Chùa Việt Nam Hải Ngoại

14/01/20214:41 SA(Xem: 17158)
Chùa Việt Nam Hải Ngoại

CHÙA VIỆT NAM HẢI NGOẠI
Võ Văn Tường - Từ Hiếu Côn
Nhà xuất bản Hương Quê, Hoa Kỳ
2014 (Tập 1) & 2017 (Tập 2)

chua viet nam hai ngoai tap 1 biachua-viet-nam-hai-ngoai-tap-2

Lời nhà xuất bản
Lời giới thiệu
Châu Á (5 ngôi chùa)
Châu Âu (4 ngôi chùa)
Châu Mỹ (Canada)
Châu Mỹ (Hoa Kỳ)
Châu Úc (4 ngôi chùa)

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

 Mái chùa che chở hồn dân tộc,
Nếp sống muôn đời của tổ tông.”

Hai câu thơ của thi sĩ Huyền Không đã toát lên tâm thức Việt Nam của người Phật tử dù đang ở trong nước hay tại hải ngoại. Dưới mái chùa, sinh hoạt tu học của người con Phật lúc nào cũng thắm đượm tình tự quê hương, hướng về cội nguồn dân tộc và báo đáp tứ trọng ân.

Với ước vọng bộ sách Chùa Việt Nam hải ngoại sẽ ghi lại được một phần các công trình kiến trúc thờ tự và sinh hoạt tâm linh của những người Phật tử Việt Nam ở hải ngoại; được duyên lành, chúng tôi đã xuất bản và phát hành tập 1 Chùa Việt Nam hải ngoại vào mùa Vu Lan năm 2014.

Chỉ sau vài ngày sách phát hành tại Hoa Kỳ, Canada và các nước ở Châu Âu, Châu Úc; niềm vui tràn ngập đến với chúng tôi khi nhận được rất nhiều thư khen của chư Tôn đức lãnh đạo các Giáo hội Phật giáo cùng quý vị Phật tử gần xa. Chúng tôi xin dẫn một số thư và những dòng tiêu biểu.

Lá thư chúng tôi nhận đầu tiên vào ngày 10-9-2014 của Hòa thượng Thích Như Điển, Phương trượng chùa Viên Giác, Đức Quốc. Hòa thượng đã viết: “… vui mừng khi thấy được một tác phẩm lớn đã được hình thành nơi hải ngoại ngày nay để giới thiệu với Phật tử cũng như chư Tôn đức khắp năm châu về những hình ảnh chùa chiền trong một chiều dài lịch sử của nhiều năm tháng, khi người Phật tử Việt Nam của chúng ta có mặt tại xứ người. Phải có cái TÂM mới thực hiện được việc này…”.

Hòa thượng Thích Nguyên Siêu, trụ trì chùa Phật Đà, San Diego, Hoa Kỳ trong lá thư ngày 01-10-2014 đã viết: “ … thấy lòng kính trọng, quý mến việc làm của anh Võ Văn Tường và anh Từ Hiếu Côn. Việc làm mang tính văn hóa ngàn năm cho Phật giáo Việt Nam hải ngoại. Việc làm này chỉ có người Việt Nam Phật tử có tấm lòng thương Phật thương chùa, và ý thức một cách sâu sắc và giá trị thực dụng của nền văn hóa giác ngộ làm lợi lạc cho con ngườiphát tâm cống hiến hết cả công sức, thời gian … để bảo trì và phát huy nền văn hóa cao đẹp này.”

Tại Tổ đình Từ Quang, Canada, Trưởng lão Thích Tâm Châu đã viết thư ngày 12-10-2014: “Qua cuốn Chùa Việt Nam hải ngoại số 1 và có lẽ qua nhiều cuốn ảnh sau này, kỹ năng càng siêu tuyệt, tâm ảnh của Đạo hữu càng được ghi đậm trong tâm khảm mọi người và đóng góp công sức không nhỏ vào dòng lịch sử Phật giáo Việt Nam trong và ngoài nước.”

