Thư Viện Hoa Sen

Tuyệt Vời Của Cái Chết | Lê Huy Trứ

11/01/20254:26 CH(Xem: 266)
Tuyệt Vời Của Cái Chết | Lê Huy Trứ

 

TUYỆT VỜI CỦA CÁI CHẾT 


hoa sen tànTứ Thập Nhị Chương Kinh có thuật chuyện Đức Phật hỏi các thầy Tỳ Kheo:

-     Đời người sống bao lâu?

Một thầy đáp:

-     Trong vài ngày. Đức Phật lắc đầu bảo:

-     Ông chưa hiểu đạo.

Một vị khác nói:

-     Trong khoảng một bữa ăn. Đức Phật cũng lắc đầu bảo:

-     Ông chưa hiểu đạo.

Một vị khác nói:

-     Đời người trong hơi thở. 

Đức Phật khen vị ấy rằng:

-     Hay thay, ông mới là người hiểu đạo.

Thật ra thì tất cả các thầy Tỳ Kheo ở trên điều hiểu đạo. Họ cùng đồng vướng mắc vào thời gian nhưng vì căn trí bất đồng cho nên quan niệm đời người mau chậm khác nhau. 

Người thì muốn bám trụ sống lâu hơn như trong một vài ngày, chậm hơn một bữa ăn hay có chút tinh thần khoa học hơn thấy vòng sinh, trụ, hoại, diệt của từng tế bào trong cơ thể xuay vần mau hơn qua từng hơi thở.

Thật ra, đời sống không bao u cả. Y Vân đã diễn tả ý này qua bài hát: Em ơi có bao lâu, 60 mươi năm cuộc đời? 

60 mươi năm thoáng qua như là vài ngày, một bữa ăn hay một hơi thở? 

Einstein đã giải thích thuyết tương đối bằng cách đưa ra thí dụ: Ngồi trên lò lửa so sánh với ngồi bên người đẹp với thời gian tương đối mau chậm tùy Tâm (ý.)

Chúng ta sinh ra trên đời này như là ký một hợp đồng (contract) với Holywood. Chúng ta may mắn được chọn lọc và có quyền chọn lựa: một là trở thành tài tử điện ảnh (sinh ra trên đời này, to be) hai là vô danh, vô ngã (không sinh ra, not to be.)

Có điều, đa số chúng ta khi được Holywood mời ký hợp đồng đều quá sung sướng nên vội vả nhắm mắt ký càng mà không đọc kỹ lưỡng những điều kiện rắc rối của bản hợp đồng đó là: Số tiền diễn xuất, đóng vai gì, và bao lâu vì đa số chúng ta không muốn biết cái chuyện vô thường đó cho đến khi đụng chạm với thực tế mới than đau, than khổ. 

Số tiền nhiều hay ít cũng như tuổi thọ của mình dài hay ngắn, đóng vai giàu hay nghèo, xấu hay đẹp, kép độc hay đào thương, sướng hay khổ, mà đóng từ đầu đến cuối chuyện phim hay chết ngay tức khắc trong vài phút đầu của vở tuồng?

Ngược lại, Holywood chọn mình làm tài tử vì muốn thấy mình diễn xuất có xuất thần hay không chứ đang đóng phim mà biết chỉ là đóng kịch, cho chính mình xem, thì làm sao mà đóng hay được? 

Đang đóng làm thằng ăn mày, nghèo đói, dân ngu cu đen, xấu xí bị gái chê, vô gia đình mà cứ mơ tưởng tới vở tuồng trước mình làm vua, giàu sang, quý phái, với 3000 cung nữ xinh đẹp hầu cận đêm ngày thì chắc là đau khổ rồi.

Đa số chúng ta đều muốn đóng vai nào mà khán giả yêu thích, thương cảm, vui buồn với mình chứ không muốn đóng vai kép độc để bị chúng chửi. Đóng vai gian ác quá xuất thần thì bị chúng ghét, mà diễn xuất dở thì bị khán giả chê không đủ ác độc

Khổ nỗi, đa số hợp đồng của Hollywood đều là vai trò đầy thách thức không dễ gì diễn xuất vừa lòng thiên hạ. Điều này cho thấy, Ta và cha mẹ, anh chị em, vợ con ta cũng là một hợp đồng dăm ba mươi năm. Còn nợ còn duyên thì còn ra vào gặp mặt, chán chường mệt nghỉ; hết nợ duyên thì cùng lên ‘thuyền ra cửa biển’ đi chầu Hà Bá

Bất kể thương hay ghét, muốn hay không, thì kiếp sau những cái Ngã này tự tìm đến với nhau để tằng tịu, lẹo tẹo, hay đòi nợ tiếp, đóng tiếp cuốn phim ‘nợ đời.’

Cho nên đã lỡ dại lấy vợ hay chồng vừa nghèo hèn vừa xấu mặt, xấu tính thì cũng sẽ gặp lại những tài tử này trong kiếp tới, tương tự hoặc còn tệ hơn như vậy. Đúng y chang ý kinh: Như thị tri kiến!

Cũng nên nhận thức, chúng ta sinh ra trong cõi Ta Bà Hollywood này không phải với mục đích là có cuộc sống dễ dàng. Thực tế, đời sống luôn luôn bất công, (life is always unfair,) không công bằng, cuộc sống luôn luôn đầy thử tháchgian nan trở ngại.

Chúng ta không bao giờ sống đời đáng sống, (never be what we want to be; never do what what we want to do,) không bao giờ làm điều chúng ta muốn làm.

Thực tế thật quá phũ phàng!

Đa số chúng ta đều hiểu câu kinh Phật, đời sống vô thường như bóng câu cửa sổ, ở trên nhưng nếu biết mình chỉ sống được trong vài ngày, một bữa ăn, một hơi thở thì lúc đó quan niệm sống của chúng ta có thể thay đổi rất khác xa với quan niệm thông thường, và với lối tư duy hiện tại.

biết mình sẽ chết nên nổi chết là sự lo âu sâu kín, lo lắng ray rức, là cái sợ hải lớn nhất của mọi cá nhânTuy nhiên, trước khi muốn chết thì phải không muốn sống trước cái đã, rồi thì sẽ tham sống, sợ chết.

Nhưng cũng phải biết sống tuyệt đẹp như thế nào, trước khi biết chết đẹp tuyệt vời như thế nấy. Sự sống và cái chết cũng chỉ là hai khía cạnh của một hiện tượng, 2 mặt của một đồng tiền, nếu chỉ nhìn vào một khía cạnh thì tất nhiên sẽ khó tránh khỏi thiếu sót lớn lao bởi cái nhìn phiến diện, một chiều. 

