Duy thức tông Đại thừa bách pháp - Chuyên đề I & II

20/10/20194:42 SA(Xem: 8736)
Duy thức tông Đại thừa bách pháp - Chuyên đề I & II

DUY THỨC TÔNG 
ĐẠI THỪA BÁCH PHÁP
mahāyāna-śatadharma
CHUYÊN ĐỀ I & II

blankhttps://youtu.be/ICKCd5fDZeY
https://youtu.be/gzrAlERYEfo


NGUỒN THAM DẪN: THÀNH DUY THỨC LUẬN

(Bản Việt, HT. Tuệ Sỹ dịch)

 Thích Phước Nguyên

TRÍCH YẾUGIẢI THÍCH

I. Tâm pháp (cittadharma)

1. Nhãn thức, cakṣur-vijñana: nhận thức mắt (thức con mắt)

2. Nhĩ thức, śrotra-vijñana: nhận thức tai

3. Tỉ thức, ghrāṇa-vijñana: nhận thức mũi.

4. Thiệt thức, jihvā-vijñāna: nhận thức lưỡi.

5. Thân thức, kāya-vijñana: nhận thức thân.

6. Ý thức, mano-vijñana: thức của ý (quy tắc tatpuruṣa)

7. Mạt-na thức, manas-vijñana: thức là ý, thức tức ý; kliṣṭa-manas: ý nhiễm ô.

8. A-lại-da thức, ālaya-vijñāna: căn bản thức, tàng thức, dị thục thức, nhất thiết chủng thức.

II. Tâm sở hữu pháp (caitasikadharma): các pháp hệ thuộc tâm.

A Biến hành (sarvatraga): đi khắp nơi, có mặt phổ biến.

9. Xúc, sparśa: xúc chạm, phát sinh bởi tập hợp căn-cảnh-thức.

10. Tác ý, manaskāra: sự vận dụng của tâm.

11. Thọ, vedanā: sự cảm thọ, cảm nghiệm tùy theo xúc.

12. Tưởng, saṃjñā: tập hợp khái niệm, ấn tượng.

13. Tư, cetanā: sự cố ý của tâm, ý chí.

B Biệt cảnh (viṣayasya): hạn định trong đối tượng cá biệt.

14. Dục, chanda: sự hy vọng mong cầu, sở y của tinh tấn.

15. Thắng Giải, adhimokṣa: sự xác quyết đối tượng.

16. Niệm, smṛti: sự ghi nhớ rõ ràng đối tượng (tâm minh ký tính)

17. Định, samādhi: tâm tập trung trên một điểm (tâm nhất cảnh tính, tâm nhất thú)

18. Tuệ, prajñāsự tư duy tuyển trạch, phân tích, thẩm sát

C Thiện (kuśala)

19. Tín, śraddha: sự tin nhận, bản chất là tịnh (trừng tịnh).

20. Tàm, hrīr: sự tự trọng, tôn trọng điều thiện.

21. Quý, apatrapā, sự sỉ diện, sợ hãi điều ác.

22. Vô tham, alobha: không tham đắm

23. Vô sân, adveṣa: không sân giận.

24. Vô si, amoha: không si ám.

25. Tinh tấn, vīrya: sự nỗ lực tích cực

26. Khinh an, praśrabdhi: tính linh hoạt dễ sử dụng

27. Bất phóng dật, apramāda: không buông tuồng,

28. Hành xả, upekṣā: trạng thái quân bình của tâm đối với sự sinh diệt các hành

29. Bất hại, ahiṃsā: không gia hại, sự đồng cảm (bi mẫn).

D Phiền não (kleśa)

