Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Chuyện Với Thiếu Niên 11 Tuổi

27/04/201212:00 SA(Xem: 28303)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Chuyện Với Thiếu Niên 11 Tuổi

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
NÓI CHUYỆN VỚI THIẾU NIÊN 11 TUỔI
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma 
Chuyển ngữTuệ Uyển

dalailama0023145HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, cháu thấy thích thú khi cháu biết ngài là vị lãnh tụ của Tây Tạng vào lúc tuổi thiếu niên như vậy. Xin ngài cho biết thông điệp của ngài đối với thế hệ của chúng cháu về lòng ân cần tử tế trong xã hội ngày nay.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi chỉ muốn nói với cháu rằng, các cháu thật sự là thế hệ mới của thế kỷ 21 này. 11 tuổi? Nên tôi nghĩ cháu sinh ra vào lúc bắt đầu của thế kỷ này. Thế hệ của tôi thuộc vào thế kỷ trước. Thế kỷ ấy đã qua rồi. Nên chúng ta đã nói lời chào giả biệt, bye bye. Thế nào đi nữa, tôi nghĩ thế hệ của tôi thuộc thế kỷ đã qua, đã cống hiến nhiều cho thế giới, nhưng cũng gây ra nhiều rắc rối cho nhân loại. Tôi muốn nói với quý vị một điều. Thế kỷ trước đã có nhiều thành tựu kỳ diệu, nhưng cũng là thế kỷ của những cuộc tắm máu. Do vậy, thế kỷ 21, một cách căn bản, logic, đừng có những cuộc tắm máu nữa. Trong khi ấy, rắc rối vẫn ở đấy. Những quan điểm khác nhau, những giải pháp khác nhau. Nên chúng ta phải tạo ra những phương pháp thực tiển để giải quyết những rắc rối. Nên tôi muốn cống hiến, tôi muốn nói với cháu, thế hệ trẻ nên xây dựng thế kỷ này, nên là thế kỷ của đối thoại. Không nên ở trong thái độ dửng dưng. Không. Phải tham dự, phải năng động. Nhưng phương pháp không nên là sức mạnh, không nên sử dụng sức mạnh. Hãy nói chuyện với nhau, thấu hiểu nhau về những vấn đề chúng ta quan tâmChúng ta cùng chia sẻ một thế giới. Sự quan tâm của tôi cũng là sự quan tâm của họ. Đấy là thực tế. Hãy đối thoại. Hòa hiệp, hòa giải. Đấy là những gì tôi muốn nói với cháu. Rồi thì, cũng là chúng ta phải cảm nhận một sự cố gắng trọn vẹn cho đối thoại, chống lại chiến tranh. Do vậy, đấy là quan điểm chủ đạo, đấy là thái độ chính yếu, chí nguyện nội tại, sự giải giới nội tại phải gặp gở sự giải trừ quân bị ngoại tại. Không phải chỉ qua đêm. Từng bước một. Đầu tiên tôi nghĩ phải hủy bỏ vũ khí nguyên tử. Một số cuộc đàm phán đã xảy ra thật tốt đẹp. Và từng bước một, cuối cùng đi đến một nền hòa bình cho thế giới. Thế nên, đấy là những gì tôi muốn nói với cháu. Rồi thì kinh nghiệm cá nhân của tôi, khi tôi ở vào tuổi của cháu, tôi không thích thú lắm với việc học tập, cở tuổi cháu. Ngay cả ngày nay, đôi khi tôi cảm thấy hối hận. Việc tốt nhất là học tập, học cho giỏi. Hồi ấy tôi không chú ý lắm, nên bây giờ tôi hối hậnThời gian đã mất không bao giờ trở lại. Mất thì đã mất. Đấy là những gì tôi muốn chia sẻ với cháu. Rồi thì tôi nghĩ ở vào tuổi của cháu, cũng tự nhiên khi có nhiều sự tranh đấu, đánh đấm với bạn bè. Một chút tranh đua cũng tốt thôi. Nhưng không phải là những cảm nhận ăn sâu trong tình cảm, không phải là những vụ tranh đấu lâu dài. Rõ chứ.

dalailama0023146HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, ngài nói rằng chết không phải là điều gì đấy đáng sợ hãi, giống như sự thay đổi quần áo và như vậy là có điều gì hơn thế nữa chứ?

 ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Bây giờ, điều ấy tôi nghĩ có những sự khác nhau. Những người có tín ngưỡng và những người không tín ngưỡng. Những người tín ngưỡng vô thần và những người tín ngưỡng hữu thầnSau khi chết, sau đời sống này, theo người Ki Tô Giáo, sau khi chết, chờ đợi, một thời gian nào đó, trong ... quan tài, điều trung thực thật sự ấy như thế nào, tôi không biết. Nhưng cuối cùng sau đó, dưới sự phán xét cuối cùng, thì sẽ đi xuống địa ngục hay lên thiên đàng. Điều đó tùy thuộc đời sống của cháu như thế nào. Cuộc sống của cháu phải đầy đủ ý nghĩa. Đầy đủ ý nghĩa có nghĩa là nếu có thể thì hãy phục vụ người khác. Nhiều anh chị em Ki Tô Giáo, hy sinh hay cống hiến đời sống của họ để phục vụ người khác. Tôi nghĩ Ki Tô Giáo, sự cống hiến lớn nhất của Ki Tô Giáo là vấn đề giáo dục, trên toàn thế giới. Đôi khi có sự đổi đạo, và điều đó thỉnh thoảng lại gây ra rắc rối. Nhưng về mặt khác đấy là sự cống hiến vô cùng. Nên những người đã quá cống hiến đời sống của họ cho người khác, 100% sẽ lên thiên đàng, thiên đàng vĩnh cửu. Rồi thì đối với người tín ngưỡng vô thần, có đời sống tiếp tục với đời sống, đời này tiếp theo đời khác. Nói cho cùng, nếu kiếp sống này đã được sử dụng một cách đầy đủ ý nghĩa, thế thì sự tái sinh, 100% tôi bảo đảm sẽ là một đời sống tích cực, một con người thánh thiện. Rồi thì những người không tín ngưỡng, à. Vậy thì theo những người có tín ngưỡng, sự chết này không phải cố định, không phải thật sự chấm dứt. Nhưng sẽ tiếp tục tới kiếp sống tương lai. Và đối với những người không tín ngưỡng, xem ra cái chết là thật sự chấm dứt, chấm hết. Những hành giả như chính tôi, hành thiền hàng ngày về sự chết, nên cái chết rất gần gũi. Cũng rất lợi íchhoàn toàn tiến bộ để nghĩ về sân giận, thù hận, về cường độ của những thứ ấy. Cũng thế, quá nhiều luyến ái, dính mắc, quá nhiều khao khát về vũ khí. Một lần nữa cháu nên nghĩ về những điều ấy. Làm dịu những thứ ấy. Rồi thì đối với những người không tín ngưỡng, tốt hơn là quên những thứ ấy đi, cứ mà hưởng thụ tối đa như có thể được. Như thế đấy. Cho nên dù là người có tín ngưỡng hay không tín ngưỡng điều rất quan trọnglà chăm sóc đời sống một cách đầy đủ ý nghĩa. Thật sự quan trọng. Vào lúc sắp chết, nếu cháu đã làm những điều tổn hại cho người khác, bắt nạt người khác, bóc lột người khác, vào ngày cuối cùng cháu sẽ cảm thấy điều gì đấy không thoải mái. Và rồi điều tệ hại nhất là sau khi người ấy chết, người đáng buồn ấy chết, người ta sẽ vổ tay mà nói, ô tốt làm sao người gây rắc rối ấy đã chết rồi, đã chấm dứt rồi. Điều ấy tôi nghĩ không ai thích như thế. Nếu cháu sống một đời sống, thật sự là một đời sống từ bi trắc ẩn, vào lúc ấy, nhiều người sẽ nói, ô buồn làm sao, chúng tôi cảm thấy thiếu vắng người ấy!

Thôi chào nhé! Good bye!

Thiếu niênCảm ơn ngài!

Nguyên tác: 11 Year Old Talks with the Dalai Lama
Ẩn Tâm Lộ ngày 27-4-2012
http://www.youtube.com/watch?v=vXS-PIKLoSU&feature=related


Tạo bài viết
20/07/2010(Xem: 28206)
20/07/2010(Xem: 21756)
20/07/2010(Xem: 20026)
05/12/2015(Xem: 15122)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…