. Phía Nam của tịnh xá là một mỏm đá, có một ngôi nhà đá mà theo truyền thuyết, Đức Phật đã ngồi nhập định lúc Ngài còn là Bồ Tát trong một kiếp xa xưa. Phía Tây Bắc của ngôi nhà đá về phía trước là một tảng đá. Nơi đây A Nan đã bị ma vương làm sợ hãi. Theo truyền thuyết khi ngài A Nan nhập định tại đây, ma vương đã hiện hình làm chim kênh kênh vào giữa đêm tối trời, đậu trên tảng đá và cất tiếng kêu thảm thiết. Sau đó nhờ Đức Phật dùng thần lực đưa tay chẻ đôi mỏm đá và trấn an ngài A Nan và nói: ‘Con không cần phải sợ cái phép thuật của ma vương.’ Nhờ đó mà A Nan trụ tâm vào định trở lại dễ dàng. Hiện mỏm đá hình con chim và vết nứt của đá vẫn còn đó. Gần bên tịnh xá còn có một số các nhà đá, nơi ngài Xá Lợi Phất và những đại A La Hán khác nhập định. Phía trước hang động của ngài Xá Lợi Phất là một cái giếng đã cạn nước. Phía Đông Bắc của tịnh xá nơi giữa các mỏm đá là một tảng đá dài và phẳng. Đây là nơi Đức Phật dùng để phơi y áo. Bên hông tảng đá phơi y là một mỏm đá hãy còn in lại dấu chân Phật. Mặc dù bìa của dấu chân không còn rõ, nhưng chúng ta vẫn còn có thể nhận ra được. Trên đỉnh của ngọn núi về phía Bắc có một cái tháp. Từ đây Đức Phật đã nhìn xuống toàn xứ Ma Kiệt Đà và đã thuyết pháp xuyên suốt bảy ngày đêm. Phía Nam của cửa thành Bắc là ngọn núi Vipula. Theo truyền thuyết thì tại đây có 500 nguồn nước nóng, nhưng hiện giờ chỉ còn lại khoảng 10 suối mà thôi, một số ấm, một số lạnh, chứ không có suối nào nóng cả. Từ cửa thành Bắc đi khoảng một lý sẽ đến Trúc Lâm Tịnh Xá, nơi đây hiện còn những nền và tường của ngôi tịnh xá cũ với cửa hướng về phía Đông. Trong thời Như Lai còn tại thế, Ngài thường về trụ tại đây. Hiện vẫn còn một pho tượng Phật lớn bằng cỡ Ngài. Về phía Đông của Trúc Lâm Tịnh Xá là ngôi tháp do vua A Xà Thế dựng lên sau khi Thế Tôn nhập diệt. Sau khi vua A Dục của triều đại Khổng Tước (Maurya) lên ngôi, ngài cũng đã đến đây, mở tháp ra để lấy xá lợi và xây nhiều tháp khác để thờ. Hiện tháp vẫn tỏa ra một thứ ánh sáng kỳ diệu. Kế bên tháp xá lợi do vua A Xà Thế xây, còn một tháp khác chứa xá lợi của ngài A Nan. Theo truyền thuyết, khi ngài A Nan sắp sửa thị tịch, ngài đã rời khỏi xứ Ma Kiệt Đà để đi về Tỳ Xá Ly. Khi nghe tin hai nước đã tranh nhau cất quân đi giành xá lợi, ngài A Nan đã phân đôi thân mình, phần trên ở Tỳ Xá Ly, còn phần mình được vua của xứ Ma Kiệt Đà đem về xây tháp thờ. Không xa ngôi tháp này là nơi mà hai ngài Xá Lợi PhấtMục Kiền Liên đã dừng lại an cư. Phía Tây Nam của Trúc Lâm tịnh xá khoảng 5 lý, có một khu rừng trúc, giữa rừng là một ngôi nhà đá to do ngài Ca Diếp và 999 vị A La Hán đã kết tập kinh điển (không hiểu sao ngài Huyền Trang lại có 999, khác với con số 500 trong các kinh điển) sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn. Trước kia nơi này có những nền tường cũ, dấu tích nơi vua A Xà Thế đã xây đại sảnh cúng dường cho kỳ kết tập kinh điển lần thứ nhất.” Tại vùng này có năm ngọn núi, trong đó có núi Linh Thứu (Gijjakutta), nơi Đức Phật thường tới giảng kinh. Tuy khoảng cách không xa, nhưng đường sá gồ ghề xấu xí nên đoàn chúng tôi phải mất trên hai giờ đồng hồ mới đến được Vương Xá. Từ Vương Xá, đi thêm 12 cây số nữa là đến núi Linh Thứu. Bây giờ phương tiện lên núi đã được cải tiến bằng dây cáp điện do người Nhật thiết bị, đi nhanh và khỏe hơn thời Đức Phật nhiều, thế mà chúng tôi vẫn cảm thấy mệt. Càng nghĩ càng thấy cảm kích Đức Phật, thời đó phương tiện duy nhất chỉ là đôi chân, thế mà Ngài đã đặt bước đi khắp các vùng Bắc Ấn. Nhờ dây cáp điện mà mọi người đều lên đến đỉnh Kỳ Xà Quật một cách nhanh chóng. Lên đến đỉnh Kỳ Xà Quật, phải đi bộ một đoạn nữa mới đến Tháp Hòa Bình. 
 
