phải dễ đâu! Như
kinh Duy Ma Cật đâu phải
dễ hiểu. Nhưng tôi thấy khi tôi giảng họ hiểu.
Trình độ của họ đâu có bằng mấy thầy, mấy chú đã lên tới cao đẳng. Nghĩa là đã học
liên tục 6 hay 10 năm
Phật học rồi, mà tôi dạy không hiểu. Trong khi
Phật tử họ chẳng học gì nhiều, họ còn lo đi làm ăn, mà nghe tôi giảng họ hiểu. Không phải hiểu
lơ mơ, vì tôi coi mặt tôi hỏi họ
trả lời chứng tỏ họ hiểu. Vậy tại sao người ta hiểu, học được. Còn mấy thầy, mấy chú học không được?
Mình nói chuyện trong nhà một chút mà các
Phật tử đây nếu
nghe được thì đừng nghĩ
lộn xộn nghe, rồi nói tôi
nói xấu mấy thầy. Tôi nói để mấy thầy ở đây nghe mà hiểu.
Thực tế có những vị buổi tối ngồi coi đá banh tới 3, 4 giờ sáng không thấy mệt, mà học thì mệt. Đây chỉ là một số thôi. Vì dù sao, ngay cả ở Saigon, mình cũng có
hy vọng. Vì cũng có một số khác rất là
hăng hái, thích
học hỏi. Bây giờ tôi nói lại thế này. Không phải tôi
chỉ trích mấy thầy lười,
nghị lực hay không
nghị lực. Mà phải có
điều kiện tu tập. Tôi nói tại sao mấy thầy không thích học. Ở trong đó đi học nhiều lắm. Trường lớp mở rất nhiều nhưng có những
trường hợp đi học mà muốn xin vô trường cao đẳng nhưng vì thiếu cái bằng cơ bản, người ta phải mua cái bằng cơ bản hai, ba triệu đồng để đi học. Thì cái học này là thế nào? Đi học
kinh điển mà phải mua bằng cấp để đi học. Đây là dấu hiệu không
lành mạnh trong
vấn đề giáo dục. Tôi nói để mấy thầy phải
ý thức về chuyện này. Không phải mình bày chuyện để
nói xấu, nhưng mình phải
hiểu biết tất cả những
hoàn cảnh giáo dục chung quanh mình. Bây giờ thì cái
vấn đề xây dựng,
lãnh đạo để hướng dẫn thì quý Ôn với quý thầy
chúng tôi có
trách nhiệm. Nhưng
trong vòng 10 năm nữa ở đây các thầy, các chú phải ra làm cái
nhiệm vụ đó. Phải hiểu ngay từ bây giờ những chuyện như vậy- hiểu hết những mặt xấu va mặt tốt. Ở đây mình không cần nói tới mặt tốt
tại vì mình hiểu rồi. Mình học Phật, mình biết cái tốt của nó rất nhiều, và mình
biết mình phải khai triển những mặt tốt đó như thế nào. Nhưng
đồng thời mình cũng phải biết những mặt xấu. Mình trồng rau thì mình biết rau tốt rồi- tốt mới trồng chứ! Nhưng mình cũng nên vạch lá tìm xem chỗ nào có sâu để cho bớt sâu đi.
Thế hệ trẻ như, tôi không có ý chê nhưng đó là một
sự thật.
Nếu nói về
trách nhiệm thì đó là
trách nhiệm của thầy lớn, mà trong đó tôi cũng có một phần. Mình đã không tạo
điều kiện cho
thế hệ trẻ
rèn luyện nghị lực và
ý chí. Cái
nghị lực và
ý chí này có một số
trường hợp bẩm sinh đã có, nhưng
đại đa số thì phải
rèn luyện. Ta gọi là tinh-tấn-ba-la-mật mà! Đó là
nghị lực, phải
tu tập. Như
Bồ tát phải
trải qua hai a-tăng-kỳ-kiếp mới luyện được cái mình gọi là
tinh tấn ba-la-mật. Rất tiếc là có những người khi
xuất gia, quý thầy đưa vào chùa rồi không
rèn luyện cho mình có
nghị lực. Học đời thì dễ nhưng
học đạo thì phải ngồi lại,
trầm tĩnh và
trang nghiêm để
nhận định, vì học
kinh điển thì không thể hời hợt được. Anh học toán tuy là khó, nhưng giải xong bài toán rồi chạy ra ngoài chơi, có rơi rụng hết vô ôn lại là được ngay. Nhưng học một trang kinh Kim-cang, Tâm-kinh...học thuộc xong bỏ đi chơi, không có một chút
suy nghĩ nào thì không thể hiểu được. Cho nên cần có
thời giờ học,
suy nghĩ. Cần có
nghị lực và phải tạo
điều kiện để các thầy
rèn luyện nghị lực, đó là một
vấn đề. Đó là
trường hợp trực tiếp của tôi dạy ở Saigon, và tôi vẫn
hy vọng rằng nếu có
điều kiện, tôi vẫn luôn
tìm cách cổ vũ, hướng dẫn lớp trẻ tự mình
rèn luyện nghị lực. Còn riêng ở Từ Hiếu này-
hay nói chung là các thầy
tỳ kheo trẻ ở Huế, qua những buổi dạy học và
tiếp xúc quý vị rất ít, nhưng nói chung thì qua cách hiểu ở đây tôi thấy
tinh thần học có. Nhưng về đây mà khen thì người ta nói tôi nịnh nên tôi không nói nữa. Tự mình có
nghị lực hay không, tự mình biết lấy.
Tôi nói qua chuyện khác. Bây giờ tới chuyện này. Có nhiều vị, như các vị
ngày xưa thì
kinh điển không cần, nhớ trong đầu một chữ Như cũng được. Cái đó đúng.
Trí huệ các ngài, ngay như
đức Phật thì chả
học hành gì. Chỉ cần ngồi khoanh chân một
thời gian sau cũng
thành Phật, gọi là vô-sư-trí mà! Nhưng
chắc chắn mình không có được cái đó rồi, mà ngay như
Thiện Tài đồng-tử cũng phải học, học nhiều.
Thiện Tài đồng tử học cả 10 năm với Đức Vân, rồi đi lang thang lên học với
Úc Già trưởng giả, rồi học toán, học
liên tục, học không
mệt mỏi...Đó là chuyện
lý tưởng của
Phật giáo, chứ ta đừng nghe chỉ một phía, bảo là chỉ cần học cái
vô tâm hay
vô trụ xứ,
vô tâm tiện
thị đạo là đủ rồi xả bỏ hết, dẹp hết sách vở. Nói như vậy cũng đúng, nhưng mới là một phần. Cũng như trong Thiền, mấy ông
Thiền sư nói là
giáo ngoại biệt truyền,
bất lập văn tự...ai cũng biết rồi phải không?
Kinh điển không cần. Nhưng mà lật trong
Đại tạng, trong 10
tông phái đạo Phật,
tông phái nào sách vỡ nhiều nhất? Không những chỉ sách vỡ mà còn nhiều thứ nữa. Các phái khác nhiều lắm chỉ có sách vỡ gồm
chú giải với vài
luận thuyết. Mấy ông
thiền sư ngoài
chú giải và
luận thuyết, còn nhiều chuyện nữa: Vẽ tranh, làm thơ, cắm hoa...học đủ mọi cái. Thành ra nói
giáo ngoại biệt truyền,
bất lập văn tự rồi
kiến tánh thành Phật nghĩa là không có gì cả, thế mà học rất nhiều chứ ta đừng có hiểu một mặt. Nhưng mà cái học không phải dễ đâu. Tôi có học nên tôi biết. Ở ngoài đời họ học để đi thi tú tài, thi
cử nhân phải học ngày đêm. Có nhiều người học mà sợ
buồn ngủ, phải uống cà phê cho thức để mà học. Mình tuy không cần làm như thế, nhưng mà học ít hơn họ thì không được. Còn nói về sự
thông minh thì mấy thầy chắc không
thông minh hơn tôi hay thầy Thát được. Mà cỡ như tôi với thấy Thát, khi ngồi vào bàn học mà dưới 10 tiếng một ngày thì chưa thể học được gì nhiều. Còn muốn làm việc thì phải từ 12 tiếng trở lên mới may ra làm được cái gì. Đấy, không phải dễ đi nhưng cái học đó nó luyện
ý chí của mình, tạo nên
nghị lực. Mà nếu luyện được
nghị lực, thì đó là tương lai của
Phật pháp. Đó là hai chuyện. Giờ nói thêm một chuyện nữa.