Tuyệt đẹp của cái Chết!

Đôi chim nho nhỏ trên cành
Giục nhau đan tổ cỏ xanh bên đường
Nửa đời mây nước du phương
Thiền sư ngắt cỏ cúng dường phật thân

*

Chim ơi chết dưới cội hoa
Tiếng kêu rơi rụng giữa giang 
Mai ta chết dưới cội đào
Khóc ta xin nhỏ lệ vào thiên thu.

(Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng, Phạm Thiên Thư)

 

Tuyệt đẹp của cái Sống! William Wordsworth – một nhà thơ người Anh đã nói :

Sự sanh của chúng ta là một giấc ngủ quên lãng.

Linh hồn đã mọc lên trong chúng ta,

Sự sống của chúng ta là những vì sao.

Nó được sắp đặt tại một nơi nào đó,

 Và đã đến từ một nơi rất xa lạ.

Nhà tư tưởng vĩ đại, một kịch tác gia nổi tiếng của Anh Quốc, William Shakespeare đã dựng lên một quan điểm tiêu biểu về cái chết khi ông công diễn vở Julius Caesar, “Trong tất cả những điều kỳ diệu mà tôi đã từng nghe được, có một điều dường như làm tôi kinh ngạc nhất, đó là việc con người sợ hãi trước cái chết. Khi cái chết đến, họ cần phải hiểu rằng chết là một điều tất yếu phải xảy ra.”

Sợ chết cũng sẽ chết, không sợ chết cũng sẽ chết.  Đa số chúng ta sợ hải, chờ đợi cái chết chết đến.  Tuy nhiên, khi đã chết rồi, chúng ta mới biết là cửa tử cũng chính là cửa tái sinh.

Đây là cái chết của tha nhân: Trong bài A Buddhist Reflects On Death (Một Phật tử suy niệm về cái chết,) Hội đồng truyền bá Phật Giáo Đại tịnh xá - Mã Lai Á xuất bản, Buddhist Maha Vihara – Malaisia, dịch ra Việt ngữ: Phạm Xuân Quang (2010,) Tác giả Vijaya Samarawickrama viết: Trong những câu chuyện đó, tôi thích nhất là câu chuyện kể về Trang Tử (Chuang tzu) - một nhà triết học vĩ đại sống theo học thuyết của Lão Tử (Taoist) vào thế kỷ thứ IV trước CN. Câu chuyện như sau : Khi vợ của Trang Tử chết, những người bạn của ông tìm đến để an ủi đều bị một cú sốc tâm lý gây choáng váng khi họ thấy ông đang ngồi hát bên ngoài túp lều của mình, tay vừa gõ nhịp lên một cái chậu.

Lúc đó, Huệ Tử (Hui Tzu, bạn tri kỷ của Trang Tử) đã la lên: “ Ông đã sống với người ta, người ta nuôi con trai cả của ông khôn lớn thành người, đến khi người ta chết, ông không rơi một giọt nước mắt trên thi hài của người quá cố. Như vậy còn chưa đủ xấu xa sao?

Cơ sự đã như thế, lại còn ngồi gõ nhịp lên chậu mà hát.” 

“Không có gì cả,” Trang Tử đáp, “ Khi bà ấy đã chết rồi, tôi không thể nào giúp cho bà ấy sống lại được.

Tuy nhiên, tôi cũng nhớ rằng trước khi được sanh ra, bà ấy đã từng hiện hữu trong một trạng thái không có hình thể như là một điều kiện bản năng hay thậm chí là không thuộc về một loại vật chất nào cả. 

Vật chất đã kết hợp với tinh thần để làm ra một hình thể giả tạm và cuối cùng bà ấy được sanh ra. Bây giờ, sự kết hợp giữa vật chấttinh thần đã thay đổi và bà ấy chết. Sự chết của bà ấy giống như trạng thái thay đổi từ tuần trăng này sang tuần trăng khác, giống như trạng thái luân phiên của 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Khi bà ấy đang nằm ngủ vĩnh viễn ở đó, nếu tôi khóc lóc và than van thì không khác gì việc tôi tự tố cáo mình là dốt nát trước những qui luật tự nhiên này. Vì vậy tôi đã hát.”

Huệ Tử và những bạn bè của Trang Tử đã quá hấp tấp vội vã trách cứ triết nhân vì họ quá sốc mất khôn. Họ bị chấn động mạnh, vì lần đầu tiên nghe người chồng thản nhiên hát trong đám tang của vợ mình, thay vì nghe những tiếng khóc bi ai.

Nếu chịu khó kiên nhẫn bình tâm một tí để nghe Trang Tử hát bài gì rồi trách móc sau, thì đâu có chuyện Trang Tử phải cải chính hay biện hộ cho ‘hành vi ca sĩ’ của ông ta?

Hơn nữa, Trang Tử thích lập dị và đã biểu lộ bản tính kiêu ngạo của mình, vậy mà bạn bè không nhận ra để mà bị sốc mạnh hơn. Đó là, ông ta nhìn thiên thượng thiên hạ bằng cái ngã độc tôn, tất cả điều dốt nát hơn mình mới bị sốc mà chất vấn bắt bẽ mình hát trên xác chưa chôn của vợ mình, ‘tôi tự tố cáo mình là dốt nát trước những qui luật tự nhiên đó.’ 

Không hiểu thấu qui luật tự nhiên của vũ trụ vạn pháp có thể là ‘ngu muội’ chứ không phải ‘dốt nát hay ngu dốt.’ 

Đạo Phật dùng chữ ‘ngu muội, hay mê muội’ không chủ ý nguyền rủa con người là lũ ngu dốt, kém thông minh, hay kém kiến thức, không học vấn nhưng có nghĩa là Si, chưa tỉnh ngộ

Chữ ‘Ngu Muội’ trong Phật GiáoĐức Thế Tôn đã dùng và được ghi lại trong kinh điển, tràn đầy bao dung, thương cảm hơn là chê khinh.

Trang Tử luôn ngụy biện chứ nếu đọc chuyện Trang Tử ích kỷ giả chết để thử lòng chung thủy của vợ thì có thể ông ta hát vì mục đích khác. Trang Tử hát trên xác vợ có thể không ‘tự tố cáoTrang Tử dốt nát trước những qui luật tự nhiên’ nhưng nó lộ cái nguyên hình tự nhiên của Trang Tử.

Chúng ta không phải là Trang Tử để hiểu nổi cái hồn bướm mơ tiên của Trang Tử cũng như Trang Tử đang hát bài gì?

Thời đại bây giờ, nhân loại đã không còn ngây thơ để khẩu phục những ‘đại triết gia,’ đạo đức giả, quân tử chệt, nói một đường, làm một nẽo, vô tích sự cho nhân quần xã hội này nữa.

Xin đừng nghĩ kiếp trước tôi có ân oán gì với Trang Tử, hay nếu thấy tôi bình luận về các vĩ nhân trong những bài luận văn Phật Giáo, là tôi ganh tỵ hay muốn khoe khoang phân bì với người. Tôi chỉ muốn ôn cố tri tân, nhìn những quan niệm củ kỷ với một góc cạnh mới lạ, ngoài vòng cương toả thông thường, out of the box, thay vì nhai lại những gì nhiều người đã lập đi lập lại cùng một ý, một chiều.

Chữ Tôi mà tôi dùng ở đây có nghĩa tương đối. Tôi và tha nhân chỉ là hai khía cạnh của một thực thể chứ không phải tôi là Tôi. Thực tế, Tôi là Tôi. Tha NhânTha Nhân.  Đó là thực tại, là như thị tri kiến, thấy viết như vậy rồi đọc như vậy, chứ không thấy được Tôi như vậy. Tôi chưa bao giờ thấy tôi. Bản lai diện mục của tôi, không liên quan dính dấp gì tới cái sống lẫn sự chết của bản thân Tôi, để mà lo âu sợ hãi cả.

Quan điểm ‘sống ở thác về’ của con người rất phổ biến, người hiểu đạo thản nhiên đối với cái chết và dửng dưng trước thay đổi vô thường (Anicca, Impermanence.)

Kẻ trí dũng, người hiểu đạo lý vũ trụ, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng dù, biết rằng sự sống nặng tựa Thái Sơn. Đời sống chúng sinh kể cả kiếp nhân sinh, tuy tạm bợ nhưng rất quý giá trên thế gian này.  Cho nên chúng ta phải trân trọng mạng sống của chính mình lẫn của chúng sinh.

William Shakespeare cũng đã từng nói rằng: Người hèn nhát sẽ trải qua nhiều lần chết, Người hiệp sĩ không bao giờ nếm thử để biết mùi vị của cái chết, và chỉ trải qua một lần chết mà thôi. 

Điều này hơi khó hiểu nhưng đa số chúng ta đều chết trong lòng một tí, rất nhiều lần, qua từng hơi thở và có thể chúng ta chỉ sống một lần này nữa mà thôi?

Có thể, Shakespeare muốn nói: Người nhát gan sợ hải cái chết nhiều lần trên đời, người gan dạ chỉ chết một lần thôi, chết trước khi biết sợ hãi.

Chết trước sợ sau?

Trong vở Hamlet, nhà vua khuyên người cháu trai của mình đang để tang cho cái chết của cha như sau: “Con nên biết rằng cha của con cũng đã từng mất một người cha, Người cha đó mất đi, đã làm mất đi cái của ông ấy. Người còn sống, khi thực hiện bổn phận của mình với tư cách là con cái để đền đáp công ơn của cha mẹ phải biết tự kềm chế bản thân, không nên qui lụy và khóc thân. Nếu không chịu nghe lời khuyên của ta mà cứ khăng khăng chấp chặt những lời chia buồn và nuối tiếc là bất kính với Chúa. Đau buồn sầu khổ là điều không đáng với tư cách của một người đàn ông.”

Muốn xứng đáng là tư cách của bật quân tử, đại trượng phu, thì bắt chước Trang Tử hát trên xác cha mình.

Hamlet cũng đã trầm tư về tính vô minh của con người qua những điều đã xảy ra sau cái chết – những điều đó là nguyên nhân dẫn đến sợ hãi tột cùng, “Người muốn mang gánh nặng, cứ lẩm bẩm và ướt đẫm mồ hôi vì mệt lã. Bởi vì sợ hãi điều gì đó sau khi chết, vì chưa tìm được quê hương từ biên giới của quê hương đó. Không có người lữ hành nào trở lại? Một câu hỏi khó trả lời đã làm cho chúng ta càng thêm sợ hãi. Những điều đó là sự bất hạnhchúng ta đã có. Rồi thì chúng ta sẽ bay đến những nơi xa lạ nào? ”

Cái không biết, không thấy, không giải thích được trở nên huyền bí rồi tự nhiên tạo nên nỗi ám ảnh kinh hoàng lẫn lo sợ khôn nguôi của con ngườiNgạn ngữ có câu: Thần hồn nhát thần tính hay nhìn gà hóa cuốc!

Một cách tương tự, Omar Khayyam đã tự hỏi: “Thật kinh ngạc, có phải nó không? Vô số những người sống trước chúng ta đã xuyên qua cánh cửa của bóng tối. Không một người nào quay lại nói cho chúng ta biết về con đường mà họ đã khám phá, con đường mà rồi chúng ta cũng phải đi qua.” Thật ra cũng có nhiều trường hợp, người chưa tới số sống lại nhưng mấy ai muốn tin những lời họ thuật lại?

Vẫn còn rất nhiều ý nghĩ tốt đẹp về cái chết giống như những quan niệm vừa nêu trên và đã được những nhà tư tưởng lưu lại trong suốt 3000 năm qua. Tất cả những điều đó đã giúp cho chúng ta hiểu biết về cái chết để chấp nhận nó với trí tuệ và lòng dũng cảm tự nhiên.

Trích từ Tích Truyện Pháp Cú tập 2, bản dịch của Thiền viện Viên Chiếu, phẩm XIII về ‘Cô bé dệt vải.’

“Một hôm, đức Phật đi đến Alavi. Dân chúng Alavi thỉnh Phật thọ trai. Thọ trai xong, Đức Phật dạy một bài pháp ngắn: Hãy quán niệm về sự chết, các người hãy tự nhủ rằng đời sống của ta mong manh. Cái chết của ta là điều cố nhiên. Chắc chắn ta sẽ chết. Cái chết sẽ chấm dứt đời ta. Đời sống không cố định, cố định là cái chết. Ai không quán niệm về sự chết, sẽ sợ hãi khi giờ lâm chung đến, và sẽ chết trong sợ hãi kinh hoàng, như một người đi đường gặp rắn, không có gậy trong tay, run rẫy dường nào. Còn người có quán niệm về sự chết, sẽ không sợ hãi trong giây phút cuối của cuộc đời, và như một người gan dạ thấy rắn từ xa, đã cầm gậy hất nó đi. Vì thế, hãy quán niệm về sự chết.”

