Ăn Chay Để Bảo Vệ Môi Trường Sống

23/09/201012:00 SA(Xem: 74045)
Ăn Chay Để Bảo Vệ Môi Trường Sống

ĂN CHAY ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG

Có rất nhiều người rất muốn bảo vệ môi trường, nhưng họ không biết làm thế nào là tốt nhất. Vì với người dân thì kêu gọi nhà máy ngừng thải khí nhà kính là không thể, mà cũng không thể làm cho xe trên đường ngừng chạy. Với nhiều người thì đi xe buýt hay xe đạp là rất khó vì lý do khoảng cách và công việc. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể làm gì đó thật thiết thực để bảo vệ hành tinh này. Trước hết chúng ta hãy xem tình hình cấp bách của Trái Đất chúng ta.

anhchay-moitruong-001Tình hình Trái Đất

Việc nóng lên toàn cầu không còn là vấn đề của mấy trăm năm sau, mấy chục năm sau mà là vấn đề cấp bách ngay bây giờ. Quan niệm bảo vệ môi trường cho con cháu chúng ta đã lỗi thời, hãy lo cho chính bạn đi. Thiên tai xảy ra mọi nơi, ngày càng nhiều, ngày càng dữ dội. Không cần nói nhiều, chúng ta có thể dễ dàng biết được chỉ trong vài năm gần đây thôi đã có biết bao người chết, bao nhiêu thành phố bị phá hủy. Thiên tai liên tiếp xảy ra không ngừng. Theo dự đoán của các nhà khoa học thì với tốc độ băng ở Bắc cực tan chảy nhanh chóng như hiện nay thì tới mùa hè năm 2012 sẽ không còn băng ở Bắc cực nữa. Nguyên nhân do khí CO2 làm nóng lên toàn cầu. 19% khí được thải ra từ ống khói nhà máy, 15,5% do khói xe hơi, tàu thủy, máy bay. 18% là do ngành sản xuất chăn nuôi. Ngành chăn nuôi thải ra nhiều khí CO2 hơn so với tất cả khói xe, tàu, máy bay trên toàn thế giới này thải ra.

Tác hại và sự lãng phí của ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi lãng phí nhiều nước nhất, thải ra khí nhà kính gần nhiếu nhất, ô nhiễm nhất, kém hiệu quả nhất. Để sản xuất 1kg thịt, cần phải tiêu hao 10kg thực phẩm, 15000 lít nước. Để có 1 lít sữa, cần 990 lít nước. Năng lượng để sản xuất 1kg thịt có thể cho 1 bóng đèn 100kW cháy trong 3 tuần. Sản xuất 1kg thịt sẽ thảy ra 36,4kg CO2 bằng khí thải ra của 1 xe hơi chạy 155km. Mà trên thế giới có gần 20 tỉ gia súc. 38% lương thực trên thế giới không phải cho người ăn mà cho gia súc ăn. Mỗi ngày có 25.000 người chết vì đói, và tình trạng này sẽ còn nhiều hơn nữa nếu thiên tai cứ xảy ra liên tục. Vậy mà chúng ta phải chia 38% lương thực của chúng ta cho gia súc ăn. 30% diện tích đất là cho gia súc. 33% ruộng đất dùng để sản xuất lương thực cho gia súc. Con người phải chia nguồn lương thực, nguồn nước, đất đai cho gia súc trong khi gần 1 tỉ người trên thế giới sống trong cảnh nghèo đói, không đủ nước sạch sinh hoạt. Để có thêm nhiều diện tích chăn nuôi, con người đốt rừng, mở thêm nông trại. 18% khí nhà kính là do đốt rừng. 20% nông trại trên thế giới bị thoái hóa, không thể trồng trọt được nữa. Khi diện tích rừng bị thu hẹp dẫn đến rất rất nhiều vấn đề nghiêm trọng khác nữa như phá hủy sinh thái, lũ lụt, hạn hán, nhiều động vật bị tuyệt chủng, xói mòn, …

