Đối diện bệnh khổphương pháp tu

21/04/20209:22 SA(Xem: 5001)
Đối diện bệnh khổ là phương pháp tu

ĐỐI DIỆN BỆNH KHỔPHƯƠNG PHÁP TU
Tác GiảVô Trí

 

bệnh khổTrong Kinh tạng Nam truyền, Đức Phật dạy về 3 pháp bất như ý đó là bệnh, già và chết.

Vì sao gọi bệnh, già, chết là bất như ý? Vì không chúng sinh nào muốn mình bệnh, già và chết. Nhưng bản chất cuộc đời không ai tránh khỏi bệnh, già và chết. Do vậy, trốn chạy bệnh, già và chết bằng lối sống hưởng thụ, hoang phí, vô độ chính là con đường ngắn nhất dẫn đến nhanh bệnh, nhanh già và nhanh chết.

Trước quy luật không thể thay đổi đó, Đức Phật chỉ cho chúng sinh phương pháp tập sống an lạc với bệnh, già và chết.

Ở đây, đối diện với bệnh, sống chung an lạc với bệnh cũng đồng nghĩa sống chung an lạc với già và chết.

1/ Nguyên nhân dẫn đến thân bệnh

Đức Phật dạy, bệnh có nhiều nguyên nhân

Đối với thân bệnh, nguyên nhântích tụ những thói quen không tốt từ quá khứ đến hiện tại. Nhân không tốt, duyên không tốt là gì? Là sống buông lung, truỵ lạc trong sắc dục, đam mê trong sắc dục, triền miên trong sắc dục

Cũng vậy, thụ hưởng đời sống truỵ lạc từ thức ăn, vô độ trong ăn uống, tạo nghiệp sát trong ăn uống. Khoái lạc trong say sưa, nghiện ngập trong thuốc phiện....

Nhân như vậy, duyên như vậy sẽ đưa đến bệnh khổ nơi thân. Từ nhân đã kết tụ, gây tạo đưa đến khổ luỵ như vậy. Đức Phật khuyên chúng sinh nên chuyển nghiệp nhân xấu, duyên xấu thành nghiệp nhân tốt, duyên tốt bằng những việc làm như sau: 

  • Hạn chế giết hại sinh mạng để thoả mãn cơn thèm khát ăn uống
  • Sinh hoạttiết độ, không truỵ lạc vào sắc dục
  • Tiêu thụ những thực phẩm đưa đến sức khoẻ bền vững cho thân thể

Như vậy, chúng sinh sợ quả khổ là bệnh nhưng không ngăn ngừa nhân gây khổ bệnh thì khổ bệnh sẽ thường trực, nhanh đưa đến già và chết.

Đối diện với bệnh không có nghĩa đợi bệnh đến mới tập sống cùng bệnh mà phải biết ngăn ngừa để nhân bệnh không tiếp tục được gieo trồng, nếu đã lỡ gieo thì nên tạo những thuận duyên ngăn ngừa không để nó phát sinh.

Thế nào là những thuận duyên, đó là:

  • Rèn luyện thân thể
  • Tránh xa rượu, thuốc lá, những chất gây nghiện
  • Thực tập lạy Phật sám hối nghiệp chướng
  • Tuỳ theo điều kiện làm những việc lành tạo phúc, giảm tội.

Đó là những phương pháp đối trị, chuyển hoá thân bệnh.

2/ Nguyên nhân dẫn đến tâm bệnh

Tâm bệnh phát khởi là do nhân gì? Đức Phật chỉ ra rằng “tham, sân, vô minh” là độc tố gây tâm bệnh phát khởi.

Đối trị với tâm bệnh bằng phương pháp nào? Cách duy nhất Đức Phật dạy để chuyển hoá tâm bệnh là vắng mặt tham, sân và vô minh

  • Tập sống với tâm bố thí, không tham tài sản, không khởi tâm trộm cắp
  • Tập sống với tâm hoan hỷ, bao dungtha thứ. Không nuôi lòng oán giận, tiếc nuối.
  • Tập nhìn cuộc đời qua lăng kính Nhân Quả, Duyên Sinh. Trau dồi trí tuệ bằng con đường học Phật.

Qua những phương pháp trên, chúng sinh có thể xây dựng hạnh phúc, bình an, tự tại ngay trong cuộc đời nhiều phức tạp này.

