Ăn chay niệm mặn

07/12/20144:17 CH(Xem: 12499)
Ăn chay niệm mặn

ĂN CHAY NIỆM MẶN

Nguyễn Mạnh Hùng

anchayraudauAnh bạn tôi ra Hà Nội thăm. Sau mấy ngày bên nhau, anh hỏi tôi “Thầy Hùng ăn chay trường chứ”. Tôi bảo không. Anh ngạc nhiên. Anh nhìn thôi như nhìn người ngoài hành tinh.

Nhớ lại, ngày xưa, có lần được một quý thầy mời vào chùa ăn chay. Bày lên bàn là cỗ long trọng, nhiều món. Nào là đùi quà quay, gà xé phay, tôm hấp, rồi thịt bò bít tết…. Dĩ nhiên tất cả là đồ chay được làm từ đậu phụ và rau củ quả. Tôi giật mình.

Ở một số quán ăn chay ngoài đời người ta cũng chế ra một số món ăn chay nhưng tên mặn. Có lẽ đó là phương tiện để lôi kéo mọi người cùng ăn chay. Có cả nước mắm chay. Thực ra khách hàng đến ăn tại những nhà hàng chay này là những người không phải là Phật tử, chưa có hiểu biết về ngũ giới nên mới vậy.

Quay lại câu chuyện chay mặn, ngày xưa Đức Phật không có bắt ăn chay. Khất thực thì ai cho gì ăn đó. Tam tịnh nhục được phổ biến rộng rãi mà ai cũng biết (trong đó có tôi và bạn) rằng nếu không nghe, không thấy con vật bị giết chết, không nghi con vật đó vì mình mà chết thì có thể được ăn. Với những ai ẩn tu trong rừng thì còn 2 loại thực phẩm nữa là nếu như con vật bị các con thú khác giết chết, ăn thừa và bỏ lại thì có thể ăn. Cũng vậy nếu con thú bị chết do tai nạn thì cũng có thể ăn được. Chúng ta không sát sinh là để tỏ lòng từ bi, yêu thương mọi chúng sinh. Chúng ta không trực tiếp sát sinh và không khuyến khích kẻ khác sát sinh và giết hại. Tất cả là vì lòng từ bi.

Chúng ta ăn chay tức ăn thực vật. Đây là cách rất tốt để bảo vệ mạng sống của kẻ khác. Nếu chúng ta yêu thương được con gà, con bò, con cá, con trâu thì dĩ nhiên ta yêu thương những con vật gần ta như chó và mèo. Và dĩ nhiên chúng ta yêu thương con người. Người với người sống để yêu nhau mà.

Đức Phật dạy “tâm làm chủ các pháp”. Càng ngẫm tôi càng thấy hay và quá đúng. Có lần một bà mẹ hỏi tôi rằng chị dẫn con đi câu cá nhựa ở công viên có sao không. Tôi giật mình. Hóa ra chị ta vẫn chưa hiểu kỹ về giới thứ nhất – sát sinh. Việc câu cá nhựa làm cho cháu bé vui thú. Vui thú với cảnh bắt được cá, câu được cá. Cái này có khi còn nguy hiểm hơn câu cá thật.

Thế này nhé, nều như anh A nhà không có gì ăn, anh phải đi bắt cá về ăn hay bán đi mua gạo. Anh làm việc này vì miếng cơm, để tồn tại. Anh bắt cá mà thương con cá. Rõ ràng tâm của anh hơn hẳn tâm của mẹ con chị phụ nữ dẫn nhau đi câu cá nhựa.

Con hổ khi no không bao giờ tấn công con mồi. Con sư tử hung dữ vậy nhưng khi no bụng, thấy ta đi qua cũng dửng dưng. Con rắn, con trăn ít khi tự nhiên tấn công ta, trừ khi chúng thấy bị de dọa. Rõ ràng tâm của họ có khi còn thiện hơn ta, còn sáng hơn ta – con người. Họ ăn thịt là vì bản năng sinh tồn. Còn ta?

Có nhiều người ăn thịt gà và tấm tắc khen ngon. Có người ăn thịt bò mà mê mẩn. Thử hỏi, nếu như có loại động vật khác, rất to, rất mạnh, bắt ta và ăn thịt. Đã vậy còn khen ngon. Bạn nghĩ sao?

Chúng ta thà ăn mặntâm thanh tịnh, ăn để sống để nuôi tấm thân này còn hơn ăn chay mà tưởng tượng ra đang ăn cá, ăn bò, ăn dê, ăn lợn. Tôi luôn chia sẻ với những ai đang ăn mặn rằng, trước khi ăn nên sám hối, nên xin lỗi con vật mà mình ăn. Rằng đây là vì phải ăn để nuôi tấm thân. Và cũng nên nguyện tu tậphồi hướng công đức cho họ để họ được siêu về cõi lành.