Trong Kinh Trung Bộ có ghi: Một thời Đức Phật ở tại xứ Koliya, một hôm Ngài nhập đại định, biết cô gái con người thợ dệt có nhân duyên với mình trong thời quá khứ. Trong pháp hội tại đây ba năm về trước, cô gái này đã được nghe Đức Phật dạy quán niệm về cái chết, về nhà cô thường xuyên quán niệm về những lời dạy đó. Bây giờ, khi Đức Phật quay trở lại, Ngài biết chắc chắn rằng tối nay cô gái sẽ chết, và tuy rằng cô quán niệm sâu sắc về cái chết nhưng vẫn chưa chứng quả nên sẽ tiếp tục rơi vào con đường sanh tử. Do vậy, Đức Phật mở lòng từ bi thương xót đến đó để độ cho cô gái.

Khi hội chúng đang đông đủ, cô gái bước vào cửa, thành tâm bước đến đãnh lễ Phật. Đức Phật hỏi cô:

-       Con từ đâu đến?

-       Bạch Thế Tôn, con không biết.

-       Rồi con sẽ đi về đâu?

-       Bạch Thế Tôn, con không biết.

-       Con không biết sao?

-       Dạ con biết.

-       Con biết thật không?

-       Dạ con không biết.

Đại chúng ngồi nghe bốn câu vấn đáp giữa Đức Phật và cô gái, ai cũng ngơ ngác chẳng hiểu gì, cho rằng cô gái trả lời ngớ ngẩn, và có thể nghĩ thầm Đức Phật hỏi những câu lạ lùng. Đã là Phật có ngũ nhãn mà không biết từ đâu tới, đi về đâu, không biết, thật không. Đức Phật khen ngợi cô gái sáng trí tuệ, nhờ thường quán niệm về cái chết nên đã hiểu tâm ý Phật. Ngược lại, Đức Phật thương xót muốn khai thị cho đại chúng còn u minh nên tiếp theo,

Ngài nói bài kệ:

“Thế gian này mù quáng
Chẳng mấy người thấy rõ
Như chim thoát khỏi lưới
Rất ít đi thiên giới.”

Có nghĩa là vì nghiệp lực yếu nên hay lo lắng.  Ít ai thấy rõ được dòng sóng tâm thức của mình như những hạt ảo sanh diệt liên tục như điện như ảnh. Ít ai thấy rõ được hay tự chủ được mình chết rồi sẽ tái sanh về đâu?

Nếu biết quán chiếu ngũ uẩn giai không, hiểu sâu sắc về vô thường, vô ngã, và về luật sống chết, thì sẽ được giải thoát ngay trong cuộc đời này.

Điều này cho thấy rất rõ ràng trong lịch sử Phật Giáo, cô gái dệt vải đó trí tuệ còn cao hơn nhiều nam nhân và nhất là chuyện Long Nữ, 8 tuổi, dâng châu đảnh lễ Đức Phậtđối đáp suông sẻ, được Đức Phật mĩm cười vỗ vỗ vào cái chổ ngồi kế ngang mình để mời Long Nữ Phật ngồi làm đa số các nam đệ tử trong đó có Annanda trong lòng vừa ngạc nhiên lẫn đố kỵ. Ngoại trừ Ma Ha Ca Diếp và Mục Kiều Liên thấy rõ được bản lai diện mục của Long Nữ

Hai tích xưa trên đây đã chứng minh có những trường hợp rất đặc thù là nữ căn tính vượt hẳn nam căn tính.

Chúng sinh đều có phật tính và đã thành Phật không phân biệt nam nữ. Tu hành không phải dễ dàng, sự khó khăn thử tháchcám dỗ không phân biệt bất cả ai trên đời. 

Thái Thượng Hoàng Trần Thái Tông trong những ngày cuối của cuộc đời, Quốc Sư Đại Đăng vào thăm hỏi, “Bệ hạ bệnh thế nào?”

Vua đáp, “Tứ đại là bệnh, cái này xưa nay sanh tử không can hệ, mà dính kẹt trong bệnh hoạn sao?”

Theo tôi, ý ngài, tứ đại không liên quan gì tới sinh tử, sao hỏi tới bệnh hoạn?

Rồi mấy hôm sau, khi sắp mất, vua Trần Thánh Tông muốn nhờ hai vị Quốc SưPhù Vân và Đại Đăng đến nói pháp xuất thế cho Ngài nghe.

Trần Thái Tông bảo, “Đến trong đây bớt một mảy tơ dường trên thịt khoét thương tích, thêm một mảy tơ như trong mắt để bụi. Ba đời chư Phật bốn mắt nhìn nhau, sáu đời Tổ Sư thoái thân có phần. Dù Phù Vân nói huyền, Đại Đăng thuyết diệu đều là lời thừa, có ích gì đối với cái này.” 

Nói xong, Ngài bình thản ra đi, thọ 60 tuổi.

‘Cái này’ là cái chi chi?

Phật Hoàng đã hiểu được câu kinh ngắn ‘tự mình thắp đuốt mà đi’ đâu cần tới Thánh Tăng dạy pháp ra đi.

Khi mình còn vô minh thì không Phật A Di Đà lẫn thánh tăng nào độ mình về cõi cực lạc được.

Trong bài Niệm về cái Chết, Hòa Thượng Thường Chiếu giảng: Chúng ta thấy khi nhà vua bệnh được quốc sư Đại Đăng đến thăm bệnh, mà Ngài vẫn xác định “Tứ đại bệnh còn cái ấy đâu có bệnh, cái ấy đâu có dính dáng gì trong bệnh hoạn.” Để thấy là nhà vua hằng sống được trong đó, nên mới an nhiên trả lời như vậy.

Rồi khi vua cha sắp mất, Trần Thánh Tông nhờ hai vị quốc sư đến trợ niệm giúp vua cha, nhưng vua cha không cần vì Ngài đủ sức làm chủ lấy bản thân, nên nói, “Đến trong đây bớt một mảy tơ thì dường như trên thịt khoét thành thương tích, thêm một mảy tơ như trong mắt có bụi.” 

Nghĩa là trong đó không cần thêm bớt gì nữa, như vậy là như vậy, thêm hay bớt chỉ là tạo thêm thương tích mà thôi. 

“Ba đời chư Phật bốn mắt nhìn nhau, sáu đời Tổ Sư thoái thân có phần,” tức là chỗ ba đời chư Phật nhìn nhau không có kẻ hở cho ông dòm vào, cũng là chỗ chư Tổ phải lùi lại, ông làm sao bám. 

Vì thế hai vị quốc sư có bàn huyền nói diệu gì, thì cũng không dính dáng, chỉ như lời nói bên ngoài, lời dư thừa thôi. Nói xong rồi thì vua lặng lẽ ra đi.

 

Đúng là Ngài đã làm chủ được mình trong sanh tử.  Hay, đúng hơn – Phật Hoàng đã làm chủ cái tử.

 

Kinh Ngọc (Qua Suối Mây Hồng, Phạm Thiên Thư) Nguyễn Đăng Thục, Nguyên Khoa Trưởng Đại Học Văn-Khoa Saigon viết tựa: Ước gì lòng tôi biến thành Kim-Cương để xóa tan biên giới Ta với phi Ta, để liễu ngộ sinh tử, để hết trụ vào Ta, cho cái tâm giải thoát. Phải chăng đấy là cái Tâm "Ưng vô sở trụ mà sinh" nó đã dẫn dắt Huệ Năng về Tào Khê, nó đã làm cho Thái Tông khoát nhiên tự ngộ vai trò lãnh đạo nhân dân "dĩ thiên hạ tâm vi tâm - dĩ thiên hạ dục vi dục." Vào sinh ra tử suốt cả một đời ngõ hầu thực hiện cái nghĩa vô tâm

"Lưu thủy hạ sơn phi hữu ý

Bạch vân xuất tụ bản vô tâm"

Không có ý mà làm, với cái tâm không tâm! Thật khó lắm thay! Cao siêu thay!

Làm vua bao nhiêu việc mà Ngài còn rảnh rang tu được, có sức tự chủ trong sanh tử, còn chúng ta thì sao?

Việc chúng ta đâu có nhiều hơn ông vua. Chúng ta còn nhiều thời gian lắm, lại đổ thừa công việc bề bộn tu không được, vậy là sao?

Qua tấm gương của vua Trần Thái Tông, nhà vua có chỗ sống chân thật nên khi bỏ thân này không có lo sợ. Đó là chỗ chúng ta phải luôn học từ Ngài, luôn nhớ để quán chiếu

Trong kinh Di Giáo, lời dạy sau cùng trước khi Phật nhập Niết Bàn là “Đây là vật tội ác và đáng bỏ, giả gọi là thân, nó chìm đắm trong biển sanh già bệnh chết. Như thế có người trí nào trừ diệt được thân này, như giết bọn giặc cướp mà chẳng vui mừng.”

Lời Đức Phật dạy nhắc nhở chúng ta bỏ thân là trừ được giặc, chết là vui chớ không phải buồn. 

Đó là chỗ chúng ta học suốt đời đến khi nhắm mắt chưa chắc đã xong, nào phải chỉ học vài ba hôm rồi thôi. Cho nên, phải luôn ghi nhớ để trừ tham luyến về tấm thân này, để ngày ra đi chúng ta được nhẹ nhàng tự tại, và biết mình sẽ đi về đâu. Đó là ý nghĩa của câu: Sống ở, thác về.

Ngay trong sanh tử mở được trí tuệ vô sanh, thấy rõ mình không phải là cái chết này. Khi sống được với tâm bản nhiên rồi, cái chết đến thì chúng ta an ổn.

Chúng ta niệm về cái chết để vượt lên cái chết, mở sáng trí tuệ, không phải niệm về cái chết để mà sợ hãi chán đời.

Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) đã kiến tánh giữa trận tiền, và tự thân chứng về sự vô thường qua những bài thơ dưới đây.

Trần Nhân Tông là con đầu của Trần Thánh Tông. Ngài là một vị vua anh minh quả cảm, nhiều lần xông pha trận mạc đánh tan quân Nguyên (Mông Cổ,) đội quân bách chiến bách thắng hùng mạnh vào bậc nhất thế giới thời bấy giờ đã hai lần (1258, 1288) xâm lấn nước ta.

Ngài không những là bật minh quân, lãnh đạo đầy uy tín mà còn là một vị tướng tài ba với tâm hồn phóng khoáng đạt đạo. Nếu đem so sánh những bài thơ Thiền và những chiến công hiển hách của Ngài trong lúc lãnh đạo quân dân chống giặc Mông Cổ xâm lăng, chúng ta có thể nhận thấy sự thống nhất kỳ diệu giữa khí phách của dân tộc và tâm hồn của người Phật Tử trong Ngài.

Có thể Ngài đã là người duy nhất kiến tánh trong lúc múa kiếm giữa trận tiền?

  

Nào những kẻ bài binh bố trận,
Đem mình vào cướp ấn Nguyên-Nhung.
Gió mưa thét giọng đùng đùng,
Phơi thân trăm họ, nên công một người.
Khi thất thế, cung rơi tên lạc,
Bãi sa trường, thịt nát máu rơi.
Bơ vơ góc biển, chân trời,
Tấm thân mảnh lá biết vùi vào đâu?
Trời thăm thẳm mưa dầu, gió thét,
Khí âm vân mù mịt trước sau.
Trăm năm xương trắng dãi dầu,
Còn đâu kế tự, còn đâu chưng-thường?

(ViệtNam Văn Học Sữ Trích Yếu, Họa Nhiên Nhiêm Toản, Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh, Nguyễn Du, trang 98.)

Trong bài Vườn Hoa Phật Giáo, Hà Thúc Minh viết: “Với tâm hồn đạt đạo, Trần Nhân Tông đã bình thản trước [sự vô thường, THL] mọi cám dỗ vật dục, từ đó yêu ra yêu, ghét ra ghét, sống ra sống, chết ra chết. Đó là khí phách và tâm hồn của con người [thiện tri thức. THL]”

Trần Nhân Tông cũng là một nhà lãnh đạo anh minh, đã hiểu được nghĩa thịnh suy, luật cương thường của xã tắc nếu không phải như vậy thì làm sao Ngài có thể nhìn con ngựa đá mà phác hoạ ra hai câu thơ đầy khí phách, phản ảnh tâm hồn của một dân tộc bất khả chiến bại trong tinh thần Phật Giáo.