Tôi đã nói những
nỗi buồn của tôi, những
thất vọng. Bây giờ nói đế sự
kế thừa. Hồi trong
thời kỳ căng thẳng, khi
Phật học viện giải tán rồi, tôi có nói với Ôn
Già Lam. Ôn nhìn xuống còn có đám tụi con. Nghĩa là còn có những học trò có khả năng, giỏi,
kế thừa được. Còn tụi con nhìn xuống thì chưa thấy ai cả. Mà Ôn cũng thấy như vậy. Ôn nói. Đúng! Tui có phước hơn mấy thầy. Tức là, những năm đó tan rã hết, mấy thầy không còn ai mà sau này Ôn phải nói là "Tôi sẽ chịu nhục cho mấy thầy làm việc". Đến bây giờ nhắc lại tôi vẫn còn muốn rơi nước mắt. "Tôi già rồi. Tôi sẽ chịu nhục cho mấy thầy làm việc". Mà chính vì đó, bằng mọi giá tôi đã trình với Ôn: cái
sức mạnh của
Phật giáo không phải là chính trị, mà là văn hoá và
xã hội, mà
giáo dục là hàng đầu. Có thể mất cái gì cũng được nhưng không thể để một ngày mà
không giáo dục
tăng ni. Thành ra bằng mọi cách mình phải lập lại trường học, dưới mọi
hình thức mình phải có trường học.
Nhưng mà đương nhiên mình học rồi mình dạy. Thầy truyền trò chứ không thể có bất cứ người nào muốn mình dạy sao cũng được. Còn như nếu tôi không được dạy theo
ý kiến của tôi, theo sự
hiểu biết của tôi, mà đằng sau tôi có người biểu phải thế này, thế kia thì không bao giờ tôi đi dạy. Nếu sau lưng tôi là quý thầy, quý Ôn thì được, tôi còn quay lại mà trình bày. Nhưng nếu đằng sau là ai đó- là chính quyền hay thế lựu mà ra lệnh thì tôi không thể dạy.
Chuyện này nếu tôi nói ra thì có vài vị không phải ở đây
nghe được sẽ bảo tôi
cố tình gây chuyện này nọ. Nhân chuyện vừa rồi có hai buổi phát văn bằng, ở đây và ở
Vạn Hạnh. Ở đây thì tôi không biết rõ nhưng ở
Vạn Hạnh nhận văn bằng rồi một chú ở
Già Lam khi thấy tôi đi qua, đưa cái hình chụp nói thầy nhìn xem, để mừng cho tụi con. Nhìn rồi tôi cười, tôi bỏ đi. Nghĩ trong bụng rằng, thầy không mừng nỗi đâu con! Sau đó, khi
tình cờ gặp sư Giác Toàn, tôi nói. Mấy thầy làm việc sao mà
vô ý thức quá. Mấy thầy dạy cho một lớp
tăng ni ra
truyền thừa Chánh pháp mà chiếc áo của mình, mình không
hãnh diện khi ra lãnh bằng lại bận cái
áo thụng. Vậy mấy thầy
truyền thừa cái gì?
Rõ ràng cái
áo thụng đó là của phương Tây. Cái
áo thụng đó có từ đâu? Từ thời các pháp quan La-Mã, người ta vẫn còn sợ. Tôi nói với thầy Giác Toàn, ngay ở tòa án cộng sản mà cái áo đó họ không bận. Mấy thầy biết đó,
truyền thống của các tòa án phương Tây là khi ra xử họ bận
áo thụng. Nhưng tòa án cộng sản họ cho rằng đó là cái
ảnh hưởng còn lại của
Thiên chúa giáo, họ không bận. Vậy tại sao mấy thầy lại cho
học tăng bận chiếc áo đó mà ra lãnh bằng? Như vậy mấy thầy truyền và thừa cái gì? Thì thầy Giác Toàn nói rằng,
ngày xưa đại học Vạn Hạnh cho bận cái đó thì sao? Tôi nói,
ngày xưa Vạn Hạnh là truờng đời, dạy sinh viên đời, họ mặc theo
quy định của chính phủ. Còn đây là trường đạo. Mấy thầy dạy kinh lại đi làm theo đời. Mà đây lại là
học tăng nữa. Cho
mặc như thế thì
truyền thừa cái gì? Rồi thì họ đỗ thừa nhau. Nhưng tôi nói, mấy thầy đều là người có học, có bằng cấp cả chứ không phải dốt. Có hai
trường hợp: Nếu mấy thầy dốt thì đừng làm
văn hóa để rồi đầu độc cả
một thế hệ thanh niên. Còn nếu vì nghe lệnh người khác mà làm, tôi
không chấp nhận chuyện đó. Mình học để
kế thừa sư Tổ,
truyền thừa chánh pháp. Ai
nói đúng,
ủng hộ thì tôi làm- mà là nghe đúng chứ không nghe bậy để rồi đầu độc thanh niên. Tôi biết, nhiều chú thích cái áo đó, thich hơn chiếc áo của mình nữa. Nếu thích thì cứ cởi áo tu mà đi, chứ đừng bận áo của mình mà làm chuyện như vậy,
không chấp nhận được vì đó là cái
tình trạng suy sụp tinh thần học tập. Tất nhiên họ nói là tôi hơi
quá đáng, nhưng tôi phải nói để
tăng ni ý thức việc đó đừng để nó
tái diễn, chứ tôi không chống. Việc mấy thầy muốn học cái gì thì học, tôi không chống. Đừng nghĩ rằng nó
đơn giản mà
sai lầm rồi đầu độc cả
một thế hệ. Tôi sống như
đời sống của một ông thầy chùa với tất cả
danh dự của tôi và ngôi chùa của tôi. Nếu đời cần thì tôi đem
kiến thức, đầu óc của tôi ra
phục vụ đời.
Nếu không cần thì thôi, tôi về chùa tôi ở. Mà
nếu không cho tôi ở chùa, tôi ra gầm cầu tôi ở cũng được. nhưng tôi giữ vững phẩm giá của tôi, và phải
nhận định rõ việc đó.
Tôi muốn nhắc lại, ở đây nếu mấy thầy đã
đủ sức dạy Cao đẳng Phật học- đó là
tinh hoa của
Phật giáo một nước, mà lại làm việc
vô ý thức, thì chỉ có hai
trường hợp: Một là dốt. Hai là cúi đầu làm theo lệnh của người khác. Cả hai đều không thể
chấp nhận được. Dốt mà làm
văn hóa thì không nên làm. Còn cúi đầu nghe lệnh người ta là hèn- cũng không nên làm
văn hóa.
Nói về
văn hóa Phật giáo. Trước năm 75, tính từ khi ông Diệm sụp thì
Phật giáo mới bắt đầu có cơ chế
đào tạo Cao đẳng và
Đại học. Như vậy chỉ
trong khoảng 10 năm thôi,
Phật giáo đã có những cơ sở
giáo dục và
văn hóa bắt kịp
thời đại. Nói lại thời ông Diệm. Khi tôi đi học, mỗi lần đọc tờ báo
đại học Huế, mình đọc mà thấy sôi sục vì người ta coi
Phật giáo không ra gì cả. Ỷ có cái trường
đại học, họ cho là mình học đông, tây
kim cổ muốn nói gì thì nói mà
Phật giáo không đính chính được. Không có ai
đủ khả năng để nói. Ví dụ có mấy ông giáo sư ở ĐH Huế, họ học ở Louvain về. Họ nói chuyện, dẫn sách thôi nhưng dẫn đủ cả.