anhchay-moitruong-002Tại sao ăn thịt không tốt cho sức khỏe

Thịt mang tính axit, khi được hấp thụ vào cơ thể làm cơ thể mang tính axit. Để trung hòa tính axit của thịt, cơ thể lấy canxi trong xương dẫn đến bệnh loãng xương. Môi trường axit còn là môi trường sinh sống của tế bào ung thư. Hấp thụ nhiều thịt làm tăng cholesterol, dư thừa năng lượng dẫn đến bệnh tim mạch, béo phì. Theo điều tra trên thế giới thì những quốc gia có người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư, béo phì nhiều nhất là những nước châu Âu và châu Mỹ. Những nước lấy thịt và sữa làm nguồn thực phẩm chủ yếu. Ở Trung Quốc, ngày trước người dân còn nghèo nên người dân lấy rau và ngũ cốc làm thức ăn chủ yếu, thức ăn thịt ít. Kinh tế ngày càng phát triển, người dân ăn thịt nhiều hơn. Theo số liệu thì sức khỏe của người Trung Quốc không những không tăng lên mà tỉ lệ các bệnh như tiểu đường, ung thư, béo phì, tim mạch,… tăng lên nhanh chóng. Cũng do ăn thịtcon người phải chết do ăn phải gà, vịt bị cúm, heo tai xanh, bò điên,… Còn nhiều, nhiều lắm những tác hại của thịt. Xét về nhân đạo thì con người nuôi dưỡng những con thú trong chuồng rồi giết đi để ăn thịt. Những con vật cũng là một sinh vật như chúng ta. Việc nuôi dưỡng cho lớn rồi giết thịt có khác gì bà phù thủy trong truyện dỗ béo con nít rồi ăn thịt. Con người chúng ta, ngay cả chính bạn có khác gì những kẻ ăn thịt độc ác, tàn nhẫn.

Tác dụng của việc ăn chay

anhchay-moitruong-003Ăn chay có lợi gì? Trong những cách bảo vệ môi trường thì ăn chayphương pháp đứng đầu. Là một người dân bình thường làm sao có thể làm các ống khói nhà máy ngưng thải khói, làm sao có thể giảm bớt xe trên đường. Việc ăn chay ngoài việc bảo vệ sức khỏe chính bản thân người ăn chay. Nó còn là cách tốt nhất mà một người có thể làm ngay để bảo vệ môi trường sống. Ăn chay tức là không còn ăn thịt. Mỗi 1kg thịt không ăn, chúng ta đã tiết kiệm được 36,4kg CO2. Ngành chăn nuôi phát triển nhiều như vậy cũng vì lòng tham ăn thịt của con người. Nếu không có cầu thì cung cũng biến mất. Chúng ta sẽ không phải tốn 38% lương thực của chúng ta. Đất đai trên thế giới có đủ để nuôi sống tất cả người trên thế giới nếu không có ngành chăn nuôi. Hãy ăn chaysức khỏe của bạn, gia đình bạn, tương lai con bạn, sự sống của bạn, cho hệ sinh thái, cho nguồn nước bạn đang dùng, cho bầu không khí bạn đang thở, cho mẹ Trái Đất thân yêu của chúng ta.

Việc ăn chayViệt Nam có những vấn đề khó khăn nào?

Rất khó!

Thứ nhất, rất nhiều người hiểu lầm rằng ăn chay là thiếu chất, là không đủ năng lượng làm việc. Điều này thật sai lầm. Khoa học chứng minh rằng nguồn dinh dưỡng thực vật không những không thua thịt về năng lượng, dinh dưỡng mà còn tốt hơn rất nhiều cho sức khỏe. Vì nhiều người ăn chay ở VN ăn không đúng cách, chỉ ăn một vài loại thức ăn trong thời gian dài dẫn đến thiếu chất. Từ đó mà sức khỏe không tốt. Nếu chúng ta biết kết hợp hợp lý nhiều loại rau quả và ăn uống đầy đủ thì còn tốt hơn rất rất nhiều so với thịt.

Thứ hai, có nhiều thức ăn chay chế biến sẵn. Và để làm cho thức ăn chay ngon như thức ăn mặn, người ta thường để nhiều bột ngọt và dầu mỡ hơn. Điều này làm chúng ta không có thiện cảm tốt với thức ăn chay.