Vừa làm minh quân và vừa làm Phật, sống giữa đạo với giải thoát, giác ngộ và đời đầy quyền uy, danh vọng không phải dễ dàng. Ngài đã vừa lội ngược dòng lẫn thuận dòng để lèo lái con thuyền xã tắc qua bể nguy nan. Ngài lại vừa phải lèo lái tâm lòng mình qua bến vô minh, kiến tánh giữa trận tiền trong lúc đốc thúc quân dân liều chết bảo vệ sơn hà xã tắc chống lại quân xâm lăng hiếu sát.

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã

Sơn hà thiên cổ điện kim âu

Trần Trọng Kim dịch là:

 Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông nghìn thuở vững âu vàng

Bài thơ “Thu cô liêu” của Ngài đã phản ảnh thân chứng về sự vô thường của danh lợi tạm bợ: 

Niềm thị phi rụng theo hoa buổi sớm

Lòng danh lợi lạnh theo trận mưa đêm

Hoa tàn, mưa tạnh, núi non tịch mịch

Một tiếng chim kêu lại cảnh xuân tàn. 

(Mạn hững ở Sơn Phòng, Mạn hứng ở Sơn Phòng. Thơ văn Lý - Trần. Đỗ Văn Hỷ dịch)

Thị phi niệm trục triêu hoa lạc

Danh lợi tâm tùy dạ vũ hàn

Hoa tận vũ tình sơn tịch tịch

Nhất thanh đề điểu hạ xuân tàn.

(Sơn Phòng mạn hứng)

Sân thị phi như nước chảy qua cầu

Si danh lợi giật mình trong ác mộng

Xuân Hạ Thu Đông, sinh trụ hoại diệt

Tâm lòng thái bình, thiên hạ thái bình 

(Lê Huy Trứ) 

Một Lạt Ma Tây Tạng nói, “Bạn có bao giờ hiểu, thân chứng về sự vô thường hay chưa?

Bạn đã thâm nhập nó trong từng ý tưởng, động tác, hơi thở, đến nổi cuộc đời bạn, nhờ vậy đổi mới hay chưa?”

Nhắc nhở mọi người chúng ta luôn luôn tự kiểm lại mình có thật sự hiểu, thân chứng về sự vô thường chưa? 

Phải thâm nhập trong từng ý tưởng, động tác, hơi thở, phải đi đứng, nằm ngồi, nói cười luôn nhớ về cái chết, thì cuộc đời chúng ta mới đổi mới được. 

Mỗi người phải tự hỏi mình hai câu sau:

1-  Tôi có nhớ hay không rằng tôi cùng mọi người, mọi vật đang tiến dần đến cái chết, và vì thế phải đối xử với mọi chúng sanh bằng lòng bi mẫn?

2-  Sự hiểu biết về chết và vô thường nơi tôi, có thực đã trở nên bén nhạy, cấp thiết đến độ tôi đang dành mọi giây phút còn lại của đời tôi để theo đuổi sự nghiệp giác ngộ hay không?

Nếu chúng ta trả lời, “có” cho cả hai câu hỏi ấy, thì chúng ta gần thâm nhập lý vô thường.

Qua hai câu hỏi này có nghĩa là chúng ta phải luôn luôn hỏi mình, có nhớ là chúng ta đang chết [trong lòng một tí] hay không? 

Mình và mọi người ai cũng đang chết [trong lòng một tí,] thông cảm cùng hoàn cảnh [một tí] thì phải đối xử với nhau cho tốt đẹp [một tí.]

Và sự hiểu biết về cái chết và vô thường, có thật sự cấp thiết đến độ chúng ta dùng tất cả thời gian còn lại của đời mình, để dành cho sự nghiệp giác ngộ hay không? 

Nếu thật lòng trả lời “có” dù cho cả hai câu hỏi, thì chúng ta mới thực thâm nhập lý vô thường, còn chưa là vẫn chưa thật hiểu vô thường.

Hiện nay, có người học Phật thường nói, “Tôi học “minh tâm kiến tánh,” còn nói “vô thường” là chuyện quá xưa, là chuyện của mấy người sơ cơ mới học.” 

Sự thật, ở đây người nào trả lời “có” trong hai câu hỏi này, mới thật sự hiểu lý vô thường

Cổ đức có nói, “Nhất niên Phật tại tiền, nhị niên Phật thăng thiên, tam niên bất kiến Phật.” 

Chúng ta phải luôn nhớ như vậy, bài học này chúng ta phải học suốt đời, thì việc tu hành sẽ tăng tiến, mới đúng là thấy biết sáng suốt.

Như vậy, sau khi quán chiếu sâu sắc sự vô thường và cái chết, tự nhiên quý Phật tử sẽ có một nguyện lực mạnh mẽ hơn ngày xưa nhiều. Sẵn sàng xả thân để làm lợi ích cho tất cả, nhưng với một điều kiệnkhông chấp thủ. Đó chính là hạnh nguyện của Bồ Tát.

Trong tất cả sự chấp nhận, chấp nhận về cái chết, sự vô thường là vĩ đại nhất. Đại sư Liên Hoa Sanh đưa ra năm phương pháp quán niệm về cái chết để đưa hành giả đến con đường giác ngộgiải thoát

1)               Quán niệm càng lúc càng tới gần cái chết.

Kinh Pháp Cú nói:

“Ai sống một trăm năm.

Ác giới, không thiền định

Tốt hơn sống một ngày

Trì giới tu thiền định.”

Ngài Lam Lim nói, “Một đời người, một trăm năm, có thể được chia làm hai phần, một nửa tiêu phí vào giấc ngủ, đây là chưa tính việc ngủ ngày, và phần lớn năm mươi năm thức giấc kia trôi đi trong việc tranh cãi, bệnh tật và nhiều hoạt động vô ích khác. 

Nếu chúng ta gộp lại tất cả thời gian sử dụng trong việc tu tập thì rất là ít. Và sau đó chúng ta phải chết, mặc dù bạn có một thân người toàn hảo.”

2)     Quán niệm giờ chết thì bất định

Trong Kinh Xuất Diệu có kể một câu chuyệnTôn giả A Nan đi khất thực cùng Đức Phật vào thành Xá Vệ thấy một đám đông bao quanh một vị nghệ sĩ tài ba, ai ai cũng tán thán. Nhưng sau khi khất thực xong đi về, Tôn giả thấy chàng trai này đã chết, rất đỗi ngạc nhiên, Ngài đến bạch Phật, “Điều hôm nay con trông thấy thật quá lạ lùng, chưa bao giờ thấy.” 