Luận câu xá có,Thành
duy thức có,
Đại trí độ luận có, giải
thâm mật có mà dẫn tiếng Phạn có, tiếng Tàu có...mấy thầy mình không
trả lời được. Biết nói sai mà không
trả lời được. Tới khi ông Diệm sụp và
Phật giáo có đủ cơ sở để ăn nói thì họ- các
Linh mục và các giáo sư
đại học không còn chê bai
Phật giáo như trước nữa. Rồi
văn hóa Phật giáo bắt đầu lên- chỉ
trong vòng 10 năm, mà là
thời kỳ chiến tranh nữa. ĐH
Vạn Hạnh mà mấy thầy nên biết, sau này khi viết về
lịch sử tư tưởng Việt Nam, không ai có thể bỏ qua
Vạn Hạnh. Ngay bây giờ nhiều người đã viết về nó rồi. Chỉ trừ ở trong nước không ai nói thôi, chứ ở ngoài người ta vẫn viết. Trong cái gọi là
tư tưởng văn học, nghệ thuật
Phật giáo thì nó đứng hàng đầu. Các thầy biết, hồi đó những đám thanh niên gọi là hippy, tức những thanh niên
thời đại mới đó, ra đường rất
hãnh diện khi cầm tờ
Tư Tưởng, tờ báo của ĐH
Vạn Hạnh. Đọc thì chưa chắc đã hiểu hết đâu, nhưng đó gần như là một cái mode, họ
hãnh diện vì mình có đọc tờ
Tư Tưởng của
Vạn Hạnh. Chỉ
hoạt động trong 10 năm, nó đã
chinh phục cả
một thế hệ thanh niên
trí thức. Mà đâu phải
hoạt động dễ dàng.
Xung quanh nó có rất nhiều báo không ưa
Phật giáo. Mình chỉ có một trường ĐH, nhưng bên
Thiên chúa giáo có
ít nhất là hai trường: ĐH Đà lạt và ĐH
Minh Đức. Bên
Minh Đức đầu tiên muốn khai hỏa tấn công
Phật giáo. Một
linh mục viết trên báo của ĐH
Minh Đức xuyên tạc Phật giáo, nói tới độ Tổng vụ
Văn hóa phải họp và
cuối cùng đề nghị tôi viết
trả lời. Tôi nói cái này không cần,
tại vì ông
linh mục này cũng nói tào lao, không đáng gì. Ông ta mới là
cử nhân thôi, để tôi cho học trò của tôi viết. Rồi tôi đưa cho một ông thầy, cũng là sinh viên thôi- một
học tăng sinh viên viết. Viết mới một bài thôi, họ im liền. Đây không phải là chuyện tự hào hay tự kiêu, tôi muôn nói để mấy thầy thấy kết quả của
hoạt động văn hóa, và
sức mạnh của
chúng ta là ở chỗ đó, chứ không phải ở chính trị đâu. Cái
sức mạnh gọi là chính trị của
Phật giáo Việt Nam hồi đó chỉ là chuyện
phù phiếm bên ngoài.
Sức mạnh thật sự của nó nằm ở
văn hóa.
Còn sau này- mình nói
thời gian còn lại nghe! Từ 75 đến 80 thì thôi khỏi nói rồi! Tính từ độ 82 cho tới bây giờ,
Phật giáo VN có cái gì? Được bao nhiêu tờ báo? Bao nhiêu quyển sách nghiên cứu? Không cần
trả lời ai cũng biết. Mà bây giờ chùa thì rất nhiều. Tăng cũng nhiều hơn, học
tiến sĩ nhiều hơn
hồi xưa, nhưng tại sao không làm nỗi một tờ báo? Chỉ có tờ
Giác Ngộ gọi là tiếng nói
chính thức của
giáo hội. Mà tờ
Giác Ngộ, nói kinh Phật thì cũng có, mà mình chê thì bảo là vì
thành kiến, chứ thật ra chưa đúng với tầm vóc của nó, mà nhiều khi còn viết tầm bậy nữa! Một tờ
báo Phật giáo thì mắc mớ gì cái chuyện của Nato với Kosovo mà mình
chống báng. Mấy thầy đó làm báo chính trị hay là
báo Phật giáo? Mà cái chuyện chống Nato để
ủng hộ đảng cộng sản VN hay
ủng hộ Trung quốc cái đó hàng chục tờ báo ở ngoài người ta nói rồi, mình nói làm chi? Nghĩa là không có một tờ
báo Phật giáo thật sự. Mà cái
sức mạnh của
Phật giáo là ở
văn hóa chứ không phải ở chính trị.
Sức mạnh văn hóa mà
chinh phục cả
thế giới, mình phải
ý thức được chuyện đó. Nhìn lại mình, trong 20 năm nữa
Phật giáo VN có cái
văn hóa nào đáng để
chứng tỏ sự
tồn tại của mình không? Không có gi cả! Trong
hiện tại với tôi bây giờ,
chứng tỏ là bất lực rồi.
Còn
thế hệ trẻ các thầy bây giờ. Trong 5, 10 năm nữa các thầy phải
ý thức rõ việc này và phải làm cho được. Nhưng muốn làm được thì ngay bây giờ tôi phải tìm người để gầy dựng, nghĩa là để hướng dẫn, rồi sau đó
đủ sức rồi mấy thầy tự đi lấy. Tôi phải tìm người. Thứ nhất, bây giờ phải tập mấy thầy
dịch kinh cái đã.
Ban đầu dịch mấy bài dễ thôi, mà cũng chưa có người làm được. Đi tìm ở Saigon cả năm nay rồi. Tôi nói mấy thầy ở
Già Lam đi tìm vẫn chưa ra. Mà với
điều kiện nếu
trình độ còn yếu thì tôi sẵn sàng giảng dạy cho. Còn ở Saigon nếu
vật chất thiếu, tôi sẽ
vận động giúp cho cả
vật chất lẫn
tinh thần mà vẫn chưa
tìm ra người. Không dịch nỗi! Tốt nghiệp Cao đẳng rồi mà vẫn không dịch nỗi!
Ngày xưa đi dạy tôi biết,
học tăng chỉ cần tốt nghiệp
Trung đẳng thôi, ví dụ như lớp của thầy Phước Viên đây học hết
Trung đẳng, dịch Luận-câu-xá được. Tôi coi lại tôi thấy dịch được và
Phật học viện Nha Trang in đàng hoàng. Ở Saigon như vậy. Ở Huế cũng không có. Thầy Phước Viên đi tìm người ở Từ Đàm, Từ
Hiếu để làm, có tôi hướng dẫn thêm mà cũng chưa thấy ai. Có mấy thầy ở Bình Định tôi cũng nói
để ý tìm. Mình đi tìm
nhân tài, những người để
hợp tác và
kế thừa. Mấy thầy phải tập ngay từ bây giờ để
vừa phải thì 5 năm, có chậm lắm thì 10 năm nữa phải gánh lấy
vai trò đó. Mà trong 5, 10 năm nữa đất nước VN sẽ có những
tiến bộ mình bất ngờ, và trong
tình trạng của
tiến bộ trí thức ngoài đời như thế, mà mình là tăng sĩ
Phật học cứ nửa nạc, nửa mỡ thì không
truyền bá được gì, sẽ tự mình
đào thải. Và
Phật giáo nếu còn
tồn tại, chỉ
tồn tại theo cái cách mà người ta coi ông Phật cũng như ông Địa. Nghĩa là
thờ Phật để cầu buôn may bán đắt, cầu cho đừng bệnh tật, cho trúng số đề...Mà nếu cứ không
tìm ra người và không tổ chức được thì sẽ đến
tình trạng đó thôi. Ở đây không phải tôi nói quá. Tôi biết có những vị còn
ẩn dật đâu đó mà mình chưa
tìm ra. Nhưng ở đây ngay cả những vị đi học
tiến sĩ ở Ấn Đô về: mình
thất vọng. Tôi đã nói chuyện, tôi biết. Ở đây mình có rất nhiều trường học. Trung cấp có, Cao đẳng có, Học viện có...mà các thầy dạy Cao đẳng
Phật học chỉ trừ vài người, số còn lại không ai biết chữ Hán, hoặc biết rất ít. Đọc sách chưa đủ chữ để đọc, mà
nghiên cứu kinh điển không biết chữ Hán coi như mất hết 50%. Không biết luôn Pali với Sanskrit thì mất hết 100%.
