Ăn chay thế nào cho đúng?

04/05/20187:49 SA(Xem: 25360)
Ăn chay thế nào cho đúng?
ĂN CHAY THẾ NÀO CHO ĐÚNG?
Quang Minh

anchayraudauTrong vấn đề tu tậpăn chayvấn đề đầu tiên mà hàng phật tử xuất gia hay tại gia đều phải thực hành trước tiênĂn chayhai nghĩaăn chay thân hànhăn chay ý hành. 

Ăn chay thân hành là khẩu hành thuộc thân,  mình ăn những món ăn thanh tịnh là rau,  củ,  quả...là những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.  Không ăn thịt cá...những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.  Qua đó tăng trưởng lòng từ bi đối với các loài động vật,  vì đã là vật thì ai cũng tham sống sợ chết như nhau,  cũng vì do nghiệp mà đầu thai luân chuyển qua lại,  ăn vật há có khi ăn họ hàng ta cũng có thể.  Chúng ta thử nghĩ khi mình đứt ngón tay chảy máu,  máu đó cũng đỏ như máu vật và ta cũng cảm thấy đau đớn thì thử hỏi con vật bị cứa cổ,  cắt tiết,  nhổ lông,  xẻ thịt đau đớn như thế nào. Những gì mình không muốn thì mình đừng làm với kẻ khác thì xã hội tốt đẹp biết bao,  tình thương chan hòa khắp muôn nơi,  khổ đau bị đẩy lùi phiền não giảm.  Vì vậy đã là phật tử phải lấy ăn chay làm pháp thực để tăng trưởng lòng từ bi ngõ hầu giải thoát khổ lụy trần laogiải thoát luân hồi nghiệp báo

Lúc đầu khi đức Phật vừa giác ngộtruyền pháp Tứ Diệu Đế cho bốn anh em Kiều Trần Như rồi thành lập đạo Phật giáo hội từ đó ra đời.  Nhưng do điều kiện chủ quan khách quan,  Đức Phật cho phép các đệ tử được khuất thực ăn được món mặn thịt cá.  Nhưng phải là thứ thịt thanh tịnh đó là thịt đó không phải do mình bảo người nấu,  không bảo người giết để nấu cho mình ăn,  không thấy người giết vật lấy thịt trước mắt mình, khất thực tùy duyên họ cho gì mình lấy đó,  họ ăn gì thì mình được ăn vậy.  Những điều đó làm cho tín đồ phật tử tại gia đỡ rất nhiều phiền hà cho họ.  Lại nữa,  những thứ thịt thanh tịnh không phải do thịt thanh tịnh mà do tâm thanh tịnh mà có thịt thanh tịnh,  ăn với tâm không mong cầu,  tâm không tham đắm,  tâm không luyến tiếc,  tâm không sân hậntâm không si thì những gì ăn vào đều thanh tịnh.  Lại không thấy vật bị giết thì tâm không khởi động niệm,  từ đó tâm từ bi mới lập an thân khẩu ý.  Nhưng càng về sau khi duyên hội đủ,  Đức Phật bảo nên ăn chay,  vì ăn thịt thì ảnh hưởng việc thành tựu tu hành.  Vì tu hành là chuyển tham,  sân,  si thành giới,  định,  tuệ. Mà thịt của các con vật bị giết có uất khí,  oán khí,  nộ khí,  bi khí,  hoảng khí,  bế khí...nếu ăn vào thì các khí xấu dần dần tích chứa,  gây nên bệnh tật thêm tham,  sân,  si mà thôi.  Còn ăn các thực phẩm từ thực vật thì do thực vật hấp thụ thanh khí và địa khí nên tốt cho người tu hành đạo pháp.
  
Đó là chúng ta mới hiểu thế nào là ăn chay theo thân hành khẩu ăn chay.  Còn ý hành ăn chay là "ăn" những kiến thức trí huệ về Vô Thường,  khổ,  không,  vô ngãtịch diệt.  Về tứ diệu đếbát chánh đạo, thập nhị nhân duyênlục độthiền địnhtrí huệ giải thoátgiải thoát tri kiến... 

Ăn chay ý hành là những ý nghĩ chân chính xuất phát từ bổn tâm chân thực ngõ hầu đưa tới giải thoát an ổn thân tâm.  Chay là thanh tịnhăn chay là ăn những gì thanh tịnhTâm không động niệm nơi cảnh thì ngay tại lúc đó bổn tâm chân thực,  bổn tánh diệu dụng phát khởi thì giải thoát hiện tại.  Sự an ổn nơi tâm do tâm không chấp vọng niệm mà có,  ăn chay ý hành nhập tâm không.  Tâm khôngtâm chân thực thanh tịnh giải thoát

Thiết nghĩ hàng phật tử xuất gia cũng như tạo gia ăn chay phải ăn chay cho đầy đủ,  thì đạo mới mong sáng tỏ,  ngõ hầu giải thoát tự thân và giúp tha nhân tha vật.  

Ăn chaythiện nghiệp
Phát khởi từ bi tâm
Khẩu chay ý thanh tịnh
Đạo hành yên an bình

Nam Mô A Di Đà Phật

Quang Minh.  

Bài đọc thêm:
Quan Điểm Về Ăn Chay Của Đạo Phật - Tâm Diệu



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/01/2014(Xem: 17340)
12/04/2018(Xem: 18873)
18/01/2011(Xem: 88476)
03/03/2014(Xem: 12726)
27/10/2015(Xem: 20795)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.