Ni sư Thích Nữ Giới Hương, trụ trì chùa Hương Sen, California đã viết trong thư ngày 19-02-2016:“… Hình ảnh nhiều màu sắc tươi vui của Phật, Pháp, Tăng và tứ chúng trong cuốn sách Chùa Việt Nam hải ngoại tập 1 (728 trang) là Thế gian trụ trì Tam Bảo. Ký giả Võ Văn Tường và Từ Hiếu Côn như hiện thân của những cư sĩ Phật giáo mang đạo vào đời với ước mong các độc giả sẽ thấy nơi Thế gian trụ trì Tam Bảo chính là Xuất thế Tam Bảo hay Đồng thể tự tánh Tam Bảo.”

Tác giả Lưu Đình Long trên báo Giác Ngộ, Việt Nam ngày 04-11-2014 đã viết: “Ở đâu có người Việt, ở đó có chùa. Tôi rút ra điều đó và chắc chắn như thế sau khi xem tập sách ảnh Chùa Việt Nam hải ngoại của tác giả Võ Văn Tường và Từ Hiếu Côn.”

Song song với việc phát hành tập 1, chúng tôi đã có kế hoạch cụ thể thực hiện tập 2. Chúng tôi lên lịch đến làm việc với từng chùa trong tổng số 200 ngôi chùa Việt ở hơn 30 tiểu bang của Mỹ và các tỉnh bang của Canada.

Do số lượng trang in có hạn nên trong tập 2, chúng tôi chỉ chọn 97 ngôi chùa. Mỗi chùa có bài giới thiệu ngắn về lịch sử, bài trí Phật điệnsinh hoạt, được dịch các ngôn ngữ Anh, Hoa và Nhật; và phần hình ảnh. Hầu hết hình ảnh do chúng tôi tự chụp; nhưng cũng có một số hình ảnh lễ hội, sinh hoạt không vào thời điểm chúng tôi đến nên quý chùa đã gửi cho chúng tôi.

Đặc biệt trong tập 2, chúng tôi có bài giới thiệu chung về ngôi Chùa Việt Nam tại Châu Mỹ, là sự ghi nhận thực tế của chúng tôi trong nhiều năm xuôi ngược từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam, viếng chùa trên đất Mỹ.

Chúng tôi mong có thuận duyên để tập 3, tập 4 sách Chùa Việt Nam hải ngoại tiếp tục đến với độc giả gần xa.

Chúng tôi xin cảm ơn tất cả chư Tôn đức Tăng, Ni; chư vị thiện nam, tín nữ, Phật tử khắp nơi đã nhiệt tình ủng hộ chúng tôi trong việc biên soạn và phát hành sách. Đặc biệt, Hòa thượng Thích Như Điển, Phương trượng chùa Viên Giác, Đức Quốc, dù đa đoan việc Phật sự vẫn nhận lời hiệu đính bản dịch cả hai ngôn ngữ Hoa và Nhật.

Rất mong được sự chung tay giúp đỡ, hỗ trợ của chư vị để bộ sách thêm phần phong phúhoàn hảo.

Trân trọng,

Nhà xuất bản Hương Quê

 

 

CHÙA VIỆT NAM Ở CHÂU MỸ

 

Suốt nhiều năm đi khắp các tiểu bang của Hoa Kỳ và các tỉnh bang của Canada, từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam, chúng tôi đã viếng thăm hàng trăm ngôi chùa Việt lớn có, nhỏ có, vừa có; chùa tăng có, chùa ni có, chùa cư sĩ có; chùa Bắc tông có, chùa Nam tông có, chùa Khất sĩ có …

Dù đang ở trên đất Mỹ, nơi thủ đô Washington D.C. hay ở một làng quê xa xôi tận tiểu bang Minnesota, Oregon, New Hampshire, Louisiana (Hoa Kỳ), hay các tỉnh bang Ontario, Québec hoặc thành phố Vancouver (Canada)…, ngôi chùa Việt Nam vẫn được nhận ra một cách dễ dàng từ xa.

 Ở đâu có người Việt, ở đó có chùa. Ngôi chùa Việt đã giữ được bản sắc văn hóa dân tộc qua hơn 30 năm có mặt trên đất Mỹ. Đến thăm một ngôi chùa Việt vào ngày chủ nhật, du khách Việt sẽ cảm thấy ấm áp tình đồng hương; sẽ thấy sự sống động qua nét giao thoa văn hóa Đông Tây; sẽ càng thấm thía sâu sắc hai câu thơ của nhà thơ, nhà sư Huyền Không:

Mái chùa che chở hồn dân tộc,
Nếp sống muôn đời của tổ tông.

Xin bắt đầu từ tên chùa. Ở Việt Nam, các ngôi tự viện Phật giáo thường dùng các tên với nội dung liên quan đến Phật pháp như: Thích Ca, A Di Đà, Dược Sư, Quán Thế Âm, Pháp Bửu, Diệu Pháp, Hoằng Pháp, Liên Hoa, Thiền Quang, Tịnh Độ…; liên quan đến phúc đức như: Sùng Đức, Sùng Thánh, Diên Linh, Diên Thọ, Phước Nghiêm…; liên quan đến địa phương như: Bái Đính, Linh Mụ, Ngọc Sơn… Riêng chùa Việt ở Mỹ, tên “Việt Nam” liên quan đến quê cha đất tổ; “Trúc Lâm” liên quan đến thiền phái riêng biệt của người Việt; hay pháp danh của các vị cao tăng Việt. Tên các chùa cổ, tổ đình và địa danh Việt thân thương thường được dùng làm tên hiệu là phổ biến hơn cả. Chẳng hạn, chùa Việt Nam ở Seatlle, chùa Việt Nam ở Los Angeles, chùa Việt Nam ở Phoenix, chùa Việt Nam ở Sugar Land (ảnh 01); thiền viện Trúc Lâm Đại Đăng ở Bonsall, thiền viện Chánh Pháp ở Oklahoma, thiền viện Bồ Đề ở Braintree, thiền viện Đạo Viên ở Lantier; chùa Vĩnh Nghiêm ở Pomona, chùa Pháp Hoa ở El Monte, chùa Linh Sơn ở Austin, chùa Phổ Minh ở Fort Smith, chùa Vạn Hạnh ở Santee, chùa Quan Âm ở Montréal, chùa Linh Mụ ở Stone Mountain, chùa Kỳ Viên ở Washington, chùa Pháp Vân ở Mississauga; tu viện Kim Sơn ở Watsonville, tu viện Liễu Quán ở Warner Springs, tổ đình Từ Quang ở Montréal; tịnh xá Minh Đăng Quang ở Westminster, tịnh xá Ngọc Sơn ở Portland, tịnh xá Ngọc Hòa ở San Jose, chùa Hương Sen ở Perris …

Gắn với tên chùa là lịch sử. Những ngôi chùa mang tên chùa Việt Nam được thành lập rất sớm. Chùa Việt Nam ở Phoenix (1983), Chùa Việt Nam ở Sugar Land (1990). Đặc biệt, chùa Việt Nam ở Los Angeles được Hòa thượng Thích Thiên Ân thành lập vào năm 1975, là ngôi chùa Việt Nam đầu tiên tại Mỹ.

Ảnh 01. Chùa Việt Nam ở Los Angeles (1975Ảnh 01. Chùa Việt Nam ở Los Angeles (1975)

Đến nay, chùa Việt Nam được xây dựng rất nhiều, có mặt khắp các tiểu bang của Hoa Kỳ và các tỉnh bang của Canada, nhưng chưa có một con số thống kê nào chính xác. Chúng tôi đã tham khảo danh mục chùa Việt Nam hải ngoại trên nhiều website Phật giáo và các tập tài liệu in ấn hàng năm nhưng 60% là không liên lạc được qua điện thoại. Thậm chí, có một số chùa, khi chúng tôi đến nơi chỉ thấy là một mảnh đất trống!

Nhìn chung, diện tích mỗi chùa rộng hẹp khác nhau, nhưng từ xa, khách hành hương dễ dàng nhận ra ngôi chùa Việt qua lá cờ Phật giáo và tượng Bồ tát Quán Thế Âm lộ thiên. Có một số nơi, tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm lộ thiên là điểm hành hương, lễ bái của hàng vạn Phật tử và du khách mỗi năm như: chùa Việt Nam ở Sugar Land (ảnh 02), thiền viện Chân Nguyên ở Adelanto (ảnh 03), tu viện Cát Trắng ở Mims (ảnh 04), chùa Tam Bảo ở Tulsa (ảnh 05), chùa Quang Nghiêm ở Stockton…

Ảnh 02. Tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm chùa Việt Nam ở Sugar LandẢnh 02. Tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm chùa Việt Nam ở Sugar Land (cao 22m, 2001)

Ảnh 03. Tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm thiền viện Chân Nguyên ở AdelantoẢnh 03. Tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm thiền viện Chân Nguyên ở Adelanto (cao 7,5m, 2007, đá hoa)

Ảnh 04. Tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm tu viện Cát Trắng ở MimsẢnh 04. Tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm tu viện Cát Trắng ở Mims (cao 10m, 2012, đá hoa)

Ảnh 05. Tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm chùa Tam Bảo ở TulsaẢnh 05. Tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm chùa Tam Bảo ở Tulsa (cao 17,37m, 2010, đá hoa) 

Những chùa có diện tích rộng rãi thường tôn trí nhiều pho tượng Phật, Bồ tát lộ thiên sống động nét từ bi ở sân trước hoặc trong khuôn viên chùa. Đó là tượng đức Phật Thích Ca, vườn tượng Tứ động tâm, tượng đức Phật A Di Đà, tượng Bồ tát Di Lặc, tượng 18 vị A La Hán… ở các nơi như: tu viện Viên Quang ở Clover (ảnh 06), tu viện Cát Trắng ở Mims, chùa Cổ Lâm ở Seattle, chùa Linh Sơn ở Santa Fe, chùa Diệu Đế ở Pensacola, tu viện Pháp Vương ở Escondido, chùa Bảo Quang ở Santa Ana, chùa Kim Quang ở Sacramento, chùa Thiện Ân ở Fresno (ảnh 07), chùa Phước Huệ ở Tacoma, Địa Tạng Viên Quang tự ở Lynnwood (ảnh 08), tổ đình Từ Quang ở Montréal…

Ảnh 06. Tượng Bồ tát Di Lặc và tượng 18 A La Hán tu viện Viên Quang ở CloverẢnh 06. Tượng Bồ tát Di Lặc và tượng 18 A La Hán tu viện Viên Quang ở Clover

Ảnh 07. Tượng 18 A La Hán chùa Thiện Ân ở FresnoẢnh 07. Tượng 18 A La Hán chùa Thiện Ân ở Fresno

Ảnh 08. Tượng hóa thân Bồ tát Địa Tạng - Địa Tạng Viên Quang tự ở LynnwoodẢnh 08. Tượng hóa thân Bồ tát Địa Tạng - Địa Tạng Viên Quang tự ở Lynnwood

 Khi nói về kiến trúc chùa, thông thường chúng ta hay nhắc đến cổng chính, ngôi chánh điện, bảo tháp, giảng đường, thiền đường, tăng xá… Kiến trúc ngôi chùa Việt ở Mỹ thật đa dạng, phong phú, toát lên tâm thức dân tộc.

Các chùa có cổng tam quan là: chùa Cổ Lâm ở Seatlle (ảnh 09), Địa Tạng Viên Quang tự ở Lynnwood, chùa Phổ Hiền ở Worcester (ảnh 10), pháp viện Minh Đăng Quang ở Tampa (ảnh 11), tổ đình Từ Đàm Hải Ngoại ở Irving (ảnh 12), chùa Pháp Vân ở Mississauga, chùa An Lạc ở Indianapolis …

Ảnh 09. Tam quan chùa Cổ Lâm ở SeattleẢnh 09. Tam quan chùa Cổ Lâm ở Seattle

Ảnh 10. Tam quan chùa Phổ Hiền ở WorcesterẢnh 10. Tam quan chùa Phổ Hiền ở Worcester

Ảnh 11. Tam quan pháp viện Minh Đăng Quang ở TampaẢnh 11. Tam quan pháp viện Minh Đăng Quang ở Tampa

Ảnh 12. Tam quan tổ đình Từ Đàm Hải Ngoại ở IrvingẢnh 12. Tam quan tổ đình Từ Đàm Hải Ngoại ở Irving

Kiến trúc chính của chùa là ngôi chánh điện, hội trường đa năng và tăng xá. Nhiều ngôi chánh điện mang kiến trúc phương Đông và văn hóa Việt Nam được xây dựng mới hoặc sửa lại từ một ngôi nhà thờ, chẳng hạn như thiền viện Chân Nguyên (chùa Sa mạc) ở Adelanto, chùa Huệ Quang (ảnh 13), chùa Bảo Quang (ảnh 14) và tu viện Hoa Nghiêm ở Santa Ana, chùa Việt Nam ở Sugar Land, chùa Vạn Hạnh ở Santee (ảnh 15), chùa Viên Thông ở Houston (ảnh 16), chùa Pháp Quang ở Grand Prairie (ảnh 17), chùa Phổ Từ ở Hayward, chùa Đức Viên ở San Jose, chùa Tam Bảo ở Baton Rouge, chùa An Lạc ở Indianapolis … Một số ít chùa có xây tháp Báo Ân như chùa Tam Bảo ở Baton Rouge, chùa Pháp Vân ở Mississauga, chùa Quan Âm ở Montréal…  So với các chùa theo hệ phái Bắc tông, Nam tông mang dáng vẻ chung, hệ phái Phật giáo Khất sĩ cũng giữ nét đẹp kiến trúc truyền thống qua tịnh xá Ngọc Sơn ở Portland (ảnh 18), pháp viện Minh Đăng Quang ở Tampa…

Ảnh 13. Ngôi chánh điện chùa Huệ Quang ở Santa AnaẢnh 13. Ngôi chánh điện chùa Huệ Quang ở Santa Ana

Ảnh 14. Toàn cảnh chùa Bảo Quang ở Santa AnaẢnh 14. Toàn cảnh chùa Bảo Quang ở Santa Ana

Ảnh 15. Toàn cảnh chùa Vạn Hạnh ở SanteeẢnh 15. Toàn cảnh chùa Vạn Hạnh ở Santee

Ảnh 16. Toàn cảnh chùa Viên Thông ở HoustonẢnh 16. Toàn cảnh chùa Viên Thông ở Houston

Ảnh 17. Toàn cảnh chùa Pháp Quang ở Grand PrairieẢnh 17. Toàn cảnh chùa Pháp Quang ở Grand Prairie

Ảnh 18. Ngôi chánh điện tịnh xá Ngọc Sơn ở PortlandẢnh 18. Ngôi chánh điện tịnh xá Ngọc Sơn ở Portland