Trình độ học Phật như thế thì đi tới đâu. Thành ra mình phải thấy cái điều bất thường này, là chùa to thì rất nhiều,
tăng ni rất nhiều, trường học cũng rất nhiều mà nội dung không có. Một
tình trạng không
đơn giản chỉ là
suy sụp, mà là...mình nói- như la làng lên đi: là nguy hiểm cho sinh mạng của
Phật giáo. Bởi học kiểu đó rồi ra trường,
kinh điển đọc không hiểu,
giảng kinh tầm bậy,
cứ theo ý mình mà
giảng kinh.
Nói về cơ cấu tổ chức
giáo dục. Sau này cơ cấu
giáo dục của
Giáo hội Phật giáo VN phát triển hơn
hồi xưa nhiều. Tỉnh nào cũng có trường, trường nhiều hơn xưa. Hồi đó khi tôi làm giám học
Phật học viện Trung phần, soạn
chương trình giáo dục từ sơ
cấp cho tới Cao đẳng,
Đại học tôi đều có
tham gia nên tôi biết rõ.
Ban đầu chúng ta chỉ có một trường Cao đẳng là
Huệ Nghiêm, sau do nhu cầu, lập thêm một cái nữa ở Nha Trang. Các trường cấp thấp hơn, mình phân theo từng địa phương. Tỉnh nào cần trường sơ cấp, tỉnh nào cần trung cấp...phân công
rõ ràng, và mình điều động được. Ví dụ các
học tăng học hết sơ cấp ở Đà Nẵng, tôi nói cần đưa họ vào học trung cấp ở Nha Trang để các
học tăng sinh viên ở đây vừa học vừa
thực tập dạy, có tôi hướng dẫn, thì họ vô liền. Mình
di chuyển được, điều đó rất quan trọng vì có sự
chỉ đạo rất tâp trung của một ban
giáo dục tăng ni rõ ràng, và khi ở trên ra lệnh là họ đi- điều đi đâu họ đi đó.
Bây giơ tản ra từng địa phương. Nha Trang có. Phú Yên có. Mỗi nơi có một
Phật học viện, tỉnh nào lo cho tỉnh nấy, khi cần điều động, họ có
thể không đi. Họ nói trung ương là một chuyện, nhưng mà trung ương có cho tôi một giờ học nào đâu, tôi không cần đi. Rồi còn
tình trạng này nữa: trường nhiều quá thì lấy thầy đâu mà dạy?
Tôi biết rất nhiều tỉnh không có người đủ
trình độ Phật học để dạy. Thế tại sao vẫn mở trường? Thực sự ra, nếu mình dạy và học cho đúng
tiêu chuẩn thì trong
tình hình hiện tại, mình chưa cần nhiều trường lắm đâu. ta dồn lại mà học,chứ không mở
tràn lan như thế này được. Không có thầy. Thầy đang còn học chữ Hán thì làm sao giảng kinh? Kinh đâu có
đơn giản như vậy. Ở ngoài, sinh
viên học Hoa văn 3 năm đi xin làm
thư ký,
phiên dịch thôi, người ta còn chưa thuê vì nói chưa đủ
trình độ. Ở đây mình học chưa được 3 năm mà ra dạy
thiên hạ thì dạy cái gì? Mà dạy
kinh điển đâu phải chuyện đùa. Chỉ trừ khi- mình nói
mê tín đi! có
Thiên long bát bộ nào ở đâu
hiện ra khai huệ cho mình sáng ra, ngủ một đêm
thức dậy tự nhiên dạy hay ra!
Còn nếu nói cho đúng nguyên tắc thì không thể được. Mà gặp mấy thầy tôi cũng
nói thẳng. Mở như vậy là thế nào?
Lãnh đạo một trường cao đẳng
Phật học thì
ít nhất người
đứng đầu phải
thông thạo chữ Hán, chứ không thể ai làm cũng được. Không phải chính phủ biểu ai thì người đó làm. Không phải đảng biểu người đó làm Viện trưởng thì người đó là Viện trưởng. Không được! Về
tư cách đạo đức thì có thể có nhiều người, nhưng để
lãnh đạo giáo dục phải có
trình độ, nhất là cấp
đại học nữa.
Đào tạo cấp ĐH là
đào tạo những
thành phần mà trong đó ẽ có người
lãnh đạo giáo hội trong tương lai, mà học bậy bạ như vậy ra
lãnh đạo sẽ đi sai, sẽ dẫn hàng triệu Phậật tử đi đâu? Chuyện
giáo dục đâu đùa được. Người ta đã nói rồi, làm chính trị mà
sai lầm thì giết hại cả
thế hệ, nhưng làm
văn hóa mà
sai lầm thì di hại muôn đời.. Mình không phải
thần thánh gì. Không ai
thần thánh gì để
biết mình đúng hay sai, nhưng mà cái cơ bản, những cái
tiêu chuẩn ở đời thì phải có chứ. Học kinh, dạy kinh thì bắt buộc phải biết chữ Hán. Chưa biết chữ Hán thì phải biết Sanskris, Pali. Còn không thì thôi. Anh đọc chơi để
nghiên cứu cho biết thì được. Điều đó chắc ai cũng biết. Vậy tại sao vẫn mở trường?
Cách
trả lời phải vướn qua
quan điểm chính trị thôi.. Đến đây tôi nói hơi xa
vấn đề rồi đó, nhưng vẫn phải nói để mấy thầy hiểu tại sao có những cái trường như vậy. Nếu như chỉ Nha Trang có trường thì
học tăng ở Phú Yên bắt buộc phải vô Nha Trang học. Mà nếu như Nha Trang cũng không có trường thì cả hai nơi phải vô Saigon học. Như vậy là tập trung tăng sĩ lại một chỗ. Bây giờ, Phú Yên có trường thì ai cho anh vô Nha Trang hay vô Saigon học? Địa phương nào lo cho chỗ nấy. Mà
học tăng ở đâu thì
chắc chắn phải khai báo rồi. Như vậy có lợi vô cùng! Các thầy của mình trong
trung gian đã làm hộ lý lịch cho công an, cho địa phương
quản lý. Một
biện pháp để
quản lý tăng sĩ chặt chẽ chứ đó không phải vì
mục đích giáo dục. Các vị ở đây có ai nói tôi
xuyên tạc thì tôi
chịu tội, nhưng theo cách nhìn của tôi thì tôi thấy như vậy rất là nguy hiểm.
Phải thoát ra khỏi
tình trạng này nếu muốn
tồn tại.
Giáo dục không phải là chuyện lơi khơi. Ở ngoài đời, muốn làm
bác sĩ phải học tốt nghiệp
bác sĩ. Có bằng cấp rồi còn phải qua
hội đồng y khoa
xác nhận trình độ tay nghề. Muốn làm
luật sư, học đậu rồi anh còn phải
thực tập, có
hội đồng luật sư xác nhận khả năng
biện hộ của anh rồi mới được làm
luật sư. Vì đó là sinh mạng
con người. Anh cãi cho người ta, người ta chưa
đáng tội tử hình mà anh cãi tầm bậy, người ta bị tử hình. Làm
bác sĩ, bệnh người ta chưa đến nỗi chết mà anh trị bậy làm người ta chêt. Cho nên phải
bảo đảm cái học. Trong học Phật cũng vậy thôi. cái kia là chết về thể xác, còn đây người ta chết về
tinh thần thì không thể lập lờ chuyện đó được. Cho nên tôi mới nói là
tình trạng nguy hiểm, mình phải
ý thức được.
Đó là về
vấn đề giáo dục mà tôi mới nói một cách tổng quát. Và trong
vấn đề này, mấy thầy, mấy chú ai có cách nhìn khác, tôi không nói là sai, mà tôi cũng không nói là tôi đúng đâu.
Cứ tự nhìn lấy, từ từ
tìm hiểu lấy. Phải
suy luận theo cách của mình, nhưng quan trọng là phải
biết mình cần học và cái
ý hướng của mình. Phải định hướng cho đúng, cho tương lai của mình và cả tương lai của
Phật giáo. Còn tiến
xa hơn nữa thì cho đất nước, cho dân tộc. Mình xác định sự
tồn tại của
Phật pháp là vì
chúng sanh.
Tăng già tồn tại giữa
thế gian này ngoài cái
hạnh phúc, cái tịnh lạc
Niết bàn cá nhân, còn phải vì
chúng sanh. Vì
Tam bảo là chỗ
quy y mà. Nếu
tồn tại mà không làm chỗ nương dựa được, chỉ là một tập thể
ô hợp, sống không xứng đáng để làm chỗ nương dựa cho người ta, thì cái
Tăng già đó không đáng
tồn tại. Mà tôi
nói thật.
Phật giáo mà như
vậy thì dẹp
Phật giáo đi! Không cần thiết! Đời họ không cần. Có nhiều
lý thuyết để
tồn tại, để làm giàu rồi. Họ cần
Phật pháp là cần cái gì khác hơn, cái mà đời không có. Chứ
Phật pháp mà như thế thì diệt cũng được, không
cần thiết. Thì mình biết rồi. Đối với
Phật giáo, cái chuyện
hoại diệt là chuyện thường. Phật
Thích Ca cũng đã nói đến lúc nào đó,
giáo lý của Ngài sẽ không còn nữa.
Đức Phật Di Lặc sẽ ra đời, thuyết lại
giáo pháp mới. Nên cái chuyện đó, mình không cần, không sợ.
Xong chuyện giáo dục, tôi sẽ nói qua một chuyện hơn nữa, và tôi nhắc lại: quý vị đừng có
hoàn toàn tin vào tôi, hi? Cứ kiểm chứng để thấy cái nào đúng thì nghe, không đúng thì thôi. Tôi không tới đây để nói những chuyện
lung tung, mà để nói những
ưu tư của tôi mà tôi muốn mấy thầy biết. Các thầy trẻ
cần phải biết. Đó là cái chuyện
tồn tại của-thứ nhất: Tăng gìa và thứ hai: của cả
Phật giáo VN mình. Đó là cái tâm sự chung. Bây giờ thì không còn là
vấn đề riêng của tăng sĩ nữa, mà của cả
Phật tử. Có nhiều người rất
ưu tư. Đó là sự
tồn tại.
Bây giờ ta nhìn chung, ở nhiều nước
Phật giáo trên
thế giới chưa có nước nào mà
Phật giáo phải chịu..mình không nói là thảm cảnh, mà là sự tan rã như
Phật giáo VN. Rất nhiều khi bị khủng hoảng. Ở trong nước hay ở ước ngoài gì vẫn chịu sự khủng hoảng đó. Cái này tìm
nguyên nhân không phải trong vài buổi mà thấy hết, nhưng phải
tìm ra nguyên nhân để khắc phục, để thay đổi nó. Thì đó là
nguyên nhân sâu xa,
lâu dài. Bây giờ mình nhìn lại
hiện tại, để biết cái
niềm tin của mình. Nói chung, thiệt ra tôi cũng không muốn nói, vì nói ra người ta bảo đây là
vấn đề chính trị, tôi đi tuyên truyền chính trị, tôi không muốn. Tôi dạy mấy thầy, chỉ muốn mấy thầy học
kinh điển. Cũng như trước đây khi ở tù, công an hỏi tôi mấy ông dạy thế nào mà mấy ông trong chùa ông nào cũng cố
bảo vệ đạo pháp. Tôi nói không. Tôi từ khi đi dạy, trong lớp chưa bao gìờ tôi nói đến chuyện chính trị. Tôi chỉ dạy kinh Phật và khi họ hiểu, họ biết chuyện
phải trái thì họ làm theo ý của họ.
Nhưng đây không phải là lớp học. Đây là buổi
tiếp xúc mà như tôi đã nói: mình nói chuyện đời và chuyện đạo. Thiệt sự ra, mình nói ra rất
đau lòng. Nói ra nó đụng chạm nhiều nên gần
như không bao giờ tôi muốn nói. Ở ngoài, nhiều người khuyên thầy nên nói cho thấy cái thực trạng. Không. Tôi không nói. Đụng chạm nhiều lắm. Trên là Thầy, Ôn của mình. Dưới là
huynh đệ mình. Khó nói lắm. Ở đây, với các thầy tôi mong rằng mình coi như trong nhà, chuyện gì cần hiểu mình phải hiểu. Bây giờ ta hay nói- ở ngoài cũng vậy. Nhiều người về
hay nói với tôi câu "mấy ông thầy quốc doanh". Ông
Hòa thượng quốc doanh này, ông thầy quốc doanh kia, hỉ...Tôi nói là ở VN,
giáo hội quốc doanh có, nhưng mà thầy quốc doanh không có. Mấy thầy cũng là thầy của tui, là bạn của tui cả. Mỗi người làm theo mỗi cách. Tui không cho là mình làm đúng, và như vậy tui cũng mong mấy thầy đừng bắt tui làm theo cách của mấy thầy. Nhưng tui có cách nhìn của tui à! Tui nhìn thấy thế nào, tui nói à! Mà nói trong nhà thôi. Tôi chưa viết một bài báo hay cuốn sách nào để nói chuyện này hết, dù đúng ra phải nói để cho mấy thầy trẻ hiểu. Thì ở đây tôi cũng muốn vậy. Nói ra tôi không muốn nói để rồi sinh ra chia rẻ mấy thầy bên này, bên kia. Thì bây giờ trong nhà mình cũng vậy. Nếu như một người ngoài không phải là
Phật tử, là người
dửng dưng, họ bảo: "Ối cái đám thầy chùa này chửi nhau". Xấu hết! Tôi
nói xấu thầy à? Tôi cũng xấu luôn, vì ví dụ như bây giờ tôi
nói xấu mấy thầy bên kia là quốc doanh này nọ, thì ở ngoài người ta bảo "Ờ, quốc doanh cũng là thầy chùa
với nhau cả. Cũng ăn cơm Phật từ nhỏ tới lớn mà ra cả tề!" Mình không nên
nói xấu. Nhưng ở đây tôi cũng phải nói, và
nói nhiều để mấy thầy
nhận định. Phải
bình tĩnh.
Cần phải hiểu, nhưng không vì cái chỗ hiểu đó mà đi nói
lung tung, gây những
xung đột không đáng. Và trong này nếu như có vị vì cái chỗ đó mà hỗn ẩu với các bậc
trưởng thượng của mình thì không nên.
Nhưng mà
cần phải nói. Ví dụ như ngay từ lần đầu tiên Ôn Từ Đàm đi họp ngoài Hà Nội, tôi đưa Ôn ra tôi có nói mà sau này Ôn còn phải nhắc lại. Tôi nói "Thầy đi ra dự họp kỳ này, con mong rằng Thầy đừng để nhục sau này tụi con phải rữa". Tôi
nói thẳng như vậy, mà đối với Ôn làm chi thì làm, tôi vẫn
kính trọng. Và tôi nhắc lại nhiều lần, ở đây các thầy trẻ mình đừng vì quá
hăng hái mà
công kích lung tung. Mình phải biết
trách nhiệm của mình khi nói. Bởi vì 5, 10 năm nữa thì mấy thầy ở cái
vai trò nếu chưa phải là
lãnh đạo thì cũng giữ
vai trò hỗ trợ quý Ôn, quý thầy
lãnh đạo nên
cần phải biết ngay từ bây giờ. Vì sao tôi nói điều này? Vì tôi ở
Già Lam,
học tăng rất đông, toàn học CĐ, ĐH cả nhưng họ không biết thế nào là
Giáo hội Thống nhất, thế nào là
Giáo hội PGVN.
Tất nhiên các vị đó khi mới cạo đầu đi tu thì tôi đã ở tù ra rồi.
Mọi việc đã ổn định rồi, họ không biết gì cả. Thế mà họ nói chuyện
với nhau, tôi nghe kể lại. Họ nói thế này. Ông
Hòa thượng Huyền Quang với
Hòa thượng Quảng Độ hồi
thời kỳ 63 là có công với
cách mạng. Nhưg sau này
cách mạng thành công rồi người ta không cho mấy ông làm gì nên mấy ông
bất mãn, mấy ông chống đối". Đó là mấy chuyện của
học tăng. Tôi nghe tôi buồn, và chính
vì vậy tôi có
trách nhiệm phải nói. Nhưng tôi nhắc lại, không phải vì
nghe lời tôi mà mấy thầy đi
công kích lung tung để gây những
mâu thuẫn giữa thầy này thầy kia không hay. Cái chuyện nó như vậy, mình phải biết.
Tôi nói cái
nguyên nhân khai sinh ra GHPGVN, và từ khi
giáo hội này ra đời. Đó là
thời kỳ rất
căng thẳng. Lúc đó HT
Trí Thủ làm Viện trưởng và có hôm đi họp về, ôn kể lại với tôi là
tiếp xúc với chính quyền- hồi đó mai Chí Thọ làm chủ tịch UBND TP.HCM, họ
căng thẳng với các thầy bên
Viện Hóa Đạo quá. Ông Mai chí Thọ nói thế này: Các thầy chỉ có hai
con đường: một là theo, hai là chống. Các thầy theo,
chúng tôi dành nhiều thứ
ủng hộ các thầy. Còn các thầy chống,
chúng tôi có đủ xe tăng thiết giáp. Các thầy muốn chống thì chống đi! Cả hai cái đối với mình đều sai cả. Đó là
thái độ hăm dọa, mà
Hoà thượng cũng nói rõ: Theo
chúng tôi không theo. Mà chống,
chúng tôi cũng không chống. Nhưng họ nói không có
con đường thứ ba.
Rồi cho tới khi
vận động thành lập thống nhất...Tôi chỉ nói tâm trạng của
Hòa thượng. Ôn rất
căng thẳng. Nghĩa là Ôn không muốn làm nữa. Dưới
áp lực của chính phủ
hoàn toàn Ôn không muốn làm. Có hôm tôi dậy lúc 3:30. Hôm đó mới
thức dậy thì
thị giả lên thưa với tôi Ôn dậy từ lúc 2 giờ. Ôn chờ thầy và Ôn mời thầy qua uống trà. Tôi qua nói chuyện với Ôn. Ôn bảo muốn rút lui. Ôn chịu không nỗi
vấn đề này. Thì tôi có
ý kiến. Tôi nói hoặc
Hòa thượng tiếp tục làm, hoặc HT ra
lãnh đạo giáo hội mới. Thì đó là
ý kiến của tôi, chứ tôi không xúi
Hòa thượng. Mà tôi có xúi cũng chưa chắc Ôn nghe. Ôn có
quyết định của Ôn chứ!
Rõ ràng Ôn còn thắc mắc chuyện này, mà ở đây có thầy Thái Hòa chắc nhiều lần có nghe Ôn nói"Tôi sẽ chịu nhục cho mấy thầy làm việc". Rồi thì trong
thời kỳ thảo luận bàn về
hiến chương,
Hòa thượng hay về bàn với tôi và thầy Thát. Trong đó có một điều khoản thế này: GHPGVN là thành viên của MTTQVN.
Cả tôi với Ôn với thầy Thát thấy không thể
chấp nhận được, vì trên
lý thuyết Mặt trận tổ quốc là một tổ chức chính trị đặt dưới sự
lãnh đạo của đảng, mà
Phật giáo không làm chính trị. Nếu vô đó, nó
trở thành một tổ chức chính trị chứ không còn là
Giáo hội Phật giáo nên HT
cương quyết chống. Họ
thuyết phục rất nhiều.
Ban đầu là thành phố, không được. Sau họ sai bà Ngô Bá Thành, là
luật sư lên
thuyết phục, nói lý với HT. Sau Ôn kể lại với tôi, Ngô Bá Thành lên đây nói với ta về cái chuyện đó. Ôn bảo, mình thì không cãi luật lại Ngô Bá Thành rồi. Người ta là
luật sư mà. Nhưng Ôn nói
như vầy: Trong mặt trận có hội
Liên hiệp phụ nữ,
Liên hiệp thanh niên...mà
Giáo hội tui toàn là
cao tăng,
đại đức mà biểu
chúng tôi ngồi chung với mấy bà thì làm sao
chúng tôi ngồi? Bà Ngô Bá Thành không
trả lời được. Ôn
đơn giản lý luận chừng đó thôi. Nhưng mấy thầy biết, qua cách
lý luận đó mấy thầy thấy
vị trí cái
Giáo hội như thế nào? Ôn không cần luật mà Ôn nói
một cách cụ thể, để tránh luật mà. Cho nên cần phiả biết cái
vị trí của GHPGVN như thếế nào: Nó chỉ là một
Hiệp hội, tuy cũng dùng hai chữ
Giáo hội như bên đây thôi. Nhưng họ có nhiều cách đánh tráo. Khi dịch ra tiếng Anh, người ta không dịch
Giáo hội. Nói trong tiếng Anh không có chữ
Giáo hội, mà dùng chữữ Association of Women: Hội
liên hiệp phụ nữ- ngang nhau! Một
Giáo hội với Hội LH
phụ nữ, LH công nôngv.v...ngang nhau. Như
vậy thì nói mình
lãnh đạo ai? Ông chủ tịch
Giáo hội cũng như bà chủ tịch hội
phụ nữ, trong Mặt trận ngồi ngang nhau, thì nói ông
lãnh đạo tui sao được?
Hòa thượng Ôn thấy liền, Ôn không chịu, thì họ không nói nữa. Sau ra Hà nội họp, họ vẫn đề nghị lại, nhưng Ôn chống
tới cùng và nói,
nếu không được thì thà Ôn từ chức.
Bên Mặt trận, ban
Tôn giáo thuyết phục không được, chính phủ
thuyết phục không được, đảng cũng không được. Ôn
cương quyết. Đó là giai đoạn căng nhất của
Hòa thượng. Mà Ôn già rồi. Mà mình biết, Ôn là người chơn chất
tu hành không biết
thủ đoạn chính trị, không có một khả năng chính trị nào hết. Ôn không có khả năng
đối phó. Không thích thì Ôn lầm lì, thế thôi.
Thế nhưng lúc đó không có một thầy nào
yểm trợ Hòa thượng. Họ xa lánh
Hòa thượng. Ngay cả Ôn Từ Đàm lúc đó cũng sợ không dám nói chuyện với
Hòa thượng. Mấy ngày liền Ôn ở
một mình. Mình phải hiểu tâm trạng của ông già lúc đó: không ai đến với Ôn hết, không ai nói chuyện với Ôn, sợ liên lụy, sợ người ta nói mình xúi giục Ôn vì Ôn vẫn cương quyết-
một mình cũng
cương quyết không chấp nhận. Mà mình biết
Hòa thượng rồi. Ôn
tu hành đức độ thì có, mà khả năng ăn nói hay
đối phó không có bao nhiêu. Đối với cái tập thể chính trị, họ nhiều
thủ đoạn như vậy, mà Ôn vẫn
cương quyết.
Cuối cùng, họ sợ Ôn từ chức họ
chấp nhận thế này: để là "Có" thành viên trong MTTQ. Ôn
chấp nhận CÓ chứ không phải LÀ. CÓ thì ai muốn vô thì vô. Khi cần thì mình cử người vô, không thì thôi. Vậy nên Ôn
chấp nhận. Sau về Ôn kể với tôi, lúc đó thầy Từ Hạnh là Tổng
thư ký, đưa
biên bản lên cho Ôn ký, Ôn thấy chữ "là thành viên", Ôn bảo: Mấy thầy thấy tui già, mấy thầy gạt tui. Trước nói là CÓ, sao bây giờ để chữ LÀ? Tôi không ký. Ký
biên bản như vậy Ôn không ký.
Mấy thầy thấy cái chuyện nó lắc léo như thế. Đó là chuyện khai sinh cái
Giáo hội Rồi còn một chuyện bên lề nữa. Lúc đó Ôn Thiện Siêu gọi là Tượng tọa thôi, dẫn phái đòa
Giáo hội Thống nhất mình với mấy thầy ở
Ấn Quang đều là
Đại đức hết. Nhưng ra tới Hà nội, ngoài đó mấy thầy khác toàn là
Hòa thượng với
Thượng tọa. 50 tuổi HT, 30 tuổi TT, một loạt toàn là HT với TT. Thầy Minh Thành của mình đâm hoảng, thấy rằng
phái đoàn Thống nhất của mình ra, thầy thì mới là
Thượng tọa, còn trò toàn là
Đại đức, như vậy khi ra mình thua. Thôi thì
đồng loạt lên hết, tự mình phong mình lên thành
Hòa thượng với
Thượng tọa hết.
Cho nên tôi nói, một cái
Giáo hội mới khai sinh, chưa hình thành mà đã giành giật,
tranh chấp chức vụ,
địa vị như ngoài đời, cái
Giáo hội đó không đáng để tôi
phục vụ. Mặc dù tôi vẫn
kính trọng quý thầy của mình. Ôn Thiện Siêu tôi vẫn đãnh lễ, Ôn
Trí Tịnh là bậc Thầy tôi vẫn
cung kính. Nhưng một cái
Giáo hội sinh ra với
sứ mạng cao cả, chưa làm gì đã lo
tranh giành địa vị với nhau thì không đáng cho tôi
phục vụ chứ đừng nói là
lãnh đạo tôi.
Rõ ràng đó là một công cụ chính trị chứ không phải là
Giáo hội. Đây mấy vị nếu nói tôi
xuyên tạc thì nói. Cần thì
kiểm điểm lại xem. Tôi chịu
trách nhiệm về
lời nói của mình.
Rồi tới chuyện khác nữa. Cái này Ôn
Già Lam đi họp về nói lại với tôi. Đó là
vấn đề tổ chức cơ cấu. Trên đảng người ta chỉ cho mình tổ chức
Ban trị sự (BTS) tới cấp tỉnh thôi. HT Ôn mới nói,
Phật tử chúng tôi người ta
sinh hoạt ở thôn, xã chứ còn trên tỉnh chỉ có mấy thầy không hà. Nếu BTS chỉ ở cấp tỉnh thì chỉ có mấy thầy
với nhau không,
Giáo hội không
lãnh đạo được
Phật tử. Phải có BTS tới thôn, xã. Họ không chịu, ta
cãi nhau tới nỗi có lúc Ôn đập gậy lên bàn, Ôn đòi về. Ôn nói vì đây là
trách nhiệm lịch sử của Ôn, không thể để cho
lịch sử sau này lên án Ôn,
chê cười Ôn. Sau họ
chấp nhận cho tới quận. Mà Ôn nói với tôi thế này. Mình không thể làm căng được. Mình đòi cho tới xã nhưng
cuối cùng họ chỉ nhận tới quận thì tạm thời cũng được, rổi mình
tranh đấu từ từ.
Nhưng mà, trong này có hai điểm. Thứ nhất, tại sao lại phải đòi? Tổ chức của mình, mình làm đúng, nếu chỗ nào
vi phạm chính sách thì nhà nước gạt bỏ, còn việc tổ chức
sinh hoạt tui tổ chức tới đâu
mặc kệ tui. Nếu
vi phạm chính sách,
phạm luật thì phạt. Chứ không có chuyện xin. Cái gì cũng xin phép. Không có chuyện đó. Và điểm này nữa, thuộc về cái lắc léo của danh từ- cho tới quận, nhưng gọi là Ban
đại diện (BĐD) chứ không phải BTS.
Giáo hội thống nhất thì từ trên xuống dưới tới quận đều là BĐD. Mà như vậy, mấy thầy nếu có
sinh hoạt mấy thầy biết đó, khi BTS tỉnh họp, các quận về họp là BĐD chứ không phải BTS.
Giáo hội thống nhất thì từ trên xuống tới quận đều là BĐD. Mà như vậy, mấy thầy nếu có
sinh hoạt mấy thầy biết đó, khi BTS tỉnh họp các quận về họp, vì là BĐD nên các thầy chỉ có quyền nghe và trình thôi. Có nghĩa là mấy thầy không
lãnh đạo được
Phật tử mình dưới quận. Mà nếu mấy thầy không
lãnh đạo thì ai vô đây? Đương nhiên là mấy ông trong mặt trận thôi.
Rõ ràng là tổ chức thế nào để cho nhà nước vẫn còn
kiểm soát Giáo hội.
Tôi nói điều này có hơi xa một chút, nhưng để mấy thầy hiểu cái
vấn đề tổ chức. Sau này nếu ở
vị trí lãnh đạo, ngay từ bây giờ mấy thầy phải
ý thức được chuyện đó (hết mặt băng, thiếu một đoạn)...một cái
Giáo hội cho có
hiệu quả, và cái
hình thức thế nào để đừng
trở thành công cụ của bất cứ
thế lực chính trị nào.
Hôm trước ở bên Châu Lâm ông Ngọc có lên thăm và nói chuyện, tôi cũng có nói
vấn đề này:
vấn đề Giáo hội nằm trong Mặt trận tôi
không chấp nhận. Còn
vấn đề liên hiệp giữa hai
Giáo hội. Tôi nói
lập trường của
chúng tôi là không có
vấn đề liên hiệp. GHPGVN là thành viên của MTTQ, đó là một tổ chức chính trị.
Chúng tôi không làm chính trị, không
liên hiệp với bất cứ tổ chức chính trị nào.
Rồi người ta nói rằng trong qui chế, trong
hiến pháp mình thì đảng
lãnh đạo tất cả. Tôi nói tôi biết điểm đó. Tôi còn biết Lenin đã nói:
"đảng phải thông qua tôn giáo để tập hợp quần chúng". Lenin nói, cán bộ cộng sản nào mà
đàn áp tôn giáo là phản động. Lenin
không chấp nhận chuyện
đàn áp tôn giáo. Trong cộng sản không có chuyện
đàn áp tôn giáo, đó là Lenin đã chỉ thị. :" đảng phải thông qua
tôn giáo để tập
hợp quần chúng". "Có nghĩa là:
tôn giáo là một công cụ chính trị của đảng.Vì đảng không
đủ khả năng tập hợp, phải mượn tay
tôn giáo tập hợp dùm. Mà tôi không bao giờ để cho
Phật giáo làm công cụ cho bất cứ đảng phái chính trị nào.
Như Liên Xô, một đảng phái chính trị 70 năm thì sụp. Cứ cho là đảng CSVN
tồn tại 1000 năm nữa đi, tôi cũng không bao giờ đem 2500 năm
lịch sử truyền thừa Phật giáo ra làm công cụ cho bất cứ đảng phái nào. Tôi còn nói, nếu mà
lời nói này của tôi là tự đào hố chôn mình, tôi vẫn sẵn sàng tự chôn mình, chứ không thể
chấp nhận chuyện đó. Còn nếu nói là
luật pháp đúng, tôi
tôn trọng luật pháp. Nhưng
luật pháp mà
xâm phạm lý tưởng của tôi, tôi
không chấp nhận cái
luật pháp đó chứ đừng có dùng chữ
luật pháp với tôi. Đúng là ở trong đất nước nào thì phải
tôn trọng luật pháp đó. Nhưng nếu mình tự đặt ra
luật pháp để dùng
luật pháp đó
xâm phạm tới
giá trị,
xâm phạm lý tưởng của người khác thì tôi
không chấp nhận
luật pháp đó, tôi sẵn sàng chịu chết. Tôi đã từng đứng trước
bản án tử hình rồi. Tôi không sợ, tôi
chấp nhận nó. Đây không phải tôi thách thức, mà là
vấn đề lý tưởng của mình.
Rồi tôi hỏi thêm chuyện này nữa. Ở trong Saigon tôi có nghe một
Phật tử nói-
Phật tử thiệt sự đó, nói là chùa Từ Hiếu hát
thánh ca Thiên chúa và treo
biểu ngữ liên tôn. Mà tôi
nói thẳng với ông, tôi biết
chắc chắn Mỹ không xúi chuyện này, Vatican cũng không xúi chuyện này. Vậy ai xúi chuyện này? Tức chuyện
Phật tử đặt điều
xuyên tạc mấy thầy. Mà ở đây tôi nói cái chuyện bất thường chỗ này: một
Phật tử Huynh trưởng GĐPT,
sinh hoạt nhiều năm rồi mà bày
đặt chuyện ra vu khống quý thầy. Ở đây ai cũng biết, mấy thầy hát
thánh ca hồi nào, treo
biểu ngữ liên tôn hồi nào? mà nói với tôi là "mắt thấy, tai nghe". Một
Phật tử mà dựng chuyện nói láo như vậy. Tôi nói với ông, "Tôi biết chắc mấy thầy
bên Giáo hội không ai xúi họ nói láo như vậy. Không có lợi gì. mà mấy thầy bên đó cũng như tôi,
tu hành họ cũng sợ mang tội
vọng ngữ chứ. Như vậy nói láo tất phải có lợi họ mới nói. Vậy cái lợi này là cái lợi gì? và ai xúi họ nói?" Đây là chuyện bất thường mà còn bất thường nữa. Mình diễn ra thêm một chút thì có nghĩa: Chùa Từ Hiếu không phải là
Phật giáo vì mấy thầy
tụng kinh mà hát
thánh ca. Vậy Từ Hiếu chỉ là một tổ chức Thiên chúa trá hình, và mấy thầy đây là Thiên chúa trá hình cả. Thì đấy, người ta nói thầy
Hải Tạng là Thiên chúa, Vatican mua thầy
Hải Tạng. Thế ai tung cái tin này? Đồn với
mục đích gì? Tôi còn hỏi ông công an, vì ông là công an nên tôi hỏi
cho biết, chứ tôi có nghe mà chưa biết đúng hay không. Tôi nghe nói mấy thầy
bên Giáo hội đi tuyên truyền chùa Từ Hiếu liên tôn, mà tôi biết chắc không có
vấn đề liên tôn. Ngay cả ông cũng biết HT
Thiện Hạnh không có trong chuyện liên tôn. Ông đã
xác nhận với tôi là không có. Vậy tại sao mấy thầy đó đi nói? Tôi biết mấy thầy cũng sợ tội
vọng ngữ, nhưng có hai cái tội: tội
trước mắt và tội au lưng. Cái tội
trước mắt gần hơn: mấy thầy sợ, mấy thầy phải nói. Còn tội sau lưng chưa thấy, mấy thầy để sau". Cái đó tôi
nói thẳng với họ, dùng những
thủ đoạn lắc léo như vậy với
Phật giáo,không xứng đáng.
Còn nhiều chuyện nữa. Ở trong Saigon tôi biết nhiều thầy không dám đến gặp tôi. Nhiều khi
tình cờ gặp, tánh tôi ngang, tôi hay chọc. Tôi hỏi, đi đâu lâu nay sao không thấy? Nói, bạch thầy lâu nay con bận. Hỏi, con bận hay con sợ? Đáp. Dạ bạch thầy con bận. con đang xây chùa. Ờ biết! vậy lo xây chùa đi. Không sao. Nói chơi cho vui thôi! Rồi có nhiều thầy tuy không dám tới nhưng sai
đệ tử tới. Thiệt ra tôi biết. Tình
huynh đệ mình đâu bỏ nhau được. Nhưng tôi hay chọc. Họ nói. dạ thầy con bận, sai đem cái này qua cúng thầy.- À! Thầy con bận hay thầy con sợ, con? Nói, dạ thầy con bận. Đó là nói chơi. Nhưng ở đây tôi hỏi công an. Tại sao mấy thầy họ sợ tới tui?
Có hai
trường hợp. Một là họ coi chính quyền là
tiểu nhân nên gặp tôi mấy thầy không dám gặp,
tại vì chính quyền toàn là
tiểu nhân hay
thù vặt, (tiếng cười rộ...) họ sợ bị
trả thù. Thế chính quyền có
tiểu nhân hay không? Còn không, là mấy thầy hèn. Nhưng tôi không tin là
Phật giáo VN lại hèn như thế. Hèn như thế thì không xứng đáng
tồn tại. Nói nghe thì mình cười, nhưng ở đây tuy rằng cười, mà cười ra nước mắt. Đó là cái
tình trạng mình phải hiểu. Ngay cả mấy thầy ở Huế đây vô, gặp tôi cũng tránh. Có nhiều khi tôi cũng hơi
quá đáng. Tôi kêu lại hỏi. Tại sao ông gặp tôi mà không chào? Ông hèn vừa vừa thôi chứ! Nhưng nói xong tôi cười, bảo nói chơi vậy thôi chứ, đi đi. việc ông, ông làm. Việc tôi, tôi làm. Nghĩa là nói xong mình
hối hận, thấy nhiều khi mình cũng là...Gọi là "sân tâm phẫn khởi mà
ngôn ngữ cai nhơn". Mình nói hơi
quá đáng, nhưng mà rồi cũng không
mất lòng. Sau đó gặp lại, cũng cười
xuề xòa nói chuyện
với nhau. Mình
tìm cách. Nghĩa là lỗi mình thì mình
tìm cách cải hóa để sau họ đừng có
mặc cảm để nói chuyện. Chứ làm sao được? Tôi nói, ở ngoài đời họ ghét nhau, họ chửi nhau rồi ai về nhà nấy ngủ. Còn mình ở chùa thì không được. Tui có la lối mấy thầy thì ăn cơm
quá đường cũng lên ngồi chung. Lên
lạy Phật cũng lạy chung. Chả lẽ mình
lạy Phật ở trong thì niệm "Nam mô bổn
sư Thích ca
mâu ni Phật, ở ngoài đứng kế bên mình nghĩ "cái mặt này thấy dễ ghét". Làm sao được cái chuyện đó, hỉ? Nó khác ngoài đời nhiều. Cho nên phải tạo
điều kiện để mà sống.