Lời khuyên cho một hành giả đang hấp hối

07/11/20191:01 SA(Xem: 8446)
Lời khuyên cho một hành giả đang hấp hối

LỜI KHUYÊN CHO MỘT HÀNH GIẢ ĐANG HẤP HỐI
Dodrupchen Jigme Tenpe Nyima[1] soạn
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Đức Dodrupchen Jigme Tenpe NyimaBạn cần tiến hành những chuẩn bị trước thời điểm cái chết xảy đến. Có nhiều khía cạnh liên quan đến điều này, nhưng ở đây, tôi sẽ không đi vào chi tiết quá nhiều. Nói ngắn gọn thì đây là điều mà bạn cần làm khi bạn tiến gần đến thời điểm chết.

Hãy tự nhủ nhiều lần rằng: “Dù cái chết xảy đến sớm hay muộn, rốt ráo thì không có lựa chọn nào khác ngoài từ bỏ thân này cùng tất cả tài sản của tôi. Toàn bộ thế giới đều như vậy”. Suy nghĩ theo những dòng trên, hãy cắt đứt hoàn toàn gông cùm của ham muốntham luyến. Hãy sám hối mọi hành động gây hại mà bạn đã phạm phải trong đời này và mọi đời khác của bạn, cũng như bất kỳ sa sút hay vi phạm giới luật nào mà bạn có thể đã gây ra, vô tình hay cố ý và lặp đi lặp lại việc thề không bao giờ hành xử theo cách như vậy trong tương lai.

Đừng bao giờ lo âu hay sợ hãi về cái chết. Thay vào đó, hãy cố gắng cải thiện tâm trạng và trưởng dưỡng một nhận thức hoan hỷ rõ ràng, nhớ về mọi điều tích cực, thiện lành mà bạn đã làm trong quá khứ. Không cảm thấy bất kỳ dấu vết nào của kiêu căng ngạo mạn, hãy tôn vinh những thành tựu của bạn nhiều lần. Hãy hồi hướng tất cả công đức của bạn và phát nguyện nhiều lần, để trong mọi đời tương lai, bạn có thể thấu triệt toàn bộ con đường của tối thượng thừa, với sự dẫn dắt của một thiện tri thức tâm linh thiện lành và với những phẩm tính như niềm tin, tinh tấn, trí tuệtận tâm – nói cách khác, tất cả những hoàn cảnh hoàn hảo nhất, cả trong lẫn ngoài.

Các bản văn Luật Tạng Vinaya giải thích rằng một trong những nguyên nhân căn bản để có một hình tướng tái sinh thù thắng, ví dụ là một vị sống đời kỷ luật trước sự hiện diện của Đức Phật, là phát những lời cầu nguyệnmong ước vào lúc chết. Đó là lý do người ta nói rằng ‘bất cứ điều gì gần nhất và bất cứ điều gì quen thuộc nhất’ sẽ có sức mạnh lớn lao[2].

Bất kỳ mong ước nào mà bạn phát khởi đều cần có một sự thúc đẩy bổ sung bằng cách quyết tâm thề như thế này: “Trong mọi đời của tôi, tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để rèn luyện trên con đường của tính Không với lòng bi mẫn chính là tinh túy!”. Để trân trọng tầm quan trọng của điều này, hãy xem xét mức độ hiệu quả hơn khi mạnh mẽ nói với bản thân, “Tôi sẽ thức dậy vào sáng sớm!” thay vì chỉ đơn giản phát nguyện “Mong tôi có thể dậy sớm!”.

Để hoàn thành một cách dễ dàng hơn bất cứ lời cầu nguyện nào mà bạn đã phát khởi hay những ý định mà bạn đã hình thành, sẽ vô cùng lợi lạc nếu nương tựa một hiện thân của sức mạnh tâm linh. Vì thế, hãy nhớ về vị mà bạn có lòng sùng mộ lớn lao nhất hay người mà bạn cảm thấy kết nối sâu sắc nhất nhờ sự hành trì, dù đó là đạo sư vinh quang và vĩ đại xứ Oddiyana – Guru Rinpoche hay Thánh Quán Thế ÂmThế Gian Tự Tại và với sự xác quyết tin tưởng rằng Ngài chính là hiện thân của tất cả cội nguồn quy y quý báu, nhất tâm cầu nguyện vì sự viên thành của những mong ước.

Vào thời điểm cái chết thực sự xảy ra, sẽ thật khó để gom góp đủ sức mạnh của tâm để thiền định về thứ gì đó mới mẻ hay xa lạ – đấy là lý do bạn phải lựa chọn một thiền định thích hợp trước và rèn luyện cho đến khi quen thuộc. Sau đấy, khi bạn qua đời, bạn cần dồn hết những ý nghĩ của bạn cho thiền định đó, càng nhiều càng tốt, dù đó là nhớ về Đức Phật, tập trung vào cảm xúc bi mẫn, trưởng dưỡng tri kiến tính Không hay nhớ Giáo Pháp hoặc Tăng đoàn. Để điều này xảy ra thành công, điều cũng rất quan trọng là bạn rèn luyện bản thân trước để nghĩ rằng, “Từ nay trở đi, khi tôi trải qua thời khắc then chốt của cái chết, tôi sẽ không cho phép bất kỳ ý nghĩ tiêu cực nào thâm nhập vào tâm”.

Chư Thánh quá khứ có câu nói rằng, “Chỉ một ngày làm thiện với sự sáng suốt tinh thần thì tốt hơn so với rất nhiều hoạt động thiện lành được tiến hành với tâm mê mờ và che chướng”. Như điều này chỉ ra, nếu bạn thực hành tất cả những điều này khi mà trước tiên đã nỗ lực hết sức để phát triển nhận thức hứng khởi và hoan hỷ, sẽ hữu hiệu hơn rất nhiều.

Mặc dù thật khó để người như tôi làm lợi lạc chúng sinh khác, tôi sẽ trì tụng những đoạn kệ quy ycầu nguyện rằng trong mọi đời tương lai, các bạn có thể đi theo giáo lý Đại thừa.

Được viết bởi vị gọi là Vô Úy (Jigme).

 

Nguồn Anh ngữ: Advice for a Dying Practitioner (https://www.lotsawahouse.org/tibetan-masters/dodrupchen-III/advice-dying-practitioner).

Adam Pearcey chuyển dịch Tạng-Anh năm 2006 nhằm tưởng nhớ Ian Maxwell.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Theo Rigpawiki, Dodrupchen Jigme Tenpe Nyima, vị Dodrupchen Rinpoche thứ ba (1865-1926) – một trong những đạo sư Tây Tạng xuất sắc nhất thời ấy và là đạo sư của nhiều đạo sư vĩ đại, bao gồm Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro. Ngài được Đức Dalai Lama vô cùng kính trọng, vị gọi Ngài là “học giả vĩ đại và Yogi xuất chúng”. Các trước tác của Ngài là một trong những cội nguồn chính yếu được Đức Dalai Lama sử dụng trong các nghiên cứu cá nhân về Đại Viên Mãn Dzogchen và Đức Dalai Lama thường xuyên trích dẫn Ngài trong lúc giảng dạy.

[2] Nói cách khác, những ý nghĩchúng ta có vào thời khắc gần cái chết nhất và những gì mà chúng ta đã quen thuộc nhất trong đời sẽ có ảnh hưởng lớn nhất trong việc quyết định sự tái sinh của chúng ta.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
17/10/2010(Xem: 78628)
01/12/2019(Xem: 13088)
17/05/2021(Xem: 3223)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.