Tự nhiên tôi nhớ dến câu nói của Henry Drummond "Hãy nhìn lại cuộc đời mình trong những giờ phút kiên gan chống chọi với nghịch cảnh, bạn sẽ thấy rằng: những khoảnh khắc bạn sống thực sự là những lúc bạn làm điều gì đó bằng tình yêu.". Khi ăn hãy nhớ đến những khó khăn của người nuôi trồng. Khi ăn nên nghĩ đến những sinh mạng đã hy sinh đẻ mình được sống. Nên học yêu thương. Nên thực hành yêu thương mỗi ngày, mỗi giờ, trong mỗi hành động, tại từng bữa ăn.

Cá nhân tôi không bao giờ ăn các món chay giả mặn. Như vậy là ta ăn chay niệm mặn rồi. Niệm mới thật sự quan trọng chứ ạ. 

Tôi luôn nghĩ, gọi ăn mặn là không đúng. Lẽ ra nên gọi là ăn mạng, tức ăn mạng sống. Tôi cũng lại nghĩ gọi là ăn chay cũng hay, nhưng nên đổi thành ăn lạt. Ăn lạt hoặc là ăn nhạt. Mà ăn lạt tức an lạc. Nếu ăn chay tất có an lạc, có bình an.

TS Nguyễn Mạnh Hùng

TGĐ Công ty sách Thái Hà

BÀI ĐỌC THÊM:
Đi Nghe Buổi Thuyết Trình Về Ăn Chay Của Bác Sĩ Jérôm Bernard-pellet. (Hoang Phong dịch)
Làm thế nào có thể vừa quảng bá lòng từ bi lại vừa giết súc vật để ăn (Hoang Phong dịch)
Pháp Sư Tinh Vân Giảng Về Những Điều Tâm Đắc Qua Việc Ăn Chay (Thoại Tu Dịch)


tinhvandaisu
Hòa Thượng Tinh Vân

Lý Tinh Ngọc: Nhiều thực phẩm chay cũng được chế tạo thành những hình dáng giống như Gà, Vịt, Cá v.v… Đối với cách thức ăn chay như thế, Pháp sưý kiến gì không?

Pháp sư: Với những người đem thực phẩm chay chế thành hình dáng như những thực phẩm tanh (mặn), trước kia tôi từng cảm thấy rất khó chịu. Vì tôi cho rằng ăn chay chính là nuôi dưỡng lòng từ bi, nếu chúng ta ăn chay nhưng tâm luôn nghĩ đến mùi tanh (mặn) thì không thể xem là rốt ráo được. Cho nên mỗi lần nhìn thấy trên bàn bày những thứ như Gà chay, Vịt chay, Vi cá chay, Thịt chay, Chân Giò hun khói chay, Cá Quả chay v.v… tôi đều từ chối không ăn. Thế nhưng một hôm, tôi thấy hàng tín đồ ăn những thức ăn ấy với vẻ thích thú, bỗng tôi nghĩ: khoảng thời gian của người sơ cơ bước chân vào cửa Phật có lẽ họ chưa thể bỏ đi thói quen cũ, cho nên mới có nhu cầu nầy, chỉ cần trong lòng họ không có các loại Gà, Thịt hay Cá thì tốt rồi, cớ gì phải ghét bỏ chúng nhỉ?

Vì thế, chúng ta không nên để ý đến cách thức bày biện như thế làm gì. Tuy nhiên, một số thức ăn chay tạo bởi những mùi vị tanh quá mức thì chúng ta không nên dùng. 

Trích đoạn từ:

Pháp sư Tinh Vân giảng về 
NHỮNG ĐIỀU TÂM ĐẮC QUA VIỆC ĂN CHAY
Pháp sư Tinh Vân nhận lời mời phỏng vấn của người dẫn chương trình nổi tiếng Lý Tinh Ngọc 
đài truyền hình vệ tinh Nhân Gian.


quandiemveanchaycuadaophat-biaHỎI
Tôi thấy một số món ăn chay trong các tiệm ăn và đôi khi cả trong một vài chùa, có hình thức các con vật và tên gọi giống y như các món mặn, thí dụ như: "cá chiên, cá hấp, thịt quay bánh hỏi, tôm xào chua ngọt.. v..v..". Nếu tâm còn thèm ăn các món mặn thì ăn quách đồ thật còn hơn là giả dối như vậy. Đạo Phật nói trực tâmđạo tràng cơ mà?

ĐÁP Đây là một câu hỏi có nội dung phức tạp, có thể chia ra làm bốn phần: (1) Món ăn chay giả thịt cá bán tại các chùa (2) Món ăn chay giả thịt cá bán tại các tiệm (3) Ăn chaylý do sức khỏe, và (4) Người ăn chay chỉ vì có lòng thương súc sinh, không liên quan đến tu tâm theo Phật giáo.

Món ăn giả thịt cá tại các chùa: 

Đức Phật dạy rằng "Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh", "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành", chữ chúng sinh ở đây là chỉ tất cả mọi loài động vậtcảm giác, chứ không chỉ riêng loài người.

