Ăn Chay Trường Nhưng Nấu Đồ Mặn Có Mang Tội Sát Sinh Không?

25/08/20153:31 CH(Xem: 33332)
Ăn Chay Trường Nhưng Nấu Đồ Mặn Có Mang Tội Sát Sinh Không?

ĂN CHAY TRƯỜNG NHƯNG NẤU ĐỒ MẶN
CÓ MANG TỘI SÁT SINH KHÔNG?
Hòa Thượng Thích Giác Quang

anchayraudauVẤN:Con đã phát nguyện ăn chay trường được hơn 5 năm và ngày ngày đều cố gắng tu hành, niệm Phật, nguyện vãng sanh. Tuy nhiên, vì sống chung với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái mà gia đình của con những người còn lại chỉ ăn chay được một tháng hai bữa và con lại là người nấu ăn chính trong gia đình. Chồng con cũng có hiểu biết một chút về Phật pháp, dù không ra mặt phản đối con ăn chay nhưng cũng không cảm thấy hài lòng cho lắm khi vào mâm cơm một người ăn chay một người ăn mặn. Quả thật là con không thể ăn nổi đồ mặn được nữa và con cũng không hề ép chồng con ăn chay. Chồng con vì muốn con vui cho nên cũng im lặng. Con cũng không biết làm cách nào ngoài việc cố gắng nấu thật nhiều món mặn ngon nhất có thể cho chồng con ăn. Tuy nhiên, mỗi lần nấu quá nhiều đồ mặn con lại xúc động dâng trào chỉ còn biết cố gắng hồi hướng mong đến lúc đủ duyên chồng con cũng ăn chay với con, không thì nguyện mong cho những con vật ấy sớm được siêu sinh về cảnh giới lành. Con ăn chay mà nấu đồ mặn như vậy có phạm tội sát sanh không Sư? Con nên làm gì để chồng con vui vẻdần dần ăn chay cùng con? Con xin cảm ơn Sư rất nhiều.

ĐÁP:
Ăn chay (từ ngữ phổ thông trong chư Tăng Ni, Phật tử), ăn trai (các nhà Phật học, biên dịch sách Phật), hay ăn lạt (sử dụng trong giới Phật giáo xưa, Phật giáo bình dân, nông thôn). “Ăn mặn” đối với “ăn lạt”, ăn mặn tức là ăn thịt cá; theo Phật giáo Nam tông gọi là ăn “tam tinh nhục”. Ăn chay theo Phật giáo là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả, v.v...), có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng hoặc mật ong, hoàn toàn không sử dụng các loại thịt (thịt máu đỏ, máu trắng, thịt gia cầm và hải sản) hoặc kiêng ăn các thực phẩm có được từ quá trình giết mổ, cướp mạng sống của thú cầm, những sanh mạng yếu hơn để nuôi mạng sống của mình.

Bạn là cư sĩ ăn chay trường, như vậy đời sống Bạn thật cao quý, tinh khiết trong sạch, có trồng sâu căn lành với Phật Pháp trong muôn vạn kiếp về trước, chắc chắn Bạn sẽ thành tựu ước nguyện của mình, thành công trên đường đời, sự nghiệp như ý nguyện, gia đình hiện tiền an khang hạnh phúc.

Trong kinh Tăng A Hàm, quyển 37, khi luận bàn về vấn đề sát sanh, Phật dạy như sau: "Tôi muốn sống, không muốn chết, muốn được sung sướng, không muốn phải đau khổ. Nếu có kẻ nào cướp đi sự sống của tôi, tôi có vui vẻ không? Nếu tôi không vui vẻ, thì kẻ khác cũng không vui vẻ khi tôi cướp đi của họ sự sống và sự sung sướng ấy. Không những thế, phàm cái gì mình không ưa thích thì kẻ khác cũng không thích. Nếu thế thì tại sao ta lại làm cho những kẻ khác những điều mà ta không ưa thích?" (Tiểu Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận, Kimura Taiken).

Hay là trong Tăng Chi Bộ Kinh, Đức Phật dạy hàng Tỳ Kheo, nếu hành đầy đủ ba pháp "Tự mình từ bỏ sát sanh, khích lệ người khác từ bỏ sát sinh, tùy hỷ sự từ bỏ sát sanh sẽ được sanh lên cảnh trời, không bị rơi vào địa ngục…”

Việc ăn chay còn có thể do nhiều lý do lợi ích khác nhau:

- Đạo đứckhông dùng sức mạnh hiếp yếu.

- Y tế: không bị tổn hại sức khỏe do ăn thịt những con vật bệnh dịch, lở mồm long móng, sên lãi lúc nào cũng đeo bám bên trong loài vật…

- Phật giáothể hiện lòng từ bi, không giết hại sanh mạng chúng sanh, bảo vệ sanh mạng động vật, cân bằng sinh thái.

- Chính trị: Tôn trọng mạng sống của các dân tộc, không sát sanh bắn giết xâm lăng lẫn nhau bằng súng đạn.

- Môi Trường: lục căn, thân người cân bằng sinh thái nội tạng, không giết hại động vật, làm cho cân đối môi trường.

- Văn Hóa tâm linhSử dụng thức ăn tinh khiết, trong sạch, mang lại sự an vui bình đẳng, niềm hỷ lạc cho muôn loài, tôn trọng sanh mạng muôn loài.

- Thẩm Mỹ: không ăn thịt thì da thịt tinh khiết mịn màn, chén bát, bàn ghế nội thất không hôi nhơ.

- Kinh Tế: không tốn hao nhiều về việc ăn uống, vui say thỏa thích.

Ấn Độ, do môi trường sinh thái, thực vật dồi dào, ước tính khoảng 40% dân số đều ăn chay.

Trong suốt thời gian trị vì vương quốc Ấn Độ, Hoàng Đế Asoka đã trở nên một đại quân vương Phật tử, lấy những tinh hoa của Phật giáo và những lời giảng dạy của Đức Phật làm thành chính sách trị nước của Nhà Vua. Mọi nơi, Ngài ra lệnh xây các bia đá "pillars of life" ghi lại giới luật của Phật. Trên các bia này, Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến lòng từ bi và tính cách bất khả xâm phạm của đời sống, cả con người lẫn súc vật. Ngài đã đối xử với tất cả muôn loài chúng sinh bằng lòng từ bi không phân biệt. Ngài cho xây cất không chỉ những bệnh viện để săn sóc cho người đau ốm mà còn xây bệnh viện săn sóc cho thú vật. Trong một bia đá có khắc những hàng chữ sau: "Không nên lấy sự sống nuôi sự sống. Cho đến rơm rạ, nếu còn côn trùng trong ấy, cũng không nên đốt".

Trong luật tạng của Phật giáo quy định chư Tăng phải ăn không quá giờ ngọ. Hằng tháng vào những ngày trăng rằm và đầu tháng (mùng 1 và 15 âm lịch) gọi là ngày Bố-tát (tiếng Phạn gọi là Uposatha hay Upavasatha), là ngày định kỳ để thuyết giới, cùng nhắc nhở nhau về giới pháp để tu hành. Về sau được các nhà Phật học Đại thừaTrung Quốc dịch là ngày trai giớiViệt Nam dịch là ăn chay từ chữ trai đó.

Theo Phật giáo Bắc truyền và Khất sĩ, các Nhà sư khuyến giáo Phật tử tín đồ tập ăn chay: từ ăn chay kỳ đến ăn trường chay.

1/. Ăn chay kỳ, Phật tử sau khi đã quy y Tam bảo phát tâm ăn chay:

- Ăn chay mỗi tháng 02 ngày: Ngày 15 và mùng 01

- Ăn chay mỗi tháng 4 ngày: Ngày 14, 15, 30 và mùng 01 (nếu tháng thiếu 29, mùng 01).

- Ăn chay mỗi tháng 6 ngày: Ngày mùng 8, 14, 15, 18, 30 và mùng 01 (nếu tháng thiếu 29 mùng 01).

- Ăn chay mỗi tháng 10 ngày: Ngày mùng 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 và mùng 01 (nếu tháng thiếu 27, 28, 29 và mùng 01).

- Ăn ngọat trai (chay): ăn chay trọn tháng Giêng, hoặc trọn tháng 7, hoặc trọn tháng 10 hằng năm.

- Ăn tam ngọat trai (chay): ăn chay trọn 03 tháng trong năm.

2/. Ăn chay trường: cả đời người, người Phật tử dù không ở chùa nhưng vẫn phát nguyện ăn chay trường, thật quý báu vô cùng. Những người Phật tử ấy luôn được kính phục, tán dương công đức trong cộng đồng người đệ tử Đức Phật.

Bạn ăn chay, phục vụ cha mẹ chồng và chồng con, nấu mặn có phạm giới sát không?

Bạn ăn chay thì cứ ăn chay, làm “dâu” thì cứ làm “dâu”, phụng sự cha mẹ chồng, phụng sự cho chồng là việc tốt, không ảnh hưởng gì tới việc ăn chay của Bạn trong hành trình tu nhơn học Phật, Nhà Phật sẽ khai giới cho Bạn. Xin kể vài câu chuyện Phật pháp vấn đề người tu ăn chay nhưng nấu thức ăn mặn phục vụ cho người khác:

Tỳ Xá Ly, một đệ tử thân tín thời sanh tiền của Đức Phật, ăn chay trường, lớn lên được cha mẹ gã về nhà chồng thuộc ngọai đạo, ăn mặn. Bà được Phật khai giới sát cho phép phục vụ cha mẹ chồng, mà không phải lỗi lầm.

Vào thế kỷ thứ VI, Đức Huệ Năng, sau khi rời khỏi Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, phải lui về ở ẩn 15 năm mới đi hoằng đạo.

Để sống ẩn, Đức Huệ Năng phải “ở đợ” cho số đông thợ săn khắp rừng núi vùng Lãnh Nam. Mỗi ngày phải nấu thức ăn bằng những con vật của thợ săn bắn giết đem về, bắt buộc Đức Huệ Năng phải làm thịt, nấu thịt phục vụ cho thợ săn… Trong quá trình phục vụ, do Ngài ăn chay trường nên hái rau rừng đem luộc chung với nồi thịt, khi ăn cơm, Đức Huệ Năng chỉ gắp rau mà ăn, không ăn thịt, việc làm của Đức Huệ Năng là việc làm đúng, vẫn gọi là ăn chay chứ không phải phạm giới sát.

Một ngày nọ Thiên Cảm Hoàng Hậu thỉnh Thượng sĩ Tuệ Trung vào cung để dâng lễ cúng dường trai Tăng, triều thần văn võquan đại thần rất quý mến thượng sĩ. Tuy nhiên lúc cúng dường thọ thực, Thượng sĩ vẫn ăn thịt gà với mọi người - Thiên Cảm Hoàng Hậu nói: “Anh ăn thịt gà làm sao thành Phật được?” - Thượng sĩ trả lời: “Phật là Phật, Anh là Anh, Anh không cần thành Phật, Phật cũng không cần thành Anh. Em không nghe các bậc cổ đức nói: Văn ThùVăn Thù, giải thoátgiải thoát đó sao?” Trong bữa tiệc này có vua Trần Nhân Tông; vua rất thắc mắc về việc này và chưa hiểu rõ ý nghĩa câu trả lời của Tuệ Trung Thượng Sĩ, nhưng chưa tiện hỏi, nói xong Thượng sĩ vẫn tiếp tục ăn tiệc…!

Vả lại, ngày nay khoa học tiến bộ, nhà máy, lò sát sanh thay người chế biến thịt thú vật, gia cầm, tôm cá… sẵn cho các Bà nội trợ mua về nấu ăn, không trực tiếp làm việc giết hại loài vật để phục vụ. Đây là việc làm tạo thuận lợi cho những người “ăn chay” phục vụ nấu “ăn mặn” cho người khác. Tuy vẫn còn nấu thức ăn mặn, nhưng không trực tiếp giết hại loài vật, cũng có “phạm giới” nhưng là “giới khinh”! cũng nghiệp nhưng là cộng nghiệp!
HT. Thích Giác Quang
(Quan Âm Tu Viện, TP. Biên Hòa, Đồng Nai)

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/01/2014(Xem: 17340)
12/04/2018(Xem: 18873)
18/01/2011(Xem: 88478)
03/03/2014(Xem: 12728)
27/10/2015(Xem: 20796)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.