 


Tháp Hòa Bình Trên Đỉnh Kỳ Xà Quật

thientructieuduky-02-22

(Cổng vào Tháp Hòa Bình trên đỉnh Kỳ Xà Quật)

thientructieuduky-02-23

(Tháp Hòa Bình Shanti trên đỉnh Kỳ Xà Quật)

thientructieuduky-02-24

(Quang cảnh trên đỉnh Kỳ Xà Quật)

Vào năm 1978 phái Nhật Liên Tông của Nhật đã cho xây dựng ngôi tháp Hòa Bình to lớn sừng sững trên đỉnh núi Kỳ Xà Quật, để cầu nguyện cho nhân loại luôn sống trong hòa bình an lạc và hạnh phúc. Ngọn tháp hình bán cầu thật đẹp, chóp tháp cao 38 mét, đường kính 144 mét, mái vòm 72 mét, toàn tháp cao 125 mét. Tháp có năm tầng, bên trong có thờ xá lợi của Đức Phật. Bên ngoài vòng tường Tháp có các tôn tượng bằng vàng lay lát vàng, các tượng Phật Đản Sanh, Phật Thành Đạo, Phật Chuyển Pháp Luân, và Phật Nhập Niết Bàn...Xung quanh tháp có đường kinh hành hình trôn ốc, lót đá cẩm thạch trắng sạch sẽ và tươi mát, nên dù trời nắng gắt, chúng tôi lại đi chân không mà vẫn cảm thấy mát chân. Phía sau tháp là một chánh điện, lúc nào cũng có người túc trực, vừa đánh trống vừa niệm câu “Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.”Người Nhật đã chọn đỉnh Kỳ Xà Quật để xây tháp Hòa Bình thật là đúng ý nghĩa của nó, vì từ đàng xa người ta có thể thấy được mô tháp khổng lồ này. 

Mẫu tháp “Hòa Bình” này được người Nhật cho xây tại nhiều Thánh tích khác trong vùng Bắc Ấn Độ. Đây là nét độc đáo của người Nhật, vì bất cứ nơi đâu họ cũng đều xây tháp theo kiểu kiến trúc này. 

Gần tháp Hòa Bình là một ngôi chùa Nhật Bản, được người Nhật xây ngay trên nền tháp cũ của vua A Xà Thế. Chùa được Đại Đức Nichi Dastu Fujai xây dựng vào năm 1978. Bến trong chùa tôn trí các tượng Phật rất mỹ thuật. Đặc biệt tiếng trống tại chùa này được đánh lên liên tục để cầu nguyện cho hòa bình thế giới

Sau khi tụng một thời kinh cầu an, Hòa Thượng hướng dẫn đoàn đi nhiễu quanh tháp, rồi cả đoàn cùng đi bộ lên núi Linh Thứu. Từ đỉnh Kỳ Xà Quật qua núi Linh Thứu không xa lắm, chỉ mất khoảng 30 phút đi bộ. Chính nơi đây, khi Đức Phật còn tại thế, vua Bình Sa Vương đã cho xây dựng một con đường ngoằn ngoèo từ chân lên đến đỉnh núi. Ngày nay con đường ấy được xây lại với các bậc cấp bằng xi măng và hai bên đều có cây to tỏa bóng mát, nên việc đi lại cũng dễ dàng, tuy nhiên, đối với các cụ già thì thật là vất vả. Người Nhật đã xây chiếc cầu Linh Sơn nối liền núi Kỳ Xà Quật và Linh Thứu. Đây cũng chính là nơi đánh dấu chỗ vua Tần Bà Sa La bước xuống ngựa, đích thân đi bộ lên hương thất thăm viếng Đức Phật. Thời Đức Phật còn tại thế, vua Bình Sa Vương đang cai trị vương quốc Ma Kiệt Đà đã cho xây hai lớp tường rào bao bọc thành Vương Xá. Lớp bên trong bao bọc nội điện, nơi vua và hoàng gia trú ngụ. Lớp bên ngoài bao bọc toàn thành nơi trú ngụ của đình thần. Thời ngài Phật Âm (Buddhaghosa) thì dân chúng thành Vương Xá đã lên đến 18 triệu. Tuy nhiên, đến đời vua Udyin, vị vua nối ngôi vua A Xà Thế, đã cho dời kinh đô về Pataliputra (ngày nay là Patna, thủ phủ của bang Bihar), bên cạnh một dòng sông với đất đai phì nhiêu màu mỡ, nên kể từ đó vị thế của thành Vương Xá không còn nữa. Vào thế kỷ thứ ba trước Tây Lịch, vua A Dục cho dựng tháp và trụ đá tại đây để tưởng niệm Đức PhậtTăng đoàn của Ngài.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/07/2013(Xem: 13431)
21/07/2013(Xem: 13418)
21/07/2013(Xem: 14508)
08/12/2010(Xem: 45456)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :