Thư Viện Hoa Sen

Chùa Việt Nam – Những Kỷ Lục Về Di Sản Văn Hóa

18/12/20191:01 SA(Xem: 12431)
Chùa Việt Nam – Những Kỷ Lục Về Di Sản Văn Hóa
VÕ VĂN TƯỜNG - LÊ TRẦN TRƯỜNG AN
CHÙA VIỆT NAM
NHỮNG KỶ LỤC VỀ DI SẢN VĂN HÓA
VIETNAMESE BUDDHIST TEMPLES
SONG NGỮ VIỆT - ANH

Chùa Việt Nam - Những kỷ lục về di sản văn hóa

Sách “CHÙA VIỆT NAM – NHỮNG KỶ LỤC VỀ DI SẢN VĂN HÓA” – Tập 1 do Nhà xuất bản Thông Tấn xuất bản năm 2019 là tác phẩm được ông Lê Trần Trường An – Chủ tịch VIETKINGS và Nhiếp ảnh gia, Kỷ lục gia Võ Văn Tường dày công thực hiện, đúc kết, tích hợp các giá trị tiêu biểu nhất của Hành trình Hành trình tìm kiếmquảng bá những Kỷ lục Phật giáo Việt Nam. Đây là công trinh được thực hiện nhằm chào mừng 15 năm thành lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - VIETKINGS (2004 - 2019)

Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, với sứ mệnh tìm kiếm, tổng hợp, tôn vinh những giá trị của đất nước, thiên nhiêncon người Việt Nam, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã và đang thực hiện các cuộc hành trình trên nhiều lĩnh vực và khía cạnh khác nhau. Một trong số những hành trình nổi bật là “Hành trình tìm kiếmquảng bá những Kỷ lục Phật giáo Việt Nam” được khởi động từ năm 2004.

Sơ kết giai đoạn 1 (2004-2019), từ ngôi chùa đầu tiên được xác lập Kỷ lụcThiền viện Trúc Lâm (TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) vào ngày 26/12/2004 đến đầu năm 2019, tức sau 15 năm thực hiện hành trình, đã ghi nhận trên 250 Kỷ lục Phật giáo Việt Nam được xác lập bởi 160 Tự viện Phật giáo. Bên cạnh đó là các Kỷ lục Phật giáo được thiết lập bởi các Kỷ lục gia và đơn vị sở hữu khác. Đặc biệt, với sự đề cử của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, nhiều Tự viện Phật giáo Việt Nam đã được ghi nhận Kỷ lục Đông Dương, Châu Á và Thế giới.


Sách “CHÙA VIỆT NAM – NHỮNG KỶ LỤC VỀ DI SẢN VĂN HÓA” – Tập 1 do Nhà xuất bản Thông Tấn xuất bản năm 2019 là tác phẩm được ông Lê Trần Trường An – Chủ tịch VIETKINGS và Nhiếp ảnh gia, Kỷ lục gia Võ Văn Tường dày công thực hiện, đúc kết, tích hợp các giá trị tiêu biểu nhất của Hành trình này. Bộ sách cũng là ấn phẩm về Phật giáo đầu tiên tập trung tổng hợp và giới thiệu các Kỷ lục thuần túy Phật giáo  các Tự viện Phật giáo Việt Nam trong nước và nước ngoài đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, Tổ chức Kỷ lục Đông Dương, Tổ chức Kỷ lục Châu Á, Liên minh Kỷ lục Thế giới và Tổ chức Kỷ lục người Việt toàn cầu xác lập trong 15 năm (2004 – 2019).

Cuốn sách trân trọng được Hòa thượng Thích Trí Quảng, Hòa thượng Thích Giác Toàn, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm và Thượng tọa Thích Nhật Từ viết lời giới thiệu dưới nhiều góc nhìn khác nhau.

Tập 1 bộ sách được in song ngữ Việt - Anh, giới thiệu đến độc giả 108 ngôi tự viện Phật giáo qua 1.800 hình ảnh với 211 Kỷ lục Phật giáo đã được xác lập: 193 Kỷ lục Việt Nam, 01 Kỷ lục Đông Dương, 08 Kỷ lục Châu Á, 02 Kỷ lục thế giới và 07 Kỷ lục người Việt toàn cầu.

 
Bảo tượng Bồ tát Quán Thế ÂmTrang 90 cuốn sách giới thiệu về Bảo tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn bằng gỗ lớn nhất và Tháp đá Báo Nghiêm (cao 13,05m) tại Chùa Bút Tháp - Bắc Ninh

Trong đó, miền Bắc có 37 ngôi chùa ở 11 tỉnh thành với 56 kỷ lục; miền Trung có 24 ngôi chùa ở 08 tỉnh thành với 56 kỷ lục; miền Nam có 43 ngôi chùa ở 12 tỉnh thành với 81 kỷ lục; hải ngoại có 4 ngôi chùa ở Ấn Độ và Hoa Kỳ với 06 kỷ lục.

 
Thiền viện Chân Nguyên, Hoa KỳTrang sách giới thiệu về Thiền viện Chân Nguyên, Hoa Kỳ - được Tổ chức Kỷ lục Người Việt toàn cầu xác lập là Ngôi chùa Việt Nam lớn nhất xây dựng trên sa mạc

 

Với khoảng 18.000 tự viện Phật giáo Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, thì việc giới thiệu 108 tự viện trong tập 1 của Bộ sách được xem là bước khởi đầu, với chút đóng góp nhỏ trong việc giới thiệu, quảng bá đến đông đảo độc giả trong và ngoài nước những nét độc đáo, phong phú của Phật giáo Việt Nam tại các Tự viện.

 

Hai tác giả tặng sách đến Thượng tọa Thích Nhật Từ và Hòa thượng Thích Huệ ĐăngHai tác giả tặng sách đến Thượng tọa Thích Nhật Từ và Hòa thượng Thích Huệ Đăng tại Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 39 ngày 9/9/2019 tại TP.HCM - Ảnh Nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường

 

Qua tác phẩm, các tác giả mong muốn sẽ giúp các độc giả có dịp chiêm ngưỡng những kiệt tác kiến trúc và mỹ thuật phong phú, tiêu biểu nhất tại các Tự viện Việt Nam ở trong và ngoài nước được ghi nhận Kỷ lục Việt NamThế giới.

Về tác giả:

  • Nhiếp ảnh gia, Kỷ lục gia VÕ VĂN TƯỜNG sinh năm 1953 tại thành phố Đà Nẵng, nguyên quán TP. Huế. Ông hiện sở hữu 6 kỷ lục Việt Nam: Người chụp ảnh và lưu trữ ảnh ngôi chùa nhiều nhất Việt Nam (2006); Tác giả CD Rom “Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam” là tác phẩm điện tử đầu tiên ở Việt Nam (2005); Tác giả CD Rom “Chùa Việt Nam xưa và nay” là tác phẩm có số lượng hình ảnh và bài viết về ngôi chùa nhiều nhất Việt Nam (2007); Đồng tác giả cuốn sách “Hành hương xứ Phật Ấn Độ - Nepal” là tác phẩm viết về xứ Phật được dịch nhiều ngôn ngữ nhất Việt Nam (2010); Sách ảnh giới thiệu hệ thống tượng Phậtđiện Phật ở các ngôi chùa Việt Nam, chùa Việt ở hải ngoại đầu tiên và nhiều nhất (2017); Bộ sách “Chùa Việt Nam hải ngoại” đầu tiên và có nhiều ngôn ngữ nhất (2017).
  • Ông LÊ TRẦN TRƯỜNG AN – Chủ tịch VIETKINGS sinh năm 1970 tại thành phố Hồ Chí Minh, nguyên quán Hoa Lư, Ninh Bình. Hiện nay là Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam; Tổng Giám đốc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - VIETKINGS; Chủ tịch Tổ chức Kỷ lục Người Việt toàn cầu - VIETWORLD. Từ năm 2004 đến năm 2019, trong vai trò là Tổng Giám đốc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, ông đã tổ chức thực hiện và được Cục Bản quyền Tác giả - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam cấp trên 500 bản quyền tác giả, trong đó có 25 bản quyền về các Hành trình quảng bá các giá trị đất nước - con người Việt Nam; 150 bản quyền liên quan đến các Top ẩm thực - đặc sản, Top điểm đến đặc sắc nhằm quảng bá du lịch Việt Nam; gần 100 bản quyền về các ấn phẩm xuất bản liên quan đến Kỷ lục; sự kiện Kỷ lục diễn ra tại Việt Nam.

Chùa Việt Nam - Những kỷ lục về di sản văn hóa - cover

Quỳnh Ngọc | Viện Kỷ Lục Việt Nam





Tạo bài viết
21/04/2015(Xem: 5671)
19/01/2014(Xem: 12568)
03/03/2016(Xem: 11819)
21/04/2012(Xem: 27391)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: