Gửi bạn trẻ có ý định xuất gia

22/08/201710:34 CH(Xem: 20876)
Gửi bạn trẻ có ý định xuất gia

GỬI BẠN TRẺ CÓ Ý ĐỊNH XUẤT GIA
Giác Minh Luật

Tôi vừa nhận được thư bạn. Rất mừng vì nghe tin bạn có ý định xuất gia, trở thành tu sĩ: cùng đi trên đường vui tu tập, làm an lạc cuộc đời.
blank
Nhà sư trẻ Giác Minh Luật 
người truyền cảm hứng cho biết bao bạn trẻ phát tâm xuất gia phụng sự

Bạn thân mến! Có đủ duyên tiếp xúc với rất nhiều bạn trẻ qua nhiều hoạt động tu học Phật pháp do chính mình hướng dẫn hoặc tổ chức, qua đó tôi cũng thường hướng dẫn, tư vấndìu dắt rất nhiều những người trẻ đi tu để các bạn ấy chính thức trở thành một người xuất gia trẻ. Tôi nghĩ, Phật giáo rất cần những người trẻ đủ kiên định, đủ quyết tâm và đủ sự đại hùng để cất bước ra đi về một phương trời thong dong thật sự.

Tất nhiên, con đường đó đòi hỏi ở người trẻ ấy sự dũng mãnh và một quyết tâm cao độ để đặt trọn đời mình vào lý tưởng cao thượng nhất - là dám bước đi bằng chính đôi chân và hạnh nguyện để đi vào cuộc đời trên hình tướng của một người xuất gia trẻ.

Sự thực là, bạn có thể phụng sự, có thể đóng góp và có thể hy sinh trên nhiều phương diện khác nhau của xã hội dù trên hình tướng nào đi chăng nữa, nhưng để bạn có đủ thời gian, có đủ thong dong và đủ sự tự tin cũng như không ràng buộc thì chính con đường xuất gia sẽ giúp cho bạn có thể dành trọn đời mình vào việc đó. Con đường của người xuất gia chuyên tu sẽ khiến bạn phải nỗ lực tu học, phải cống hiếntrở thành một người thầy tâm linh đích thực - được xây dựng bởi hàng trăm khuôn phép và nguyên tắc để bảo vệ, để gìn giữ.

Đứng vào hàng ngũ xuất sĩ, dòng chảy của sự tu tập trong Tăng thân thúc đẩy bạn phải bước đi trên con đường của một con người mà chỉ có hai mục đích cao thượng duy nhấtnỗ lực tiến tuhoằng dương Phật pháp.

Vậy nên, để xác quyết được những điều kiên quyết như trên thì “cái mộng đi tu” (như bạn chia sẻ) là một cái mộng rất lớn cần phải được nuôi dưỡng và tô bồi mỗi ngày, mỗi đêm trong sự thao thức lớn không chỉ cho hành trình ngắn ngủi của đời này mà nhiều đời khác nữa.

Thao thức đó “bắt” bạn phải ra đi, đi tìm cái gì đó khác hơn nhịp sống đời thường vốn đầy tất bật và bon chen mà bạn đã nhiều lần ngán ngẫm thở dài trong sự mệt mỏicô đơn. Từ đó bạn sẽ có được một ý chí mạnh mẽ vô cùng về một cuộc đổi thay mà mình đang thật sự chuẩn bị một cách nghiêm túc cho đời mình.

Nếu hiện tại và bây giờ bạn là một người trẻ thật sự có đủ ý chí, nghị lực và lòng nhiệt huyết lẫn ước mong thì hãy tin ở tôi như một người đi trước rằng có rất nhiều người đã chọn con đường ấy, hạnh phúc với lựa chọn của mình - rồi bạn tự mình xác quyết mục tiêuthực hiện nó bằng tất cả tấm lòng với sự quyết tâm cao độ trong sự nỗ lực cụ thể bằng phương pháp thực tập đúng dưới sự dắt dìu của thầy, bạn - để tự mình tiến hóatrở thành sự tiếp nối mầu nhiệm của đạo pháp, của lý tưởng và của niềm tin cao thượng mà mình đang hướng về.

Con đường xuất sĩ không dành cho người suy nghĩ tới lui hoặc còn đắn đođợi chờ một con đường khác theo kiểu hàng hai, không dứt khoát. Khi đó, nếu bạn thuộc dạng chần chừ ấy thì “cái mộng xuất gia” vẫn hoài dang dở. Năm dài tháng rộng trôi qua lẹ làng, rồi thân tứ đại vô thường đó biết đâu sát-na kế tiếp sẽ thế nào..., trong khi “thân người khó được”.

Vâng, chúng ta không thể trẻ hoài được, vậy thì, khi thời gian và sức trẻ qua mau như cái chớp mắt, bạn hãy củng cố ước nguyện thiện lành của mình, hãy mạnh mẽ cất bước ra đi khi còn có thể - để có đủ thời gian, đủ nhiệt huyết và đủ sức khỏe, minh mẫn cho một cuộc hành trình dài, không chỉ tu cho bản thân mà còn phụng sự nhân sinh trên hình tướng “đầu tròn áo vuông” như bao bậc trưởng thượng đã dấn thân, đã theo gót chân Phật...

Giác Minh Luật 
(San Diego, Hoa Kỳ)


Bài đọc thêm:
Xuất Gia Đi Tu
Ý nghĩa và điều kiện xuất gia
Trốn nhà đi xuất gia được không?
Xuất Gia Và Mục Đích Của Xuất Gia
Nghịch duyên và tình huống xuất gia
Xuất gia - Nên hay không?
Thức tỉnh và xuất gia
Xuất Gia – Hoàn Gia – Tại Gia
Ý Nghĩa Việc Xuất Gia



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/07/2010(Xem: 27568)
20/07/2010(Xem: 21285)
20/07/2010(Xem: 19478)
05/12/2015(Xem: 14079)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.