Sống đơn giản, ít ham muốn sẽ hoá giải những phiền phức từ nơi tâm thức mà vốn dĩ nó luôn đòi hỏi chúng ta phải phục vụ nó.

Chính niệm trong tiêu thụ, sinh hoạt. Xây dựng môi trường tu tập tốt là cách đưa tâm thoát khỏi hệ luỵ của khổ bệnh.

  • Thường nghe giáo pháp chân chính như: Duyên khởi, Bát Chánh đạo.
  • Thực tập niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Hướng tâm về cảnh giới Cực lạc để luôn có cái nhìn lạc quan tích cực.
  • Tỉnh giác nhận diện tâm, cải tạo tâm theo chiều hướng tư duy chân chính.

Do vậy, đối diện với tâm bệnh cũng đồng nghĩa ngăn ngừa những nhân duyên đưa tâm đến chỗ hoại diệt, khổ đau. Khi tâm bất an có mặt là khi đó sự khổ nơi thân cũng bắt đầu. Phương pháp đưa tâm hướng về an vui, chính niệm là cách đối trị hiệu quả và cũng là dưỡng chất để nuôi dưỡng tâm.

3/ Tương quan giữa thân và tâm

Chúng ta ý thức rằng thân và tâm luôn hỗ trợ và triệt tiêu lẫn nhau. Vì khi tâm an vui tức thân cũng an vui đó là hỗ trợ nhau.

Khi tâm bất an thì thân cũng rơi vào trạng thái bất an. Đây là sự triệt tiêu.

biết thân đâu tâm đó. Thân tâm không rời nhau mà luôn đồng hành với nhau trong tiến trình “sinh, trụ, dị, diệt” nhưng tâm vẫn có vị trí quyết định, góp phần chuyển hoá bệnh khổ nơi thân.

Người bác sỹ tốt và có chuyên môn dù biết bệnh nhân mắc hiểm nghèo nhưng với trái tim và trách nhiệm luôn thể hiện bằng sự an ủi, động viên tinh thần. Đây không phải phương tiện “an tâm” thì là gì? 

Khi bệnh hiểm nghèo có mặt, khổ sẽ xuất hiện, nhưng nếu tâm vững chãi, có đủ nội lực tin tưởnghợp tác tốt với phương pháp điều trị cũng như tư duy tích cực, hướng suy nghĩ về những điều an lạc thì đã góp phần giảm thiểu khổ đau nơi thân. 

Do đó, nuôi dưỡng tâm hồn bằng lối tư duy đúng, hướng tâm về sự an lạc thông qua hình tướng tôn quý của Đức Phật, chư Bồ Tát... hoặc cảnh giới an vui Cực lạc đó chính là đem tâm an trú vào an vui, hạnh phúc vững chãi. Khi đó, tâm sẽ phát huy tác dụng là lá chắn bảo hộ an toàn cho thân bệnh.

Vì vậy, đối diện với bệnh khổ nơi thân và tâm ta phải biết lắng nghe tiếng nói từ nơi thân, nơi tâm. Có lắng nghe mới hiểu được thân tâm đang cần chăm sóc như thế nào. 

4/ Thuốc tốt chữa lành khổ bệnh

Dù biết bệnh, già và chết là quy luật tự nhiên vận hành không thay đổi nhưng khi sống bằng niềm tin tuyệt đối vào Tam bảo, chân thành lắng nghe và chuyển hoá những nhân duyên, thói quen không tốt của thân và tâm thì khi đó chúng sinh đã dần xây dựng cho mình phương pháp đối diện bệnh khổ. Nhờ đó, thời gian xuất hiện bệnh, già và chết sẽ được chậm lại, năng lượng an vui, lạc quan, hoan hỷ luôn có mặt.

Với phác đồ và phương thuốc tốt như vậy, chúng sinh còn lo gì không thể đối diện đầy tự tin trước khổ bệnh, khổ già và khổ chết.

Vô Trí

 

 Bài đọc thêm:
Đức Phật Nói Về Già, Bệnh, Chết (Kinh)
Quán niệm về già bệnh chết (Quảng Tánh)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/08/2010(Xem: 48163)
02/08/2020(Xem: 6526)
15/12/2016(Xem: 8675)
03/08/2010(Xem: 41476)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.