Đức Phật mới nói rằng, “Mạng sống con người qua nhanh như gió, khó kiềm giữ lại được. Thế thì lời ông vừa nói, có gì đâu mà lạ.”

Rồi Thế Tôn nói kệ:

“Sáng vừa mới thấy

Tối đã mất rồi

Hôm qua mới đó

Giờ đã không còn

 Ta đang tuổi trẻ

Không cậy vào đâu

Tuổi trẻ cũng chết

Trai gái vô số.” 

Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phậtbài kệ: 

“Nhìn đời như ảo ảnh

Nhìn đời như bọt nước

Ai nhìn đời như thế

Thần chết chẳng làm gì.”

3)     Quán niệm ai rồi cũng phải chết

Ngài Đạt Lai Đạt Ma thứ 14 nói, “Muốn chết tốt đẹp, chúng ta phải sống tốt đẹp.”

4)     Quán niệm ngày mai không bao giờ đến

Tôi luôn tự nhủ lòng ngày mai tôi sẽ tu hành. Ngày mai rất gần chỉ có 24 giờ. Nhưng rồi cứ khất hẹn tu hay không thì nó cũng qua đi. Mà cái sinh già bệnh và chết cũng như là những chu kỳ và triệu chứng báo trước rằng, ‘rồi tôi cũng sẽ xa tôi.’  Cái chết không hân hoan thông báo trước, lúc nào nó đến, hay bịn rịn từ giả, lúc nó dứt bỏ ra đi. Cho nên, đến đâu hay đó, làm không xong thì cứ khất cho ngày mai và mong ngày mai không bao giờ đến.

Trong Kinh Tọa Thiền Tam Muội có bài kệ:

Ngày nay làm việc này

Ngày mai làm việc kia

Tham đắm không thấy khổ

Bất giác giặc chết đến.

Ngày nay làm việc này, ngày mai làm việc khác, cứ lo tham đắliên tục, bất chợt cái chết đến, không có cái phao cứu mạng, không có gì hết.

Lăng xăng lo việc mình

Việc người cũng chẳng yên

Giặc đến không hẹn trước

Lúc đến không trốn thoát.

Việc mình lăng xăng, việc người cũng vậy, cái chết đến lúc nào không hay, không hẹn trước, không trốn thoát gì được.

 

Như con nai khát nước

Cắm đầu bên suối uống

Thợ săn chẳng thương xót

Chẳng để uống rồi giết.

 

Con nai khát nước đến bờ suối uống, thợ săn rình sẵn là giết ngay, không để cho nó uống nước xong mới giết. Cũng vậy khi cái chết đến, nó không nói đợi người đó làm xong việc đó rồi hãy chết, nó không hẹn và không chừa ai cả.

 

Người ngu cũng như vậy

 Siêng năng lo sự nghiệp

Chết đến chẳng hẹn lúc

Ai sẽ bảo hộ ông?

Người mê cứ lo tạo nghiệp này, nghiệp nọ, không lo kết phao, khi chết đến lấy gì bảo hộ. Lúc đó thì đâu có hẹn lại được, là việc này tôi chưa làm xong hãy đợi cho tôi làm xong. Như ngoài đời có nhiều người nói bận nhiều việc, hoặc là còn lo cho mấy con cháu còn nhỏ, nên không có thời gian tu. Khi tuổi thọ hết, vô thường đến không hẹn đợi chờ ai cả, phải theo nó ra đi thôi.

Lòng người mong giàu sang

Hưởng ngũ dục chưa thỏa

Như các hàng vua chúa

Không ai mà khỏi chết.

Tham cầu giàu sang, sống một đời đầy đủ vật chất như vua chúa, 

quý phái cũng phải chết.

 

Bậc tiên trì chú tiễn

Cũng không khỏi chết sống

Voi dữ vô thường đến

Trùng kiến cũng thành đất.

Trong Kinh Pháp cú thí dụ có kể lại câu chuyện, Phật ở tại thành Xá Vệ, trong thành có một vị Bà La Môn đã 80 tuổi rất giàu có. Sau khi nhập đại định, Phật biết ngày hôm nay ông sẽ bị chết. Phật thương xót muốn độ ông nên đến gặp ông và nói một bài kệ để khai thị: 

“Lắm con nhiều của

Người ngu mãi rộn ràng

Ta còn không thật

Lo gì của và con.”

Nghe xong vị Bà La Môn nói: Bạch Đức Thế Tôn, bài kệ này nghe thì hay lắm, nhưng nói thật con còn đang xây nhà, từ từ thong thảthời giờ nghĩ lại rồi con sẽ nghe sau. 

Trong khi đó có nhiều người quá nhiều tuyệt vọng đau khổ trên đời muốn chết phức cho thoát nợ mà không chết được. Thật ra ai cũng không muốn lên thiên đường hay tiêu diêu cực lạc chỉ có họ không muốn chết mà thôi, chết đau đớn, lìa đời khổ ải lắm?

Tôi chỉ muốn sống để lên thiên đường với 72 nữ đồng trinh đang chờ đón tôi ở trên đó chứ chết rồi làm sao ái dục được nữa?

5)     Quán niệm ta sắp làm gì với đời ta?

Một vị Thiền sư Nhật Bản nói: “Người nào muốn biết người đó giải thoát hay không, thì phải sống giải thoát.

Giải thoát 50% thì khi chết chúng ta giải thoát được 50%,” tức là sống thế nào thì chết như thế. Có nghĩa là muốn chết 50% trong thực tại, chúng ta phải sống 50% trong thực tại chứ không có gì khác. 

Hay văn nghệthơ thẩn hơn, sống là chết trong lòng một tí.

Ngài Đạt Lai Đạt Ma thứ 14 nói, “Muốn chết tốt đẹp, chúng ta phải sống tốt đẹp.”

Cho nên trong thiền thoại có ghi lại câu chuyện về Thiền Sư Bảo Phước thời Hậu Đường.

Trước khi Ngài tịch, các đệ tử than khóc. Một vị nói rằng, “Nếu như tuổi trời đã tận thì sư phụ nên ra đi hay là nên ở lại?” 

Thiền sư cười bảo, “Thế theo con trong ngay trong giờ phút hiện tại này, ta nên làm gì?” 

Đệ tử trả lời rằng, “Sống mà sư phụ sống tốt thì chết cũng vậy thôi, tất cả đều tùy duyên.” 