Tổng thể về kiến trúc trong 10 năm gần đây, nhiều ngôi chùa đã được xây dựng mới, lớn đẹp, uy nghiêm như chùa Viên Thông ở Houston, thiền viện Chân Nguyên ở Adelanto. Nhiều chùa đang được xây dựng lớn như: tu viện Kim Sơn ở Watsonville, chùa Điều Ngự ở Westminster, chùa Bát Nhã ở Santa Ana, thiền viện Trúc Lâm Đại Đăng ở Bonsall, Thích Ca thiền viện ở Riverside, chùa Tịnh Luật ở Houston, chùa Việt Nam ở Sugar Land, tu viện Viên Quang ở Clover cùng hàng trăm ngôi chùa khác. Nét đặc biệt trong việc tạo dựng các ngôi phạm vũ trang nghiêm là hầu hết chư tăng, chư ni đều trực tiếp xây dựng. Chẳng hạn, chư ni chùa Viên Thông đã cùng một số Phật tử đảm nhận công việc xây dựng ngôi chùa to lớn suốt 7 năm (ảnh 19). Tâm huyết, tình cảm, công sức của biết bao tăng, ni và Phật tử hải ngoại thật vô lượng, vô biên! 

Ảnh 19. Chư ni và Phật tử xây chùa Viên Thông ở HoustonẢnh 19. Chư ni và Phật tử xây chùa Viên Thông ở Houston (ảnh tư liệu của chùa)

 

Nhìn chung, đa số chánh điện các chùa thờ chư Phật, Bồ tát cùng chư vị A La Hán, Hộ Pháp, Tiêu Diện, Minh Vương… Ở Việt Nam, việc bài trí tượng thờ trong các chùa thường khác nhau tùy theo vùng miền, hệ phái, tông phái. Còn ở Mỹ, đa số các chùa Việt bài trí điện Phật đơn giản, trang nghiêm, ít thấy sự khác nhau. Mô hình chung được an trí là: Trên cao, tượng đức Phật Thích Ca được tôn thờ ở giữa, hai bên là tượng Bồ tát Quán Thế Âm và tượng Bồ tát Địa Tạng (ảnh 20). Tầng dưới kế, phía trước là bộ tượng Tây Phương Tam Thánh. Hai góc bên chánh điệnHộ Pháp và Tiêu Diện. Phía sau điện Phậtbàn thờ Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma và di ảnh chư vị Tổ sư, chư vị trụ trì chùa đã viên tịch. Ngoài ra, các pho tượng khác thường được thờ trong chùa là tượng đức Phật A Di Đà, đức Phật Dược Sư, Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền, Bồ tát Chuẩn Đề, hoặc tôn giả Ca Diếp, tôn giả A Nan… 

Ảnh 20. Điện Phật chùa An Lạc ở IndianapolisẢnh 20. Điện Phật chùa An Lạc ở Indianapolis 

Hầu hết các tượng thờ lớn nhỏ đều được các chùa đặt chế tác tại Việt Nam, bằng các chất liệu đá,  đồng, gỗ, gốm, fiberglass… với kiểu dáng giống tượng các chùa tại Việt Nam. Cũng có chùa đặt tượng ở Đài Loan, Trung Quốc… nhưng không nhiều.

Âm hưởng đậm đà bản sắc Việt Nam còn được thể hiện qua các phương diện khác ở các chùa Việt tại nước ngoài. Ngoài tượng thờ, các pháp khí, pháp cụ, pháp phục Phật giáo như chuông, trống, mõ, nhang án, bát hương, phướn, lọng che, áo tràng… cũng được chư tăng, ni, Phật tử mang từ quê nhà qua. Cho nên, dù đang ở trên đất Mỹ, người Phật tử bước vào chùa đều cảm thấy sự thân quen, đầm ấm nét hồn dân tộc.

