Thể Dạng Trung Gian Giữa Cái Chết Và Sự Sinh Trong Phật Giáo (Hoang Phong)

18/03/201112:00 SA(Xem: 23151)
Thể Dạng Trung Gian Giữa Cái Chết Và Sự Sinh Trong Phật Giáo (Hoang Phong)



THỂ DẠNG TRUNG GIAN

GIỮA CÁI CHẾT VÀ SỰ SINH TRONG PHẬT GIÁO 
Hoang Phong
(Sách đang xuất bản)

Lời mở đầu

dagporinpoche-02Tái sinh hay luân hồi đối với người Phật giáo là một sự kiện hiển nhiên. Thật vậy nếu khôngtái sinh sẽ không thể nào giải thích được hiện tượng đa dạng của chúng sinh. Nếu không có sự tái sinh chi phốitác động bởi quy luật nhân quả thì nhất định thế giới này phải là một thế giới bất công và phi lý.

Thế nhưng quá trình của cái chết và sự tái sinh xảy ra như thế nào ? Những gì xảy ra giữa hai quá trình ấy ? Phật giáo Đại thừa nói chung và nhất là Phật giáo Tan-tra, còn gọi là Kim cương thừa, đặc bìệt quan tâm đến hai quá trình vừa kể và giai đoạn kết nối giữa hai quá trình ấy. Tan-tra thừa dựa vào các phương pháp quan sát, phân tích và nhất là thiền định để tìm hiểu các diễn biến của cả ba quá trình này – quá trình của cái chết, « giai đoạn trung gian » và quá trình của sự sinh – và hướng chúng vào việc tu tập.

Quyển sách nhỏ này góp lại ba bài thuyết giảng liên quan đến chủ đề trên đây của vị Lạt-ma Tây tạng là Dagpo Rimpoché hiện cự ngụ tại Âu châu. Trong mục đích giúp người đọc dễ theo dõi các bài giảng này, một chương nhỏ được ghép thêm vào phần đầu của quyển sách trình bày sơ lược quan điểm và cách mô tả của các tông phái Phật giáo về giai đoạn xảy ra giữa cái chết và sự sinh như vừa nêu lên. Tóm lại quyển sách sẽ gồm bốn chương như sau :

Chương 1 : Khái niệm về « thể dạng trung gian » trong Phật giáo, (Hoang Phong).

Chương 2 : Chết – Thể dạng trung gian – Tái sinh, (Dagpo Rimpoché).

Chương 3 : Chuẩn bị như thế nào cho cái chết của mình, (Dagpo Rimpoché).

Chương 4 : Làm thế nào để giúp đỡ người hấp hối, (Dagpo Rimpoché).

Dagpo Rimpoché hiện nay là một gương mặt lớn của Phật giáo Tây tạng tại Âu châu. Khi vừa mới một tuổi Dagpo Rimpoché đã được Đức Đạt-Lai Lạt-Ma thứ XIII xác nhận là vị hóa thân (toulku) của Ngài Mã-nhĩ-ba (Marpa, 1012-1097), một vị Đại sư của Tây tạng và là thầy của Đại sư Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa, 1052-1135). Dagpo Rimpoché sinh năm 1932, vào chùa từ lúc sáu tuổi, học tại các tu viện đại học danh tiếng nhất ở Tây tạng, tốt nghiệp tiến sĩ Phật học. Ngài rời Tây Tạng vượt sang Ấn vào năm 1959 và sau đó thì lưu trú tại Pháp từ năm 1960.

Hoang Phong, 08.02.11

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/01/2014(Xem: 18524)
06/04/2014(Xem: 19128)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.