Thiền sư, “Lời nói trong lòng ta không biết đã bị con nghe trộm từ bao giờ?” 

Nói xong, Ngài cười rồi đi.

Thoạt sinh ra thì đà khóc choé,

Đời có vui sao chẳng cười khì.

 (Nguyễn Công Trứ)

Đa số trẽ con sanh ra đời mới lọt lòng mẹ đều khóc choé, nhưng chúng ta phải làm thế nào đó để khi rời bỏ cuộc đời này, đa số đều khóc thương bịn rịn. Duy chỉ có mình ta, kẻ đang chết, lại cười như nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo.

Hay sống hào hùng. Chết ngang tàng như Cao Bá Quát,

Ba hồi trống dục,

Đù cha kiếp.

Một nhát dao đưa,

Đéo mẹ đời.

Thiền sư Mãn Giác có vẽ thiền hơn:

“Xuân đi trăm hoa rụng

Xuân đến trăm hoa cười

Việc đời cứ trôi mãi

Trên đầu già đến rồi.”

Thiền Sư Pháp Loa khi sắp tịch nói bài kệ:

Muôn duyên cắt đứt một thân nhàn,

Hơn bốn mươi năm giấc mộng tràng,

Nhắn bảo mọi người thôi chớ hỏi,

Bên kia trăng gió rộng thênh thang.

Thói thường thì đa số chúng ta thà chết vinh còn hơn sống nhục nhã hay khổ đau.  Tuy nhiên, khi thần chết tới viếng thăm thì đa số con người thà chịu sống hèn, đau khổ còn hơn chết hùng. 

Vậy mà không hiểu tại sao, dù ít khi dám nghĩ tới, hay không muốn biết tới, nhưng mỗi lần chợt nghĩ tới, tôi vẫn sợ chết hơn là sợ sống, tôi sợ phải xa những người tôi thương. Hay có thể vì tôi còn nhiều điều phải làm cho chính tôi, cho gia đình, vợ con, nên chưa muốn chết dù biết rằng sợ hay không sợ chết, thì tôi cũng sẽ chết, rồi thì tôi cũng sẽ xa tôi.

Cái chết đến bất ngờ không hẹn trước lúc nào, cách nào, thế nào vì không hiểu rõ, không chấp nhận như vậy và không chinh phục được nó nên tôi sợ hãi?

Hay có thể vì thường đối phó với thất bại khổ đau nên tôi sống thấp thỏm lo âu, lòng không an nhưng vẫn muốn sống để mà phấn đấu với đời? 

Hay cũng nhờ vậy mà trong lúc tham sanh húy tử đó, hình như tôi kiến được trí tuệ vô sanh?

Không có gì thích thú, sung sướng tuyệt diệu bằng ‘rình rập, phục kích,’ đợi chờ sợ hãi đến. Nỗi sợ hãi cũng là một tham muốn, ái sợ rất tự nhiên từ trước đến nay trong tâm lòng tôi. Mà hình như lúc sợ hãi đến, tôi quên sợ hãi chỉ bận tâm đối phó với nó như một phản ứng sinh tồn tự nhiên.

Tôi chưa hẹn hò, đối diện, hay tự tình thường xuyên với thần chết nhưng hình như những lúc gặp gỡ bất đắc dĩ đó tôi vừa bình tĩnh vừa run.  Nên tôi không có thời giờ để mà sợ hãi.

Tôi vừa ngộ ra là mình chưa bao giờ nghĩ đến cái chết vì tôi nghĩ, ai đó chết chứ tôi không bao giờ chết. Tôi không chấp già và không chấp chết cũng như ngày xưa còn thơ ấu, trẽ trung, khỏe mạnh tôi không bao giờ chấp sinh và chấp bệnh.

Nhưng lo sợ bệnh già hay lo âu sống chết hay không lo lắng sinh lão bệnh tử rồi thì nó cũng qua đi. Thà chết tuyệt diệu tiêu diêu còn hơn đau khổ lo lắng chờ chết.

Dĩ nhiên nếu mình không có ràng buộc, trách nhiệm trên đời nữa thì cái chết có đến thì chắc cũng không đến nổi quá nuối tiếc bi ai.

Con người có chút trách nhiệm không muốn chạy chết cho rãnh nợ lấy thân, để lại gia đình con cái, sống trong nheo nhóc, khổ đau. Thì ra, tôi sợ sống vô trách nhiệm cho gia đình, và sống vô dụng đối với xã hội. Tôi sợ đau khổ, bệnh tật, nghèo hèn hơn sợ chết.

Đó là điều rất khó xử cho những người có tinh thần trách nhiệm với an ninh thịnh vượng của những người thân thương. Đây chính là mấu chốt của khổ đau, nổi lo âu thấp thỏm khó giải quyết nhất trên đời của mọi cá nhân.

Trong quyển “Con người siêu việt” Ngài Milarepa có nói, “Vì sợ chết tôi đi vào trong núi, liên tục trầm tư về tính chất bất định của giờ chết. Bỗng bắt gặp thành trì bất tử vô tận của tâm bản nhiên. Bây giờ, tất cả nỗi sợ hãi đều tan biến, và trong sanh tử mở cái thấy trí tuệ vô sanh.”

Ngài Lạt Ma Zopha Rinphoche nói rằng, “Phương thuốc chính yếu để chữa trị các pháp thế gianthiền định về sự vô thường và cái chết. Nếu ta không nhớ tưởng về cái chết, ta không nhớ tới pháp.”

Cho dù có nhớ tưởng tới pháp, nhưng nếu không quán tưởng về sự đau khổ của sự sống thì cũng khó thực hành pháp chết tuyệt vời được. Hơn nữa, đa số thường luống tiếc là chưa sống chưa làm hết mình mà thần chết đã tới đón đi. 

Tôi cũng nghĩ tương tự như vậy, chưa làm gì đáng cho đời, chưa sống đáng cho mình thì sống dai trên cõi đời này chỉ là vô dụng cho mình cho người. Chết sớm rãnh nợ đời. Rồi thì nó cũng qua đi.                  

Tử sinh, sinh tử, luân hồi

Sinh trụ, hoại diệt, vô thường

Sống ở, thác đi, tái sinh

Vô sinh, vô tử, vô Ngã

(Lê Huy Trứ)

Tạo bài viết
14/12/2022(Xem: 3359)
09/12/2020(Xem: 5869)
03/08/2010(Xem: 38064)
28/02/2014(Xem: 6612)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: