Dạy Con Trong Tỉnh Thức

04/04/20224:11 SA(Xem: 4256)
Dạy Con Trong Tỉnh Thức
THIỀN SƯ BOHIRATHANA
DẠY CON TRONG TỈNH THỨC

Dạy con trong tỉnh thứcPDF icon (4)
Dạy con trong tỉnh thức (Ebook)
MỤC LỤC
ĐÔI NÉT VỀ NGÀI THIỀN SƯ
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: LÀM CHA MẸ THẤU HIỂU, CHÁNH NIỆM VÀ TỈNH THỨC
CHƯƠNG 2: CHA MẸ DUY TRÌ GIỚI LUẬT
Không sát sanh
Không trộm cắp
Không tham lam
Không nói dối
Không nghiệp ngập
CHƯƠNG 3: DẠY CON PHÙ HỢP GIAI ĐOẠN VÀ LỨA TUỔI
Dạy con trong giai đoạn dưới 6 tuổi
Giai đoạn 6 đến 10 tuổi
Dạy con ở lứa tuổi vị thành niên
LỜI KẾT


LỜI NÓI ĐẦU

Quý phụ huynh thân mến!
Chúng ta thường nói cha mẹ phải có trách nhiệm dạy con nhưng đã bao giờ chúng ta đặt câu hỏi “Để dạy con, cha mẹ đã học gì?” hay không? Thật ra, để trở thành những cha mẹ tốt, chúng ta cần học rất nhiều: học cách chăm sóc con, học cách dạy con, học cách đồng hành cùng con, … và đặc biệt là phải học cách kiểm soát cảm xúc để có hành vi đúng đắn khi dạy con. Dưới góc nhìn của Phật học ứng dụng, cuốn sách Dạy con trong tỉnh thức là tập hợp những bài viết trong chuyên đề “Dạy con với trái tim của vị Phật” do thiền sư Bodhirathana, một bậc thầy về chánh niệm đã chia sẻ trong 7 buổi.

Tỉnh thức (awareness) là trạng thái bạn quan sát những điều đang diễn ra trên thân và tâm trong từng khoảnh khắc, ngay khi nó đang xảy ra. Nếu không nhận thức được thân và tâm đang như thế nào thì phản ứng, thái độ sống của chúng ta cũng trở nên sai lầmđưa tới khổ đau cho mình và khổ đau cho người. Trong mối liên hệ với nghĩa tỉnh thức của Phật học, việc dạy con cần được soi sáng bởi trí tuệ đúng để từ đó cha mẹhành vithái độ đúng. Có như vậy mới không dẫn đến sai lầm và không mang lại khổ đau cho cả cha mẹ lẫn con cái.


Tìm về kinh điển Phật giáo, quý vị có thể thấy, việc ứng dụng đạo Phật vào nuôi dạy con vốn đã được đề cập từ rất lâu. Có rất nhiều bài kinh về cuộc sống hằng ngày, những bài kinh về quan hệ cha – con, mẹ - con, thầy - trò, những bài kinh hướng dẫn về nuôi dạy con, về cách dạy học trò hay hay cách nuôi dạy trong gia đình,... được lưu truyềnứng dụng rộng rãi. Cho đến ngày nay, trong thế giới hiện đại đầy biến động này, việc ứng dụng Phật học vào nuôi dạy con vẫn là một vấn đề đang rất được quan tâm.

cha mẹ, chúng ta ai cũng đều rất yêu thương và mong muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con của mình. Tuy nhiên, trong hành trình làm cha mẹ, không phải phụ huynh nào cũng được trang bị những kiến thức nuôi dạy con đúng đắn. Vậy làm sao để có thể hướng dẫn con một cách đúng đắn? Làm thế nào để con trở thành những đứa trẻ tốt? Làm thế nào để khi trưởng thành các con có thể phát huy được hết năng lực của mình, thành đạt và hạnh phúc? Có lẽ bởi vì, chúng ta chưa trang bị đầy đủ những kiến thức cho hành trang làm ba mẹ nên đôi khi chúng ta cảm thấy không hoàn toàn thỏa mãn hay đặt ra những mong muốn, kỳ vọng về con mình. Dưới đây là những gợi ý tỉnh thức cho cha mẹ trong hành trình dạy con của mình.

Mong quý vị hoan hỉ đón nhận và tinh tấn thực hành!
Ban Biên Tập.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/07/2010(Xem: 28064)
20/07/2010(Xem: 21658)
20/07/2010(Xem: 19889)
05/12/2015(Xem: 14918)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.