Về ngôn ngữ, mọi việc giao tiếp và tụng niệm trong chùa đều bằng tiếng Việt, cho dù thực hiện nghi thức truyền thống theo từng mỗi hệ phái, thiền phái. Còn ở các buổi lễ lớn, đặc biệt là các buổi giảng pháp, thường có nhiều Phật tử nước ngoài và thiếu nhi tham dự, các thầy sử dụng tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Ngoài kiến thức và bằng cấp cử nhân Phật học, nhiều thầy trụ trì đã có học vị tiến sĩ tại Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và các nước khác, như: cố Hòa thượng Thích Thiên Ân, cố Hòa thượng Thích Mãn Giác, Hòa thượng Thích Viên Lý, Hòa thượng Thích Đỗng Tuyên, Thiền sư Khải Thiên, Thượng tọa Thích Thiện Thái, Thượng tọa Thích Hạnh Đức, Ni sư Thích Nữ Minh Huệ, Ni sư Thích Nữ Giới Hương, Sư cô Thích Nữ Nguyên Hương …

Những hình ảnh về nếp sinh hoạt các chùa nói trên mà chúng tôi đã trình bày, cho thấy sức sống ngập tràn đạo vị và đậm nét dân tộc của ngôi chùa Việt Nam ở Mỹ. Đa số các chùa mỗi ngày đều có thời khóa tụng niệm. Ngoài ra, cuối tuần các chùa đều có buổi tụng kinh, giảng pháp (ảnh 21) và ẩm thực chay (miễn phí). Một số nơi còn tổ chức các lớp dạy Việt ngữ, nhiều hình thức sinh hoạt Gia đình Phật tử và các chương trình xã hội, y tế, từ thiện. Hằng năm, những ngày lễ tết như Nguyên đán, Trung thu, Đại lễ Phật Đản, Vu Lan, Phật Thành Đạo, các lễ vía đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quán Thế Âm, pháp hội Dược Sư…, các chùa thường tổ chức trang nghiêm, chu đáo cho đông đảo Phật tử, đồng hương gần xa về chùa tu học, lễ báisinh hoạt văn nghệ… Hình ảnh hàng trăm, hàng ngàn người dự lễ, tham gia các khóa tu họcchùa Pháp Vân (Canada); chùa Việt Nam, tu viện Kim Sơn (ảnh 22), tu viện Pháp Vương, tu viện Viên Quang, thiền viện Chân Không (ảnh 23), tổ đình Minh Đăng Quang, Như Lai thiền tự, chùa Phổ Từ, chùa Liễu Quán, niệm Phật đường Fremont, thiền viện Vô Ưu (Hoa Kỳ)… khiến người xem thấm đẫm niềm cảm  xúc. Càng xúc động hơn khi nhìn thấy trong số đó có các cụ ngồi xe lăn, các cháu bé khép nép bên chân cha mẹ…, ai ai cũng chí tâm thành kính, lòng đầy hoan hỉ mà trang nghiêm! Từ những hình ảnh các thầy cô Phật tử trẻ tuổi hướng dẫn 500 em nhỏ chăm chú học tiếng Việt (13 lớp sáng, 13 lớp chiều) tại chùa Đức Viên (ảnh 24) ở San Jose ngày chủ nhật mỗi tuần; hình ảnh 80 thiện nam, tín nữ người Mỹ đến chùa Tam Bảo (ảnh 25) ở Baton Rouge ngồi thiền và pháp đàm với thầy trụ trì mỗi tối thứ sáu hàng tuần; hình ảnh hằng trăm, hằng ngàn Phật tử hành hương viếng chùa mỗi độ xuân về hoặc các dịp lễ, vía chư Phật, chư Bồ tát: chùa Hương Sen (ảnh 26), chùa Phổ Từ, thiền viện Chân Nguyên…; hình ảnh 500, 700 tăng, ni và Phật tử theo học các khóa tu học Phật pháp Bắc Mỹ (ảnh 27, 28, 29) hàng năm v.v… cho thấy một phong khí phát triển tốt đẹp mới đang dần dần định hình cho Phật giáo Việt Nam tại Mỹ!