30. Tham, raga: rañj: rajati: sự nhuộm màu, sự kích thích.

31. Sân, pratigha: prati-han: pratihanti, “nó tấn công, phòng ngự, chống đối”.

32. Si, mūḍhi: sự si ám, vô tri.

33. Mạn, māna: sự thổi phồng, lạm phát tự ngã.

34. Nghi, vicikitsā: hoài nghi, do dự.

35. Tà kiến, mithyā-dṛṣṭi: kiến giải sai lầm, thiên lệch.

E Tùy phiền não (upakleśa): phiền não phái sinh, cơ địa tiểu phiền não

36. Phẫn, krodha: thịnh nộ, phát lời mắng chửi, cáu giận, tức giận.

37. Hận, upanāha: oán thù.

38. Phú, mrakṣa: ngụy thiện, đạo đức giả, che dấu tội lỗi.

39. Não, pradāśa: sự đối nghịch, đối kháng.

40. Tật, īrṣyā: ganh tị, ghen ghét.

41. Xan, mātsarya: xan lận, keo kiệt, bủn xỉn.

42. Cuống, māya: lường gạt, khi cuống, huyễn ngụy, lừa dối, gian trá, mưu gian, lừa đảo.

43. Siễm, śāṭhya: siểm khúc, giả dối quanh co, thủ đoạn làm mà mắt, gây ảo giác.

44. Hại, vihiṃsā: bạo hành, gây thiệt hại, khủng bố, đe dọa.

45. Kiêu, mada, cuồng ngạo, thác loạn, kiêu dật.

46. Vô tàm, āhrīrkya: không tự trọng, không tôn trọng điều thiện.

47. Vô quí, anatrapāpya: không sỉ diện, không sợ hãi điều ác.

48. Trạo cử, uddhata: chỉ trạng thái bồn chồn, trạng thái bị kích động, bứt rứt, rối rắm, không an tĩnh, giao động.

49. Hôn trầm, styāna: tính chất không linh hoạt, sự đông cứng, trì trệ, trơ lì như đá, khó uốn nắn, khó sử dụng.

50. Bất tín, āśraddhya: không có sự tin nhận.

51. Giải đãi, kausīdya: lười nhác, không nỗ lực.

52. Phóng dật, pramāda: buông tuồng, lơ đễnh.

53. Thất niệm, muṣitā smṛti: không ghi nhớ đối tượng, niệm ô nhiễm.

54. Tán loạn, vikṣepa: tâm bị trôi nổi, phân tán, không tập trung

55. Bất chánh tri, saṃprajanyañ: nhận thức sai lầm, không biết rõ điều thiện, điều ác.

F Bất định (aniyata)

56. Hối, kaukṛtya, ố tác, truy hối về việc đã làm.

57. Thùy miên, middha: tính chất co rút, rút gọn của tâm, trạng thái mơ màng, dã dượi, diễn tả trạng thái lờ đờ, hoặc dửng dưng.

58. Tầm, vitarka: suy tầm, thô

59. Tứ, vicāra: bám sát theo đối tượng, tế

III. Sắc pháp (rūpadharma)

60. Nhãn, cakṣu

61. Nhĩ, śrota

62. Tỉ, ghrāṇa

63. Thiệt, jihvā

64. Thân, kāya

65. Sắc, rūpa

66. Thanh, śabha

67. Hương, gandha

68. Vị, rasa

69. Xúc, sparṣṭavya

70. Pháp xứ sở nhiếp sắc, dharmāyatana-paryāpannam...rūpam

(các đối tượng của thức):

cực lược sắc, abhisaṃkṣepika, cực nhỏ

cực huỳnh sắc, abhyavakāśika, cực xa

thọ sở dẫn sắc, samādānika, sinh khi thọ giới

định sở sinh trụ tại sắc, vaibhūtvika, do định sinh.

IV.- Tâm bất tương ưng hành pháp (cittaviprayukta-saṃskāradharma)

71. Đắc, prāpta: chất keo kết dính hai sự thể, hoạch và thành tựu.

72. Mạng căn, prāṇa: tuổi thọ

73. Chúng đồng phần, nikāyasabhāga: tính đồng loại.

74. Dị sinh pháp, visabhāga: dị sinh phần, tính không đồng loại

75. Vô tưởng định, asaṃjñāsamāpatti.

76. Diệt tận định, nirodhasamāpatti

77. Vô tưởng quả, asaṃjñika

78. Danh thân, nāmakāya

79. Cú thân, padakāya

80. Văn thân, vyañjaṇakāya

81. Sinh, jāti

82. Trụ, sthitī

83. Lão, jāra

84. Vô thường, anityā

85. Lưu chuyển, pravṛtti

86. Định dị, pratiniyama: hay định biệt, quy luật giới hạn cá biệt, hạn định cái này với cái khác.

87. Tương ưng, yoga

88. Thế tốc, jāva

89. Thứ đệ, anukrama

90. Phương, deśa

91. Thời, kāla: thời tính, thời gian.

92. Số, saṃkhyā: tính đếm.

93. Hòa hợp tính, sāmagrī: tính chất kết dính, cố kết như keo

94. Bất hòa hợp tính, a-sāmagrī: tính chất không kết dính.

V. Vô vi pháp (asaṃskṛtadharma)

95. Hư không, ākāśa: tính chất không cản ngạn của không gian.

96. Trạch diệt, pratisaṃkhyā-nirodha: diệt do tư trạch, do tư duy thẩm sát

97. Phi trạch diệt, apratisaṃkhyā-nirodha: diệt không do tư trạch.

98. Bất động diệt, āniñjya: diệt do bất động.

99. Tưởng thọ diệt, saṃjñā-vedayita-nirodha: diệt tưởng và thọ.

100. Chân như, tathatā: như như tính.

Phước Nguyên.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/10/2016(Xem: 9502)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.