Thứ ba, đa số người dân chúng ta đều ăn thịt. Ra ngoài đường, rất nhiều nơi bán thức ăn. Nhưng số lượng tiệm bán đồ chay rất ít. Nguồn nguyên liệu để chế biến món chay và các món ăn cũng không phong phú và nhiều như thịt cá.

Thứ tư, dù nói thế nào đi nữa thì mùi vị của thịt cá vẫn ngon hơn. Ngoài ra, để chế biến món chay ngon như món mặn, chúng ta phải tốn nhiều công sức hơn.

Thứ năm, ai cũng nghĩ, tôi làm mà biết bao người không làm thì có tác dụng gì. Rất nhiều người biết đi ngủ đúng giờ, tập thể dục mỗi ngày đều rất tốt cho sức khỏe, nhưng họ không làm. Ngay cả những điều đó là tốt cho chính bản thân họ mà họ còn không làm. Thì làm sao người ta phải từ bỏ những sở thích ăn uống của người ta vì sức khỏe và môi trường.

Thứ sáu, xã hội chúng ta rất may mắn là rất yên bình, thiên tai cũng không quá nghiêm trọng như các nước khác nên mọi người vẫn rất không quan tâm tới vấn đề này. Ai cũng nghĩ rằng chuyện băng tan là ở tận Bắc cực, thay đổi khí hậu vẫn còn rất lâu mới đáng quan tâm.

anhchay-moitruong-004Làm sao để thay đổi?

Khi đọc xong bài viết này, chúng ta đã có một số hiểu biết về tác dụng của việc ăn chay. Chúng ta cần tìm thêm nhiều tài liệu về môi trường, tác hại của thịt và lợi ích của việc ăn chay để làm tăng niềm tin trong bản thân chúng ta, để đủ lý lẽ và nghị lực cho việc ăn chay. Chúng tathói quen ăn thịt từ lâu rồi nên việc thay đổi là rất khó ngay cả khi chúng ta đã có đủ niềm tin và lý lẽ để ăn chay. Chúng ta hãy tập từ từ. Một năm ăn một tháng, một tuần ăn một ngày, mỗi ngày ăn một buổi. Chỉ hạn chế ăn thịt thôi là chúng ta cũng đã giúp ích rất nhiều rồi. Chúng ta cứ ăn và cảm nhận từ từ sức khỏe của chúng ta tốt hơn sau mỗi lần ăn chay và làm tăng niềm tin vào việc ăn chay. Cũng cần lưu ýtìm hiểu kỹ về dinh dưỡng và ăn đầy đủ. Vì nếu ăn không đủ chất, sức khỏe mệt mỏi sẽ làm mất niềm tin nơi người ăn và những người xung quanh nữa. Khi chúng ta ăn chay mà ít bị bệnh, hiền hòa hơn, luôn khỏe mạnh thì mọi người cũng sẽ theo. Đó là cách tuyên truyền tốt nhất cho mọi người.

Chúng ta cần sức mạnh của nhiều người. Cần tuyên truyền hằng ngày cho người dân. Việc tuyên truyền thường xuyên mới có thể ảnh hưởng đến nhận thức của mọi người. Nếu chỉ tổ chức tuyên truyền trong vài buổi hay vài lần thì không có tác dụng mấy. Nếu có sự giúp sức của nhà nước hay của những tổ chức lớn thì tốt hơn. Việc này cần một thời gian rất dài. Nhưng Trái Đất không thể đợi lâu được. Chúng ta cần kiên trì hành động và phải làm gương thì mới có thể ảnh hưởng được nhiều người. Chúng ta muốn sống, chúng ta muốn giàu có, chúng ta muốn sống yên bình lúc tuổi già. Nhưng nếu nước biển dâng lên không còn nơi sinh sống, xã hội bạo loạn thì làm sao thực hiện ước mơ được. Hãy hành động vì ước mơ của chúng ta!

Phan Bình Phương
(Nguồn: Báo Giáo dụcThời đại. Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo.)

anhchay-moitruong-005
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/01/2014(Xem: 17340)
12/04/2018(Xem: 18873)
18/01/2011(Xem: 88475)
03/03/2014(Xem: 12726)
27/10/2015(Xem: 20795)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.