Ảnh 21. Buổi giảng pháp tại chùa Phổ Từ ở HaywardẢnh 21. Buổi giảng pháp tại chùa Phổ Từ ở Hayward

Ảnh 22. Lễ Phật Đản tại tu viện Kim Sơn ở WatsonvilleẢnh 22. Lễ Phật Đản tại tu viện Kim Sơn ở Watsonville

Ảnh 23. Lễ quy y Tam Bảo tại thiền viện Chân Không ở HonoluluẢnh 23. Lễ quy y Tam Bảo tại thiền viện Chân Không ở Honolulu

Ảnh 24. Lớp Việt ngữ tại chùa Đức Viên ở San JoseẢnh 24. Lớp Việt ngữ tại chùa Đức Viên ở San Jose

Ảnh 25. Buổi pháp đàm tại chùa Tam Bảo ở Baton RougeẢnh 25. Buổi pháp đàm tại chùa Tam Bảo ở Baton Rouge

Ảnh 26. Đoàn Phật tử hành hương du xuân viếng chùa Hương Sen ở PerrisẢnh 26. Đoàn Phật tử hành hương du xuân viếng chùa Hương Sen ở Perris

Ảnh 27. Chư tăng, ni và Phật tử tham quan Mexico năm 2013Ảnh 27. Chư tăng, ni và Phật tử tham quan Mexico năm 2013

Ảnh 28. Khóa tu học Phật pháp Bắc Mỹ năm 2012 ở Santa ClaraẢnh 28. Khóa tu học Phật pháp Bắc Mỹ năm 2012 ở Santa Clara

Ảnh 29. Khóa tu học Phật pháp Bắc Mỹ năm 2014 ở San DiegoẢnh 29. Khóa tu học Phật pháp Bắc Mỹ năm 2014 ở San Diego

Với tiến độ phát triển này, thiết nghĩ, năm năm, mười năm tới, diện mạo ngôi chùa Việt Nam tại Mỹ chắc chắn sẽ thay đổi nhiều. Ngôi chùa Việt trong tương lai sẽ trở thành trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa, giáo dụcxã hội không chỉ cho cư dân Mỹ gốc Việt trong từng vùng mà còn là nơi sinh hoạt tâm linh hướng thượng cho người Mỹ bản địa; càng là nơi lưu giữ bản sắc văn hóa Việt, đồng thời giao lưu và tiếp biến văn hóa tại địa phương, tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn.

Với tất cả những đặc điểm trình bày trên, ngôi chùa Việt Nam tại Mỹ còn là điểm du lịch tâm linh tịnh lạc, an toàn, bổ ích. Hy vọng, từ vài chục ngôi chùa là điểm du lịch hành hương hiện nay, sẽ có hàng trăm ngôi chùa Việt Nam tại Mỹ trở thành danh lam thắng cảnh, đón tiếp hàng vạn, hàng chục vạn Phật tử, du khách khắp thế giới đến tham quan, chiêm bái, tu học, sinh hoạt. Tất cả thực sự trở thành nơi nương tựa tâm linh, tinh thần không thể thiếu cho vô lượng quần sinh trong thế gian đầy trần cấu này.



Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm ơn nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường đã đích thân trao tặng bộ sách quý "Chùa Việt Nam Hải Ngoại" (2 tập) - một bộ sách do tác giả thực hiện qua chiều dài năm tháng và không gian rộng lớn. Bộ sách vô cùng quý giá không thể không có được trong tủ sách của các gia đình Phật tử Việt Nam trong nước cũng như hải ngoại. Xin trân trọng kính giới thiệu đến quý độc giả chưa có dịp tiếp cận với bộ sách. (Tâm Diệu)




.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/04/2014(Xem: 17684)
31/03/2013(Xem: 12077)
03/04/2014(Xem: 49002)
15/09/2016(Xem: 8924)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.