Cửa chùa là nơi truyền bá đạo Phật, tu sĩ ở chùa là Trưởng tử Như Lai, đem chánh pháp dạy chư Phật tử. Một trong những lời dạy quan trọng, cốt tủy của Đức Phật là phải dùng tâm bình đẳng để đối xử với mọi loài, cả người lẫn vật. Vậy thì chúng ta không nên tạo thói quen xấuthản nhiên nhìn hình ảnh con cá con tôm nằm cong queo giữa đĩa nước xốt, hoặc cầm muỗng, đũa xắn cắt con cua, con gà, dù chúng chỉ là giả.

Ngoài ra chư vị nào đã thọ Bồ Tát Giới thì đừng quên là, khác với giới Thanh Văn, chỉ ràng buộc trong một kiếp ngườichỉ phạm khi có hành động, giới Bồ TátTâm Giới, chỉ khởi tâm phạm, chưa hành động, là phạm giới rồi. Vậy thì chư vị CưBồ Tát Giới chỉ cần nghĩ là : "Ăn con tôm rang muối này ngon quá", dù là tôm giả, tâm của quý vị khởi niệm muốn ăn, là phạm giới rồi.

Món ăn giả thịt cá tại các nhà hàng.

Về các nhà hàng dùng tên giả để gọi các món ăn chay thì chúng ta nên cảm thông rằng họ làm thương mại, họ cần có những phương pháp lôi cuốn khách hàng, là những người đã quen ăn thịt cá nay chuyển sang ăn chay. Nếu món nào cũng chỉ dùng tên vật liệu để gọi thì chỉ còn là: nấm xào rau, đậu om, rau luộc, rau kho..v..v.., rất ít món, khó lôi cuốn khách hàng.

Dầu sao, thực khách khi ăn một món giả, cứ nghĩ đến một con thật đã thoát chết thì lòng từ bi cũng đang tăng trưởng rồi đó.

Ăn chaylý do sức khỏe:

Nhóm người này tránh ăn thịt động vật vì thấy rằng thịt động vật mang đến nhiều chất độc và bệnh tật. Đối với họ, lý do ăn chay hoàn toàn vị kỷ. Nếu một mai khoa học tìm ra rằng ăn vẩy rồng, gân cọp sẽ khỏe mạnh sống lâu, thì họ sẽ lại hỳ hục đi săn rồng, săn cọp. Tuy nhiên, dù mục tiêu ăn chay của họ vị kỷ, không vì loài vật, nhưng phó sản của nó lại vô tình cứu loài vật bớt chết (có nghĩa là bớt bị sản xuất ra để rồi phải sống tù tội và chết đau đớn), và cũng giúp cho dòng nghiệp lực sinh tử tử sinh của họ bớt nợ máu. Cho nên, đối với nhóm người này, món ăn giả nếu có làm cho họ cảm thấy hấp dẫn, thích ăn, bớt thèm thịt, thì vẫn có ích lợi cho cả phiá người và vật.

Ăn chay vì lòng thương loài vật:

Nhóm này thuộc đủ mọi thành phần tôn giáo và không tôn giáo. Họ tránh ăn thịt chỉ vì lòng thương xót loài vật, không nỡ đóng góp thêm vào nỗi thống khổ của cuộc sống đầy đau thương, bị hành hạ, trà đạp, đánh đập, sống chen chúc, bị ép cho đẻ nhiều rồi chia rẽ mẹ con, trước khi chết còn bị sống những ngày kinh hoàng trên những chiếc xe chuyên chở khổng lồ, đói khát, dồn ép trong một trạng thái thần kinh rất là khủng khiếp, rồi bị lùa vào hành lang dẫn đến lò sát sinh, để nghe thấy những tiếng thét thất thanh trong giây phút dẫy chết. 

Do được thấy tận mắt, hay coi phim, hoặc xem sách báo, tâm những người này đã chuyển, họ cảm thấy ăn thịt là kéo dài những nỗi thống khổ cho loài vật, cũng là những sinh vật có đầy đủ tình cảm, xúc động v..v.. như con người. Nhóm người này ăn chay dễ dàng và còn cổ động mọi người ăn chay để toả rộng lòng nhân từ ra khắp nơi. Điển hình nhóm này là những hội viên hội PETA (People For The Ethical Treatment of Animals). Đối với họ khi nhìn tôm thịt cá giả trên bàn, thì họ cũng cảm thông với những người đang từ từ chuyển hướng sang ăn chay, và mừng rằng một con tôm, con cá, con gà giả trên bàn ăn là đã cứu một con tôm, con cá, con gà thật khỏi chết. Cho nên, nhóm người này rất ủng hộ những tiệm ăn chayhoan nghênh những con tôm cá giả, gà giả trên bàn ăn. Họ quan niệm rằng: "nếu như tật xấu ăn thịt cá đã bám rễ sâu xa trong óc con người, thì những món chay giả mặn đã cứu những con vật thật".


Trích đoạn từ:

Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
QUAN ĐIỂM VỀ ĂN CHAY CỦA ĐẠO PHẬT
Tâm Diệu
Nhà xuất bản Phương Đông TP. HCM 2010




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/01/2014(Xem: 17340)
12/04/2018(Xem: 18873)
18/01/2011(Xem: 88478)
03/03/2014(Xem: 12728)
27/10/2015(Xem: 20796)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.