NƯỚC ĐÃ KHƠI NGUỒN NƠI BON
Ngọc Lãm
Tây Nguyên những ngày cuối tháng 2 (tây lịch) nắng nóng như đổ lửa. Sau đợt rét đậm giữa tháng, thời tiết trở nên hanh khô hơn. Đăk Nông cũng không ngoại lệ bởi đây thuộc một trong năm tỉnh Tây Nguyên. Nơi đây đồi núi chập chùng và dân cư đa số là người “đồng bào” – danh từ thân thương chỉ chung cho dân tộc ít người – mới di cư từ khu vực phía Bắc Việt Nam vào làm kinh tế mới. Hẳn vì vậy mà đời sống còn rất nhiều khó khăn; và nơi đây lại thiếu thốn những nhu cầu cơ bản nhất: điện, đường, trường, trạm.
Vào thời điểm này, cuối tháng Giêng (âm lịch), mùa khô bước vào giai đoạn khắc nghiệt nhất. Dễ dàng nhận ra bởi đường vào các Bon cách xa thị xã, cây bên đường xơ xác vì thiếu nước, bụi bay mù trời mỗi khi xe đi ngang qua con đường đất đỏ; con đường mà trước đó, vào tháng 6-7, không chiếc xe nào có thể đi qua, các Bon dường như bị cô lập, vì mưa dầm dề tạo nên những vũng sình đặc quánh đất bazan. Địa hình đồi núi quá dốc, cộng thêm việc khai thác các khu rừng nguyên sinh mà không giữ lại hệ sinh thái, sau đó lại không trồng cây cải tạo đất, giữ lớp đất mặt; nhiều năm tháng trôi qua, lớp đất mặt trôi hết để trơ ra lớp đất lẫn đá bauxite khiến cho cây cối nơi đây khó phát triển. Thiếu điện, thiếu nước, mùa khô kéo dài, mùa mưa lại dầm dề, lượng mưa không rải đều trong năm, phương tiện canh tác lại thô sơ, tổng hòa những khó khăn ấy tạc nên con người Tây Nguyên rắn rỏi, mạnh mẽ hơn, cần mẫn hơn nhưng đói nghèo vẫn hoàn nghèo đói.
Với những khó khăn, gian khổ như vậy, ước nguyện “GIẾNG NƯỚC CHO EM” đặt tại điểm trường Mầm non Hoa Mai – Làng Mán, Bon Me Ra, xã Đăk R’Tin, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông; sau gần hai tháng vận động tài chánh đã được sự thương tưởng của Quý Tăng Ni, Phật tử Hải ngoại và Việt Nam, giếng nước đã được khoan hoàn thành ngày 29/02/2020 với độ sâu 146m trong khoảng thời gian thi công 20 ngày.
Xem tiếp với NHIỀU hình ảnh:
NƯỚC ĐÃ KHƠI NGUỒN NƠI BON (NGỌC LÃM)
- Từ khóa :
- nước
- ,
- đã khơi nguồn nơi Bon